Trong những ngày
vừa qua, đặc biệt tại Âu châu đã nỗi lên mối lo ngại gây bàn tán sôi nỗi trong
dư luận quần chúng thông qua các phương tiện truyền thông dẫn đến sự can thiệp
của một số chính phủ khi nguồn tin một số người đã có các cục máu đông nguy hiểm
trong não sau khi tiêm vắc xin Corona của AstraZeneca được công bố.
Đan Mạch bắn
phát súng đầu tiên ngưng cho tiêm vắc xin của AstraZeneca vào ngày 11.03 rồi tiếp
theo trong ngày là Na Uy và Island. Tiếp theo như hiệu ứng Domino, các nước Ý,
Pháp, Portugal, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Irland, Đức… lần lượt cũng đưa ra lệnh tạm
ngưng tiêm chủng toàn bộ vắc xin của AstraZeneca. Ngoài ra một vài nước khác
như Áo, Romania, Estland, Litauen cho tạm ngưng chích một loạt vắc xin nhất định
(Charge). Nhưng vào ngày thứ sáu 19.03, bộ y tế Đức đã cho phép được sử dụng vắc
xin trở lại sau khi EMA, cơ quan dược phẩm của EU bật đèn xanh, khi kết luận rằng
loại vắc xin này an toàn và hiệu quả.
Cho đến nay, các
chuyên gia vẫn không thể khẳng định cũng như loại trừ mối liên hệ giữa vắc xin
và các bệnh nghiêm trọng tuy nhiên vừa mới đây, các nhà nghiên cứu của đại học
Y khoa Greifswald – Đức đưa ra câu trả lời, tại sao một số người lại có các cục
máu đông trong não sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca ngừa corona.
Trong thời gian
chích ngừa Corona, không riêng vắc xin của AstraZeneca bị nghi ngờ có khả năng
tạo ra các cúc máu đông ở tĩnh mạch não mà còn có các biến chứng nghiêm trọng
khác cũng được báo cáo:
– Mặt bị liệt:
Biontech / Pfizer 193 trường hợp, Astrazeneca 88 trường hợp
– Sưng mặt:
Biontech 230 trường hợp
– Huyết khối
(Thrombosen): Biontech 10 trường hợp
– Giảm tiểu cầu
(Thrombozytopenie): Astrazeneca 35 trường hợp, Biontech 13 trường hợp
– Rối loạn hình ảnh
máu: Astrazeneca 1098 trường hợp
– Các biến chứng
liên quan đến mạch máu não (zerebravaskuläre Ereignisse): Astrazeneca 41 trường
hợp
– Xuất huyết
não: Astrazeneca 7 trường hợp
– Đột qụy:
Astrazeneca 9 trường hợp
– Mù mắt:
Biontech 15 trường hợp, Astrazeneca 28 trường hợp
Con người sinh
ra không ai giống ai nên thân thể phản ứng với dược phẩm cũng không thể đòi hỏi
giống nhau được. Ngay với “thần dược” trụ sinh đã tồn tại, đã được nghiên cứu từ
hàng trăm năm nay và cũng đã cứu được hàng trăm triệu người, nhưng vẫn gây nguy
hại cho nhóm người bị dị ứng với trụ sinh. Hoặc với Aspirin, một “viên thuốc đa
dạng” lâu đời có từ thế kỷ 16, giúp giảm đau không thể thiếu trong tủ thuốc gia
đình, được dùng để chống từ đau răng cho đến ngừa xuất huyết nảo hoặc có thể ngừa
ung thư trực tràng, ruột già, nhiếp tuyến nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng
Aspirin được vì có những người dùng thuốc có thể bị xuất huyết bao tử. Những
người có tiền sử mắc bệnh loét bao tử, dị ứng với Aspirin, bệnh gan thận trầm
trọng hoặc bệnh xuất huyết cũng không nên uống Aspirin.
Trong đại dịch
Corona, là những người sử dụng, được hưởng phước báu sẽ được chích ngừa chống lại
con virus Covid-19 tàn độc đang giết hàng triệu người trên thế giới, chúng ta
không được phép quên rằng, trong dược phẩm vẫn luôn luôn tiềm tàng một mối nguy
nào đó cho một nhóm người nhất định chứ không bao giờ hoàn hảo được.
Phương Tôn
Tháng
3. 2021
Nguồn:
FORSCHER LIEFERN MÖGLICHE
ERKLÄRUNG FÜR THROMBOSEN NACH CORONAIMPFUNG (SPIEGEL.DE)
WIE HOCH IST DAS
ASTRAZENECA-RISIKO? (N-TV.DE)
Für seltene Hirnvenenthrombosen gefunden! (medizin.uni-greifswald.de)
No comments:
Post a Comment