Sunday, January 21, 2024

Mùa Xuân Cuối Cùng - Hàn Thiên Lương


      Khi quân Nhật tràn vào Sai gòn thập niên 40 thì Saigon bị Mỹ dội bom tơi bời nhất là phi trường Tân Sơn Nhất,  vùng phụ cận nầy nhà cửa tan hoang, ba  của Tân vội vàng đưa gia đình tản cư về  quê. Chẳng bao lâu Nhật đầu hàng, phong trào Việt  Minh nổi lên, rồi quân Pháp trở lại đánh nhau với Việt Minh  . Việt minh thua mau bỏ các thành thị  rút về các vùng xa như ấp xã. Họ bắt đầu khủng bố như đạo Cao Đài, ban hội tề, các ông cai tổng, các ông hội đồng, các công chức cũ của Pháp. Ba của Tân xưa là công chức sở Họa đồ của Pháp nên bị liên lụy. Một đêm họ bắt ba má Tân ra nghĩa trang giết chết. Cô Sáu em của Ba Tân, dẫn Tân chay trốn qua Củ Chi theo quốc lộ 1 ,( lúc đó Pháp kiểm soát) , về Gia định vào khu  Xóm Thơm Gò Vấp giao cho cậu Mười nuôi dưỡng hộ Tân. Cám cảnh cháu côi cút nên cậu mợ thương lắm, Câu mơ có 2 con Bạch 5 tuổi  Vân mới 3 tuổi. Vào lúc mùa tựu trương , cậu dẫn Tân xin vào trường tiểu học quận, vì trễ mấy năm tản cư nên  đã 10 tuổi mà chỉ được vào học lớp 2. Cậu nói với Tân , con quá tuổi học trễ, đáng lý nay phải học lớp  6, nếu học dỡ ở lại lớp thì bị đuổi nha con, chịu dốt đấy. Tân nghe như in vào lòng và rất chăm chỉ học. Thấy Câu mợ cực nhọc Tân cũng thương lắm. Cậu gác đường ray xe lửa ở ga Xóm Thơm còn mợ buôn bán ở chợ Cây quéo, sáng sớm phải gồng gánh ra chợ. Ngoài việc học Tân lo mọi việc trong nhà, săn sóc hai em, Nhờ vậy mà cậu mợ thương như con ruột.

      Thấm thoát Tân học hết lớp 5 , đậu bằng tiểu học , thi đậu vào trường Petrus -Ký; cậu mua cho chiếc xe đạp, mấy  ngày đầu cậu hướng dẫn theo lộ Võ di Nguy ra Hai Bà Trưng  quẹo qua  Hồng thập Tự , đi thẳng , queo qua Nguyễn văn Cử là đến trường .Tội nghiệp cứ  theo con đường đó đi từ lớp đệ thất (lớp 6 ) đến lớp đệ nhị (Lớp 11). Tân biết thân phận mồ côi  rất chăm học nên đậu tú tài 1 cao hạng Bình. Buổi sáng chờ kết quả, Văn người bạn cùng lớp rất mến Tân, thường cho Tân mượn sách mới xuất bản. Hai người nói đủ thứ chuyện , bất chợt Văn hỏi: bạn ở Gò Vấp theo con đường nào đến trường. Tân đáp :- mấy năm nay tôi cứ đi theo con đường Hai Bà Trưng. Văn nói : -con đường Hai Bà Trưng  có đường ray xe lửa cũ mình đi vô ý lọt bánh xe vào ray té đau lắm, tôi bị một lần tởn tới già!. Tân tiếp lời : trời ơi tôi cũng bị té 2 lần trầy đầu gối. Văn cười và nói nhà tôi ở đường Hiền Vương đi thẳng gặp đường Bà Huyện Thanh Quan, vui lắm gặp nhiều thiên nga. Tân thật thà : ủa thiên nga ở đâu giữa thành phố vậy? Văn bật cười , nói : cha nầy thật thà qúa, chính là mấy nữ sinh áo trăng Gia Long đó , đẹp lắm!

       Trong năm học đệ nhất (lớp 12) Tân đi theo con đường Bà Huyện Thanh Quan, Tân cảm thấy vui thật vì gặp những tà áo trắng Gia Long. Chợt một hôm trên đường Bà Huyện Thanh Quan gần đường Hồng Thập Tự có một nữ sinh té bên lề lây quay đứng dậy không được , Tân quanh xe qua ngay  và đỡ dậy nhưng tà áo kẹt vào sên và ru líp.  Tân nói:- chị ngồi yên đó, để tôi gở tà áo ra . Sau đó  Tân đỡ chị dậy và hỏi:- chị có đau không?

      - Cái chân mặt hơi đau chứ không sao.

      Nhưng xe bị cong vành trước . Tân nói có ông già đang ngồi sửa xe  đem cho ông rút cam lại mới chạy  được , bây giờ chị đi xích lô vào trường kẻo trễ, khi tan trường nhờ bạn chở đến đây lấy xe. Bất chợt Tân lên tiếng :- Chị tên gì?

      - Dạ em tên Trúc, còn Anh ?

      - Tôi là Tân , đoạn Tân đưa Trúc lên xích lô và quây lại hỏi cụ già sửa xe  bao giờ sửa xe xong?

      Cụ nói:- vì phải rút cam nên mất 1 giờ

      Vào lớp hình ảnh Trúc cứ lờn vờn trong đầu nên khi thầy gọi lên trả bài , thầy hỏi về nước Đức , nhưng  Tân cứ đem nước Pháp mà nói, cả lớp cười !   Cũng không yên lòng , sau đó  Tân lên phòng giám thị nói dối rằng phải vào bệnh viện thăm người thân nên xin nghĩ vào giờ chót ,thực sự để kịp gặp Trúc nơi sửa xe. Đợi một lúc thi bạn chở Trúc ra. Hai người gặp nhau lòng phấn khởi. Tân cất lời : xe sửa xong tôi có chạy thữ tốt lắm và trả tiền rồi.

       Trúc  nhìn Tân nói nhẹ :- trời ơi làm phiền Anh quá!

      - Không sao ông chỉ lấy có 20 đồng.Tân lại nói  tiếp :-cho hỏi nha Cô học lớp mấy ?

      - Dạ em học lớp Đệ Nhị A, năm nay thi Tú Tai 1

      - Còn Anh ?

     - Tôi học lớp Đệ Nhứt C ban văn chương

     - Trời ơi giỏi quá      

    Tân cất tiếng : thôi bây giờ cũng trưa rồi mình về gắng học cho có kết qua gặp nhau nói chuyện nhiều!

      Trúc đáp : dạ Anh  khéo quá , xin chào anh mong có dịp gặp lại!

     Nhưng mỗi sáng đi học trên đường Bà Huyện Thanh Quan  Thường gặp nhau cười chào nhau , cho nhau niềm vui nhỏ.

      Thấm thoát Tân thi Tú Tài 2 và đổ , sau đó 1 tháng Trúc thi Tu Tài 1. Tân dò biết lịch thi ngày nào cũng đón Trúc trước chùa Xá Lợi

      Gặp nhau hai người mừng lắm và Trúc bảo cùng lên lễ Phật , cầu nguyện cho buổi thi ngày mai. Sau cùng Trúc cũng đậu Tú Tài 1

      Sau khi nghe kết quả hai người thật vui mừng , Tân ngõ ý rủ Trúc cùng đạp xe đến  bến Bạch Đằng. Khi đã an tọa trên băng đá , Tân mở lời: bây giờ thi cử xong , thoải mái mình nói chuyện nhiều cho phép mình xưng anh em với nhau nha.

     Trúc đáp : - dạ em cũng chờ như vậy, riêng em còn phải học tú tài 2 nên còn lo lắm, không biết có qua nổi không ?Ờ  hỏi anh cái nầy nha,

      - Quê Anh ở đâu?

     -  Quê anh ở tỉnh Hậu Nghĩa , tức Long An cũ, quận Đức Hóa xã Hiệp Hòa , năm 1945 gia đình tản cư về đó . đến năm 1946 cha mẹ anh bị Việt Minh Công sản giết chết. anh được cậu mợ  ở Gò Vấp nuôi từ lớp 2 đến bây giờ.

      - Vậy là anh giỏi quá , mồ côi  nghèo mà năm nào cũng đậu lại đâu cao, tú tài 1 đậu bình , tú tài 2 đậu bình thứ, trời ơi ban C văn chương tỷ lệ đậu ít lắm!

      Tân thở ra và nói giọng rất thấp:- Nhờ cha mẹ phù hộ và nhờ công ơn nuôi dưỡng của cậu mợ!

      Trúc tiếp lời: mẹ em sinh ra thì giao cho dì Hai Em nuôi , cha mẹ em chỉ lo kinh doanh ít nghĩ đến con. Dì Hai em là người bất hạnh giữa đời, lấy chồng có một năm thì chồng tử trận. Trong cảnh góa bụa Dì Hai nhận nuôi em như con và em cũng coi dì như mẹ và giống đức tính của dì, em cũng thích đi chùa cầu nguyện. Lúc em đang học lớp 10 thì dì phát nguyện vào chùa tu trên Bình Dương , trời ơi làm em khóc biết bao nhiêu, Không có dì Hai em ở trong nhà thật cô đơn , ba mẹ em thì tiệc tùng với các bạn kinh doanh giàu có! Anh ngang qua nhà đường Hùng Vương có bản “ xuất Nhập Cảng Âu Dược “ đó là cơ sở của ba mẹ em.Từ ngày gặp anh em rất vui và yêu đời, Không biết trời có cho mình chung đường đời không?

      - Cái đó tùy tấm lòng của chúng ta. Bây giờ nói thực lòng là anh thương em vì thấy rõ em là người hiền đức. Lần nào đến chùa Xá Lơi em đều mở lòng bố thí cho người nghèo và ân cần với họ!

     -  Anh ơi đời là một cõi vô thương! Bao nhiêu xí nghiệp nhà cao ở Chợ Lớn, phút chốc trong Tết Mậu Thân đã sụp đổ tan tành! Biết được anh, gặp anh và hiểu anh như trời cho em cái lộc, em phải giữ trọn tấm lòng nhân hậu yêu thương !

      Tân nắm tay Trúc và nói nho nhỏ : “ Dù cho cuộc thế nhiễu nhương “ Thương nhau ta quyết chung đường mà   đi “

      Trúc nhìn Tân cười và nói: - mây người học Ban C thơ văn đầy bụng, em học Ban khoa học cục mịch lắm, mà nè câu thơ đó là lời nguyền  trước dòng sông thiêng Bach Đằng nhớ nha anh !

     -  Nhớ chứ em, làm sao quên được-     

      - Lên đại học , anh học ngành gì?

      - Anh sẽ thi và Đại học Sư Phạm ban Văn Chương. Chỉ có ban Sử Địa và Văn chương là dễ đậu vì ít người thi.

     - Thật sư anh muốn vào sư phạm vì có học bổng giúp cậu mợ phần nào. Riêng em gắng đậu Tú Tài 2, theo anh môn Triết đối với em là xa lạ nên hơi khó, vậy chú ý phần Luận lý học  trong đó có phần toán học và khoa học thực nghiệm, em học Ban A ban khoa học, phải nhuần nhuyễn về phần khoa học thực nghiệm. lờ đi các phần Sử Học , Tâm Lý học Đạo đức học, mấy phần dó thuộc về ban C . Nói sơ như vậy, mai mốt em vào lớp đệ nhất anh giảng sâu và chỉ những bài tủ cho.

     - Trời ơi nếu được như vậy thì vui biết bao.

      Tân nhìn thẳng vào mặt Trúc muốn hôn một cái nhưng tỉnh lại chàng bảo : - thôi cũng chiều rồi về  em, Tân đưa Trúc về tận nhà ở đường Hùng Vương, nhà lầu 3 tầng có một bản đồng  “ Công Ty Xuất Nhập Cảng Âu Dược “ . Tân đạp xe lòng chợt ngẩn ngơ, nghĩ thầm , nhà Trúc giàu quá, biết đâu chuỵen môn đăng hộ đối sẽ gây bao nỗi buồn đầy nước mắt, rồi chàng tỉnh hồn nghĩ đến Trúc  tin tưởng vào tấm lòng của nàng.

      Thấm thoát Trúc đậu Tú tài 2 và Tân vào Đại học Sư Phạm, một hôm ngày giáp tết, gặp nhau để xem văn nghệ xuân tại trường của Tân, bất chợt Trúc nói: anh ơi mồng một tết nầy em muốn lên nhà anh , và mình đi chơi hơi xa một chuyến.

      - Rồi mình đi đâu nữa

      - Lên Bình Dương thăm dì Hai ở trong chùa.

    - Ờ như vậy anh sẽ mươn chiếc xe gắn máy của cậu đi thăm dì trước , chiều ghé nhà em thăm cậu mơ.

      Sáng mồng một Tết Tân dùng xe của cậu đến nhà Trúc sớm và Trúc vội đi ra. Tân nhìn Trúc cất lời : ủa sao thấy em buồn và mắt lại sưng bộ khóc nhiều lắm ?

      Dạ không có chi , thôi mình kíp lên Bình Dương thăm dì Hai.

      Suốt quảng đừờng nhất là khu Fatima , người du xuân như trảy hội, Tân gợi chuyện nói nhưng Trúc cũng trả lời cầm chừng vì lòng đang  buồn!

      Đến chùa Bình Dương dì Hai gặp hai cháu mừng  lắm , dì ôm Trúc hôn lia lịa và cất lời :- con đậu Tú Tài 2 rồi hả, trời dì mừng lắm!

     Trúc đáp : - cũng nhờ ân phúc của dì Hai dó

      Xoay qua Tân dì cũng nắm tay Tân và nói : - con trông hiền và đẹp trai quá!

      Tân cười và lặng thinh

      Dì Hai bảo hai đứa vào ăn cơm với dì.

      Ăn cơm xong dì đưa hai người vào hậu liêu và hỏi Trúc:- hơn tuần nay con khóc lắm phải không ?Chú Tư con có lên đây cho biết Ba mẹ con buộc con phải đi Tây học phải không?

     Trúc đáp : - dạ phải rồi ! , Con năn nỉ Ba me con khóc lóc mà ba con nhất định là con phải đi !

     Thôi con không cưởng lại ý của hai người đó đâu! Bây giờ dì và chú Tư có ý kiến thế nay  con cứ đồng ý đi sang đó một thời gian, rồi cáo bênh trở về.

      Trúc nức nở , - hai tụi con phải chia xa !

     Tới thời tụng kinh , dì lên chánh điện , hai người ra khuôn viên sau chùa ngồi trên gộp đá cạnh bờ sông , Trúc nhìn Tân và nắm tay chàng nói : - Em xin lỗi anh  em khổ lắm sơ anh buồn em không dám nói!

      Tân ôm lấy bờ vai Trúc và ôn tồn : - em đâu có lỗi gì , do hoàn cảnh thôi, mà chừng nào em mới đi?

      Trúc đáp :- mau lắm mồng 3 nầy, tức ngày mốt .

     - Trời ơi sau mau vậy, Tân nói như than !

     -  Ừ Ba em ông có tiền  nên ông muốn là được!

     -  Trúc ơi vậy Tết nầy là mùa xuân cuối cùng của hai ta?

      Trúc ôm mặt khóc và nức nở :- những ngày đi học sao hạnh phúc bây giờ hai đứa mình phải lâm cảnh đoạn trường !

     Tân vuốt tóc Trúc  và nói nhe  : Ăn thua hai chúng ta phải bền lòng chặt dạ thì cũng có lúc tương phùng, em cứ nghe lời dì hai đi !      

       Trời cũng xế chiều  Tân đưa Trúc về thẳng nhà Trúc , không ghé nhà cậu.

      Khi gần đến nhà thì Trúc hỏi : sáng mồng 3 anh có tiễn em đi không?

     - Em đừng buồn, anh không đến chờ máy bay  ngang nhà anh tưởng đến em . Chứ ra sân bay anh lạc lõng trong khúc đoạn trường theo dòng lệ của em và sư khó chịu của gia đình, tạo thêm cảnh ngỡ ngàng ! Đời anh mãi yêu Em!

      Trúc đáp : em thề em cũng vậy  nàng khóc, và bước vội vào nhà!

     Tân bái xe đi nước mắt lưng tròng !

     Ôi cảnh biệt ly nào cũng buồn!

      Đến ngày mồng năm Tết trên mâm cơm Tân nói với cậu mơ rằng Tân bỏ học Sư Phạm  và đăng vào khóa sĩ quan Thủ Đức!

     Cậu hỏi sao kỳ vậy con , đang học sư phạm yên rồi mà.

      Tân đáp : cậu thấy không cha má con bị Cộng sản nó giết , nếu con cứ là thầy giáo thì con mang nợ suốt đời vì ơn nhà nợ nước con còn mang mãi !

      Câu nghe vậy làm thinh , mơ cất lời : trời lúc nay đánh quá mà con ! Rồi 2 em Bạch và Vân buông đủa sang ôm tay Tân  và nói: bộ anh đi đánh giặc hả?

      Tân vỗ về hai em : -không sao anh cũng về với hai em mà!

     Sau đó Tân vào trường bộ binh Thủ Đức và vào binh chủng nhảy dù. Chiến trân triền miên vào khốc liệt. Năm 1974 tiểu đòan của Tân đi giải cứu quận Thường Đức . Đến năm 1979 có  người chiến hữu đến báo tin cho cậu biết rắng Tân đã tử trận và  được chôn cất trong nghĩa trang của  sư đoàn 22 tại  Quy Nhơn. Kịp đến năm 1980 một chiến hữu dẫn cậu  ra lấy cốt và thiêu cho  vào lọ sành , Mợ không cho đem vào chùa , để chung trên bàn thờ bà ngoại, mợ nói lúc nó sống nó thương cả nhà nhất là 2 em nó, bây giờ để nó trong nhà cho ấm cúng và nó phù hộ hai em nó học giỏi như Tân vậy!

     Đến cuối năm 1980 ngày giáp Tết Trúc tìm được nhà cậu, Trúc vào cả nhà chưng hửng  cậu hỏi phải con là Trúc hả . Sau biệt tăm lâu quá?

      Trúc đáp con bị ba má buộc qua Tây học nên con và anh Tân phải chia ly , ở bên Pháp sau 30 tháng tư 1975 tụi thân công nó quạy lắm chúng con phe quốc gia cũng chống lại và tổ chức ngày quốc tang. Năm 1977 con về nườc xui là đi chung chuyến phi cơ với đám Việt khiều yêu nước đo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà dẫn đầu. Xuống phi trường Tân Sơn Nhất là công an bắt con đưa về nhà tù Phan Đăng Lưu buộc con là gián điệp , về Việt Nam để kết họp với phục quốc. Đến năm 1978 nó đưa nhốt con ở nhà tù Hàm Tân, tới nay là năm 1980 nó mới thả con ra chừng được 2 tuần lễ. Con tìm suốt một tuần đến nay mới gặp cậu mợ!

      Mợ nắm tay Trúc mà than :- ở tù tụi nầy là khổ lắm, trước Tân có cho cậu mợ con xem ảnh con đẹp lắm!

     Trúc cất giọng tha thiết : con muốn biết tin tức của anh Tân!

     Mợ ôm Trúc và khóc : con ơi Tân nó chết rồi, Tân tử trận năm 1974.

      Cậu tiếp lời , từ lúc con đi thì nó vào lính đi đánh cộng sản triền miên và tử trận ở Thường Đức, cậu đã ra Quy Nhơn  lấy cốt nó về, hủ cốt Tân đang để trên bàn thờ ngoại. Câu vội bưng hủ cốt trao  cho Trúc có cả 2 tấm thẻ bài.

    Trúc ôm hủ cốt vào lòng và khóc : - Anh Tân ơi sao thế nầy được  , chính em hay ai làm anh chết làm em khổ, ai gây chia cho tan tác tình mình! Trời ơi bức ảnh nây chụp tại trường anh trong đêm văn nghệ anh cũng cho em một tấm, trời ơi bây giờ bất động chỉ còn nụ cười hiền lành của anh nhưng biền biệt đâu rồi!

     Mợ kéo chiếc ghế đỡ Trúc ngồi xuống và nói : con bình tỉnh lại , bây giờ con muốn thế nào , vẫn để Tân ở đây hay đem vào chùa?

     Trúc lấy tay gạt nước mắt và nói trong nghẹn ngào : - Con đưa anh Tân vào chùa của đì Hai ở Bình Dương và con xuống tóc tu trong chùa để gần Tân mãi mãi!

     Mợ nói:- bây giờ mợ sẽ cùng con lên taxi đưa con ra bến xe Bình Dương và con nhớ bình tỉnh đừng xúc động lỡ cái bình nầy rơi bể thì khổ lắm!

     Trúc đáp : dạ con nghe lời mợ      

Mợ dìu Trúc ra ngõ, nắng chiều đổ xiêng trên mái lá, con chim sáo lạc đàn kêu thật buồn trên khóm trúc !

  

19-1-2024

Hàn Thiên Lương

3 comments:

  1. Truyện thật là cảm động và thương cho người lính thời chiến tranh quá, mối tình anh chị thật đẹp, chắc đây phải là truyện thật phải 0 ạ? NH

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đây là chuyện có Thật> Vì chuyện ""môn đăng hộ đối mà Sinh Viên ĐHSP phải vào lính và tử trận
      Người yêu Trúc nay là một ni sư già ở trong chùa Bình Dương!

      Delete
  2. Đây là một chuyện thật của bạn tôi là Lê Văn Tân , Trung Úy Đù, cũng vì tệ nan ông bà không muốn rễ nhà nghèo nên buộc con gái đi Tây> Anh Tân bỏ họ Đại Họcvào lính và đền nợ nước . Chị Trúc bây giờ
    là một ni sư già trong chùa ở Bình Dương
    Cám ơn cô đã đọc truyện này... Xin cho một lời cấu nguyện Tg HTL

    ReplyDelete