Người dân Mỹ xuống đường biểu tình ở Huntington Beach, Nam California,
hôm 1 Tháng Năm, nhằm chống “lệnh ở tại nhà.” (Hình: Apu Gomes/Getty
Images)
“Hãy kiên nhẫn, bạn chưa thể đi đến nhà hát, bảo tàng hay phòng
tập gym đâu. Hãy cố gắng nghĩ đến vô số người lớn tuổi là đối tượng của
nguy cơ này.” (Dr. Daniele Macchini, NY.)
***
Định nghĩa ngắn của tự do là quyền được làm điều mình muốn. Nhưng
trong nhân quần ai cũng thực thi quyền tự do của mình thì sẽ sinh ra hỗn
loạn, điều đó ở đây, chúng tôi không nói đến và tất cả chúng ta ai cũng
hiểu, xã hội có những quy luật để ràng buộc việc thực thi tự do của mỗi
cá nhân.
Tự do quả là đáng quý, cho nên người ta đã liều chết để đi tìm tự do,
đã chọn “tự do hay là chết!” được hiểu, nếu không có tự do thì… chết
còn hơn! Nhưng trên đời, cũng có người nhân danh tự do, như nhiều người
Mỹ đã hành động trong cơn đại dịch hôm nay. Bây giờ không còn ý nghĩa
“tự do hay là chết” nữa, mà trong hoàn cảnh này, có nghĩa “tự do sẽ đưa
đến cái chết!”
Nước Mỹ đã có trên 80,000 người chết vì dịch Vũ Hán, vượt con số
thương vong của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam kéo dài 14 năm.
Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa, chưa có thuốc trị
dành cho loại virus này, và chúng ta chỉ có một cách duy nhất là “phòng
thủ thụ động” bằng cách cư ngụ tại nhà, giãn cách xã hội, giữ gìn vệ
sinh cơ thể để tránh bệnh.
Thử tưởng tượng những thành phố đang rộn rịp, tấp nập nhất thế giới, nay
trở thành hoang vắng như một ngày tận thế, phố xá, tiệm ăn, nhà hát
đóng cửa, công dân không được tụ tập… Tất cả sinh hoạt thường nhật và
thói quen giao tiếp cộng đồng của con người đều phải thay đổi và mọi
người đều phải giam mình trong nhà. Bất đắc dĩ thôi, tôi và bạn hẳn bực
bội, buồn phiền vì phải bị cô lập giam mình, tránh giao tiếp với mọi
người. Quả là thiếu… tự do!
Khi nói đến nước Mỹ, người ta thường nghĩ ngay đến một quốc gia văn
minh, một đất nước của sự tự do, bình đẳng và những cơ hội. Người Mỹ
luôn đề cao sự tự do cá nhân và bình đẳng giữa mọi người. Và người ta
cũng tự do để bày tỏ ý kiến của mình. Do vậy, gần đây người ta thấy,
nhiều tiểu bang đã… xuống đường.
Bảy chủ nhân doanh nghiệp ở California nộp đơn kiện Thống Đốc
California Gavin Newsom, các quận hạt Los Angeles, Orange, và Riverside,
và hàng chục giới chức ở những quận hạt này, với lý do lệnh đóng cửa
cửa hàng và nhà hàng theo hướng dẫn y tế là vi phạm quyền công dân, theo
NBC Los Angeles.
Bất chấp lệnh đóng cửa các bãi biển, dân California đã tràn ngập vui
chơi trong những ngày cuối tuần nóng nực. Người biểu tình tại Michigan,
Mỹ đã mang súng xông vào tòa nhà lập pháp nhằm gây áp lực yêu cầu chính
quyền dỡ lệnh phong tỏa ngăn COVID-19 lây lan, hát quốc ca và hô to:
“Hãy để chúng tôi đi làm.” Cuộc biểu tình này được đặt tên là “Cuộc Tập
Hợp Người Mỹ Yêu Nước.” Phải chăng đây là một kiểu yêu nước của người
Mỹ?
Khoảng 2,500 người đã tập hợp tại Olympia, tiểu bang Washington ở để
phản đối lệnh ở trong nhà, bất chấp lệnh cấm tụ tập từ 50 người trở lên.
Những người tụ tập đã không đeo khẩu trang mặc dù đã được những người
tổ chức biểu tình nhắc nhở cũng như đã được các cơ quan y tế khuyến
nghị. Người biểu tình cho rằng việc đóng cửa các doanh nghiệp là “vi
phạm hiến pháp liên bang và tiểu bang.” Tại Denver, hàng trăm người đã
tập trung tại thủ đô của tiểu bang để yêu cầu chấm dứt việc đóng cửa
Colorado. Nhiều cuộc biểu tình khác cũng diễn ra tại Texas, Wisconsin,
Ohio, Minnesota, và Virginia…
Nhiều khách hàng đã phản đối yêu cầu của Costco là khách hàng phải
mang khẩu trang khi đi mua sắm. Họ hăm dọa sẽ trả lại thẻ hội viên cho
công ty và tẩy chay cửa hàng này.
Tại một tiệm Family Dollar ở tiểu bang Michigan, một nhân viên bảo vệ
bị bắn vào đầu chỉ vì người này nhắc đứa con gái nhỏ của một gia đình
nọ, phải đeo khẩu trang. Một nhân viên an ninh tại một công viên, thành
phố Austin, Texas, đã bị xô ngã xuống hồ nước khi đang khuyên một nhóm
thanh niên giữ cách ly khoảng cách 6 foot. Ở Oklahoma, một phụ nữ tức
giận vì không được vào ngồi ăn bên trong tiệm McDonald’s, đã hành hung
và nổ súng bắn vào nhân viên.
Người Mỹ không thể bị đối xử như người Ấn Độ ra đường tụ tập, bị cảnh
sát đánh bằng roi, nhưng hiện nay, nhiều công dân Mỹ đã hành xử quyền
tự do của mình một cách quá đáng!
Bên kia nửa vòng trái đất, trái lại, sau 7 tuần bị phong tỏa, Malayia
đã mở cửa lại, tuy vậy một số người dân và nhiều tỉnh của liên bang
phản đối và đề xuất với chính quyền, hãy cẩn trọng, đóng cửa xã hội thêm
một thời gian nữa! Khoảng 500,000 người đã cùng kiến nghị ‘triển hạn
lệnh phong tỏa” vì lo sợ cho nỗi vất vả của các nhân viên y tế, cũng như
cho rằng ưu tiên cho kinh tế có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng
đồng.
Chúng ta cũng nên biết rằng, cho đến nay, Malayia chỉ có 120 người thiệt
mạng vì bệnh dịch, con số này quá nhỏ so với thế giới. Không phải dân
Malayia không biết đến tự do, nhưng biết sự tự do này có thể mang lại
chết chóc.
Phá vỡ cuộc “phòng thủ thụ động” chỉ làm cho sự chết chóc đến gần hơn, trong khi mọi người, nhất là giới y khoa ở tuyến đầu, đang ngày đêm cận kề để chống chọi với cái chết. Nhiều nhân viên y tế tại các tiểu bang Hoa kỳ đã xuống đường phản đối lại người biểu tình chống lệnh giữ khoảng cách xã hội và hạn chế đi lại.
Phá vỡ cuộc “phòng thủ thụ động” chỉ làm cho sự chết chóc đến gần hơn, trong khi mọi người, nhất là giới y khoa ở tuyến đầu, đang ngày đêm cận kề để chống chọi với cái chết. Nhiều nhân viên y tế tại các tiểu bang Hoa kỳ đã xuống đường phản đối lại người biểu tình chống lệnh giữ khoảng cách xã hội và hạn chế đi lại.
Bác Sĩ Erich Bruhn ở Virginia đã giương tấm biển trước người biểu tình: “Các bạn không có quyền đẩy toàn bộ chúng ta vào nguy hiểm. Hãy về nhà đi.” Leander, y tá làm việc tại bệnh viện Banner Health, Arizona cùng một nhóm các nhân viên y tế đã can đảm đi đầu với cuộc biểu tình trước tòa Quốc Hội, nơi nhiều người dân đang tụ tập thúc giục chính quyền mở cửa lại, bất chấp nhiều người biểu tình hét vào mặt mình.
Nhiều trong số biểu tình đã tin COVID-19 là tin đồn thất thiệt, và cho những người phản đối lại họ là y tá giả.
Những người xuống đường biểu tình chống các biện pháp đóng cửa cho sự
an toàn xã hội có thể vì cuồng chân, vì mất việc làm, khó khăn không lo
nỗi cho con cái, và nhất là mang mặc cảm thiếu tự do, hay cảm thấy tự
do bị tước đoạt… nhưng không thể không nghĩ đến chuyện mỗi ngày nước Mỹ
phải mất đi gần hơn 1,400 nhân mạng vì COVID-19 và trong lúc này, toàn
thể mọi người, từ chính quyền đến dân chúng đều ăn ngủ không yên, ngày
đêm lo chống trả với dịch bệnh.
Tôi chắc chắn là những bạn đọc của chúng tôi hôm nay, không ai có mặt
trong những đợt biểu tình vừa qua, nhưng chúng tôi cũng xin gửi đến bạn
đọc, những lời tâm huyết của một chiến sĩ áo trắng đang chiến đấu ở
tuyến đầu.
Bác Sĩ Daniele Macchini, làm việc tại một bệnh viện đa khoa Bergamo,
vùng Lombardy nước Ý, đất nước cho đến nay, đã có hơn 30,000 người chết
vì bệnh dịch.
“Chẳng còn ca kíp, chẳng còn giờ giấc. Cuộc sống xã hội của chúng tôi
hoàn toàn ngừng lại. Chúng tôi không còn gặp gia đình nữa vì sợ lây cho
họ. Một số người trong số chúng tôi đã bị lây dù có thực hiện bao nhiêu
biện pháp ngăn chặn đi nữa.
Một số đồng nghiệp của chúng tôi bị nhiễm bệnh đã lây cho những người
thân và một số người thân của họ giờ đang phải chiến đấu ở ranh giới
giữa sống và chết.
Vì thế hãy kiên nhẫn, bạn chưa thể đi đến nhà hát, bảo tàng hay phòng
tập gym đâu. Hãy cố gắng nghĩ đến vô số người lớn tuổi là đối tượng của
nguy cơ này.
Chúng tôi chỉ đang cố gắng để mình có ích. Bạn cũng nên làm như vậy:
chúng ta đều tác động đến chuyện sống chết của vài chục người khác. Bạn
và mạng sống của bạn, cùng với rất nhiều mạng sống khác.
Làm ơn hãy chia sẻ thông điệp này.” (kn)
Huy Phương
nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment