Ăn rau không chú ơi, ăn hộ mớ rau đi!
Một
giọng khàn khàn, run run của một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên
nhìn gã đàn ông, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có
lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
Gã
liếc xuống nhìn xuống những mớ rau rồi đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ!
Rồi phóng xe nhanh. Hắn nghĩ, mình thương người thì ai thương mình.
Tiếng vọng của bà cụ vẫn con đó.
Lại có một cô gái nghe bà cụ mời mua rau. Rau như thế thì heo cũng không thèm ăn, nói chi người. Tiếng chát chúa phát ra từ miệng cô.
Lại có một cô gái nghe bà cụ mời mua rau. Rau như thế thì heo cũng không thèm ăn, nói chi người. Tiếng chát chúa phát ra từ miệng cô.
Rồi
có một người đàn ông khác đi đến, nghe thấy thế, liền hỏi giá bán rau,
và mua hết số rau của bà già, nhưng cũng không quên dặn rằng: cho tôi
gửi, khi về sẽ ghé lấy.
Ít hôm sau, người đàn ông ghé lại chỗ bà cụ bán rau. Người ta đang bàn tán về bà.
Anh hỏi có chuyện gì vậy, bà cụ bán rau đâu rồi?
Họ
trả lời: Tội nghiệp bà cụ, già cả rồi, vậy mà hôm nọ có người mua rau
rồi gửi lại, bà cố ngồi chờ để chủ đến lấy rau nhưng chẳng thấy họ đâu
cả. Hôm đó trời lại mưa dữ dội suốt ngày, bà cụ cứ ngồi chờ đợi hoài
trong giá rét. Vì lạnh quá bà già chịu không nổi, nên ngã bệnh và đã qua
đời. (sưu tầm).
Câu
chuyện thật cảm động về cảnh nghèo của cụ bà. Tuổi già, đáng lẽ bà được
nghỉ ngơi sống an nhàn bên đoàn con cháu. Vậy mà bà vẫn phải tần tảo
bán rau kiếm sống qua ngày. Cảnh nghèo của bà thật cảm thương.
Đọc
chuyện ai cũng cảm phục thái độ sống của bà. Bà không thất hứa cho dù
mưa gió bà vẫn chờ đợi để trao tận tay những bó rau đã bán. Có lẽ đây
cũng là một bà góa quá nghèo. Bà sống nghèo và chân thành. Bà giữ chữ
tín nên đã chết trong mưa rét.
Phụng
vụ Lời Chúa hôm nay kể chuyện hai bà goá. Một bà trong bài Tin Mừng một
bà trong bài Sách Các Vua. Chúa Giêsu gặp bà góa trong sân Đền Thờ
Giêrusalem. Tiên tri Êlia gặp bà góa ở xứ Serepta. Một bà đã dâng vào
thùng tiền Đền thờ hai đồng kẽm và một bà đã cho tiên tri Êlia một chiếc
bánh nhỏ.
Thời
Êlia, khi Thiên Chúa làm hạn hán trên đất nước Do Thái để phạt vua tôi
của nước này, vị ngôn sứ được lệnh Chúa tạm lánh sang xứ Sarepta. Ở đó,
Êlia gặp một phụ nữ đầy lòng tin cậy vào lời hứa của Chúa. Bà đã dâng
chút bột và dầu ít ỏi làm bánh nuôi ngôn sứ. Lương thực còn lại để nuôi
sống gia đình, bà đã giúp Êlia. Bà góa có tấm lòng quảng đại nên Chúa đã
chúc phúc cho bà: “Hũ bột đã không vơi, vò dầu đã chẳng cạn, đúng như
lời Đức Chúa đã dùng ông Êlia mà phán”.
Một
bà góa thời Chúa Giêsu. Gầy gò bé nhỏ, nghèo nàn. Bà đem hai đồng tiền
kẽm là tất cả những gì bà có và dâng vào Đền thờ. Rất nhiều người bỏ
nhiều tiền vào hòm tiền. Chúa quan sát và khen bà góa đã bỏ nhiều hơn ai
hết.
Hai
bà góa có một đặc điểm giống nhau. Đó là họ đã dâng tất cả những gì cần
thiết nhất cho cuộc sống của gia đình. Bà góa tại Sarepta dâng nắm bột
chút dầu cuối cùng. Bà góa tại đền thờ dâng những đồng tiền cần thiết
nhất của mình.
Hai
bà góa được đề cao có phải vì quà tặng mà họ đã cho không? Hiển nhiên
là không. Hai đồng kẽm thì có đáng là bao. Một chiếc bánh nhỏ thì có
thấm tháp gì! Thánh Kinh đề cao họ là vì quà tặng ấy tuy nhỏ mọn mà gói
ghém cả tấm lòng người dâng. Đồng kẽm của bà goá bỏ vào thùng tiền Đền
thờ là cả tấm lòng của một bà già nghèo, là cả tài sản của bà. Chiếc
bánh nhỏ của bà goá xứ Sarepte là cả một cuộc sống của hai mẹ con trong
lúc sắp chết đói.
Của
cho không bằng tấm lòng người cho. Cho của mình dư thừa thì chẳng đáng
quý. Cho cái mình đang cần mới là thật quý. Cho cái mình vừa cần vừa
tiếc mới là quý nhất.Của cho không bằng tấm lòng người cho. Của nhiều mà
lòng ít thì không quý cho bằng của ít mà lòng nhiều.
Hai bà góa được đề cao là vì lòng yêu mến đối với người của Chúa và đối với nhà của Chúa. Họ được đề cao nhờ lòng yêu mến Chúa. Chính lòng yêu mến đã làm cho những hành động của hai bà góa có được một giá trị to lớn trước mặt Chúa.
Hai bà góa được đề cao là vì lòng yêu mến đối với người của Chúa và đối với nhà của Chúa. Họ được đề cao nhờ lòng yêu mến Chúa. Chính lòng yêu mến đã làm cho những hành động của hai bà góa có được một giá trị to lớn trước mặt Chúa.
Biết
bao người giàu có quý phái sang trọng bỏ tiền vào Đền thờ, thế mà Chúa
chẳng khen ai. Chúa chỉ khen bà góa và cho rằng bà này bỏ nhiều hơn
những người khác: “Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ
mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ
vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống”. Bà goá bỏ tiền ít
hơn mọi người, nhưng dưới mắt Chúa Giêsu, bà đã bỏ nhiều hơn cả, vì bà
đã bỏ tất cả. Của dâng cúng của bà góa, xét về số lượng chẳng có là bao,
nhưng về chất lượng lại đong đầy đức tin, đức cậy và đức mến.Chúa đánh
giá không dựa theo khối lượng nhưng dựa theo chất lượng. Chúa không nhìn
bề ngoài nhưng nhìn vào tấm lòng.
Lối
đánh giá của Chúa Giêsu giúp ta xét lại lối đánh giá của mình về người
khác. Lắm khi ta cứ theo hình dáng bề ngoài, theo y phục, theo tiền của
mà đánh giá. Chuộng hình thức hơn nội dung. Thích thành tích hơn thực
chất.
Thời
đại ngày nay, người ta bị hấp dẫn về mẫu mã, quảng cáo, tuyên truyền,
hơn là chất lượng sản phẩm. Hàng hóa thực phẩm giả dối lan tràn khắp
nơi, gây nên biết bao tai họa.
Lối đánh giá của Chúa Giêsu cũng đòi ta xét lại lối đánh giá của mình về chính mình. Nhiều khi làm điều tốt cho ai, ta cũng mong được hoàn trả cách này cách khác.Có khi mong được trả lại tương đương hay hậu hỹ hơn.Có khi mong trả lại bằng một bia đá ghi công hay một lời tri ân. Ta cảm thấy buồn, đau khổ khi bị chê, tự mãn khi được người khác khen.
Lối đánh giá của Chúa Giêsu cũng đòi ta xét lại lối đánh giá của mình về chính mình. Nhiều khi làm điều tốt cho ai, ta cũng mong được hoàn trả cách này cách khác.Có khi mong được trả lại tương đương hay hậu hỹ hơn.Có khi mong trả lại bằng một bia đá ghi công hay một lời tri ân. Ta cảm thấy buồn, đau khổ khi bị chê, tự mãn khi được người khác khen.
Đối
với Thiên Chúa, điều quan trọng không phải là bao nhiêu, nhiều hay ít,
mà là với trọn tấm lòng. Cách cho quý hơn của cho. Của cho kèm theo tấm
lòng là quà tặng quý hóa nhất. Của cho không bằng tấm lòng người cho. Và
cho chính cái mình quý nhất mới là cái cho lớn nhất, giá trị nhất. Bà
góa đã cho nhiều nhất vì đã cho cả tấm lòng. Theo số lượng thì một phần
tư đồng xu là quá ít ỏi. Có thể hai đồng đồng kẽm mua được một ổ bánh
mì, một lon gạo, một bó rau đủ để nuôi sống bà trong ngày hôm đó. Bà góa
cũng không sợ bị chê cười vì bỏ quá ít so với người khác. Bà chấp nhận
mình thấp hèn thua kém người khác. Nhưng với Chúa Giêsu, hai đồng tiền
nhỏ của bà lại nhiều hơn hết. Không phải số lượng việc làm hay tiền của
dâng cúng mà Thiên Chúa yêu thích, nhưng là một tấm lòng thuộc trọn vẹn
về Người.
Thánh
Maccô mô tả sự tương phản: các Kinh sư xúng xính trong bộ áo thụng, bà
goá đơn sơ nghèo nàn. Bà góa không lo lắng cho chính mình mà chỉ hướng
về Thiên Chúa. Bà dâng cúng tất cả những gì đang có vào đền thờ. Bà
không lo đến tương lai, không lo ngày mai sẽ ra sao, bà chỉ biết phụng
sự. Bà thật là người thành tâm, thiện chí. Các Kinh sư làm việc đạo đức
chỉ vì muốn có danh lợi và địa vị. Họ mặc lễ phục trịnh trọng, làm bộ
đọc kinh nguyện lâu giờ chỉ để cầu mong được kính trọng chào hỏi, muốn
ngồi chỗ danh dự nhất, lo kiếm được nhiều tiền của biếu tặng. Các Kinh
sư chỉ nghĩ đến mình và tận dụng mọi sự, mọi người và ngay cả việc thờ
phượng Thiên Chúa để làm giàu cho riêng mình.
Việc từ thiện, việc đạo đức, nếu không có lòng yêu mến thì chỉ là phương tiện tìm danh giá và tìm lợi nhuận. Hạng người như thế ở thời đại nào và ở đâu cũng có với những cách thức khác nhau. Họ là tỷ phú hay triệu phú, họ bỏ ra một vài triệu để đóng góp vào công việc từ thiện hay xây cất những công trình công cộng với động lực chính là mua tiếng tăm.
Lắm
người có địa vị cao nhưng tâm hồn lại thấp. Có những người nghèo khó
nhưng tâm hồn rất cao thượng. Có những người giàu có nhưng rất bủn xỉn.
Có những người nghèo khổ nhưng rất quảng đại.
Nhiều
người giàu tiền giàu của nhưng lại rất nghèo vì họ không có gì để cho
người khác. Họ nghèo lòng nhân ái, nghèo sự cảm thông và nghèo lòng trắc
ẩn. Ngược lại, có những người rất nghèo vật chất nhưng lại thật giàu có
vì họ luôn có gì đó để sẻ chia. Họ giàu lòng nhân ái, giàu lòng vị tha,
giàu tình thương mến.
Mẹ
Têrêxa kể lại một câu chuyện. Một ngày nọ, mẹ đi xuống phố và một người
ăn mày đến gặp mẹ và nói : “Thưa mẹ Têrêxa, mọi người đều cho mẹ tiền.
Tôi cũng muốn cho mẹ tiền. Hôm nay, suốt cả ngày, tôi chỉ có được ba
mươi xu. Tôi muốn cho mẹ số tiền ấy”.
Mẹ Têrêxa suy nghĩ một lúc : “Nếu tôi lấy ba mươi xu thì tối nay anh ta sẽ phải nhịn ăn; còn nếu tôi không lấy, tôi sẽ làm tình cảm anh ta tổn thương. Vì thế tôi đưa tay ra để lấy số tiền ấy. Tôi chưa bao giờ thấy được niềm vui như thế trên khuôn mặt ai như trên khuôn mặt của người ăn mày đó khi anh ta nghĩ rằng mình cũng đã cho tiền mẹ Têrêxa”.
Mẹ Têrêxa suy nghĩ một lúc : “Nếu tôi lấy ba mươi xu thì tối nay anh ta sẽ phải nhịn ăn; còn nếu tôi không lấy, tôi sẽ làm tình cảm anh ta tổn thương. Vì thế tôi đưa tay ra để lấy số tiền ấy. Tôi chưa bao giờ thấy được niềm vui như thế trên khuôn mặt ai như trên khuôn mặt của người ăn mày đó khi anh ta nghĩ rằng mình cũng đã cho tiền mẹ Têrêxa”.
Mẹ Têrêxa nói tiếp: “Đối với người đàn ông nghèo này, phải ngồi suốt cả ngày để chỉ xin được ba mươi xu. Đẹp biết bao, ba mươi xu như thế là một món tiền nhỏ, và có thể tôi chẳng mua được gì nhưng vì anh ta đã cho nó và tôi đã lấy nó, nó trở nên gấp ngàn lần bởi vì nó đã được cho với bao yêu thương. Thiên Chúa nhìn thấy không phải là sự to tát của công việc, mà vào tình yêu thương qua đó công việc được hoàn thành”.
Thiên
Chúa nhận định giá trị về một con người không dựa trên những gì họ có
mà dựa trên những gì họ đã cho đi. Ai không bao giờ biết cho đi mới thực
sự là người nghèo khốn cùng. Người ta có thể dâng thật nhiều cho Thiên
Chúa, nhưng bao lâu người ta chưa dâng chính mình hay ít nữa những gì
thuộc về bản thân, những gì liên hệ tới chính con người của mình thì kể
là người ta chưa dâng hiến gì cả. Mẹ Têrêxa nói: “Khi ta trao tặng một
món quà, mà nếu là một mất mát hy sinh lớn đối với ta, thì đó mới thật
là món quà”.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sống quảng đại với Chúa và với tha nhân. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
No comments:
Post a Comment