Danh vọng, địa vị, sự thành
công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy,
người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy
kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường
đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà
không học thêm được gì cả.
1. Sống
trong hiện tại
Phật
hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được
bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao
lâu?
Phật mỉm cười đáp:
- Đời người chỉ thuộc
trong vòng hơi thở.
Lời bình :
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp
tới, hãy sống với thực tại.
2.
Sau khi chết người ta đi về đâu?
Hoàng
đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.
- Bạch thầy, sau khi chết,
người ta đi đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao Thầy không biết?
- Vì tôi chưa chết.
- ???
Lời bình:
Khi sống, con người nên thưởng
thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần
quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì
chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.
3. Định mệnh nằm trong bàn tay
Thời
xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên
đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông
rút ra một đồng xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng
xu để xin keo.Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.
Chúng ta phó mặc mạng sống
cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống đất.
- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng
! Hãy xông lên chà nát quân thù ! – Ba quân reo hò phấn khởi.
Sau trận chiến, toàn bộ
quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với
tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi
được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười
không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.
Lời bình:
Thiên đàng rất công bằng đối
với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà
bạn có được là chính bản thân bạn !!!
4.
Con sóng nhận thức
Nhìn
thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:
- Bực ghê. Sóng kia lớn
quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.
Con sóng to cười đáp: – Đó
là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.
- Tôi không là sóng thế là
gì?
- Sóng chỉ là hình thức tạm
thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra bản chất của
chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn buồn
bực gì nữa.
Con sóng nhỏ hiểu ra, cười
vui vẻ:
- À, bây giờ thì tôi hiểu.
Bạn và tôi tuy hai mà một.
Lời bình:
Con người cho rằng “ngã” là
ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo
cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.
5.
Thiên đường địa ngục
Một vị
tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
- Bạch thầy, thiên đường
hay địa ngục có thật hay không?
- Thế ngài là ai?
- Tôi là tướng quân.
Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
- A ha! Thằng ngốc nào cho
ông làm tướng vậy, trông ông giống anh hàng thịt.
Tướng quân nổi giận, rút
gươm:
- Tao băm xác mi ra !!!
Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
- Này là mở cửa địa ngục.
Chợt giác ngộ, vị tướng sụp
xuống lạy:
- Xin… xin thầy tha lỗi cho
cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
- Này là mở cửa thiên đường
– thiền sư Ekaku mỉm cười.
Lời bình:
Thiên đường, địa ngục không
phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và bây giờ! Lành, dữ đều do
tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.
6.
Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo
Có một
bà lão biệt danh “mụ già hay khóc”. Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ
cũng khóc. Có người hỏi bà:
- Bà
lão ơi, sao bà lại khóc?
- Tôi có hai con gái, cô chị
bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không
được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua
giày.
- Lão nên nghĩ rằng khi trời
đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
- À, ông có lý.
Từ đó, “mụ già hay khóc”
thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.
Lời bình:
Một điều lợi hay bất lợi sẽ
tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.
7. Phật
tại gia
Yangpu
về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư.
Nhà sư hỏi:
- Cậu đi đâu đấy?
- Tôi đi cầu Bồ Tát.
- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi
tìm Phật có hơn không?
- Tìm Phật ở đâu bây giờ?
- Khi cậu về nhà, thấy người
đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
Theo lời, cậu về nhà thì trời
đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép
trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.
Lời bình:
Người ta tìm chân lý nhưng
điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.
8.
Ngón tay chỉ mặt trăng
Sư
Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết
Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển
kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ,
con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài
hiểu thông nghĩa được? – Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh
đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ
nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống
như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng
có cần ngón chỉ không?
Lời bình:
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu
tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt
trăng.
9. Ai
đó
Kitagaki,
thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu – vị sư trưởng đền
này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, thống đốc Kyoto
muốn diện kiến thầy.
- Ta không biết thống đốc
nào cả – Sư trưởng trả lời.
Đệ tử chạy ra nói với
Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui
gót vì không quen thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy
anh có Kitagaki muốn diện kiến.
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận
nơi:
- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời
vào nhà.
Lời bình:
Danh vọng, địa vị, sự thành
công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy,
người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.
10.
Càng vội càng chậm
Một thanh
niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện
tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con
phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị
sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải
30 năm.
Anh thanh niên không giấu
được vẻ nôn nóng:
- Trước thầy bảo 10 năm,
bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời
gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại
đây 70 năm – Vị sư phụ mỉm cười.
Lời bình:
Những người quá nóng nảy muốn
đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công.
11.
Đèn đã tắt
Một anh
mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với
tôi, sáng hay tối có gì khác.
- Tôi biết. Nhưng nếu không
mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
- Ồ, vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ
anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu
rồi mà.
Lời bình:
Người nào dùng lời kẻ khác
để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không
biết điều đó.
12.
Bình thường tâm
- Bạch
thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt
hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi
người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi
người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi
ngủ lại đầy những lo toan.
Lời bình:
Có bao nhiêu người mà mỗi
sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ? Con người phải vứt
bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của
họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.
13.
Thiền trong chén trà
Vị giáo
sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời
ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
- Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước
tiên, ông không cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.
Lời bình:
Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh
luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy
tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.
14.
Con quỷ bên trong
Nhà Sư
nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà
sư liền vấn ý sư Tổ:
- Mỗi khi con bắt đầu nhập
định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng
không đi.
-Lần tới, nếu thấy con nhện
xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
Nhà sư làm đúng như vậy.
Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp
tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm
ngay trên bụng mình.
Lời bình:
Trong cuộc sống, con người
gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ
chính bản thân mình mà ra.
15.
Đích tới có một đường đi không cùng
Một
tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
- Nghĩa lý của sư tổ và ý
nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
- Khi vịt lạnh, chúng lội
xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.
Lời bình:
Lạnh vẫn lạnh nhưng phương
thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách
riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng
đi theo một con đường.Hảy khéo chọn .
https://www.webtretho.com
No comments:
Post a Comment