Giàn
Thiên Lý Đã Xa
Nhạc sĩ: Phạm Duy
Nhạc sĩ: Phạm Duy
Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi
quê nhà
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi
Này nàng hỡi! nhớ may áo cho người
Giàn thiên lý đã xa tít mùi khơi
Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn lụa là
Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua
Tìm một miếng đất cho gã si tình
Giàn thiên lý đã xa mãi nghìn xanh
Miếng đất cát hoang, miếng đất ngay bên giáo đường
Biển sẽ ru tiếng hát bên trùng dương
Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời
Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi!
Lắp đất, hố tôi, lắp với đôi tay cô nàng
Thì hãy chôn, trái tim non buồn thương
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi
Này nàng hỡi! nhớ may áo cho người
Giàn thiên lý đã xa tít mùi khơi
Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn lụa là
Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua
Tìm một miếng đất cho gã si tình
Giàn thiên lý đã xa mãi nghìn xanh
Miếng đất cát hoang, miếng đất ngay bên giáo đường
Biển sẽ ru tiếng hát bên trùng dương
Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời
Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi!
Lắp đất, hố tôi, lắp với đôi tay cô nàng
Thì hãy chôn, trái tim non buồn thương
Những bài hát ca ngợi Tình yêu trên thế giới có nhiều, từ huyền thoại được thêu dệt thêm, truyền từ đời này qua đời nọ như chuyện tình Romeo and Juliette, hay sáng tác cho phim để rồi thành Tình ca cho các cặp tình nhân như Love Story. Cũng có ca khúc được ra đời từ những mối tình thầm kín của nhạc sĩ để rồi người nghe tưởng như chuyện tình của chính mình, I left my heart in San Francisco, Oh mon amour...
Nhưng chắc ít ai biết bài hát "Scarbough Fair", giai điệu nhẹ nhàng,
giản dị, mà Nhạc sĩ Phạm Duy đã chuyển lời Việt, với tựa là "Giàn Thiên
Lý", là một bài hát Tình yêu rất lãng mạn, đã có tự nghìn xưa
Bài hát "Scarborough Fair" là một bài Dân ca xuất xứ từ Anh Quốc, thời
Trung Cổ. Scarborough là một thành phố hải cảng nằm ven bờ biển nước Anh. Thành
phố thành lập từ một ngàn năm trước đây, khi Thủ lãnh Viking Skartha (dân Bắc
Âu), quyết định lưu lại lâu dài tại Scarborough, biến hải cảng này trở thành một
thương cảng quan trọng trong vùng Tây Bắc Anh Quốc. Hồi những năm còn lưu lạc
bên Âu châu, NNS có lần từng ghé qua đây, vào pub uống beer đen hay đứng lặng
nhìn những đỉnh núi trọc mờ mờ trong sương chiều, quả thật có gì đó thật huyền
thoại thoáng len lén vào tâm hồn người trên vùng đất cũ sương mù quanh năm này.
Muốn đến đó, Thân hữu dùng xe lửa từ Luân Đôn ngược Bắc, ngồi nhìn qua cửa sổ
trong cuộc hành trình, mới "thấm" được hết cái Hồn của xứ Anh.
Ý Nghĩa Scarborough Fair:
Ngày nay chữ "Fair" có nghĩa là Hội Chợ, được tổ chức vào mùa hè, nơi
mọi người tụ họp vui chơi, trước kỳ gặt mùa thu. Mùa hè là thời gian rổi rảnh
nhất, có thể dựng những gian hàng và các trò chơi nằm ngoài trời. Hội Chợ thường
có sân khấu trình diễn âm nhạc cho tới khuya. Thường các hội chợ mang tên là
Country Fair, Strawberry Fair...hay lấy tên quận, hạt của thành phố như Orange
County, Scarborough Fair...
Scarborough Fair thời đó không có nghĩa là Hội chợ, mà là một cuộc hội họp để
các thương nhân trao đổi hàng hóa với nhau. Bắt đầu vào trung tuần tháng Tám, đặc
biệt Hội chợ thương mại Scarborough Fair kéo dài tới 45 ngày, một thời gian
tương đối dài hơn so với các hội chợ thương mãi khác trong nước. Hội chợ rất lớn
và quan trọng, tất cả mọi nơi khắp xứ Anh và ngay cả tại những xứ lân cận khác
đều tụ về Scarborough Fair, để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Năm tháng trôi
qua, hải cảng của thành phố Scarborough suy giảm, và các hoạt động thương mãi
cũng giảm theo. Ngày nay Scarborough chỉ là một thành phố nhỏ hiền hoà, nằm ven
biển.
Lịch sử bài hát:
Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng, nhờ Paul Simon và Garfunkel thâu vào đĩa album có tên là "Parsley, Sage, Rosemary and Thyme" vào năm 1966. Khi sang Anh Quốc trong một lần trình diễn, Paul Simon biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy, tuy P. Simon đã "quên" khg ghi tên Martin Carthy vào dĩa hát của anh.
Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng, nhờ Paul Simon và Garfunkel thâu vào đĩa album có tên là "Parsley, Sage, Rosemary and Thyme" vào năm 1966. Khi sang Anh Quốc trong một lần trình diễn, Paul Simon biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy, tuy P. Simon đã "quên" khg ghi tên Martin Carthy vào dĩa hát của anh.
Ý Nghĩa Của Bài Hát
Ngày
xưa giới thượng lưu và các chàng hiệp sĩ (knights) thường bày tỏ tình yêu qua
các bài thơ, bản nhạc với những lời ví von đẹp đẽ, để trải lòng mình. Nhưng lối
diễn tả tình cảm này thường là một chìu, chàng ngưỡng mộ sắc đẹp nàng từ xa xa,
khi bóng nàng thấp thoáng xuất hiện trên lầu son, hay cùng đám bạn gái dạo chơi
trong vườn nhà. Những bài tình tự này không diễn tả hy vọng, ước muốn tình yêu
của mình sẽ được đáp lại với tình của nàng.
Đặc biệt, riêng bài hát Scarborough Fair viết từ dân gian, nên tình yêu là một
nghịch lý trái ngược hẳn giới thượng lưu và xã hội thời đó. Chàng trai trong
bài hát đã đặt vấn đề một cách lãng mạn, tình tứ, đầy chất thơ. Chàng đề nghị
nàng làm nhiều điều thật khó khăn, khó thực hiện, tỉ như dệt áo cho chàng, vải
lấy từ gỗ của cây phong, và may thật khéo léo để chứng tỏ nàng thực là người
yêu chàng.
Tell her to
make me a cambric shirt
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Without no seam nor needlework
Then she'll be a true love of mine
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Without no seam nor needlework
Then she'll be a true love of mine
Và trong bài nguyên thủy, chàng đòi hỏi nàng hãy tới tỏ tình với chàng, hỏi xin bàn tay của chàng. Chàng ước muốn như thế, vì nàng đã phụ chàng, bỏ chàng ra đi một cách đột ngột, vì thế nàng phải trở về thực hiện những điều khó khăn mà chàng đề nghị:
Dear, when thou
has finished thy task
Parsley, sage, rosemary and thyme
Come to me, my hand for to ask
For thou then art a true love of mine
Parsley, sage, rosemary and thyme
Come to me, my hand for to ask
For thou then art a true love of mine
Bài
hát lấy "Scarborough Fair" làm tựa, tuy rằng có người cho xuất xứ cũng
có thể là từ Whittington Fair. Tại sao Scarborough? Ngày xưa tỉnh Scarborough nổi
tiếng với việc hành quyết những kẻ ăn cắp hay tình nghi phạm pháp bằng cách
treo cổ họ . Sau khi bản án được xử lẹ làng ngay tại đường phố, những người
thay mặt nhà cầm quyền bèn thi hành bản án ngay tức thời. Tiếng Anh thời nay
khi dùng chữ "Scarborough warning", là mang hàm ý nghĩa là chẳng có lời
cảnh cáo nào cả. Thành ra người ta đã suy rằng, bản hát mang tên tỉnh
Scarborough, là nói đến sự ra đi đột ngột của người yêu, không nêu lý do và tác
giả không cần phải trình bày rõ ràng, và ai cũng hiểu như thế.
Ý
nghĩa của bốn thảo mộc trong bài hát:
Mỗi đoạn của bài hát đều có lập lại câu nói đến bốn cây thảo mộc: Parsley , sage,
rosemary, thyme. Ngày nay các loại thảo mộc này chỉ có ý nghĩa đối với các đầu
bếp thôi, họ dùng chúng là gia vị vì tất cả đều có mùi thơm. Vào thời Trung Cổ
các thảo mộc này có nghĩa giống như hoa hồng của ngày nay, nghĩa là các thảo mộc
này tượng trưng cho tình yêu, mà không cần phải ví von lôi thôi. Sự lập lại cố
ý của tác giả, đã nói lên lời ước muốn sâu xa nhất của chàng, ước mong người
yêu trở về. Thật đậm nét dân gian như Ca dao của ta vậy.
Qua bốn loại thảo mộc được nhắc đi nhắc lại trong bài hát, chàng trai bị phụ
tình đã nói lên lòng mong mỏi Tình yêu chân thành, đằm thắm của mình sẽ xoa dịu
những cay đắng giữa hai người. Tình yêu đó sẽ có đủ sức mạnh để đứng vững trong
thời gian hai người xa nhau, chàng ước muốn nàng trung kiên, chờ đợi chàng trong
thời gian xa cách, nàng sẽ có can đảm đi ngược lại lại với xã hội đế làm những
việc khó khăn nhất mà chàng đòi hỏi, để chứng tỏ tình yêu của nàng đối với
chàng. Câu hát mang tên bốn loại thảo mộc tầm thường nhưng mang ý nghĩa thật
thâm thúy, không như loài hoa muôn màu sắc tươi thắm được người đời ca tụng như
Hồng, Cúc, Lan..trong Thi ca ngày nay.
"...Trở lại bài hát được Nhạc sĩ Phạm Duy chuyển lời Việt với tựa
"Giàn Thiên Lý": Tại sao lại dùng Hoa Thiên lý, mà không phải loại
Hoa cao sang nào khác? Cũng dễ hiểu thôi. Giới trẻ thành thị miền Nam lớn lên
trong thời chiến trước 1975, được biết đến giàn Thiên lý qua các mẩu chuyện của
nhà văn Duyên Anh. Giàn thiên lý xanh trong trí nhớ tác giả, đẹp như tuổi thơ
êm đềm. Hoa thiên lý màu xanh ngọc, be bé xinh xinh sau nhà.
"Nhà tôi ở
cuối thôn Đoài
Có giàn Thiên lý, có người tôi thương".
Có lẽ vì tính cách gần
gũi với dân gian của giàn thiên lý, mà nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã mượn hình ảnh
giàn cây mát mắt, nở vào mùa hè ấy để kể một chuyện tình xanh màu tuổi thơ, với
"thằng bé con mới lớn đã lỡ yêu cô em ngày xưa, và nó cứ nhớ mãi giàn
thiên lý êm đềm". Trong bài hát có thấp thoáng hình ảnh thằng Vũ, con Thúy
của nhà văn tuổi thơ Duyên Anh, và thoang thoảng mùi hương của bốn loài thảo mộc
ở tận trời Âu"..
Minh Thanh
Dễ thương quá, cám ơn Minh Thanh
ReplyDelete