Socrates là nhà hiền triết thời cổ
Hy lạp, có rất nhiều môn đệ , ông nổi tiếng thời xưa vì những lý-luận,
triết-giải các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của người đương thời, qua quan
niệm nhân sinh và vũ-trụ của ông.
Một hôm để tìm hiểu thiên nhiên,
ông dẫn đám đệ tử đi dọc theo con đường làng . Từ xa ông nghe có tiếng gọi
tên ông vọng lại văng vẳng. Ngạc nhiên, ông dừng lại và chờ đợi …và quả
thật, một người dân làng đang chạy lại …, rồi dừng lại trước mặt Socrates thở
hổn-hển và bảo là muốn nói với ông một câu chuyện .
Socrates: " Để kể lại
một câu chuyện, cần theo đúng ba nguyên tắc ".
Người nông dân : "Trước giờ
tui đâu có biết, mà là 3 nguyên tắc gì ?"
Socrates: “ À há ! Nguyên tắc
thứ hai là , câu chuyện anh sắp nói , có lợi gì cho người
nghe hay không ? " Suy nghĩ một lát , anh nông dân nói : " Không ,
tui thấy không có lợi gì cho người nghe “.
Socrates : “ Câu chuyện anh sắp
nói , không chính mắt anh thấy, không chính tai anh nghe, không có lợi cho người
nghe , vậy nguyên tắc cuối cùng là: nó có lợi gì cho
người nói hay không ?". Anh nông dân : "Không !
nó cũng chẳng có lợi gì cho tui ".
Socrates : " Câu chuyện
anh sắp nói , vi phạm ba nguyên tắc là : không chính mắt anh thấy , không có
lợi cho người nghe , cũng không có lợi cho người nói. vậy anh không nên
nói "
Nghe giảng giải xong , các đồ đệ
hết lời ca ngợi thầy mình đã đặt để ra ba nguyên tắc cho mọi câu chuyện .
Sưu tầm
mấy người hay bịa chuyện, kể lại chuyện mình nghe rồi thêm mắm thêm muối vào, hay phát nổ banh xác người nghe vv.v.. thì có một cái thú: sướng cái miệng mình lắm, nhất là lúc đó, Ông Socrate ơi.
ReplyDelete