Thursday, July 13, 2023

Chữ Nghĩa VN - Nguyễn Ngọc Phúc


Bạn thân mến,  

Thật là rắc rối, chữ nghĩa Việt Nam có nhiều ý nghĩa và phong phú ẩn hiện của  bởi sự lãng mạn và bóng gió của ngôn ngữ Việt Nam. 

Người miền Nam hay nói :

" nói dzậy mà hổng phải dzậy nhưng còn hơn dzậy" 

Nó thể hiện cái văn hóa về đời sống và con người Việt Nam. Hãy nhìn, nghe và đọc văn thơ thi ca Việt Nam thì mới thấy ra cái "hổng phải dzậy " của tiếng Việt như thế nào.

 

Nếu người Việt có rất nhiều ý nghĩ và từ ngữ lãng mạn bóng gió thì có lẽ không thể nào dịch ra được bằng những ngoại ngữ khác. 

Cho dù có dịch được, không hiểu nó có mang đủ ý nghĩa bóng bẩy đó không và nhất là người ngoại quốc có thể tưởng tượng cũng như hiểu được hết ý nghĩa của từ ngữ đó chăng?

Điểm khác biệt là đọc ngôn ngữ Việt Nam, tất cả người Việt có thẻ hiểu được, tưởng tượng ra và biết được tác giả muốn nói về cái gì nhưng với bản dịch ra ngoại ngữ, ai dám chắc tất cả người ngoại quốc đều hiểu như nhau. 

Hãy nghe nhạc tình ca của Âu Mỹ với lời ca: " I want you, I need you, I love OH! my Baby...." đầy rẫy trong nhạc của Beatles cũng như các bài hát mới của người Mỹ mà mỗi khi nghe được, các choai choai Mỹ dẫy nẩy lên để la hét và thích thú. 

Nếu dịch ra tiếng Việt: "Anh muốn em, Anh cần em, Anh yêu em OH!, em ơi" thì đến một trăm năm nữa, chưa chắc, một chàng "anh trai Việt?" nào đó sẽ có được một em chịu cho mình ôm eo ếch. 

Nhưng nếu mà ca lên:

thì chắc chắn, ngoài cái eo ếch được ôm, "anh Trai" có thể được tặng thêm bonus : một nụ hôn chết giấc. 

Đó là nói về mặt tích cực hay đẹp đẽ của ngôn ngữ Việt Nam.


Còn về mặt tiêu cực hay không đẹp chứ không dám nói là xấu xa của ngôn ngữ Việt Nam thì hãy nghĩ tới chuyện nói bóng gió hoặc cay cú khi thiên hạ chửi nhau, lôi ba đời sáu kiếp hay tám hướng mười  phương, kêu réo tam đại tứ tông người chết tới người sống để chửi nhau hay bắt bẻ về chữ nghĩa gọi nhau hay phân định vai vế trong gia dình hoặc xác định ngôi thứ ngoài xã hội.. 

Thế mới hiểu con người và văn hóa Việt Nam quả thật: 

* vừa dễ hiểu nhưng cũng rất khó hiểu

- vửa đơn giản nhưng cũng thật rắc rối 

* vừa hiền lành nhưng cũng không kém ác độc, 

- vừa dễ thương nhưng cũng mau ghét,

- vừa dễ hòa đồng nhưng cũng thích chơi nổi,

- vừa thông minh nhưng cũng nhiều u mê,

- vừa hiếu khách nhưng cũng muốn tự tôn

- hay cãi lý mặc kệ sự hợp lý hay vô lý, 

- thích học hỏi tìm tòi nhưng không dám mạo hiểm sáng tạo.

- vv và vv.

Những cái "Vừa" rồi "Nhưng" nêu trên không biết là có chủ quan hay là khách quan nhưng chắc chắn, ở những quốc gia khác trên thế giới cũng đều có hai thứ " Vừa" và "Nhưng" tương tự này. 

Việt Nam và các nước khác chỉ khác nhau ở chỗ là không biết giữa hai cái "Vừa" và "Nhưng" này, cái nào nhiều hơn cái nào?.  Chỉ biết rằng nếu có nhiều "Vừa" mà ít "Nhưng" thì rất là tốt, cho điểm A còn ngược lại, nhiều "Nhưng" và ít "Vừa" thì sẽ là tệ, cho điểm D.  

Các bạn thử cho điểm A hay D về những nhận xét nêu trên xem người Việt Nam mình như thế nào? 

Xin chú ý:

- Xin nhận xét về người dân Việt Nam sau 1975 ở Việt Nam chứ không phải người của chế độ bởi người dân Việt chính là một thực thể va chạm với thế giới và với người Việt Nam cũ trước 1975 chứ người của chế độ hiện nay thì không có gì để nói. 

Bố mẹ, ông bà Mỹ gọi con cháu mình  là "You" và con cháu gọi bố mẹ ông bà mình cũng là "You" bất kể nội ngoại nhưng đối với ông bà Việt Nam và  con cháu thì chữ nghĩa và ngôi thứ gọi phải đâu ra đó và rõ ràng. 

Một chữ "You" của Mỹ xài cho mọi người trong gia đình nhưng trong gia đình Việt Nam phải xài tới hơn chục chữ khác nhau để biết mình là ai và You là ai?:

- Con, cháu nội, cháu ngoại, chú, bác, cô, dì, dượng, anh, chị, em, cháu chắt, ông bà ngoại, ông bà nội, ông bà cố ngoại, cố nội...

 Như vậy, chắc chắn, người Việt rất tôn trọng con người và gia đình trong đời sống. Nhờ đó, đỡ mất thời gian phải thành thật khai báo và tìm hiểu, nhờ vậy, sẽ nhanh chóng tìm được việc xử sự sao cho đúng cách. 

Tuy nhiên, đối với người Mỹ thì việc đó hơi rắc rối vì hình như có vẻ xoi mói vào đời tư của con người chút ít. Ngay với cha mẹ của người Mỹ, thường cũng hay gọi là "You" tuốt.


Ngày mới sang Mỹ, tui không thể gọi cô giáo ESL bằng tên cộc lốc như Cathy, Sue...mà muốn gọi là Mrs, Cathy hay Ms. Sue  hay Mme Jane. Ngay với người Mỹ già cũng vậy. Tui đã phải giải thích cho cô giáo biết chuyện này nhưng chỉ nhận được một nụ cười dễ thương và xuề xòa của các cô mà thôi, không yes hay no gì cả. Riết rồi theo thời gian, mình phải sống hòa đồng vào cái văn hóa phong tục của xứ sở mới, gọi tên trống trơn cũng không bị ai bắt bẻ.

Tuy nhiên, Mỹ và Việt Nam đều gặp nhau ở 1 tư tưởng lớn mà không cần kiểu cọ và hay phân định ngôi thứ gì là lúc khi tức giận hay chửi nhau, Tấy hay Ta cũng rứa:

- Mỹ sẽ vẫn dùng " You" and "Me" nhưng

- Việt sẽ dùng: " Mày" và  " Tao". 

Tới lúc này, chả cần gì tới "Vừa" hay "Nhưng" nhưng Việt Nam sẽ được điểm F. Không tin, cứ xem trên Youtube là thấy. Vợ Chồng cũng kêu nhau mày tao là thường.

Tương tự như vậy, một chữ Chết trong tiếng Anh và tiếng Việt, thử xem, có bao nhiêu chữ đồng nghĩa với nhau?

 

Tiếng Anh: 118 chữ

Need synonyms for death? Here's a list of similar words from our thesaurus that you can use instead. 

Noun

The cessation of life and all associated processes : 118 words

demise end expiration passing dying expiry curtains decease quietus bereavement departure dissolution doom exit fatality passage release sleep fate grave loss oblivion parting afterlife casualty cessation darkness ending fall finis mortality necrosis overthrow tomb loss of life passing away passing on departure from life eternal rest final exit kicking the bucket passing over great divide extinction destruction ruin termination downfall ruination finish decline undoing annihilation disintegration disaster taps croaking snuffing catastrophe defunction silence lights out dying out the end extermination retribution sentence kiss of death closing going exhalation elapsing terminus crossing the great divide deathblow clincher Waterloo death in the family grim reaper final blow bitter end end of the line end of life buying the farm last roundup number's up coup de grace killing carnage lethality bloodshed deadliness cataclysm tragedy calamity trouble terrible fate grim fate decay degradation collapse rack and ruin debasement degeneration retrogression perishing fragmenting disappearance dégringolade breaking up fizzling out passing into oblivion withering away falling off decline and fall coming to an end petering out ceasing to exist

 

TIẾNG VIỆT: 70 chữ

1- (Tử Vong) cũng chết

2- (Từ trần) cũng chết

3- (Qua Đời) cũng chết

4- (Mất) cũng chết

5- (Rồi đời) cũng chết

6-(Tiêu đời) cũng chết

7-(Đi đứt) cũng chết

8-(Đứt bóng) cũng chết

9-(Hi sinh) cũng chết

10-(Đã Khuất) cũng chết

11-(Nhắm Mắt) cũng chết

12-(Xuôi tay) cũng chết

13-(Đứng tròng) cũng chết

14-(Khuất Núi) cũng chết

15-(Khuất bóng) cũng chết

16-(Tắt thở) cũng chết

17-(Đi rồi) cũng chết

18-(Toi rồi) cũng chết

19-(Đi bán muối) cũng chết

20-(Ngủm củ tỏi) cũng chết

21-(Đắp Chiếu) cũng chết

22-(Chầu trời) cũng chết

23-(Thăng thiên) cũng chết

24-(Theo Ông Bà) cũng chết

25-(Về tổ tiên) cũng chết

26-(Gặp Diêm Vương) cũng chết

27-(Băng hà) cũng chết

28-(Vĩnh biệt) cũng chết

29-(Lìa trần) cũng chết

30-(Chán sống) cũng chết

31-(Buông tay) cũng chết

32-(Lìa đời) cũng chết

33-(Đã mất) cũng chết

34-(Về cõi tây phương) cũng chết

35-(Hóa kiếp lai sinh) cũng chết

36-(Ra đi ngàn thu) cũng chết

37-(Trở về cát bụi) cũng chết

38-(Từ giã cõi đời) cũng chết

39-(Đi lên niết bàn) cũng chết

40-(Chia tay cõi trần) cũng chết

41-(Nghẻo - Queo) cũng chết

42-(Ngắm gà khỏa thân) cũng chết

43-(Ăn chuối cả nải) cũng chết

44- (Xong kiếp phàm trần) cũng chết

(45-Xong một kiếp người) cũng chết

46-(Xong một đời, ngủm củ tỏi ) cũng chết

47-(Lên bàn thờ ngồi) cũng chết

48-(Lên Thiên đàng) cũng chết !

49-(Ngoẻo cù đum) cũng chết

50-(Ngủm cù đeo) cũng chết

51-(Ngoẻo củ từ) cũng chết

52-(Viên tịch) cũng chết

53-(Ra đi) cũng chết

 

Mới thêm vào từ bạn đọc:

54- Vãng sanh tịnh độ

55- Gặp ông bà

56- Vĩnh biệt

57- Đi ta bà

58- Ngáp rồi

59- Tạ thế

60- Quy tiên

61- Vĩnh viễn chia tay

 

Nguyễn Ngọc Phúc

No comments:

Post a Comment