1-Thở là gì?
Mỗi ngày ta hít thở khoảng 18,925 lít không khí.
Thở có hai nhiệm vụ:
Thứ nhất là nó cung cấp cho cơ thể dưỡng khí cần để đốt thực phẩm và cho dưỡng khí. Thứ hai là nó thải ra thán khí là chất không cần của đời sống.
Dưỡng khí là chất hơi chiếm khoảng 20 phần trăm không khí mà ta hít vào phổi. Không khí thở ra chứa nhiều thán khí.
Mặc dù thở là không tự chủ, tuy nhiên ta có thể du di nó một phần nào. Thí dụ ta có thể lấy hơi thật lớn trước khi lặn ở dưới nước.Ta cũng có thể ngưng thở nhưng đừng ngưng lâu quá; phản ứng không tự chủ bắt con người thở quá mạnh khiến ta không thể tự tử bằng cách ngưng thở.
2-Khi ta “hết hơi” thì chuyện gì xẩy ra?
Trong khi vận động mạnh, bắp thịt của ta có thể đã dùng hết dưỡng khí mau hơn là tim cung cấp và phổi có thể thay thế.Tạo hóa đã cung gắn sự cấp cứu này bằng cách cho phép các cơ bắp mắc nợ dưỡng khí một thời gian ngắn. Khi món nợ này đã được trả, ta có thể ở trạng thái “hết hơi” và chúng ta sẽ tiếp tục thở hổn hển.
3-Tại sao ta ngáy và có cách điều trị không?
Ngáy là hơi thở mạnh và khó khăn trong khi ngủ.Người lớn đôi khi ngáy khoảng 45 lần nhưng trung bình là 25 lần.
Nguyên nhân là do nghẹt mũi, lớn lên của lưỡi hoặc cục thịt dư, lệch vách ngăn của mũi, nằm ngửa và lưỡi cản trở hơi thở.
Ngáy có thể nguy hiểm và gây ra nghẹt thở tạm thời. Nếu có khoảng sáu hoặc bẩy cơn như vậy trong vòng một giây đồng hồ sẽ gây ra nghẹt thở và cần đi thăm bác sĩ. Thiếu dưỡng khí có thể đưa tới cao huyết áp và mất ngủ kinh niên.
Ngáy vừa phải có thể được chữa bằng vận đông và giảm cân hoặc không uống rượu, thuốc ngủ hoặc thuốc an thần trước khi ngủ.
4- Tại sao ta ngáp?
Nếu chúng ta thấy một người ngáp khi bước ra khỏi rạp chiếu bóng, đừng cho là tại phim dở. Trái với ý kiến chung, ngáp không phải là dấu hiệu của sự buồn chán.Nếu ta ngáp, giản dị là chúng ta cần dưỡng khí và khi ngáp, dưỡng khí sẽ vào phổi nhiều hơn.
Dưỡng khí của cơ thể sẽ thiếu sau một thời gian dài thở nhẹ, bị căng thẳng hoặc ngồi bất động một thời gian lâu.Ngáp không phải là dấu hiệu của một bất thường nào. Điểm đặc biệt là ngáp không xẩy ra khi con người bị bệnh về thể chất hoặc tâm thần.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, cn.
No comments:
Post a Comment