Mùa Xuân
đã về ở thành phố Portland thân yêu của tôi với hoa đào, hoa vàng nở rộ khắp mọi
nơi.
Cây hoa xứ Mỹ Forsythia của tôi đã nở hoa vàng rực rỡ ở sân trước nhà tôi. Năm nào tôi cũng chạy ra chụp hình với cây hoa vàng này.
Tôi yêu thành phố Portland của tôi nhiều lắm, bạn ạ!
Tôi yêu màu xám nhẹ buồn của sương lam mờ đỉnh núi, màu vàng lãng mạn của những hàng cây khi mùa thu đến, màu trắng trinh nguyên của tuyết trắng mùa đông trên đỉnh núi Mount Hood, màu xanh tươi mát của những rừng thông thẳng tắp ngút ngàn, màu hồng rực rỡ của những đoá hồng ở các vườn hồng Portland, màu xanh hy vọng của đại dương bát ngát dọc theo quốc lộ 101 và yêu nhất là nụ cười hồn nhiên ngây thơ của những trẻ thơ bé nhỏ tuổi học trò.
Tôi yêu trẻ thơ, đó là một sự thật vì trẻ thơ ngây thơ vô tội, không biết tính chuyện “ân oán giang hồ”. Ai thương yêu chúng nhiều, thì chúng thương yêu lại nhiều, thật tình. Ai thương yêu chúng ít thì chúng thương yêu lại ít. Thế thôi. Thật bình thường! Thật giản dị!
Tôi thương các cụ cao niên vì họ tuổi già sức yếu, sống cô đơn buồn tủi. Họ sống trong một thế giới riêng biệt của họ, dù họ đang sống trong viện dưỡng lão hay đang sống trong gia đình với con cháu. Họ hoài niệm về những kỷ niệm của quá khứ đã qua. Họ lo lắng cho một ngày mai phải rời bỏ trần thế trong cô đơn tuyệt vọng. Tội nghiệp thay!
Cho nên tôi cố gắng đem lại cho những người bạn già của tôi những niềm vui nho nhỏ trong ngày trong phạm vi khả năng của tôi có thể làm được và đó cũng chính là niềm vui của tôi trong hiện tại.
Tôi có nhiều
bạn cũng vào độ tuổi U80- U90 như tôi. Họ biết tôi thích viết bài cho những
cụ cao niên đọc cho vui nên đã chuyển chia sẻ với tôi nhiều tài
liệu về tuổi cao niên rất hay.
Xin cảm
ơn anh NTL mới chuyển đến tôi bài thơ Về Già, đã tạo
niềm cảm hứng cho tôi viết bài tâm tình hôm nay.
Mời
Bạn cùng đọc cho vui nhé.
Về già
Về
già cần giữ lấy tiền.
Phòng
khi thèm miếng gì liền gởi mua.
Con
cái chia chác cũng chừa..
Lại
một chỗ ở cho vừa yên thân.
Dù
cho con cháu ân cần
Có
tiền mình vẫn giữ ρhần tự do.
Việc
nhà riêng nó tự lo.
Đừng
nghe nó khổ lại rò hết ra..!!
Áo
quần mua sắm cho ta.
Đồ
ăn thức uống trong nhà trữ thêm.
Đói
lòng thức giấc ăn đêm.
Khỏi
cần con cái phải thêm nhọc lời.
Sáng ra thủng thẳng rong chơi.
Ghé qua chợ nhỏ mua vài món ngon.
Trưa về tự nấu chút cơm.
Nấu canh kho cá cho thêm việc làm..
Sống vui sống khỏe bình an.
Không nhờ không dựa dù con sang giàu.
Tiền con cho lúc ốm đau.
Cứ nhận để đó ρhòng sau mà dùng.
Đừng
nên nhận đến sống chung.
Dâu
Rể có tốt cũng chừng mực thôi.
Người
già thường sẽ lôi thôi.
Nó
chê nó đuổi rồi nơi đâu về..
Nhà
mình mình ở chớ đi..
Đứa
nào không thích thì thuê ra ngoài.
Cả
đời nuôi nấng chúng rồi.
Có hiếu mình hưởng..không thời cũng yên..!!!
ST
(Nguồn: Email bạn chuyển- Cảm ơn anh NTLai)
Mời Bạn đọc thêm
tài liệu hữu ích dưới đây:
3 câu nói sau
sẽ giúp bạn có cuộc sống tốt nhất khi về già
1. Thứ
nhất, những việc vượt quá khả năng, không cần cố tỏ ra mạnh mẽ
2. Thứ
hai, đừng can thiệp vào cuộc sống của con bạn, hãy yên tâm sống cuộc sống của
chính mình
3. Thứ
ba, hãy để mọi việc thuận theo tự nhiên, mọi sự tùy duyên
Già đi là một quá trình tất yếu
trong cuộc sống. Ai cũng mong muốn có một tuổi già tốt đẹp, trên con đường già
đi có thể tận hưởng phúc lành và có được một cuộc sống hạnh phúc. Để có thể được
như vậy, cách sống tốt nhất chỉ trong 3 câu nói này.
1-Thứ nhất, những việc vượt quá khả năng, không cần cố tỏ ra mạnh mẽ
Khi
già đi, thể lực có thể không còn như trước nữa, có những việc không thể làm được
thì đừng gắng gượng mà hãy chú ý đến sức khỏe của mình. Bởi vì, một khi ngã xuống
có thể sẽ bị thương nặng, thậm chí có thể xảy ra những sự cố không lường trước
được.Chúng ta nên làm những việc trong tầm tay, chứ không phải những việc phải
kiễng chân lên để làm
Cách
sống tốt nhất ở tuổi già là nhận rõ khả năng của mình, không cố gắng cưỡng ép.
Những việc mình không làm được, gọi con cái đến giúp đỡ là điều rất bình thường.
Đừng lo sợ con cái sẽ giận, sợ chúng sẽ cảm thấy khó xử hay phiền phức. Thực
ra, con cái không sợ bạn làm phiền, điều chúng sợ nhất là bạn gặp chuyện không
may và có chuyện mà không nói với chúng.
Khi
già, mặc dù biết rằng cần giữ một khoảng cách nhất định với con cái, nhưng có
những việc nên để con cái làm. Quan trọng nhất là phải chú ý đến sức khỏe của
mình, đừng vì cố gắng mà gây ra va chạm, đau đớn, sẽ chỉ làm khổ chính mình.
Như
nhà văn Lý Tiểu Ý từng nói: “Chúng ta nên làm những việc
trong tầm tay, chứ không phải những việc phải kiễng chân lên để làm”.
Khi đã già, có những việc không thể làm được thì đừng cố gắng. Đối với những lời
đề nghị giúp đỡ của người khác, đừng dễ dàng đồng ý; cũng đừng vì sĩ diện hay
hư vinh mà nói rằng con cái mình có thể làm được, điều đó sẽ khiến con cái
không hài lòng vì phải gánh thêm việc. Sống một cách tỉnh táo mới là điều quan
trọng nhất.
2-Thứ hai, đừng can thiệp vào cuộc sống của con bạn, hãy yên tâm sống cuộc sống của chính mình.
Khi già đi, cách sống tốt nhất chính là sống cho chính mình. Con cái có cuộc sống riêng, có những mục tiêu và kế hoạch riêng, có lối sống mà chúng mong muốn. Dù bạn đã nghỉ hưu hay có nhiều thời gian rảnh rỗi, cũng đừng can thiệp vào cuộc sống của con cái, đừng dồn hết tâm sức và thời gian vào việc dõi theo cuộc sống của chúng. Hãy buông tay, đừng lo nghĩ quá nhiều, đừng bận tâm quá nhiều, hãy để con cái tự do theo đuổi cuộc sống của riêng chúng.Khi già đi, không bệnh tật, không lo nghĩ, thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng như tiếng chim hót mùa xuân
Bạn
nên có những công việc riêng, phát triển sở thích của mình, tận hưởng cuộc sống
tuổi già. Khi già đi, không bệnh tật, không lo nghĩ, thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng
như tiếng chim hót mùa xuân.
Nhiều
khi, con người cảm thấy mệt mỏi vì lo lắng quá nhiều, quan tâm quá nhiều. Lúc này,
cần buông bỏ những gánh nặng, để tinh thần được thư giãn và phát triển sở thích
của mình. Hãy thả lỏng tâm trí, trở thành một người tìm thấy niềm vui trong những
điều giản dị, thêm phần tươi đẹp cho quãng đời còn lại của mình.
3-Thứ ba, hãy để mọi việc
thuận theo tự nhiên, mọi sự tùy duyên
Khi
đã già, cách sống tốt nhất là nhìn mọi thứ một cách thoải mái, nhẹ nhàng, sống
với thái độ an nhiên, hài lòng với những gì mình có, như vậy mới thực sự an
yên.
Dù
con cái không xuất sắc như con nhà người ta, không có sự nghiệp thành công,
cũng đừng ghen tị hay so sánh. Dù cuộc sống có thế nào, cũng nên sống một cách
sáng suốt, hài lòng với những gì mình có, không chỉ trích hay trách móc con cái
vì chúng không thành đạt.
Đến
tuổi này, chúng ta cũng nên hiểu rằng, dù không đạt được cuộc sống giàu sang
phú quý, nhưng nếu có thể sống ổn định, như vậy là đủ rồi. Càng tham lam, cuộc
sống sẽ càng khó khăn.Học cách hòa giải với chính mình, và trong sự bình thản,
không vội vàng, sẽ gặp được cuộc sống tốt đẹp hơn
Có
người nói rằng, cuộc đời giống như một sân đấu thể thao, nửa đầu so sánh về học
vấn, công việc, thành công và sự thăng tiến; còn nửa sau lại so sánh về huyết
áp, đường huyết, mỡ máu, và sự suy giảm…
Cuộc
sống không thể chạy đua với thời gian, bởi thời gian trôi năm này qua năm khác,
mà đời người chỉ kéo dài được trăm năm. Hãy để mọi việc thuận theo tự nhiên,
không can thiệp hay ép buộc bất cứ điều gì. Học cách hòa giải với chính mình;
và trong sự bình thản, không vội vàng, sẽ gặp được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Già
đi không phải là điều đáng buồn. Khi một người già đi, điều đáng buồn nhất là
khi đã già mà vẫn phải cố gắng gánh vác nhiều việc, vẫn phải mạo hiểm mạng sống
của mình để làm một số việc. Khi già đi, cách sống tốt nhất là khi có chuyện xảy
ra không cố gắng chống đỡ; không ép buộc, không tức giận, không tranh đấu; thuận
theo tự nhiên, an phận với hoàn cảnh mới là cách sống sáng suốt nhất.
Bảo Châu biên dịch
Nguồn: (Tống vân)
Mời xem youtube tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp các ngón tay tốt cho sức khỏe tuổi già do bạn tôi mới gửi đến. Cảm ơn Kate nhé.
Easy exercise
https://x.com/GraceGym_/status/1901870465385169016
Chúc quý bạn có nhiều sức
khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của
mình nhé.
Người giữ vườn Một Cõi
Thiền Nhàn
Sương
Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 753-ORTB 1184_3-19-25)
Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
No comments:
Post a Comment