Vũ trụ được-tạo-ra hay hình thành ngẫu nhiên? Quan điểm nào có khả năng xảy ra cao hơn? (Ảnh: Shutterstock)
Tuy chưa chứng minh trực tiếp được sự tồn tại của Thượng Đế, nhưng khoa học đã cho thấy, nếu không có một phép lạ, sự sống và vũ trụ sẽ không tồn tại.
Vào
năm 1966, tạp chí Times đưa lên bìa chính câu hỏi: “Liệu Thượng Đế đã
chết?” Bài viết phản ánh việc có rất nhiều người đã chấp nhận quan niệm
văn hoá rằng Thượng Đế đã lỗi thời, rằng khi khoa học tiến triển thì
không cần một “Thượng Đế” để giải thích sự tồn tại của vũ trụ.
Tuy
nhiên, hoá ra những lời xì xầm phủ định Thượng Đế là còn quá sớm. Trên
thực tế, lập luận hợp lý cho thấy Thượng Đế tồn tại, không đâu xa, lại
đến từ chính khoa học.
Câu chuyện là thế này: trong cùng năm tạp
chí Times đăng tiêu đề nổi tiếng của mình, nhà thiên văn học Carl Sagan
thông báo rằng có hai tham số (tiêu chí) cần thiết để một hành tinh hỗ
trợ sự sống: một ngôi sao đúng loại, và một hành tinh với khoảng cách
phù hợp xoay quanh ngôi sao đó.
Với
khoảng 1 triệu tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ (1 với 24 số không theo
sau), sẽ phải có 1 nghìn tỷ tỷ hành tinh (1 với 21 số không đằng sau) có
khả năng hỗ trợ sự sống.
Với xác suất
khả quan như vậy, các nhà khoa học đã lạc quan rằng việc tìm kiếm trí
tuệ ngoài hành tinh, dự án SETI được đưa ra vào những năm 1960, chắc
chắn sẽ sớm phát hiện được gì đó.
Với mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến
rộng lớn, các nhà khoa học đã lắng nghe để tìm các tín hiệu giống với
trí tuệ mã hoá. Nhưng qua các năm, sự im lặng từ vũ trụ ngày càng trở
nên áp đảo. Tính tới năm 2019, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chính
xác là “bupkis”, “nada”, “zilch” hành tinh. Có nghĩa là số 0, theo sau
là vô số số 0 khác.
Chuyện gì đã xảy
ra? Khi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ tăng lên, rõ ràng là còn có rất
nhiều yếu tố cần thiết khác để tạo ra sự sống hơn Sagan giả định, chứ
chưa nói đến sự sống thông minh.
Hai
tham số cần thiết của ông tăng lên thành 10 tham số, sau đó là 20, và
sau đó là 50, nghĩa là số hành tinh có thế hỗ trợ sự sống cũng giảm
xuống tương ứng. Con số này giảm xuống còn vài nghìn hành tinh và vẫn
tiếp tục giảm.
Ngay cả những người ủng
hộ SETI cũng phải thừa nhận vấn đề. Peter Schenkel đã viết trong một
bài báo năm 2006 cho “Skeptical Inquirer”, một tạp chí ủng hộ mạnh mẽ
chủ nghĩa vô thần: “Trong ánh sáng của những phát hiện và hiểu biết
mới, chúng ta nên lặng lẽ thừa nhận rằng các ước tính trước đó có thể
không còn biện hộ được nữa”.
Ngày
nay khoa học đã tìm ra hơn 200 tham số cần có để một hành tinh có thể hỗ
trợ sự sống, tất cả trong số đó phải được đáp ứng hoàn hảo, nếu không
toàn bộ sẽ tan rã. Ví dụ:
- Nếu không có một hành tinh khổng lồ với lực hấp dẫn lớn như sao Mộc gần đó, để làm chệch hướng các tiểu hành tinh, Trái Đất sẽ tả tơi giống như một chiếc bia phóng tiêu trong vũ trụ, thay vì là một quả cầu xanh tươi.
- Lực hấp dẫn của Trái Đất cần rất chính xác để hơi nước bị giữ lại, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ cho sự sống, nhưng cũng đủ yếu để cho khí metan và amoniac – những khí gây chết người – thoát ra khỏi bầu khí quyển. Chỉ cần thay đổi một vài điểm phần trăm của lực hấp dẫn thì tất cả chúng ta đều chết…
Nếu không có sao Mộc khổng lồ ở bên cạnh, Trái Đất sẽ không thể tồn tại (Ảnh: Shutterstock)
Nói một cách đơn giản, tỉ lệ chống lại sự sống trong vũ trụ thật đáng kinh ngạc.Vậy mà chúng ta đang ngồi đây, không chỉ tồn tại, mà còn bàn luận về sự tồn tại. Vì sao có thể như vậy? Chẳng lẽ tất cả những tham số đó đều được đáp ứng hoàn hảo một cách ngẫu nhiên?
Ở mức xác suất nào thì khoa học mới kết luận được rằng chúng ta không thể là kết quả của các nguồn lực ngẫu nhiên? Trên thực tế, quan điểm cho rằng có một trí thông minh siêu thường đã tạo ra các điều kiện hoàn hảo này, chẳng phải cần ít lòng tin hơn hẳn so với quan niệm rằng sự hình thành Trái Đất chỉ tình cờ là phá vỡ tất cả các xác suất bất khả?
Nhưng đợi chút, còn nữa…
Điều kiện để vũ trụ tồn tại còn đáng kinh ngạc hơn gấp bội
Việc tinh chỉnh để sự sống tồn tại trên một hành tinh còn thua xa so với việc tinh chỉnh để vũ trụ tồn tại. Ví dụ, các nhà vật lý học thiên thể hiện tại biết rằng các giá trị của bốn lực cơ bản – lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân “mạnh” và “yếu” – đã được xác định trong ít hơn một phần triệu của một giây ngay sau Vụ Nổ Big Bang. Nếu thay đổi dẫu chỉ một chút rất nhỏ trong bốn giá trị này thì vũ trụ như chúng ta biết sẽ không thể tồn tại.
Ví dụ, nếu tỉ số giữa lực hạt nhân “mạnh” và lực điện từ bị giảm đi chỉ một phần nhỏ nhất của phần nhỏ nhất, không thể mường tượng nổi, thì không một ngôi sao nào có thể hình thành. Nhân tham số đó với tất cả các điều kiện cần thiết khác, xác suất cho việc vũ trụ tồn tại ngẫu nhiên là quá nhỏ bé khủng khiếp đến nỗi quan niệm rằng tất cả chỉ là “ngẫu nhiên” chống lại lý lẽ thông thường.
Cũng giống như xác suất khi ném một đồng xu và nó ngửa mặt 10 tỉ tỉ lần liên tiếp. Những người có lý trí đều sẽ hiểu, điều này không thể xảy ra ngẫu nhiên.
Chỉ có một loại thiên hà – thiên hà xoắn ốc – mới cho phép sự sống tồn tại (nguồn: eeprootsathome.com)
Fred Hoyle, nhà thiên văn học đã đặt ra thuật ngữ “Vụ Nổ Lớn”, nói rằng chủ nghĩa vô thần của ông bị “lung lay dữ dội” bởi sự phát triển này. Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng thế giới, Paul Davies, đã nói rằng “Sự xuất hiện của thiết kế thông minh là quá áp đảo”.
Ngay cả Christopher Hitchens, một trong những người ủng hộ tích cực nhất của chủ nghĩa vô thần, cũng thừa nhận rằng “Không nghi ngờ gì, luận điểm tinh chỉnh [vũ trụ] là luận điểm mạnh mẽ nhất của phía bên kia”.
Giáo sư Toán học Đại học Oxford, tiến sĩ John Lennox đã nói “khi chúng ta càng có nhiều hiểu biết về vũ trụ, giả thuyết rằng có một Đấng Sáng Tạo càng trở nên đáng tin hơn, lời giải thích tối ưu nhất về lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây”.
Phép lạ lớn nhất của mọi thời đại chính là vũ trụ. Đó là phép lạ của tất cả các phép lạ, một phép lạ không thể không chỉ đến điều gì đó – hoặc Ai Đó – vượt ra ngoài chính nó.
Mời xem
Theo Eric Metaxas/PragerU,
Tác giả, diễn giả nổi tiếng
Phong Trần biên dịch
No comments:
Post a Comment