“Phố
Tàu!” Nhiều người đã thốt lên như vậy khi đến Nha Trang, như một thành phố
của người Trung Hoa. Một thứ “Phố Tàu” ngay giữa Việt Nam với
đầy đủ màu sắc Trung Hoa, từ quán ăn cho đến hè phố tất cả đều mang hơi thở, tiếng
nói “người Tàu.”
Bãi biển buổi sáng, xen lẫn giữa những người Việt dậy sớm đi tập thể dục, những du khách đến từ Trung cộng cũng nghênh ngang đi lại khắp nơi và không thể lẫn vào đâu được sự có mặt của họ. Nó làm gia tăng độ ồn ào thành phố, ở những trục đường chính nhiều khi, người Việt phải né đường cho từng tốp người Trung cộng ầm ầm đi qua.
Ở quán cafe thì không khí càng kinh
hoàng hơn, vì họ đã chiếm lĩnh hết cái khoảng không gian an bình mà người
Nha Trang đang thụ hưởng, nhiều người đã phải chạy làng vì không thể chịu nổi
cái âm thanh “xí lô xí la” xa lạ đó.
Tại các quán ăn còn khủng khiếp hơn, khi họ tranh giành nhau từng suất
ăn, bàn ghế chật cứng và huyên náo như một cuốn phim ẩm thực được trình diễn bởi
đám diễn viên chuyên nghiệp, ăn uống một cách quá mức tận tình!
Một bà chủ quán cơm mô tả: “Họ
như một bầy thú đói! Nhưng không bán thì không được, mỗi lần họ tràn vô là
không biết bao nhiêu thức ăn cho đủ, chỉ một loáng là hết sạch.”
Ngao ngán đến mức bà than
thở: “Họ làm tui mất hết khách Việt thân quen, vì đụng tới người Tàu là
bà con chạy mất dép, nhưng biết làm sao?”
Trong những khách sạn có buffet ăn sáng, cảnh tượng càng náo loạn hơn, bao nhiêu thức ăn đưa ra là họ “bốc hốt” sạch trơn. Chỉ trong vòng năm phút là chiến trường trống huơ, đến mức những con ruồi cũng không còn cơ hội vo ve.
Họ rào rào như tằm ăn dâu,
nhanh như ảo thuật, phần ăn, phần thì giấu đem theo, trong túi xách,
túi quần, thậm chí đút vào trong ngực. Họ lấy thức ăn thật nhiều, để khi đi
thăm thắng cảnh sẽ có sẵn cái để ăn trưa cho đỡ tốn tiền. Nhiều khách sạn
phải choáng váng, vì khi khách Trung cộng trả phòng thì tất cả các
khăn lông đều biến sạch, đề nghị họ đền thì “bất khả” vì ngôn ngữ bất đồng
Bữa sáng tại một khách sạn ở Nha Trang toàn du
khách Trung cộng.
Bởi vậy, mỗi khi khách Trung cộng
thuê, thì khách sạn gần như “tan nát,” vì không căn phòng nào
nguyên vẹn sau một đêm bị họ quậy nát, hôi hám không thể chịu nổi.
“Mỗi
lần dọn phòng cho họ là em rụng rời, tởm đến ngày hôm sau còn sợ,” một
nhân viên phục vụ mếu máo: “Họ không cho một xu, mà còn hành hạ đủ kiểu, phòng
nào có khách đàn ông là em chỉ dám đứng ngoài ra dấu – không dám vào trong vì
không biết sẽ xảy ra chuyện gì, sợ lắm!”
Nha Trang bây giờ đích thị là một “Phố
Tàu” đúng nghĩa, họ đến nườm nượp, cứ
nhìn vào các khu “check out,” “check in” ở phi trường Cam Ranh
là thấy, sự khủng khiếp như một cái chợ. Mỗi lần lên xuống-xuất nhập của
họ có lẽ phải cả sư đoàn, người Việt dường như biến mất chỉ còn lại người Trung
cộng.
Một ngày nào đó không xa, Nha Trang hay Đà Nẵng… rồi cũng biến thành của họ, vì nếu ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và gần gũi nhất là Vân Phong, chỉ cách Nha Trang một giờ xe chạy, nếu được Quốc Hội Cộng Sản thông qua thì chắc chắn sẽ là nơi lý tưởng để người Trung cộng kéo đến và sinh cơ lập nghiệp lâu dài nơi đẹp đẽ này.
Và điều này rồi sẽ phải xảy
ra, vì dư luận đang rộ tin – Bắc Vân Phong, đã được một số người
Trung cộng núp bóng người Việt, mua lại gần hết. Giá nào cũng mua, vì nơi đây vẫn
còn hoang sơ chưa có người ở. Với cảnh quan biển xanh cát trắng, với những hòn
đảo tách biệt đất liền, thì một ngày không xa, nó sẽ là một thứ “Thẩm Quyến” thứ
hai của Trung cộng. Và nếu nó được cho thuê và ưu đãi như một “nhượng địa” suốt
70 năm hay 99 năm như dự thảo ban đầu.
Một người bạn già của tôi
nói, dòng họ ông ở Nha Trang đã 3 đời nay rồi, nhưng chưa khi nào
thấy người Trung cộng đông đảo trên quê hương của mình nhiều như vậy. “Nhiều
đến mức hải sản cũng cạn kiệt vì họ ngốn thức ăn nhiều khủng khiếp. Dường như họ
nhai cả vỏ tôm sò, đến mức khi họ ra đi mọi thứ cũng không còn gì ngoài cái mùi
của Trung Hoa còn vương lại”!
Nguyễn Sài Gòn
No comments:
Post a Comment