Trên con sông Saint Lawrence đoạn giáp ranh giữa Hoa Kỳ và
Canada có quần đảo Thousand (Thousand Islands) với hơn 1,800 hòn đảo tự nhiên
như những viên ngọc trai nằm rải rác. Những hòn đảo lớn nhỏ này phần lớn thuộc
sở hữu tư nhân.
Lâu
đài Boldt nằm trên đảo Heart thuộc quần đảo Thousand, là một trong
những thắng cảnh du lịch được hoan nghênh nhất ở Hoa Kỳ và Canada. (Ảnh:
Shutterstock)
Trong quần đảo này,
nổi tiếng nhất là đảo Heart. Từ trên không trung nhìn xuống, toàn bộ hòn đảo
giống như hình trái tim, bởi vậy nó mang tên gọi này. Sở dĩ đảo Heart nổi tiếng
như vậy là bởi vì trên hòn đảo này có một lâu đài mang phong cách trung cổ tên
là Boldt (Boldt Castle), nơi chứng kiến một câu chuyện tình lãng mạn, thê lương
mà đẹp đẽ vào đầu thế kỷ trước.
Tòa lâu đài Boldt nhìn từ trên cao. Ảnh: Bartonandloguidice
Vào cuối thế kỷ 19, ông chủ khách sạn Waldorf Astoria, triệu phú người Mỹ gốc Phổ George Charles Boldt đã mua hòn đảo nhỏ đẹp như tranh vẽ này. Lúc đó, hòn đảo này có tên là đảo Hart (Hart Island). Về sau ông đã tu sửa rìa của hòn đảo, khiến hình dạng của nó gần giống như một trái tim, đồng thời đổi tên nó thành đảo Heart. Vào mùa hè hằng năm, vị chủ khách sạn này đều đưa người vợ yêu quý của mình, bà Louise Kehrer Boldt và hai con trai đến đây nghỉ dưỡng.
Hòn đảo trái tim đẹp
như tranh vẽ. (Ảnh: Tài sản công)
Lâu đài Boldt trên hòn
đảo trái tim. (Ảnh: Tài sản công)
Đến năm 1900, ông Charles Boldt quyết định đầu tư 25 triệu USD để xây dựng trên đảo Heart một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ kiểu Đức rộng năm mẫu Anh, như một “món quà tình yêu” dành tặng cho người vợ yêu quý của mình.
Khi đó, với phong cảnh tuyệt mỹ và giao thông thuận lợi, quần đảo
Thousand đã trở thành địa điểm nghỉ mát mà giới nhà giàu ở New York yêu thích,
rất nhiều người giàu đã đến đây mua lại các hòn đảo để tránh nóng.
Đến năm 1900, ông Charles Boldt quyết định đầu tư 25 triệu USD để xây dựng trên đảo Heart một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ kiểu Đức rộng năm mẫu Anh, như một “món quà tình yêu” dành tặng cho người vợ yêu quý của mình.
Rất nhanh sau đó, ông Charles Boldt đã mời được một đội kiến
trúc ưu tú bao gồm 300 thợ đá, thợ mộc và nghệ thuật gia, và bắt đầu dự án kéo
dài bốn năm để xây dựng tòa lâu đài. Tòa lâu đài này cao sáu tầng, sở hữu thành
lũy xa hoa với 120 căn phòng, sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những
dinh thự tư nhân lớn nhất Mỹ quốc.
Công trình kiến trúc này dự định sẽ hoàn thành vào ngày kỷ niệm
hôn lễ của vợ chồng ông Charles Boldt – ngày 14/06/1904, nhưng không may, bà
Louise Kehrer Boldt đã qua đời vì một cơn đau tim vào tháng 01/1904, hưởng thọ
43 tuổi. Ông Charles Boldt vô cùng đau buồn và tuyệt vọng, đã lập tức gọi đến
công ty kiến trúc, yêu cầu dừng tất cả công việc trên đảo. Vì để tránh nhìn vật
nhớ người sẽ càng thêm đau khổ, kể từ đó ông Charles Boldt không còn đặt chân đến
tòa lâu đài này nữa.
Mười hai năm sau, vào năm 1916, ông Charles Boldt cũng qua đời tại
New York. Kể từ đó, tòa lâu đài trên hòn đảo trái tim càng không có ai để ý tới,
trải qua sự tàn phá của mưa gió bão bùng và đạo tặc, nó trở nên lạnh lẽo suy
tàn, và bị bỏ hoang trong suốt 73 năm.
Mãi đến năm 1977, hậu duệ của ông Charles Boldt đã chiếu theo di
nguyện của ông, bán lâu đài Boldt cho Cục quản lý Thousand Islands (TIBA,
Thousand Islands Bridge Authority) với giá 1 USD, hy vọng cơ quan này có thể tu
sửa và hoàn thành công trình, đồng thời mở cửa cho công chúng thăm quan, khiến
nó trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực.
(Ảnh: Shutterstock)
TIBA đã đầu tư hàng chục triệu USD để tiến hành trùng tu toàn diện
lâu đài Boldt, để món quà tình yêu mà cố doanh nhân giàu có dành tặng vợ mình
có thể được giới thiệu một cách hoàn hảo với công chúng.
Khi du khách đặt chân lên đảo Heart, lập tức sẽ bị cuốn hút bởi
rất nhiều chi tiết kiến trúc vô cùng tinh xảo trên hòn đảo này. Tổng thể lâu đài
Boldt trông giống như một tòa lâu đài cổ tích, lối vào được trang trí bằng
thảm treo tường quý hiếm của Âu Châu, mặt sàn được lát đá cẩm thạch, trần nhà
là pha lê sặc sỡ, bên trong lâu đài được khảm các tác phẩm nghệ thuật, còn có
các chế phẩm từ gỗ sồi và đồ nội thất tinh xảo… Ngoài ra, lâu đài còn có bể bơi
trong nhà, phòng chơi billiard, lối đi dành riêng cho người hầu và thư viện.
Ngoài tòa lâu đài chính tráng lệ này, xung quanh còn có năm tòa
kiến trúc phụ, bao gồm một tòa tháp mang tên Alster, bên trong có rạp hát và
sàn bowling, một “nhà máy phát điện” theo phong cách trung cổ, một “tháp chim bồ
câu”, một cổng vào theo phong cách La Mã và một tòa vọng lâu nhỏ.
Nhà
máy phát điện theo phong cách trung cổ. (Ảnh: Shutterstock)
Hiện tại, lâu đài Boldt chỉ mở cửa cho công chúng thăm quan từ
giữa tháng Năm đến giữa tháng Mười hằng năm, và trở thành một trong những thắng
cảnh được hoan nghênh nhất ở Hoa Kỳ và Canada. Mấy năm gần đây, lâu đài Boldt
còn là địa điểm tổ chức hôn lễ lý tưởng được rất nhiều người tìm kiếm.
Sưu tầm
Những lâu đài tình ái đẹp tuyệt vời!👍😍
ReplyDeleteMình, ko giàu, thì làm gì có được những lâu đài như vậy chứ, nhưng chỉ có lâu đài tình ái trong con tim thôi😀
NgànThu