Nộp đơn xin "Xuất Khẩu Lao Động" –
Hình trên internet
Doãn đã trải qua nhiều ca mổ để lấy đạn ra
khỏi người. Vì bị bắn quá gần, nên những viên đạn không công phá nhiều, có viên
còn nằm trong lồng ngực, làm cho Doãn phải nằm bệnh viện cả tháng trời. Mỗi lần
tỉnh dậy sau một ca mổ, đã có cả đám công an chính trị đảng bu quanh giường hỏi
với hắn thật nhiều câu hỏi, nào là: Mùi đi về Bắc ngày nào? Đi bằng máy bay hay
là xe lửa? Doãn đi về Bắc bằng phương tiện gì? Tại sao không đi mà lại quay trở
về nhà? Tại sao Doãn lại bắn chết vợ? Tại sao lại có cả Vượt ở trong nhà hắn?
Tại sao hắn bắn chết Vượt rồi xác cả hai lại nằm đè lên nhau? Vết thương ở ngực
và ở đùi là do ai bắn mà vết đạn lại khác với vết đạn trong nòng súng của Vượt?
. . . Thật là nhiều câu hỏi mà hắn chưa kịp sắp xếp để trả lời. Để khỏi bị sơ
hở, Doãn làm bộ chưa khỏe hẳn, chỉ trả lời là chưa tỉnh hẳn, chưa nhớ hết mọi
chuyện. Mỗi lần tỉnh dậy, Doãn phải làm bộ chưa tỉnh, cứ nhắm mắt nằm im để cố
moi óc nhớ lại những gì đã xẩy ra và những gì cần phải nói. Vợ của Roạt cũng
đến thăm Doãn, cố ý hỏi xem Doãn có biết chồng mình đi đâu không mà mãi cho đến
ngày hôm nay cũng chưa thấy về? Mặc dầu chung quanh giường không có ai cả,
nhưng Doãn cũng đoán biết rằng có rất nhiều đôi tai đang nghe lén ở phòng bên
cạnh hoặc bọn công an đã đặt máy nghe lén ở ngay trên giường của hắn. Mặc dầu
đã biết rõ ràng là Roạt và Huệ đã bị đạn chết ngay trên tầu vượt biên, Doãn vẫn
im lặng, chỉ lắc đầu ra dấu là không biết gì cả.
Nhờ những lúc giả mê đó mà Doãn đã sắp xếp ra
một câu chuyện kỳ bí để khai với bọn công an đảng:
“Tôi tranh thủ công tác ngày đêm bắt bọn Ngụy
trốn ra nước ngoài, nên thường xuyên phải xa vợ xa con. Đồng chí Vượt biết tôi
không có nhà ban đêm, nên đã cố tình đến dụ dỗ vợ tôi tên là Mùi. Ngày 15 – 9 –
1979 vừa qua, Mùi đã nghe theo lời dụ dỗ hủ hóa của Vượt mà đem con đi chơi với
hắn, lấy cớ là về Bắc thăm cha mẹ già. Để chặt đứt hậu họa, Vượt đã đem thượng
liên phòng không đến bố trí tại nơi tôi thường phục kích bọn ngụy trốn ra nước
ngoài để bắn chết tôi, vì hắn biết rằng tôi đã cho toán công an biên phòng đi
công tác xa, chỉ có một mình tôi âm thầm làm nhiệm vụ trong đêm đó mà thôi. Tôi
bị thương ở ngực và ở chân, phải nằm lại bờ sông chờ hồi phục, mãi đến gần sáng
tôi mới tranh thủ vượt qua những xác chết để về nhà nằm nghỉ, chờ các đồng chí
phục vụ tới đưa đi nhà thương. Trong khi đang nằm dưỡng thương, tôi nghe có
tiếng mở cửa, nên đã vội vàng lăn xuống giường lấy súng hộ thân, không ngờ là
Vượt tưởng tôi đã chết nên đưa vợ tôi về nhà xúi dục vợ tôi lấy quần áo trốn đi
với hắn. Tôi nghe rõ mọi chuyện, mới xuất hiện khuyên giải Mùi và mắng cho Vượt
một trận, không ngờ Vượt đã xô vợ tôi về phía tôi với ý đồ dùng Mùi làm bia đỡ
đạn cho hắn dùng súng AK bắn tôi. Tôi vì tự vệ, đã bắn lại Vượt, đạn vô tình trúng
vào Mùi và Vượt, không biết sống hay chết. Phần tôi, tôi bị trúng nhiều phát
đạn của Vượt, đã gục tại chỗ. Rất may là tôi đã được các đồng chí bảo vệ nghe
tiếng súng nỗ đã chạy vào can thiệp đưa tôi đi bệnh viện và sống sót cho đến
ngày hôm nay."
Màn bí mật bao trùm mọi việc đã xẩy ra.
Cũng như lần bị toán Biệt Kích kêu máy bay dội
bom chết hết cả đám, chỉ còn một mình Doãn sống sót, chẳng còn ai chung quanh
để mà làm nhân chứng, nên Doãn đã vừa được sống vừa được ghi công trạng. Lần
sống sót thứ hai này cũng y hệt như vậy, Roạt và Huệ đều đã chết, Hường chắc đã
vượt biên yên ổn với chiếc tầu mới tinh đầy vàng bạc. Vượt và Mùi cũng đã đi về
thiên đường Cộng sản, chẳng còn ai để mà khai với báo, Doãn lại một lần nữa
sống còn để tha hồ mà nói những gì có lợi cho mình. Doãn được sống còn, được
lên chức, nhưng trong lòng chứa đầy hận thù. Hắn hận thù dân miền Nam gốc
“Ngụy”mà Hường là tiêu biểu, đã lừa cả tình lẫn tiền của hắn, cướp hết cả tài
sản mà hắn đã giết người cướp được từ ngày "Giải Phóng" cho đến nay,
đã thế, Hường còn lừa cho hắn đi vào chỗ chết để dùng ngay chiếc tầu của mình
mà đi vượt biên. Doãn hận thù người vợ là dân miền Bắc chính gốc đảng, đã nhẫn
tâm đem tình nhân về nhà giết hắn. Doãn đã nghiến răng thề với bác và đảng
rằng, sẽ cướp thật nhiều tiền bằng đủ mọi thủ đoạn, và sẽ giữ thật chặt của cải
cướp được, không đưa cho ai nữa cả.
Sau khi nghỉ bồi dưỡng một thời gian dài mà sức khỏe vẫn không còn được như xưa, Doãn không còn được làm Trưởng đồn Công an biên phòng nữa, mà chuyển về "công tác" ở nội thành. Thật là may mắn, Doãn đã được một tên Tướng Công an tín nhiệm, giao cho nhiệm vụ quản lý một đường dây kinh tài. Ngoài mặt, Doãn là "Trưởng Phòng Tổ Chức" của “Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài”, nhưng mặt trong, Doãn cầm đầu một đám chuyên môn gởi công nhân đi ra "Nước Ngoài" để . . . hợp tác lao động, nói rõ ra là “Xuất Khẩu Lao Động”. Mỗi khi có một quốc gia nào muốn có thêm công nhân làm những việc mà người bản xứ chê không làm, thì Sở Nhân Dụng lại tuyển mộ công nhân để đi hợp tác lao động. Với viễn ảnh sẽ có "Thu Nhập Cao", những người dân đua nhau tới xếp hàng trước cửa văn phòng của Doãn để chờ nộp đơn. Doãn cho "Cò" ra ngoài ra giá cho những ai muốn nộp đơn đi làm việc ở những quốc gia "Châu Á", như Đài Loan, Nam Hàn, Sing . . . hoặc những quốc gia Âu Châu, Mỹ, Gia Nã Đại, Úc và Tân Tây Lan . . . Tùy theo nơi được gởi đi làm mà giá tiền lót tay theo đó mà gia tăng.
“Xuất Khẩu Lao Động” –
Hình trên internet
Lần này, túi tiền của Doãn toàn là tiền Đô La
Mỹ, cứ thế mà càng ngày càng gia tăng.
Mỗi tối, Doãn vẫn có thói quen mở cặp táp tiền
ra đếm. Nhớ lại lần bị con Nga bắt gặp đang đếm những vòng vàng đầy những máu,
lần này Doãn kinh nghiệm hơn, tiền bạc hắn cho vào một cái cặp da, mỗi lần đếm
tiền, hắn vào phòng riêng khóa kín của lại rồi mới đem tiền ra đếm. Vừa đếm
tiền vừa ngắm những đồng đô la xanh nhạt sạch sẽ mới tinh, Doãn sung sướng nhớ
lại những vòng vàng nặng nề đầy máu tanh ngày xưa, cảm thấy mình đã . . . tiến
bộ hơn nhiều lắm.
Nga cũng theo ngày tháng mà lớn lên, đã học
tới cấp hai của trường"Chất Lượng Cao" Cầu Giấy. Vì chỉ có một đứa
con, Doãn cưng Nga như trứng mỏng, cho Nga tất cả những gì mà Nga cần tới. Doãn
muốn sau này, Nga sẽ đi theo con đường của hắn, cũng sẽ được đề bạt vào đảng,
sẽ giữ chức vụ mà hắn đang . . . “Nắm bắt” để có được một cuộc sống thật là phú
quý vinh hoa “Tư Bản Đỏ”.
Doãn đôi khi nhờ Nga xếp dọn hồ sơ, đọc cho
hắn nghe những báo cáo của các “Đại Sứ Quán” từ các nơi gỏi về, để cho Nga làm
quen với công việc. Nhưng dù là Doãn đã cố gắng hết sức để lèo lái Nga đi
theo con đường của mình, Nga hầu như là không có một ý thích nào cả. Nga học
giỏi, lại được đào tạo từ trường học có . . . “Chất lượng cao” nên lại càng ra
vẻ thông minh. Mỗi lần đi học về, Nga thường ngồi vào “Máy vi tính” đi vào
những màn hình mà hắn chưa hề thấy, để đọc những tin tức ở khắp nơi rồi kể lại
cho hắn nghe. Có lần, Nga chỉ vào màn hình mà giải thích cho Doãn:
“Bố ơi, Việt Nam mình đã đem thật nhiều công
nhân ra nước ngoài làm việc mà không lo cho đời sống của họ, để họ bị chủ nhân
bóc lột trả lương thật thấp, không đủ tiền ăn. Có người bị chết mà chẳng ai cứu
giúp, chẳng ai lo đem xác của người ta về Việt Nam chôn cất, để đến nỗi người
ta chôn họ ở nơi nào thân nhân ở Việt Nam không hề biết. Đến khi hết việc, đám
công nhân này không có tiền mua vé máy bay về nhà, đàn ông thì đi bán bạch
phiến, đi trồng cần sa. Đàn bà con gái thì phải đi làm điếm để nuôi thân . . .
Nhục quá! Sao chính phủ mình không giúp họ hả bố? Bố đang làm ở Sở Nhân Dụng,
bố có giúp gì cho họ được không?”
Doãn hùng hổ trả lời:
“Con cứ xem những cái đài . . . phản động, đưa
toàn những tin xấu để cố tính làm phương hại tới chính nghĩa của đảng và nhà
nước ta. Cơ quan của bố luôn lluôn lo cho đời sống của những người đi hợp tác
lao động, luôn luôn “Quản lý” chặt chẽ “Chế độ làm việc và ăn uống” của những
người này. Bố đề nghị con nên xem những đài của Trung Quốc, của Liên Sô để . .
. “Bồi dưỡng tư tưởng văn hóa Cộng sản””
Một hôm, trong khi Nga đang ngồi soạn hồ sơ,
bỗng ngồi im xem đi xem lại một cái thơ. Doãn ngạc nhiên nhìn Nga mà hỏi:
“Con đọc thơ của cơ quan nào đấy?”
Nga vừa đọc vừa trả lời:
“Thơ của “Đại sứ quán” ở Tiệp Khắc gởi về . .
.”
Rồi bỗng Nga lớn tiếng đọc:
“Theo chỉ thị của đồng chí, tôi đã ra thông
báo trả lời chính quyền Tiệp Khắc là không hề biết gì về những công nhân được
đem “Chui” qua đây làm việc.
Tôi cũng đã gởi thơ tới cơ quan bảo hiểm để
đòi họ thanh toán tiền cho những công nhân đã bị chết để gởi về cho thân nhân ở
Việt Nam.
Tôi gởi kèm theo đây bảng chiết tính số tiền
mà những công nhân được đồng chí đưa “chui” qua đây làm việc phải trả
tiền hàng tháng cho ta. Tôi cũng kèm theo số tiền mà hãng bảo hiểm trả cho ta.
Theo đúng hợp đồng, tôi giữ lại một nửa cho công tác của đại sứ quán, một nửa
còn lại đã bỏ vào hộ khẩu ngân hàng mà đồng chí đã chỉ định. Mọi việc đều đã
hoàn tất tốt, đúng chỉ tiêu. Xin đồng chí cứ tiếp tục gởi công nhân chui qua
đây.”
Nga ngưng đọc, quắc mắt nhìn Doãn:
“Bố . . . Bố có còn là
con người hay không?
No comments:
Post a Comment