Chuyện Xôi Sài Gòn
Người
Sài Gòn rất chuộng xôi. Xôi sớm, xôi chiều, xôi tối lúc nào cũng có người ăn.
Đất Sài thành có một phố chuyên bán xôi và còn rất nhiều món xôi "đặc
sản" khó tìm nơi khác.
Xôi Sài Gòn có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn.
Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm (hay còn gọi là xôi tím), xôi
nếp than, xôi đậu, xôi sầu riêng, xôi vò.
Mỗi loại xôi lại có cách thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng.
Xôi ngọt tại Sài Gòn thường có lớp đường phủ lên trên
Xôi
mặn Sài Gòn
Người
Sài Gòn cũng rất thích xôi gấc
Xôi
sầu riêng có hương vị rất đặc biệt
Ví
như ăn xôi đậu bao giờ cũng phết thêm một miếng đậu xanh nhuyễn vàng ươm, thêm
một ít sợi dừa bào nhỏ, sau cùng là rắc lên một ít đường cát trắng phau.
Xôi
cẩm là loại xôi có màu tím thủy chung. Ăn xôi tím phải có thêm mỡ hành và
hành phi mới đúng vị. Người ta vẫn thường rưới mỡ hành và hành phi khi ăn các
món mặn, nhưng riêng với một số món xôi ngọt như xôi cẩm lại phải kèm theo
hai vị này mới ngon.
Cách
ăn này quả thực chỉ phổ biến ở Sài Gòn vì người Sài Gòn ăn món ăn nào mà
không có nước dường như đều phải có thêm ít mỡ hành beo béo mới đã.
Các món xôi có nguồn gốc từ phía bắc như xôi cốm, xôi gấc cũng chễm chệ nằm
trên các quầy hàng khắp các nẻo đường Sài Gòn. Vào đến trong Nam, hương
vị của các món xôi này ít nhiều đã thay đổi. Vẫn là xôi với gạo nếp thơm lừng, khác
chăng là hương vị ngọt hơn theo khẩu vị của người Nam.
Xôi
ngọt thuần túy miền Nam thì phải kể đến xôi bắp.
Bắp
phải là bắp nếp, hầm với nước dừa, tạo thành món ăn nửa xôi nửa cháo.
Hạt
bắp hầm xong nở bung thật mềm, thậm chí hơi nhão, có màu trắng tươi, rắc
thêm đậu xanh đánh cho tơi mịn, rồi lại thêm ít dừa nạo, muối mè.
Ăn
vào vừa ngọt vừa béo nhưng không ngấy lại ngon tuyệt.
Xôi
ngọt Sài Gòn, đúng như tên gọi của nó, vị ngọt quyện với cái dẻo thơm của nếp, beo
béo của dừa, đậu xanh xoay nhuyễn và mỡ hành, lại thêm ít hành phi thơm thơm giòn
giòn tạo nên một hương vị riêng mà quen thuộc.
Ngoài
ra còn có một món xôi ngọt khá đặc sắc nhưng không phổ biến bằng các
món xôi ngọt như đã kể ở trên là món xôi xiêm. Xôi xiêm có nguồn gốc từ Thái
Lan.
Xôi
Xiêm là sự tổng hợp từ các nguyên liệu từ gạo nếp Thái Lan, nước cốt dừa, sầu
riêng, đường
thốt nốt…
Việc chế biến Xôi xiêm không phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo
léo.
Xôi
hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy
mà không béo, thơm mát. Ở Sài Gòn xôi xiêm thường được bán ở khu người Hoa
(quận 5).
Xôi mặn thì phải kể đến xôi gà, xôi lạp xưởng, trứng cút, xá xíu, xôi chả, pa
tê… Thường người ta sẽ
để xôi gà sang một bên, còn xôi với lạp xưởng, chả, trứng cút, pa tê sẽ gộp
chung gọi là xôi mặn.
Xôi gà luộc-một món rất riêng
Xôi
mặn thập cẩm
Xôi
trứng lạp xưởng
Các
món trên đều có thành phần chung là xôi nếp nấu dẻo thơm, mỡ hành beo béo với
cọng hành xắt nhỏ còn nguyên màu xanh ươm dù đã qua lớp dầu nóng, thêm
ít hành phi cho giòn thơm. Tùy theo nhu cầu và khẩu vị mà chọn các món ăn kèm như
tôm khô, tôm chiên bột, lạp xưởng, trứng cút…
Riêng với xôi gà thì cũng có nhiều cách để thưởng thức. Phổ biến nhất vẫn là
xôi gà xé, vừa
tiện lợi lại ngon, đó là đáp ứng cái nhu cầu nhanh, tiện lợi của người thành
phố.
Nơi
mà sự bận rộn khiến người ta thích được làm sẵn.
Từng
miếng gà được xé thành xợi nhỏ, khi ăn không phải động tay xé gà, chỉ
việc thưởng thức vị ngon thức ăn đem lại. Gà xé có thể là gà luộc kỹ cho nước
ngọt vào
trong từng thớ thịt, cũng có thể là gà chiên giòn, có nơi lại chọn cách là dùng
gà nướng.
Xôi Sài Gòn thường bán vào sáng hoặc chiều tối. Sáng thì các hàng xôi thường tụ
tập trước
cổng trường học, hoặc bán bên lề đường. Trước trường nào cũng có ít nhất một
gánh hàng xôi mà trên vỉa hè các con đường lớn nhỏ cũng không thể thiếu gánh
xôi.
Xôi
chiều thì phải kể đến đoạn đường Cao Thắng từ đầu đường đến ngã tư Điện Biên
Phủ.
Xe
nào xe nấy đều được đầu tư kỹ lưỡng, để ba bốn xửng xôi cao, khói bốc nghi
ngút.
Chủ
yếu là xôi ngọt với đủ màu sắc bắt mắt. Chỉ cần chạy xe ngang qua, nghe mùi
thơm tản
mác trong không khí thì khó có thể kìm lòng mà đi tiếp. Mỗi gói xôi ở đây có
giá từ 5.000đ đến 10.000đ.
Góc
đường Sương Nguyệt Ánh giao với Cách Mạng Tháng Tám cũng có một gánh hàng
xôi gà, xôi bắp rất ngon chỉ bán buổi chiều. Gánh hàng xôi đã xấp xỉ hai mươi
năm.
Trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, cái son sắc một thời của cô bán hàng
cũng vơi
đi ít nhiều, nhưng hương vị gói xôi vẫn ngon như thuở nào. Xôi ở đây chỉ 7.000
đồng một
gói, lại được gói trong lá chuối chứ không phải gói bằng giấy bóng như các nơi
khác.
Sài Gòn cũng có một quán xôi nức tiếng từ xưa đến nay nằm ở đường Bùi Thị Xuân.
Đây
được mệnh danh là quán xôi ngon nhất Sài Gòn với món xôi gà chiên, xôi lòng gà và
xôi gấc nổi danh. Xôi ở đây có độ nở vừa phải, lại dẻo thơm.
Xôi
gấc có vị ngọt thanh mát tự nhiên lại thơm lừng. Người đến đây ăn một lần chắc
chắn sẽ có lần thứ hai, thứ ba. Quán tuy nhỏ nhưng có đội ngũ nhân viên đông
đảo, lại
nhiệt tình, dù đến ăn hay mang về đều không phải đợi lâu.
Văn hoá xôi ở Sài Gòn đa dạng vậy đó. Xôi luôn là món ăn vừa ngon, vừa no vừa
tiện lợi chẳng
kém bánh mì. Người Sài Gòn phóng khoáng, dễ tiếp nhận và xởi lởi.
Gánh
hàng xôi cũng theo đó mà trở nên phong phú, đa dạng hơn nhiều. Từ một món xôi dân
dã bé nhỏ cũng phần nào đã khắc họa nên nét văn hóa riêng biệt của người dân
chốn Sài Thành.
Sưu tầm
It is good to read through a variety of kinds of delicious sticky rice. Thank you indeed for having devoted times to compile these reading materials.
ReplyDeleteThank you for visiting my blog. I'm pleased to see your interest. Best Regards :-)
ReplyDeleteNPN
Chỉ đọc thấy đã thèm. Nhớ những gánh xôi đầ ngõ. Đã có miếng lá chuối, lại thêm miếng bánh phồng. Xôi trét trên bánh phồng, thêm đậu xanh cà nhuyễn, dừa nạo, nước dừa, muối đậu phọng trộn đường...
ReplyDelete