Mùa Xuân Xa Quê - Nhạc
Xuân 2021 Thiên Quang Quỳnh Trang Hay Nhất Đón Tết Tân Sửu
https://www.youtube.com/watch?v=9axOXV_AUNY
Phàm ở đời có ai mà muốn nghèo đâu. Ai cũng muốn
mình được giàu có mà càng giàu chừng nào thì càng tốt, càng sướng chừng đó,
phải không các bạn?
Bởi vậy cho nên, hễ gặp nhau vào những dịp
lễ lớn như Tết, thì người ta hay chúc cho
nhau những câu như: “an khang thịnh vượng” , “tấn tài tấn lộc”,“làm ăn phát tài”, “tiền vô như nước ra như keo” vân vân.
$$$$ Cần thiết nhưng cũng chưa chắc mang lại hạnh phúc (Photo internet)
Tiền
bạc có đem lại hạnh phúc hay không?
Thoạt
nhìn, thì tiền bạc gắn liền một cách mật thiết với hạnh phúc, nhưng trong thực
tế có biết bao nhiêu là kẻ giàu có nhưng vẫn phải triền miên lo nghĩ, đối phó
hết việc nầy đến việc kia, tinh thần lúc nào cũng bị căng thẳng bất an...
Bên
cạnh những người quá giàu thì cũng có rất nhiều kẻ nghèo khó tận mạng, nghèo
rớt mồng tơi, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bệnh hoạn không thuốc chữa, cùng
với trăm ngàn cái khổ chớ chẳng phải sung sướng gì đâu...
Vậy,
có thể nói: tiền bạc chỉ là điều kiện CẦN chớ chưa phải ĐỦ để có được hạnh
phúc!
Chung
qui cũng chỉ do cách chúng ta suy nghĩ thế nào là hạnh phúc mà thôi.
Nhưng
dù sao đi nữa, thì vừa có tiền rủng rỉnh vừa có sức khỏe sung mãn, thì vẫn
sướng hơn là vừa nghèo mạt rệp lại còn vừa bị bệnh hoạn triền miên nữa.
Các cụ ông cụ bà có đồng ý không?
Cái giá của hạnh phúc: lợi
tức gia đình (vợ + chồng) 75.000$/một năm?
Vài
năm trước đây, đầu Sept 2010 Tạp chí
Proceeding of The National Academy of Sciences có đăng bài khảo cứu của
Giáo sư Daniel Kahneman và Angus Deaton thuộc Đại học Princeton Hoa kỳ về vấn
đề là: có bao nhiêu tiền mới có được hạnh phúc.
Giáo
sư Daniel Kahneman chuyên về tâm lý học và kinh tế. Ông ta đã doạt giải Nobel
về kinh tế năm 2002 (Nobel Memorial Prize in Economic Sciences).
Câu
trả lời là muốn có được hạnh phúc thì phải có lợi tức gia đình đúng 75.000$/năm!
Lẽ
dĩ nhiên theo điều kiện cuộc sống của người Hoa Kỳ cũng như các tiêu chuẩn được
ấn định trong khảo cứu nói trên.
Lợi
tức càng thấp hơn 75.000$/năm chừng nào thì chắc chắn là càng khổ chừng đó.
Còn
trên mức 75.000$/năm thì quả thật họ cảm nhận được tâm trạng thành công nói
chung. Họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn về phương diện vật chất, nhưng về
khía cạnh hạnh phúc hằng ngày cũng không có tăng theo bao nhiêu, vì đôi khi họ
còn phải chịu nhiều áp lực, lo nghĩ, stress lắm chớ hổng có sướng ích gì đâu
(?).
Đó
là kết quả khảo cứu của Đại học Princeton.
Người
gõ thật sự không thoải mái lắm với kết luận trên và tự hỏi không hiểu tại sao
hầu như tất cả mọi người (có người viết trong đó) đều lao đầu vào tiền, cày
chết bỏ, ngày cũng như đêm, hai ba jobs cũng được, chơi luôn overtime càng đã,
để mau kiếm tiền và càng thật nhiều tiền thì càng tốt zách lầu number one!
Không
biết có ai tình nguyện xin cắt bớt lương từ 100.000$/năm xuống còn 75.000$/năm
để bảo đảm có đươc hạnh phúc không. Chắc là chỉ có dân...ba trợn mới dám xung
phong làm mà thôi!
«Tiền
là Tiên là Phật»
Người
viết tìm thấy trên Internet bài thơ sau đây nói lên sức mạnh của đồng tiền từ
cổ chí kim:
Ngày nay, người ta thường bảo:
Một anh bạn bên Mỹ còn bổ túc thêm ý kiến sau đây :
Phú tại
thâm sơn lắm kẻ tìm’
(tạm dịch là Nghèo ở nơi đô thị náo nhiệt cũng không có người thăm
viếng, trong khi Giàu có ở nơi núi non xa thẳm vẫn có nhiều người tìm đến).
hay là nguyên bài thơ Tiền
Bạc ác chi mi lắm hỡi tiền,
Mi làm thiên hạ lắm người
điên,
Mi tô mặt nạ đen ra trắng,
Mi
giục lòng người thẳng hóa xiên,
Mi
đạp Cương Thường vào một chỗ,
<----- (Cương Thường = tam cương, ngũ thường)
Mi
chia nhân nghĩa giữa đôi đàng. »
Tiền không đem lại hạnh
phúc, nhưng có nhiều tiền vẫn sướng hơn.
Đúng
quá, tiền không đem lại hạnh phúc, nhưng có tiền cũng vẫn sướng và cũng dễ tính
hơn.
Khảo
cứu còn cho biết thêm, một điều kiện hiển nhiên và lãng nhách, là tình trạng
bệnh hoạn và những biến cố khác như sự thiếu may mắn, vợ chồng ly dị sẽ tạo nên
những tác hại, đau đớn về mặt tinh thần nhiều hơn ở những gia đình có mức lợi
tức dưới 75.000$/năm so với những gia đình có lợi tức trên 75.000$/năm.
Theo
thống kê năm 2008 thì có 32% gia đình Mỹ có lợi tức hàng năm trên 75.000$/năm.
Vậy, tiền $$$:
-/ không mua được sự hạnh phúc, nó chỉ mua được sự an ninh;
-/
bảo đảm được sự an toàn cho những người thân như vợ, con mình, v.v...thì chúng
ta ít bị lo nghĩ, ít bị stress hơn;
-/
giúp chúng ta dễ tập trung ý tưởng vào hạnh phúc hơn khi chúng ta có ít lo
nghĩ, ít stress.
Về mọi mặt, mọi điều thì cuộc đời của người nghèo cho thấy
có nhiều bất công!
Câu trên cũng không đem thêm điều gì mới lạ cả.
Không ai chối cãi là nghèo chắc chắn là khổ hơn giàu nhiều
lắm.
Khảo
cứu trên của Đại học Princeton đã căn cứ vào kết quả thăm dò 450.000 người Hoa
Kỳ năm 2008 và 2009 về lợi tức gia đình hàng năm của họ cũng như tình trạng
tinh thần trước ngày mà họ thật sự cảm nhận được hạnh phúc.
Jenifer
Goodwin. Bloomberg Businessweek.07sept 2010. After $75,000. Money can’t buy day to day happiness.(but the more
people make, the better they feel about their lives overall, study found)
http://www.businessweek.com/lifestyle/content/healthday/642850.html
Giáo sư Maddux, đồng tác giả trong khảo cứu nói thêm rằng: 75.000$/năm không phải là một con số mầu nhiệm, đó chỉ là một nghạch mức threshold nếu vượt qua khỏi cũng không làm cho chúng ta có thêm được nhiều hạnh phúc hơn đâu.
"$75,000 is not a magical figure people need to achieve to be at their happiest," Maddux said. "The point is there is a threshold at which people probably are not going to be substantially happier if they keep making more money."
Đúng là người Mỹ quá thực tiển. Cái gì họ cũng quy ra thành hạnh phúc được hết!
Riêng đối với đa số bà con mình sống tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada, người gõ nghĩ rằng một gia đình bốn người với lợi tức gia đình khiêm nhường ít hơn chút đỉnh cũng đã cảm thấy hài lòng lắm rồi với điều kiện đừng bao giở đem mình so sánh với người khác giàu hơn… Vì có câu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” mà lỵ.
Biết có bao nhiêu tiền mới đủ?
Ý niệm giàu nghèo cũng rất
tương đối, thay đổi tùy theo quan niệm, theo cách nhìn và cách suy nghĩ của mỗi
người ở mỗi thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Không
có cái gì là vĩnh cửu hết!
Thông
thường thì sự giàu sang được đánh giá qua khả năng mua sắm, tiền bạc và sự tích
tụ tài sản của cải vật chất, vân vân... Đây chỉ là cái giàu bên ngoài!
Nếu
so với Bill Gates, thì một người Mỹ trung lưu được xem là rất nghèo.
Tuy
nhiên, nếu nhìn về khía cạnh tiện nghi vật chất và khoa học kỹ thuật của thế kỷ
21 mà người Mỹ bình thường nầy đang thụ hưởng trong đời sống hằng ngày, thì có
thể nói rằng anh ta còn giàu hơn cả Tổng thống George Washington cách đây 230
năm về trước.
Đây chỉ là một cách nhìn, một cách nói mà thôi!
Tổng chỉ số hạnh phúc quốc
gia là gì? (Gross
national Happiness-GNH)
Người
ta cho rằng quốc gia Bhutan, gần bên Tây tạng là quốc gia hạnh phúc nhứt thế
giới. Nên biết rằng đây là một xứ rất nghèo về vật chất nhưng lại có chỉ số hạnh phúc quốc gia rất cao. Người dân Bhutan rất sùng Phật giáo
nên họ sống rất hạnh phúc (?) .
“…Vị vua cao quý thứ tư của vương quốc Bhutan là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về "Tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia" - Gross National Happiness (GNH). Theo Ngài, chỉ số này đánh giá sự thịnh vượng của quốc gia một cách toàn diện hơn so với "Chỉ số hàng hóa quốc gia" - Gross National Products (GNP) và tin rằng sự phát triển tích cực của xã hội loài người chỉ có thể có được khi sự phát triển về mặt vất chất và tinh thần diễn ra song song, vừa bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau.
…Thực tập chánh niệm là một trong những công cụ hiệu quả nhất để nuôi dưỡng
và làm lớn mạnh những hạt giống đẹp và lành trong tâm thức chúng ta – đây là điều có tính chất quyết định hạnh phúc và sự an vui của chúng ta hơn bất cứ những điều kiện, hoàn cảnh nào
từ bên ngoài”.
”(Ngưng trích -Làng Mai -Chánh niệm là suối nguồn của
hạnh phúc)
Mình có giàu không?
“Ngó lên mình không bằng ai, ngó xuống thì không ai bằng mình”
Nhưng
nếu ngó ngang thì mình...bằng người ta.
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ quan niệm rằng
nhu cầu của con người thì vô chừng không biết sao cho đủ.
Hình
như hai câu nầy sao nó có vẻ huề vốn quá trời!
Hay
nói như vậy để tự an ủi mình mà thôi?
Tuy
sách xưa đã dạy như thế, nhưng riêng tác giả thì sao mình vẫn còn cảm thấy lấn
cấn chưa hoàn toàn thoải mái với hai câu nói trên, cho nên cũng không biết mình
giàu hay nghèo nữa.
Vậy hạnh phúc là cái chi chi?
Hạnh phúc là sống trong phút giây hiện tại (photo NTC Aug 2018)
Hạnh
phúc là một một trạng thái chủ quan của ý thức sung mãn. Hạnh phúc là biết sống
trong chánh niệm.
“Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan niệm sống
của mình, và ý thức được tính chất toàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống.
Và trên hết, chánh niệm có nghĩa là tiếp xúc được với thực tại, những gì đang xảy
ra chung quanh ta.” (Ngưng trích-Chánh niệm là gì-Nguyễn Duy Nhiên
Thuvienhoasen)
Hạnh
phúc là một một trạng thái chủ quan của ý thức sung mãn.
Đối
diện cùng một nghịch cảnh như nhau, có người thì lo sợ và cảm thấy khổ sở.
Nhưng
ngược lại, cũng có người thì nhìn sự kiện đó một cách dửng dưng bình thản với
một tâm thanh tịnh.
Có
ai dám nói là mình được hoàn toàn hạnh phúc không?
Muốn có hạnh phúc phải nhìn
vào bên trong chúng ta
Phải chăng hạnh phúc chỉ là một cái bóng hay một cứu cánh để chúng ta cố vươn tới mà thôi.
Một
tôn giáo lớn thường khuyên chúng sinh
chớ nên tìm hạnh phúc ở bên ngoài vì chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới được
đâu, bởi lý do lòng ham muốn của con người là vô giới hạn!
Muốn
có hạnh phúc thật sự, thì phải cố gắng dẹp bớt ái dục và nhìn vào…bên trong
chúng ta!
Hạnh phúc bắt đầu bằng sự cải hóa chính bản thân của mình vậy!
Video :Matthieu Ricard : Les habitudes du bonheur- Nói tiếng Anh (20 phút)
http://www.lemeilleurdelhomme.com/2011/05/19/video-matthieu-ricard-habitudes-du-bonheur-ted/
«…Le bonheur n’arrive pas automatiquement, ce n’est pas une grâce qu’un sort heureux peut répandre sur nous et qu’un revers de fortune peut nous enlever; il dépend de nous seuls. on ne devient pas heureux en une nuit, mais au prix d’un travail patient, poursuivi de jour en jour. Le bonheur se construit, ce qui exige de la peine et du temps. Pour devenir heureux c’est soi-même qu’il faut savoir changer…» (Matthieu Ricard, Plaidoyer pour le bonheur).
Đọc thêm
Nguyễn Thượng Chánh-
-Tâm an lạc là chìa khóa của hạnh phúc-(Calm
mind is key to happiness:Dalai Lama)
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-15066_5-50_6-5_17-274_14-1_15-1/
-Bình thản trong tỉnh thức
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-10801_5-50_6-1_17-102_14-1_15-1/
-Hạnh phúc đầu xuân
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-112_4-15105_5-50_6-1_17-100_14-1_15-1/
-Giây phút nhiệm mầu
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-12704_5-50_6-1_17-102_14-1_15-1/
-Jenifer
Goodwin. Bloomberg Businessweek.07sept 2010
http://www.businessweek.com/lifestyle/content/healthday/642850.html
Montreal,
Nguyễn thượng Chánh
No comments:
Post a Comment