Không phải loại thuốc nào cũng có thể tuỳ tiện dừng uống. Có một số loại thuốc, một khi dừng uống sẽ phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Hầu
hết mọi người sẽ ngừng uống thuốc sau khi bệnh tình thuyên giảm hoặc khỏi hoàn
toàn. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể tuỳ tiện dừng uống. Có một
số loại thuốc, một khi dừng uống sẽ phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể, dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng.
•6
loại thuốc không thể tuỳ tiện ngừng uống
•Điều
gì sẽ xảy ra nếu bạn không dùng thuốc?
•Dừng
uống thuốc như thế nào?
6
loại thuốc không thể tuỳ tiện ngừng uống
Một
số loại thuốc có tác dụng phụ, dùng lâu sẽ gây hại cho cơ thể nên khi tình trạng
thuyên giảm hoặc khỏi bệnh, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ngừng uống để tránh
tổn hại cho sức khoẻ.
Tuy
nhiên, khi dùng 1 trong 6 loại thuốc gồm: thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết,
thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm gan B và thuốc chống
cường giáp, bạn không những không được ngừng lại mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt
về giờ giấc uống thuốc trong thời gian dài, nếu không sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng.
Tại
sao 6 loại thuốc nói trên không được tuỳ tiện ngừng uống? Lý do là chúng được
dùng để điều trị các bệnh mãn tính tiềm ẩn.
Khác
với bệnh cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn, bệnh mạn tính một khi mắc phải rất
khó chữa, những bệnh này có thể theo người ta suốt đời, nghĩa là chừng nào bệnh
nhân còn sống, chừng đó họ vẫn cần phải uống thuốc.
Điều
gì sẽ xảy ra nếu bạn không dùng thuốc?
Bệnh
mãn tính rất khó chữa khỏi, hầu như phải dựa vào thuốc men trong thời gian dài
mới có thể duy trì thể trạng và sức khoẻ cho bệnh nhân. Sự chủ quan có thể gây
ra hậu quả nghiêm trọng.
1. Thuốc hạ huyết áp
Thuốc
hạ huyết áp là loại thuốc chuyên dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, uống thuốc hạ
huyết áp có thể đảm bảo huyết áp của người bệnh luôn được giữ trong giới hạn
bình thường mà không gây tổn thương mạch máu.
Nếu
bệnh nhân cao huyết áp ngừng uống đột ngột, hoặc không uống thuốc đúng giờ, huyết
áp sẽ không ổn định và dễ xảy ra các tình huống nguy kịch.
Huyết
áp tăng cao lâu ngày sẽ gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, lipid và các chất
gây viêm sẽ lắng đọng tại vùng bị tổn thương, từ đó hình thành mảng xơ vữa động
mạch cảnh hoặc huyết khối, cuối cùng gây xuất huyết não.
2.
Thuốc hạ đường huyết
Tiểu
đường là bệnh do chức năng của các tiểu đảo tuyến tụy cũng như khả năng phân hủy
đường trong máu bị suy giảm, làm tăng lượng đường trong máu.
Thuốc
hạ đường huyết có tác dụng giúp cơ thể kiểm soát đường huyết trong phạm vi bình
thường.
Bệnh
nhân đái tháo đường không uống thuốc đúng giờ sẽ làm tăng đường huyết liên tục,
trường hợp nặng sẽ gây hại cho sức khoẻ. Lúc này, các biến chứng như bệnh thận
tiểu đường cũng bắt đầu hình thành.
3.
Thuốc chống trầm cảm
Bệnh
nhân trầm cảm cần loại thuốc này để giải tỏa lo âu, phiền muộn và duy trì tâm
trạng ổn định.
Uống
thuốc không đúng giờ sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán nản, bồn chồn, ảnh hưởng
đến công việc và cuộc sống.
Tâm
trạng thất thường nghiêm trọng cũng sẽ làm tình trạng nặng thêm, không chỉ gia
tăng khó khăn cho việc điều trị mà còn làm tăng gánh nặng tài chính. Bệnh nhân
mắc bệnh nặng còn dễ có cảm xúc tâm lý cực đoan, tự làm hại bản thân, tự tử và
các hành vi khác. Cuối cùng dẫn đến hậu quả không thể khắc phục.
4.
Kháng sinh
Thông
thường, thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu
chứng nhiễm khuẩn.
Nhiều
người ngừng uống thuốc sau khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm hoặc biến mất,
nhưng lúc này vi khuẩn vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn. Sau khi ngừng kháng sinh,
vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sản và xâm nhập.
Việc
tự ý ngưng sử dụng kháng sinh không chỉ khiến bệnh tái phát mà còn tạo điều kiện
cho vi khuẩn kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
5.
Thuốc điều trị viêm gan B
Đây
là thuốc dùng để ức chế và loại bỏ virus viêm gan B. Dùng thuốc điều trị viêm
gan B có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh gan ngày càng xấu đi.
Nếu
không dùng thuốc điều trị viêm gan B kịp thời, virus viêm gan B sẽ tiếp tục
nhân lên và sinh sản. Viêm gan hình thành có thể gây xơ gan nặng, tổn thương
gan lan tỏa, suy gan và các bệnh khác, thậm chí có thể gây ung thư gan, nguy hiểm
đến tính mạng.
6.
Thuốc điều trị cường giáp
Hormone
tuyến giáp tiết ra quá nhiều có thể gây cường giáp, gây nguy hiểm nghiêm trọng
cho sức khỏe, do đó, việc dùng thuốc điều trị cường giáp để ức chế sự hình
thành hormone tuyến giáp là rất cần thiết.
Nếu
ngừng thuốc, cường giáp sẽ không được kiểm soát, nó không chỉ khiến bệnh nhân bị
suy dinh dưỡng, gầy còm mà còn gây ra bệnh tim cường giáp, trường hợp nặng sẽ
gây suy tim và dẫn đến tử vong.
Dừng
uống thuốc như thế nào?
Đối
với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, có thể nói thuốc là một phần không thể
tách rời trong cuộc sống của họ và sẽ đồng hành cùng họ trong suốt cuộc đời.
Người
mắc các bệnh mãn tính nghiêm trọng cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Bất
kỳ sự chủ quan và xem nhẹ nào đều là thiếu trách nhiệm với thân thể của chính
mình.
Với
người mắc bệnh nhẹ hơn, yêu cầu tuân thủ về thời gian uống thuốc hoặc các
phương diện khác cũng không quá khắt khe. Hơn nữa, họ cũng không quá phụ thuộc
nhiều vào thuốc men. Bệnh có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thói quen
sinh hoạt và thói quen ăn uống. Hầu hết người mắc bệnh nhẹ đều có thể ngăn ngừa
bệnh trở nặng thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, lối sống và cảm xúc.
Tuy
nhiên, ngay cả đối với những bệnh nhân có tình trạng nhẹ, họ cũng không nên ngừng
thuốc đột ngột khi chưa được phép. Do cơ thể đã quen với trạng thái duy trì bằng
thuốc, nó cần một thời gian để thích nghi trạng thái không có thuốc. Một khi ngừng
thuốc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, gây biến động chỉ
số sức khoẻ, có thể làm bệnh nặng thêm hoặc sinh ra bệnh mới.
Để
có kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ. Dưới sự hướng
dẫn của người có chuyên môn, bạn hãy giảm tần suất và lượng thuốc uống một cách
hợp lý.
Bên
cạnh đó, bạn cũng nên quan sát sự thay đổi của các chỉ số khác nhau trong giai
đoạn này để đảm bảo rằng có thể kiểm soát bệnh mà không cần dùng thuốc.
Sau
khi ngừng thuốc, bạn vẫn nên theo dõi chặt chẽ tình trạng thể chất của mình và
đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên. Một khi xuất hiện cảm giác khó chịu, hoặc
xuất hiện kết quả xét nghiệm bất thường thì cần phải điều trị kịp thời để bệnh
không diễn biến nặng hơn.
Hoàng Tuấn
No comments:
Post a Comment