Một em bé đi chùa lễ Phật,
lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi:
- Em đi đâu thế? Bé gái đáp: Em đi chùa lễ Phật.- Quân nhân hỏi: Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì?
- Bé hỏi lại: Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không?
Quân nhân đáp: Sáng nào cũng chào cờ.
Quân nhân đáp: Sáng nào cũng chào cờ.
- Bé lại hỏi: Cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào?
- Quân nhân đáp: Chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chớ không
phải chào vải màu.
- Em bé nói: Cũng thế, em lạy tinh thần Từ Bi Giác Ngộ của Đức Phật được tượng trưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng.
… Chúng ta lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quí kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn.
Vì quí kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài.
Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống
cao.
Quí kính gương cao cả của Phật để mình noi theo.
Phước đức lạy Phật là tại chỗ đó .
Trước khi chìm vào giấc ngủ, chúng ta có thể nghĩ rằng,
“ Mình sắp chết ...” và cầu nguyện để được tái sinh vào cõi Tịnh Độ của Phật A
Di Đà.
Nếu chúng ta có thể làm quen với điều này trong thời gian dài,
thì chúng ta nhớ về Phật A Di Đà khi trong giai đoạn trung ấm một cách dễ dàng
hơn.
Chúng ta sẽ không còn thân vật chất mà chỉ có thần thức trong giai đoạn đó.
Vì thế, nếu chúng ta có thể nhớ tưởng tới Phật A Di Đà lúc đó,
ta sẽ được Đức Phật A Di Đà dẫn dắt tới cõi Tịnh Độ rất dễ dàng.
Kyabje Yangthang Rinpoche
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment