Saturday, May 30, 2020

Câu Chuyện Cuối Tuần: Nóng Và Lạnh - Nguyen Khan


Nóng quá có thể biến thể rắn (vật chất) thành thể Plasma.
Lạnh quá có thể biến vật thể thành giá băng.
Ngày quá nóng đêm quá lạnh làm sỏi đá vỡ vụn thành những bãi cát sa mạc.


Thế chiến II đẩy sức nóng lên đỉnh điểm, đầu vỡ, máu loang, phố phường tan nát... Năm 1945, hồng quân Liên Xô từ phía Đông, Mỹ và phương Tây từ phía Tây ào ạt tiến về Berlin... Sức nóng chiến tranh giảm mạnh, hòa bình dần dần lập lại, cùng với chương trình Marshall tái thiết Tây Đức và Tây Âu của Mỹ đem lại thịnh vượng cho khu vực chiến địa này.

Hòa bình chưa được bao lâu thì bức tường Berlin được dựng lên, cầu không vận khổng lồ do Mỹ thiết lập để tiếp vận cho nhân dân Tây Birlin bị Đông Đức và Liên Xô phong tỏa, minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và minh ước Warszawa được thành lập... Chiến tranh lạnh bắt đầu.

Chiến tranh lạnh trở nên giá băng, hối hả, cấp tập từ vụ phóng phi thuyền của Liên Xô năm 1958 đưa đại tá Gagarin bay ba vòng quanh quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất, với lời ngạo nghễ mang tính thách đố Cao Xanh của nhà phi hành vũ trụ tiên khởi : "Tìm mãi chẳng thấy Chúa đâu".

Mỹ đã thật sự bị choáng, khi Liên Xô bức phá công nghệ không gian, chúa tể bầu trời, biến đại bàng Mỹ thành con chim đa đa nhào lộn bên lũy tre làng hát khúc tình ca tự do dân chủ dân quyền... Trông thật tội nghiệp làm sao!

Người Mỹ shock nặng, hối hả chuẩn chi một ngân sách khổng lồ, huy động toàn bộ giới tinh hoa Mỹ vào cuộc rượt đuổi công nghệ.
Với lợi thế của một thể chế dân chủ pháp trị, là thể chế ưu việt nhất cho tự do tư duy và sáng tạo thăng hoa, cùng với một nền kinh tế giàu mạnh, chẳng bao lâu sau người Mỹ không chỉ đuổi kịp, không chỉ vượt qua mà còn vượt rất xa... Biến công nghệ Liên Xô vang bóng một thời thành lạc hậu và lạc lõng. Trong những ngày cuối cùng của năm 1969, tức 11 năm tính từ lúc Gagarin bay vào vũ trụ, phi thuyền Apollo 11 của Mỹ đã đưa một phi hành gia đặt chân vào, cắm cờ hoa đầu tiên trên Cung Quản Hằng trước sự ngưỡng mộ và dõi theo đến nghẹt thở của hàng tỷ người trên thế giới. Phi hành gia này không tìm thấy chị Hằng, song khi bị mặt đất trêu đùa vì đi nghiêng ngả trên mặt trăng, anh đã nói chữa một câu không gì xúc tích hơn :"Bước đi vụng về của một con người là một bước nhảy vọt của nhân loại".

Sau cuộc chiến Việt Nam, tổng thống Mỹ Jimmy Carter thuộc đáng dân chủ Mỹ đã điều hành một chính phủ bạc nhược, đến nỗi siêu cường Mỹ chỉ còn là cái bóng của chính mình, chiến tranh lạnh nghiêng hẳn về khối Xô Viết. Trong bối cảnh ê chề đó, chàng diễn viên điện ảnh Ronald Reagan đang làm Thống đốc bang, được dân Mỹ chọn lựa để "xoay chuyển càn khôn". Reagan thành lập ủy ban đặc biệt nghiên cứu, đề ra giải pháp đối phó với chiến tranh lạnh. Lời Reagan tuyên bố tại bức tường Berlin được xem như lời tuyên chiến, rằng nếu CNXH là tốt đẹp, sao lại xây chi bức tường này, sao lại ngăn chặn người dân... Sau đó không lâu bức tường Berlin bị dân Đông Đức đập bỏ, chiến tranh lạnh lần thứ nhất chấm dứt.

Yên ả chẳng được bao lâu, thì mạng lưới toàn cầu hóa do Mỹ thiết lập và bảo vệ đã bị TC (Trung Cộng) luồn sâu và len lỏi rộng khắp... như con sán xơ mít bám ký sinh trong nền kinh tế toàn cầu ấy, hút hết dưỡng chất của Mỹ, phương Tây và thế giới, lớn mạnh nhanh chóng như Phù Đổng, và WTO là cái ổ sán xơ mít đó.

Càng lớn mạnh sán xơ mít TC càng tham lam, hung dữ, thủ đoạn, hống hách và tàn bạo. Nhưng Mỹ và thế giới đã bó tay không thể xổ lãi được, vì nhiều người cho là diệt sán xơ mít thì ruột gan kinh tế của các nước cũng tan nát theo, đành ngậm ngùi nhìn sán xơ mít TC hút hết dưỡng chất của chính mình.

Cũng giống như sự bạc nhược của tổng thống Mỹ thuộc đảng dân chủ Jimmy Carter để Liên Xô lấn lướt trong chiến tranh lạnh thứ nhất, dọn đường cho tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Ronald Reagan bước vào Bạch Cung kết thúc chiến tranh lạnh, tiễn vong Liên Xô vào địa ngục thiên thu. Hiện tại có vẻ như lịch sử được lập lại. Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Barack Obama quá bạc nhược để con sán xơ mít TC vẫy vùng ngang dọc, vươn các xúc tu ra khắp thế giới để hút kiệt dinh dưỡng của thế giới tự do, và xây dựng ma trận con đường tơ lụa để huyễn hoặc thế giới vào bẫy nợ và kiếp thuộc địa... Vô tình mở đường cho tỷ phú Donald Trump vào tòa Bạch Ốc.

Lập tức Donald Trump hủy ngay hiệp ước TPP làm nhiều người sửng sốt không hiểu ông tổng thống "gàn dở" này làm chuyện điên rồ gì nữa. Vì hầu hết giới truyền thông Mỹ và phương tây, kể cả các chính khách hàng đầu như tổng thống Pháp, thủ tướng Đức v.v... đều chủ trương toàn cầu hóa, ủng hộ hợp tác đa phương như WTO và các thỏa hiệp thương mại đa phương khác, chống đối quyết liệt chủ trương bảo hộ mậu dịch của tổng thống "năm nắng năm mưa" Donald Trump. Họ chỉ trích gay gắt chủ trương đơn phương bảo hộ mậu dịch làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại của "lão quái" Donald Trump, quy chụp Ông Trump phá nát trật tự kinh tế toàn cầu bằng việc áp đặt quan thuế để cân bằng mậu dịch giữa Mỹ với TC và... Không trừ bất cứ nước nào, kể cả những nước đồng minh, vô hình trung bỏ trống địa chính trị cho TC chen vào thay thế Mỹ gây ảnh hưởng trên khắp thế giới.

Họ cũng bất bình khi ông Trump gây chiến tranh thương mại với TC, phá vỡ khuôn thước WTO, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, làm xáo trộn trật tự kinh tế thế giới v.v...
Dịch cúm Vũ Hán làm mọi người vỡ lẽ, hiểu vì sao Ông Trump phải làm chuyện ngược đời như vậy, nhận ra nhờ lợi dụng toàn cầu hóa, lợi dụng WTO và các hiệp ước đa phương, nhờ nắm thóp được chuỗi cung ứng toàn cầu... Nên TC lớn mạnh như thổi, ép các doanh nghiệp công nghệ các nước đầu tư tại TC phải chuyển giao sản phẩm trí tuệ, dùng gián điệp, đặc biệt là gián điệp mạng trộm cắp công nghệ và bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh...của các nước. Thao túng tiền tệ, gian lận thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp công nghệ trá hình tư nhân, gây sức ép và bức hiếp thế giới... Việc khống chế không cho chuỗi cung ứng của các nước đặt tại TC chuyển khẩu trang và dụng cụ y tế về nước ngăn chặn dịch cúm, và việc TC ngạo mạn trừng phạt Australia và các nước về hùa với Australia đòi điều tra độc lập nguồn gốc virus Vũ Hán là những ví dụ. Anh, Pháp, Đức và một số nước đã sáng mắt về toàn cầu hóa và chuỗi cung ứng đặt tại TC, nên đã quyết định không để tất cả trứng vào chung một giỏ toàn cầu hóa tại TC.

Giờ này mới thấy việc Donald Trump phục hoạt nhóm chuyên trách về chiến tranh lạnh thời Ronald Reagan không phải là việc làm cầu âu, mới thấy việc Donald Trump gây sức ép toàn diện lên TC, ngăn chặn mọi ngỏ ngách của TC, phá vỡ hiệp ước TPP, phá vỡ toàn cầu hóa và phá vỡ các chuỗi cung ứng tại TC v.v... là những bước đi đúng đắn, mang tầm chiến lược nhằm chặt đứt nguồn dinh dưỡng của TC. Nói cách khác, TC lớn mạnh nhanh chóng nhờ mạng lưới toàn cầu hóa và các chuỗi cung ứng đặt tại công xưởng thế giới ở TC, thì nay muốn khớp hàm con ngựa hoang TC, muốn làm suy yếu con sán xơ mít TC, thì phải loại bỏ toàn cầu hóa, rút toàn bộ chuỗi cung ứng khỏi TC, TC sẽ mất đà và hết đường lớn mạnh, khi ấy TC có thể sẽ trở về chiến khu xưa phát động khẩu hiệu vạn lý trường chinh...

Lần đầu tiên tờ Hoàn Cầu thời báo của TC đã dám lôi tên cúng cơm Donald Trump ra mỉa mai bài xích, chứng tỏ cuộc đại chiến thế giới lạnh lần thứ hai đang bắt đầu, và TC không còn một tia hi vọng nào có thể trở lại mối quan hệ nồng ấm Trung Mỹ trước đây, chẳng còn gì để mất nửa nên thả cửa đánh giặc miệng. Có vẻ như Ông Trump xây dựng kịch bản chiến tranh lạnh lần hai của Mỹ với TC còn chặt chẽ và mạnh mẽ hơn cuộc chiến tranh lạnh lần thứ nhất với Liên Xô thời Ronald Reagan, không để cho TC có bất cứ khoản hở nào để vượt qua khung cửa hẹp. Ngay cả khi TC chiếm lợi thế nhờ virus Vũ Hán làm tan tác xứ cờ hoa, mà TC cũng không thể vận dụng lợi thế ấy để vươn lên, thì đủ biết ông Donald Trump đã giăng thiên la địa võng nhiều lớp chung quanh TC chặt chẽ đến là dường nào !
Tỉ như TC đang lợi dụng tình thế áp đặt sự thống trị lên Hongkong, vô hiệu thỏa hiệp ước Trung Anh một quốc gia hai chế độ. Tỉ như TC đang xua tàu thuyền vào Biển Đông để áp đặc chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò tự phịa. Và tỉ như vấn đề nóng nhất là bài phát biểu nhận chức nhiệm kỳ 2 của tiến sĩ Thái Anh Văn, trong đó Đài Loan bát bỏ hình thái một quốc gia hai chế độ, bát bỏ Đài Loan là một phần của TC làm Bắc Kinh nổi đóa, tức giận hơn nửa khi Mỹ không chỉ ban hành nhiều điều luật yểm trợ Đài Loan, bán nhiều vũ khí hiện đại cho dài Loan, chúc mừng lễ nhận chức của tiến sĩ Thái, mà còn vận động cho Đài Loan vào WHO. Khả năng TC xuống tay với Đài Loan là hết sức lớn.

Ông Donald Trump có để yên cho TC muốn làm gì thì làm đâu. Mỹ đã ồ ạt điều tàu chiến đến rất đông, kể cả hơn 7 chiếc tàu ngầm, phi cơ tàu bay đủ loại. Nghĩa là TC dám liều mạng tấn công Đài Loan, với số lượng khổng lồ tàu nổi, tàu ngầm, tàu sân bay, tàu đổ bộ...với lực lượng phi cơ chiến đấu đông đảo, nhiều loại v.v... Của Mỹ hiện có trong và gần điểm nóng, thì chắc hơn 1/10 dân số TC sẽ tè ra quần.

Ông Donald Trump đã đẩy TC vào thế lưỡng nan, tiến không nỗi, lùi không xong, cương không được nhu không đành, thù khó sống hòa khó lành... Tài chính, kinh tế, tiền tệ, thương mại, ngoại giao, quốc phòng, an ninh.... Của TC đều bị Donald Trump dồn vào thế bị động. Sắp tới đây là những đòn trừng phạt của Mỹ nhứt nhối khó lường cho TC mà Huawei và một số doanh nghiệp TC đang bị Mỹ làm cho sất bất san ban, việc Mỹ khống chế các doanh nghiệp nhà nước TC niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, đòi nợ trái phiếu Trung Hoa trăm năm trước, rút toàn bộ doanh nghiệp Mỹ khỏi TC, phá tường lửa của TC v.v... Càng làm cho chiến tranh lạnh lần thứ hai ngày càng lên đỉnh điểm. Trong khi ấy TC có quá ít công cụ để chống đỡ.

Câu chuyện cuối tuần cảm ơn các bạn đã đón đọc. Chúc các bạn ngày cuối tuần vui vẻ.

Nguyen Khan

No comments:

Post a Comment