Khói hương thoang thoảng thơm khiến nhiều
người thích nhưng nồng nặc quá dễ khiến những người xung quanh thấy khó
chịu. Vậy khói hương có độc và hít vào có sao không?
Dâng hương lên
bàn thờ là một nghi thức tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị chư
thần, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ tới với gia đình. Tuy nhiên, công
nghiệp sản xuất hương hiện nay lại chứa rất nhiều độc tố, có thể gây ung
thư và các bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ.
Các
sản phẩm cây nhang, nén hương phổ biến trên thị trường hiện nay thường
được sản xuất từ que tre bọc mùn cưa có tẩm tinh dầu hoặc hóa chất tạo
mùi thơm. Khi đốt hoặc thắp hương
(nhang), các hạt hóa chất được giải phóng vào không khí dưới dạng khói.
Nếu những hạt này được hít thở vào cơ thể, chúng có thể mắc kẹt trong
phổi và gây ra phản ứng viêm.
Cho tới hiện
tại, chẳng có mấy nghiên cứu về hương (nhang) như một nguồn gây ô nhiễm
không khí được tiến hành, mặc dù các sản phẩm này được cho là có liên
quan đến việc phát triển bệnh ung thư phổi, bệnh bạch cầu thời thơ ấu và
u não.
Trong nghiên cứu mới, các
nhà khoa học muốn tìm hiểu về các nguy cơ sức khỏe gắn liền với khói
hương (nhang) trong các hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong
Zhou đến từ Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã quyết định kiểm
nghiệm ảnh hưởng của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với các
tác động của khói thuốc lá.
Các
chuyên gia đã tiến hành kiểm tra với 2 loại hương (nhang) đều chứa gỗ
đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất thường được dùng
để sản xuất loại sản phẩm này.
Sau
đó, họ đã so sánh ảnh hưởng của khói hương với ảnh hưởng của khói thuốc
lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn
Salmonella. Kết quả hé lộ, khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.
Tác hại của
hương được cho là bắt nguồn từ lớp mùn cưa có tẩm tinh dầu hoặc hóa
chất để tạo mùi thơm. Khi cháy, hương giải phóng các hạt hóa chất vào
trong không khí. Nếu hít vào, những hạt này sẽ mắc lại ở phổi và gây nên
các viêm nhiễm. Chúng có thể tấn công các vật chất di truyền, thay đổi
ADN của tế bào, từ đó làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh máu trắng và ung thư
phổi.
Tổng cộng, khói từ 4 mẫu que
hương phân tích chứa tới 64 hợp chất. Mặc dù một số chất này chỉ gây
khó chịu hoặc tổn hại nhẹ, nhưng các thành phần trong 2 mẫu que hương
được phát hiện chứa độc tính cao.
Tiến
sĩ Zhou tuyên bố, nghiên cứu của ông và các cộng sự đã làm nổi bật nhu
cầu phải gia tăng nhận thức cho mọi người và việc kiểm soát các nguy cơ
sức khỏe gắn liền với việc thắp/đốt hương trong các môi trường đóng kín.
Ông cũng hy vọng, khám phá này sẽ dẫn đến việc nâng cao chất lượng các
sản phẩm hương cũng như giúp thực thi các biện pháp hữu ích để giảm sự
tiếp xúc của mọi người với khói hương.
Bình
luận về nghiên cứu trên, tiến sĩ Nick Robinson, chuyên gia tư vấn thuộc
Hiệp hội phổi Anh, cho biết, công trình đã tái khẳng định rằng, nhiều
dạng khói, kể cả khói hương, có thể độc hại với con người. Tốt nhất
những người mắc bệnh phổi hay trẻ em - các đối tượng có phổi đang phát triển, nên tránh xa các que hương đang cháy.
Tàn hương có độ vòng cong lại độc hại
Theo
những người buôn bán hương (tại chợ Đồng Xuân), không phải loại hương
nào có mùi thơm khi đốt cũng đều được ngâm tẩm bằng các loại thảo dược
mà hầu hết đều được tẩm hóa chất như axit photphoric, lưu huỳnh... Theo
những người bán hương thì các hóa chất này giúp hương cháy tốt hơn.
Để
kiểm chứng xem các loại hóa chất này có hiệu nghiệm như lời người bán
quảng cáo, các phóng viên VTV24 đã tiến hành làm thí nghiệm với lưu
huỳnh và axit photphoric. Khi dải bột lưu huỳnh ra thành một dãy dài và
châm lửa đốt một đầu, với tính chất bắt cháy cao và tỏa nhiệt mạnh, cả
dãy bột lưu huỳnh đã nhanh chóng bắt cháy hết và tỏa ra mùi rất khó
chịu. Thứ bột này khi được nghiền nhỏ và trộn vào bột hương sẽ giúp
hương cháy đều, không bị tắt giữa chừng.
Còn với axit
photphoric, một que được nhúng trong axit photphoric, que còn lại để
nguyên. Sau khi châm lửa đốt lần lượt từng que, kết quả, que tăm hương
không nhúng trong axit cháy hết và rụi tàn. Còn que tẩm axit sau khi đốt
cháy bị uốn cong và vẫn giữ nguyên tàn hương, không rụng.
Việc
sau khi đốt, tàn hương không cháy rụi mà uốn cong nhìn đẹp mắt khiến
không ít người tiêu dùng cảm thấy thích thú. Và số người lựa chọn loại
hương này cũng tăng lên trong khi họ không hề biết rằng, để có được tàn
hương như vậy, que hương đã được tẩm những hóa chất rất độc hại.
Nguồn: phunutoday.vn
No comments:
Post a Comment