Người lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu
nhiều ban đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi,
không nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là những chuyện
nguy hiểm đi kèm theo chứng tiểu đêm.
Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo ở đường tiểu phía dưới
(lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên
8 lần/ngày)), dòng ">nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary
incontinence).
Nguyên nhân chúng ta thường nghe đến là tuyến tiền liệt phì đại
lành tính (benign prostate hypertrophy) (không phải ung thư) làm đường thoát ra
của nước tiểu bị nhỏ lại và tiểu không thông, chia làm nhiều lần.
Phụ nữ có thể đi tiểu nhiều lần hơn lúc lớn
tuổi, hoặc do kết quả sinh đẻ, hoặc do thói quen phụ nữ hay đi
tiểu.
A. Vài ý niệm về cơ thể học:
Chúng ta có hai trái thận (E: kidney, F: rein) hai bên, phía sau
và phía trên bụng. Hai thận lọc máu và bài tiết nước tiểu, đi xuống hai ống
niệu quản (ureter), vào bọng đái (bladder) nằm giữa, phía dưới bụng. Bọng đái
người lớn có nước tiểu chừng 300ml thì mắc tiểu, nếu não cho phép “mở cửa” thì
nước tiểu thoát ra niệu đạo, nếu nín thêm bọng đái có thể chứa đến 600ml là tối
đa.
Tuyến tiền liệt (prostate) trước đây còn gọi là “nhiếp hộ tuyến”, là một tuyến
ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam. Tuy nhiên gần đây người ta cũng đặt tên
lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female
prostate).
Ở phái nam, tuyến nằm dưới và nằm ngay trước ngõ nước tiểu đi ra
của bàng quang (= bọng đái: bladder). Tuyến này tiết vào tinh
dịch một số thành phần giúp nuôi dưỡng các tinh trùng.
Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thoát
ra từ bọng đái, nếu tuyến lớn quá (phì đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu,
tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu.
Tuy nhiên, chứng đi tiểu đêm không phải luôn luôn do tuyến tiền liệt.
B. Những lý do khác nhau có thể gây chứng tiểu
đêm:
1) Nước tiểu nhiều lúc ban đêm (nocturnal polyuria) do:
- Suy tim.
- Suy tim.
- Rối loạn chất nội tiết ADH (antidiuretic hormone, hay
arginin vasopressin được hypothalamus của não bộ tiết ra) là chất đáng lẽ làm
thận giữ lại nước nhiều hơn, làm nước tiểu cô đọng hơn, và thể tích nước tiểu
giảm đi lúc ban đêm. Ngược lại ở một số người già có rất ít chất vasopressin
này tiết ra ban đêm, nên lượng nước tiểu ban đêm quá nhiều.
- Nước ứ phần dưới cơ thể (hạ chi), do các tĩnh mạch không hoạt
động bình thường, do suy tim, do thiếu protein trong máu, do ăn mặn quá.
- Uống thuốc lợi tiểu (diuretic) trước khi đi
ngủ (ví dụ thuốc loại thiazide trị bệnh cao
máu)
- Ngưng thở (apnea) trong giấc ngủ vì bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.
- Ngưng thở (apnea) trong giấc ngủ vì bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.
Nếu bệnh nhân ngáy to, thỉnh thoảng yên lặng không nghe tiếng thở, nhất là người mập, nên coi chừng có sleep apnea hay không, bằng cách đo polysomnogram (đo tim, nhịp thở, oxy trong hơi thở, não điện đồ cùng một lúc trong khi bệnh nhân ngủ). Nếu cần, dùng CPAP cho apnea (máy tạo nên áp suất dương thường trực trong đường hô hấp trong lúc ngủ.)
2) Bệnh tạo ra quá nhiều nước tiểu:
- Do bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes)
- Do bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes)
- Đái tháo nhạt (diabetes insipidus,
do tổn thương não bộ, hoặc do thận bị hư /nephrogenic diabetes
insipidus)
- Uống nước quá nhiều (polydipsia).
- Ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra).
-Thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy (~300-600ml).
- Uống nước quá nhiều (polydipsia).
3) Do thể tích (dung tích, capacity) bọng đái
quá nhỏ về đêm:
- Hệ thần kinh
bọng đái bất thường (neurogenic bladder) không kiểm soát
được.
-Viêm bọng đái
(cystitis) - Ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra).
-Thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy (~300-600ml).
- “Overactive bladder” (OAB) (bọng
đái “quá hoạt động”).
- Lo âu
(anxiety).
- Rượu, café
- Sạn trong bọng đái
- Thuốc men:
- Sạn trong bọng đái
- Thuốc men:
+ Caffeine, theophylline trị
thông cuống phổi, thuốc lợi tiểu.
+ Thuốc beta blockers (dùng
trị bệnh cao huyết áp, làm cơ detrusor bọng đái co lại tăng risk són tiểu),
thuốc alpha blocker (giản nở các sợi cơ cỗ bọng đái), thuốc lợi tiểu (dùng trị
bệnh cao huyết áp).
C. Lời khuyên:
Nói chung, nếu cần nên đến bác sĩ gia đình để tìm xem chính xác
nguyên nhân ở đâu, ngoài khả năng do tuyến tiền liệt gây ra.
Nếu bác sĩ cho phép, có thể thử những biện pháp thông thường
như: – Tránh uống nước quá nhiều, nhất là
tối, 6h trước khi đi ngủ, ăn trái cây khô trước khi đi ngủ để giảm bớt nước
tiểu ban đêm.
– Tránh cà phê, trà, rượu, bia (la
ve) và những thuốc lợi tiểu nếu có thể
được.
– Kê chân lên cao (lúc ngồi, nằm)
ban ngày để tránh nước tụ xuống hai chân, mang vớ bó chặt để giảm bởt phù hai
chân.
– Cẩn thận thắp đèn sáng, nếu cần đi
khám mắt xem thị lực có tốt không, có bị cườm mắt hay không, để tránh té, tai
nạn lúc đi tiểu đêm.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
No comments:
Post a Comment