Đây là một bài phỏng dịch và tóm tắt các điểm chánh của tác phẩm nổi
tiếng thế giới “Pourquoi les hommes ont peur des femmes”, viết bởi cố Giáo sư
Jean Cournut, một nhà phân tâm học (psychanalyste) lỗi lạc của Pháp.
Tác phẩm được Quadrige/Presses Universitaires de France xuất bản năm 2006.
POURQUOI LES
HOMMES ONT PEUR DES FEMMES
https://comprendreleshommes.com/psychologie/decoder-gestes/peur-femmes/
Những
Kiểu Sợ Vợ - Người Phương Nam
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2013/06/nhung-kieu-so-vo.html
Tất cả những điều viết ra dưới đây, đều là ý của Giáo sư Jean
Cournut.
Người viết cố gắng hết mình để diễn đạt lại bằng lời văn...giản dị đối với một tác phẩm vô cùng phức tạp,
với hy vọng giúp cho bạn đọc có thêm một cái nhìn và cái suy nghĩ mới, khác xa
với cái nhìn và cái suy nghĩ mà chúng ta vẫn thường có về người đàn ông và
người đàn bà.
Jean Cornut est membre titulaire de la
Société Psychanalytique de Paris dont il est actuellement le président. Il a
obtenu le prix Maurice Bouvet de Psychanalyse en 1984 et a été depuis élu
membre permanent du jury de ce prix. Il a déjà publié aux PUF L'ordinaire de la
passion et Epỵtre aux OEdipiens.
Thuở khai thiên lập địa (Néo - Génèse)
Adam hoàn toàn được hạnh phúc. Có nơi ăn chốn ở, nhưng trần
truồng. Anh ta thỏa mãn với cuộc sống tại địa đàng riêng biệt của mình. Nhờ
biết cách tự túc nên Adam không cảm thấy thiếu thốn cái gì hết.
Đối với cuộc vui xác thịt, anh ta tự mình thỏa mãn lấy.
Đối với cuộc vui tinh thần thì anh ta tự nói một mình ên để anh ta nghe.
Vì chưa có một siêu ngã (surmoi) dẫn dắt, Adam phải tạo ra Chúa qua hình ảnh
của mình để được phù hộ và duy trì những gì tốt đẹp nhất trong đời. Vườn địa
đàng (Eden) có đó, Niết bàn (Nirvana) cũng có đó nhưng chẳng đem ích
lợi gì thêm hơn nữa.
Adam mới nói với Chúa: «Hãy tạo cho tôi một cái khác biệt (altérité)».
Chúa bèn lấy một phần nhỏ trên thân thể Adam để tạo ra một người khác, theo
kiểu nhân bản vô tính (clôner). Chúa
có thể tạo ra hằng hà sa số người giống Adam như đúc, anh ta có thể nhìn vào
gương và sẽ thấy muôn ngàn hình ảnh của mình trong đó.
Nhưng không, chỉ có Chúa mới hiểu tại sao. Thay gì tạo ra copy của Adam, Chúa
lại tạo ra một sự khác biệt.
Eva xuất hiện trước mặt Adam. Hai người nhìn nhau bở ngỡ...
Người nầy thấy mình không hoàn toàn giống y người kia.
Adam không hiểu mô tê gì hết!
Cái vật đó, hay sự thiếu vật đó trên thân thể Eva làm Adam hết sức bối rối.
Ngược lại, hình như Eva cũng dùng cái vật kia để làm cái gì đó...
Thôi thì đành phải chấp nhận sự khác biệt vậy.
Adam mới nói với Eva hãy lo việc nội trợ
đi. Để tui lo phần suy nghĩ cũng như lo việc bảo vệ Eva.
Tuy thế, Adam vẫn cảm thấy không được yên tâm cho lắm.
Adam không bao giờ hiểu được nên anh vẫn lo sợ.
Chúa bèn nói với Eva: «Adam sẽ điều khiển con (ton homme te gouvernera) và con phải đẻ trong sự đau đớn (tu enfanteras dans la douleur)».
Eva không nói gì hết, nhưng hình như lúc vui đùa với các phụ nữ khác, thỉnh thoảng
Eva la hét lên trong niềm cực cảm tột cùng của chín tầng mây. Bằng cách nào, và
tại sao"
Một ngày nọ,vì không chịu nổi nữa, Adam mới nói với Chúa: «Hãy cho tôi biết được
niềm hoan lạc (béatitude) của đàn
bà». Và Chúa đã cho Adam biết được điều đó…
(và chính điều khác biệt trên đã mang đến cho người đàn ông biết bao là hoan lạc
cũng như là khổ đau trong đời! Lời người viết).
Tại sao đàn ông sợ đàn bà
- Đàn ông sợ đàn bà, vì họ nghĩ đàn bà là hiện thân cho một loại tình dục đầy
thú tính và man rợ (page 08).
«Les hommes ont peur des femmes parce
qu’elles incarnent, pensent ils, la sexualité animale, sauvage».
- Đàn ông sợ đàn bà, vì họ nghĩ đàn bà là hiện thân cho sự chết chóc (nhưng đồng
thời cũng đem đến sự sống và những giá trị thật sự của nó (page 09).
«Les hommes ont peur des femmes parce
qu’elles incarnent, pensent –ils, la mort (mais aussi la vie et les «vraies valeurs)»
-Đàn ông sợ đàn bà, và vì sợ đàn bà, nên đàn ông do dự mỗi khi muốn xáp đến họ,
có thể tại vì các ông lý tưởng hóa các bà, hoặc các ông nghĩ rằng đàn bà quá
nguy hiểm (page 09).
«Ayant peur des femmes, les hommes
hésitent à les aborder soit parcequ’ils les idéalisent, soit parce que,
pensent-ils, elles sont dangereuses».
- Đàn ông sợ đàn bà, vì họ ngại không thể thỏa mãn được các bà và sẽ bị các bà
trả thù (page 10).
« Les hommes ont peur des femmes parce
qu’ils ont peur de ne pas pouvoir les satisfaire (et qu’elles se vengent».
- Đàn ông sợ đàn bà, vì theo họ nghĩ đàn bà rất quỷ quái (page 11).
«Les hommes ont peur des femmes parce
que, pensent –ils, elles sont diaboliques».
- Đàn ông sợ đàn bà, vì họ nghĩ đàn bà là hiện thân cho sự thụ động để bị hay được
xỏ trong lúc làm tình (page 14).
«Les hommes ont peur des femmes parce qu’elles
incarnent, pensent-ils, la passivité pénétrée».
- Đàn ông sợ đàn bà, vì các bà có nhiều bí mật và có bùa hộ mệnh (page 16).
«Les hommes ont peur des femmes parce qu’elles ont des secrets et des
talismans».
-Đàn ông sợ đàn bà, vì họ sợ các bà không chung thủy (page 19).
«Les hommes ont peur des femmes parce
qu’ils ont peur qu’elles ne soient pas fidèles».
- Đàn ông sợ đàn bà, vì họ không bao giờ dám đoan chắc rằng mình là tác giả của
cái bào thai (page 20).
«Les hommes ont peur des femmes parce
qu’ils ne sont jamais parfaitement certains de leur paternité».
- Đàn ông sợ đàn bà, vì họ nghĩ rằng đàn bà thèm muốn dương vật của họ (page
21).
(theo Freud đàn bà không có duơng vật nên bị mang mặc cảm bị thiến
complexe de castration ").
«Les hommes ont peur des femmes parce
qu’ils pensent qu’elles ont envie de leur pénis à eux les hommes».
Mối quan hệ giữa đàn ông với đàn bà theo cha đẻ ngành phân tâm học Sigmund
Freud (1856-1939).
Theo Freud, đàn bà đáng ngại thật về phương diện tình dục.
Trả thù là ý tưởng sâu kín họ thường xuyên ôm ấp và mong muốn.
Đối với đàn bà, bị phá trinh (défloration) không những chỉ được xem như bị hiếp
dâm (viol) đau đớn, nhưng đây còn là
một vết thương ái kỷ (blessure narcissique) mà chị ta rất hận thù đối với người
đàn ông đã gây ra việc đó.
Bởi lẽ nầy, ngày xa xưa, thường có những nghi lễ, tập tục phá trinh được tổ chức
để tránh cho người chồng khỏi bị vợ trách móc sau nầy (page 62).
Đàn ông xem sự khác biệt về bộ phận sinh dục ở đàn bà như hình ảnh họ đã bị thiến
đi (castration). Không có dương vật có nghĩa là đàn bà đã bị thiến.
Bởi lý do trên, người ta nghĩ rằng bằng mọi cách, và bằng bất cứ giá nào, trong
vô thức, người đàn bà cũng phải tìm cách thu hồi lại từ người đàn ông bộ phận
mà chị ta đã mất.
Đó là lý do tại sao người đàn bà bị hoạn hay thiến (castratrice) rất ư là nguy hiểm…
Mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà vừa có vẻ lãng mạn và gợi tình, nhưng cũng vừa
bao gồm một thứ tình cảm tiêu cực (page 63).
Người đan ông rất sợ tình dục sexualité như một xung năng tràn đầy (poussée
pulsionnelle débordante), khó khống chế được (maitriser), và hơn nữa khó làm cho cao cả lên (sublimer).
Họ sợ tình dục như một chức năng tạm bợ (fonction précaire), yếu đuối (vulnérable), không thể kiểm soát nổi
trong mọi hoàn cảnh tốt cũng như xấu.
Họ sợ tình dục như một thôi thúc không được thỏa mãn theo bản chất, vì các lý
do cấm kỵ làm cản trở sự bộc phát của nó.
Đàn ông sợ tình dục vì nó đặt họ trước sư hiện diện của những người đàn bà và
trong bối cảnh Ơ Đíp (contexte oedipien), mối quan hệ nầy phải chịu sự chi phối
của mặc cảm bị thiến (complexe de
castration).
Theo Freud, mối ưu tư huyết mạch của người đàn ông là nỗi lo âu bị thiến (angoisse de castration).
Chú giải thêm của
người viết
Complexe d’Œdipe- (Mặc cảm Ơ Đíp, Phức cảm
Ơ Đíp)
Chính Freud là người đầu tiên, năm 1910, đã mượn huyền thoại Cổ Hy Lạp để mô tả
hiện tượng tình dục ở thiếu nhi nhỏ tuổi (sexualité enfantine).
Đây là hiện tượng tâm lý và hormone ở nhóm trẻ em từ 2 đến 6 tuổi trong mối
quan hệ với cha mẹ.
Chuyện được rút ra từ bi kịch Sophocle...
d’dipe là một hài nhi bị cha mẹ vứt bỏ khi sanh ra.
Lý do là, thầy bói nói đứa bé chỉ mang đến điều bất hạnh cho cha mẹ nó sau nầy:
«nó sẽ giết cha nó và sẽ lấy mẹ nó»…
Khi lớn lên, Œdipe rời bỏ cha mẹ nuôi. Trên bước đường lưu lạc nó gây sự với
một người đàn ông tên Laios và giết chết người nầy. Điều mà Oedip không biết:
người đó chính là cha ruột của mình. Và sau đó, Oedip chiếm lấy Jocaste, vợ của
người bị giết mà không mảy may biết rằng người đàn bà đó cũng chính là mẹ ruột
của mình.
Khi Œdipe khám phá ra sự thật thì anh ta bị dày vò và vô cùng hối hận. Để tự
trừng phạt, anh ta bèn tự móc bỏ hai con mắt cùa mình.
Thảm kịch nầy nói lên trong bất cứ mọi hành động của chúng ta đều có vô thức (inconscience) dự phần vào.
Cho dù đối với bất kỳ một nền văn hóa nào, một xã hội nào, tất cả trẻ em đều
phải trải qua cơn lửa ham muốn nhục tính (sensuel),
hay là hưng phấn, nứng (érotique)
trước mặt cha hoặc mẹ khác phái tính. Có cháu thì biểu hiện ra rất rõ rệt (chim
chào cờ ở bé trai), có đứa thì biểu lộ ra một cách kín đáo hơn…nên cũng khó
nhận biết được.
Đây là một cơn «khủng hoảng» tạm thời chỉ kéo dài 3 năm (từ 3 đến 6 tuổi) mà
thôi.
The Oedipus complex, in psychoanalytic
theory, is a group of largely unconscious (dynamically repressed) ideas and
feelings which centre around the desire to possess the parent of the opposite
sex and eliminate the parent of the same sex.[1][2] According to classical
psychoanalytic theory, the complex appears during the so-called "oedipal
phase" of libidinal and ego development; i.e. between the ages of three
and five, though oedipal manifestations may be detected earlier.
2- Mặc cảm bị thiến hay mặc cảm hoạn (complexe de castration)
- Do vô thức điều khiển, hiện tượng nầy phải được cảm nhận dưới gốc độ của những
cảm xúc. Được gầy dựng từ biểu tượng một dương vật thẳng đứng (phallus).
Mặc cảm hoạn biểu lộ ra dưới nhiều cách khác nhau ở các bé trai và các bé gái.
Cháu trai thì sợ đánh mất đi cái hình ảnh mà cậu ta thấy từ bố. Cháu gái thì bù
đấp lại sự thiếu thốn của mình bằng cách chơi poupée.
Theo các nhà phân tâm học, mặc cảm Œdipe kéo theo sự lo âu bị thiến (angoisse de castration) tạo nên một cú
sốc quan trọng cho đương sự.
Sự lo sợ trên có thể bộc phát ra khi bệnh nhân mắc phải bệnh lý rối loạn thần
kinh vào lứa tuổi trưởng thành.
- Mặc cảm hoạn được xem như nền mống trong thuyết phân tâm học về sự sinh sản (génèse) ra bệnh lý rối loạn thần kinh
hay rối nhiễu tâm (névrose) trong đó
bao gồm:
* sự lo sợ mất nam tính, không còn là đàn ông nữa (dévirilisé) đồng nghĩa với
một sự trừng phạt *hoặc nói rộng ra là sự ngăn chặn (blocage) khả năng xác nhận bản ngã (affirmation de soi) của mình và sự giải phóng (émancipation) tư tưỏng gắn liền vào một tình cảm huyễn tưởng (fantasme) của mặc cảm tội lỗi.
1) Inconscient, ce complexe doit se
percevoir sous l'angle des émotions.
Construit à partir du symbole phallique,
le complexe de castration prend des allures différentes chez le petit garçon et
chez la petite fille, lorsqu'il se déclenche.
Le premier craint de perdre ce qu'il a à la vue de son père, la seconde
s'aperçoit de son manque et cherche à le combler, au moyen d'un bébé par
exemple. Le complexe d'Oedipe et l'angoisse de castration qui l'accompagne
constituent un choc fondamental pour l'individu, selon les psychanalystes.
Cette angoisse peut ressurgir chez l'adulte névrosé.
Le déroulement du complexe de castration et les constructions mentales qui sont
élaborées à ce moment chez l'enfant ont des conséquences sur toute sa vie
future.
2) Complexe de
base dans la théorie psychanalytique de la genèse des névroses, consistant dans
l'angoisse d'être dévirilisé par
punition, ou plus généralement dans le blocage de l'affirmation de soi et de
l'émancipation lié à un sentiment fantasmique (imaginaire) de culpabilité.
Kết luận
Trong bất kỳ một thời đại nào, trong bất kỳ một xã hội nào,
đàn ông cũng đều chiếm thế thượng phong đối với đàn bà.
Nhưng họ lại sợ. Tại sao"
Hay tại vì đàn bà là hiện thân của một nữ giới gợi dục (sexuel), man rợ (sauvage),
hưởng thụ khoái lạc (jouissant), nguy
hiểm, không thỏa mãn (insatiable),
chết chóc (mortel), gây tử vong (mortifère), lạnh lùng (glacial), đồng tính nữ lesbien, không
chung thủy (infidèle), bí mật, ham
muốn (envieux), loạn luân
(incestueux), chiếm lĩnh (possessif),
ngột ngạt (étouffant), độc đoán (castrateur), bị thải trừ (exclu), đòi hỏi (exigeant), thụ động (passif),
khổ dâm (masochisme), hoạn (châtré), không tiêu biểu (irreprésentable)...
Giới tính nữ là mối đe dọa thường trực cho nhóm dương vật (ordre phallique), tức là nhóm đàn ông.
Người ta không hiểu tại sao đàn bà cũng đồng thời vừa có dâm tính, và vừa có
tình mẫu tử (érotico maternel) một
cách cuồng nhiệt được!
Constat historique et culturel: partout
et de tout temps, les hommes dominent les femmes. Pourquoi " parce qu'ils
en ont peur.
Pourquoi " Parce qu'elles incarnent selon eux un féminin sexuel, sauvage,
jouissant, dangereux, insatiable, mortel, mortifère, glacial, lesbien,
infidèle, mystérieux, envieux, incestueux, possessif, étouffant, castrateur,
exclu, exigeant, passif, masochiste, châtré, à tout le moins irreprésentable.
Ce féminin menace selon eux en permanence l'ordre phallique, il est surtout
incompréhensiblement et follement érotico-maternel. Ils ne savent pas ou ne
veulent pas admettre ou reconnaỵtre, dans leur approche unique et dominatrice du
monde, que c'est aussi leur "part de féminin" à eux qui les perturbe
et les angoisse.
Các ông sợ các bà nhưng đồng thời có thể các ông cũng ham muốn chiếm đoạt
các bà.
Thông thường thì đàn ông chiếm lĩnh các vị trí cao hơn đàn bà.
Trong mọi trường hợp, các ông thường viện ra được đủ các lý lẽ xác đáng, nhưng
họ lại không thể nói rõ lý do tại sao vậy.
Các ông sợ các bà nhưng cũng không hiểu thật sự tại sao họ lại phải lo sợ như
vậy.
Dựa vào kiến thức sâu rộng về tư tưởng Freud, đồng thời kèm theo nhiều bổ túc
tham chiếu văn học rất giá trị, Giáo sư Jean Cournut đã phân tách các khía cạnh
của sự «khác biệt», bao gồm oedipe, nỗi lo sợ bị thiến, sự thống trị và sự từ
chối nữ giới.
Si les hommes ont peur des femmes et que
peut-être ils les envient, en tout cas ils les dominent, toujours en se donnant
de bonnes raisons mais sans trop savoir pourquoi. ...
ils croient le savoir un peu, ils l'avouent parfois, ils le nient presque
toujours. en fait les hommes ont peur des femmes parce qu' ils ne savent pas
vraiment pourquoi ils en ont peur. " s'appuyant sur une bonne connaissance
de la pensée freudienne complétée de nombreuses références littéraires, jean
cournut analyse les aspects de cette " altérité " engendrant oedipe,
peur de la castration, domination, refus du féminin.
Tham Khảo :
- Ngụy Hữu Tâm. Chân dung nhà tâm lý học-Si mund Freud và
học thuyết phân tâm
- Việt Báo.VN. Nỗi sợ của đàn ông
- Œdipe et complexe
d’Œdipe
Nguyễn Thượng Chánh
No comments:
Post a Comment