Sống trong cõi trần lao xao này, có nhiều chuyện chúng ta cần phải nhớ nhưng cũng có nhiều chuyện chúng ta cần phải quên đi thì mới sống an sống khỏe được, phải không bạn?
Là
con người tình cảm, thấm nhuần đạo đức Á Đông, chúng ta lúc nào cũng phải nhớ đến
công ơn của tổ tiên và của những vị anh hùng đã ra công dựng nước, giữ nước:
“Giang sơn Việt được tạo bằng gian khổ
Bằng
mồ hôi, nước mắt, với hy sinh
Của
mẹ cha, của chinh phụ chung tình
Của
chiến sĩ, của mọi người dân Việt”
(Con
nên hiểu – Thơ Sương Lam)
Chúng ta phải nhớ đến công ơn của cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta từ lúc ấu thơ cho đến lúc trưởng thành:
“Công
Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một
lần thờ mẹ kính cha
Cho
tròn chữ hiếu mới là đạo con”
(Ca dao Việt Nam)
Ở
một cấp bậc cao hơn, chúng ta phải nhớ lời dạy của đấng Cha Lành đã dạy chúng
ta phải biết làm tu tập và thực hành những việc thiện lành để giúp mình, giúp
người sống vui, sống hạnh phúc:
Tránh các điều ác
Làm những điều lành
Thanh
tịnh tâm ý
Lời
chư Phật dạy
(Kinh
Pháp Cú)
Lãng
mạn và tình cảm hơn chúng ta chợt nhớ:
“Những
buổi sáng trên đường tới lớp
Trời
thu buồn khắp mẽo sương giăng
Bao
niềm thương nỗi nhớ xa gần
Trong
thoáng chốc quay về lũ lượt
Nào
cha mẹ, trường xưa, bạn cũ
Nào
những ngày khốn khổ điêu linh
Nào
bao nhiêu kỷ niệm ân tình
Hình
ảnh ấy bao giờ xóa được
(Sài Gòn còn gì để thương để nhớ- thơ Sương Lam)
Chính
những niềm thương nỗi nhớ này đã làm cho chúng ta cứ mãi vương vấn, khổ đau mãi
trong vòng sinh tử luân hồi với lý thuyết thập nhị nhân duyên của nhà Phật.
Ai ai cũng sợ có bệnh Alzheimer với hơn 4,5 triệu người Mỹ mắc bệnh hiện nay và dự đoán tăng lên 15 triệu vào năm 2050. Theo nghiên cứu thì bệnh mất trí nhớ này là kết quả của sự chết của những tế bào thần kinh trong não bộ. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân của sự kiện mất mát này. Yếu tố di truyền và môi trường đang được khảo sát có phải là nguyên nhân của chứng bệnh mất trí nhớ này hay chăng? Đa số các trường hợp mắc bệnh xảy ra sau 65 tuổi nhưng đôi khi độ tuổi 30, 40 , 50 cũng bị mắc bệnh.
Tuy nhiên đôi khi người bị bệnh quên lại càng cảm thấy sung sướng hơn như người bệnh trong mẫu chuyện dưới đây. Lạ nhỉ? Xin mời bạn cùng đọc với người viết mẫu chuyện dưới đây:
Bệnh Quên
Nước Tống có người đứng tuổi, tự nhiên mắc phải bệnh quên: buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều quên; ngày nay cho ai cái gì, ngày mai quên; ra đường quên cả đi, ở nhà quên cả ngối; trước đã làm gì , bây giờ quên hết; bây giờ đang làm gì, sau này quên hết.
Cả
nhà rất lo, xem bói không tốt, đi cúng không đỡ, đón thầy chữa thuốc cũng không
khỏi. Sau có ông Thầy nước Lỗ đến xin chữa. Người nhà hứa nếu chữa khỏi,
sẽ chia hai gia tài.
Ông
thầy nói: Bệnh này bói không ra, cúng không khỏi, thuốc không trị được.
Nay tôi thử hóa tâm tính, biến trí huệ anh ta, may ra khỏi chăng?
Nói
xong ông thầy liền sai lột áo để cho lạnh, thì anh tax in áo; sai cấm ăn để cho
đói, thì anh ta xin ăn; sai đem vào chỗ tối, thì anh ta xin đem ra ánh sáng.
Ông
thầy hớn hở bảo vợ con anh ta: Bệnh chửa được, song thuốc của ta bí truyền,
không thể nói cho ai biết được.
Rồi
đuổi cả người chung quanh, chỉ một mình ông ở với người bệnh trong bảy
ngày. Chẳng biết ông thầy làm gì, mà cái bệnh lâu năm ấy lại khỏi ngay.
Khi
anh có bệnh tỉnh như thường, bèn nổi giận, chửi vợ, đánh con, cầm dao đuổi ông
thầy. Người nhà bắt lại, hỏi nguyên do, thì anh ta than:
- Lúc trước lòng ta
thản nhiên, khoan khoái là chừng nào! Trời đất có cùng không, ta chẳng cần
biết. Nay ta phải nhớ lại cả những việc làm vài mươi năm về trước, việc
còn, việc mất, việc được việc thua, việc thương việc ghét, muôn mối ngổn ngang,
nổi dậy bời bời…Ta chỉ sợ sau này ta muốn được một phút yên tâm quên đi tất cả,
liệu còn có được nữa không ?
Liệt Tử
(Nguồn: Cái Cười của Thánh Nhân của Thu Giang Nguyễn Duy Cần)
Bây
giờ có nhiều tài liệu giúp chúng ta có thể cải thiện trí nhớ của chúng
ta. Một người bạn mới chuyển gửi đến người viết tài liệu hay hay dưới
đây..Mời quý bạn đọc thử tài liệu dưới đây xem có giúp ích gì
cho bạn không nhé
Trí nhớ ngày càng kém cũng đừng lo lắng
7 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ, minh mẫn
như xưa! -
(Nguồn:
Email bạn gửi. Cám ơn chị Mai Đặng nhé. Bài viết không thấy đề
tên tác giả)
Người viết thường tự mỉm cười một mình khi nhớ đến định nghĩa chữ Quên do chính người viết tự chế: “Nhớ là những gì còn lại sau khi Quên”, mỗi khi người viết quên làm một chuyện gì đó hay quên tên một người nào đó. Còn bạn thì sao?
Xin
chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện
tại với duyên nghiệp của mình nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
Sương
Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi=MCTN 554- ORTB 978-3162021
Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam
https://www.pinterest.com/suonglamt/
Tố Kim ơi,
ReplyDeleteChị SL mới được bạn chuyển đến chị 3 Quên dưới đây:
"3 QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi."
Cũng hay đấy nhỉ?
Chị SL hy vọng chúng mình sẽ không quên nhau được vì chị em mình tâm ý tương thông mà lị!
Chúc an vui nha Tố Kim
Love
Chị Sương Lam
MG cam on chi SL cho doc bai viet hay, thuc te trong tuoi ve chieu, Than chuc chi SL, NPNam moi su an vui,
ReplyDeleteNPN la` co em cung que Soc Trang voi Giang ddo' chi. SL a`,
Than tinh,
MGiang