Mấy hôm nay, tôi bàng hoàng nghe tin một người tôi quen qua đời vì đột quỵ.
Tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi về làm sao ngăn ngừa hay tầm soát đột quỵ. Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ phân tích lại bệnh đột quỵ, đặc biệt loại đột quỵ nguy hiểm do vỡ túi phình, các khuyến cáo ngăn ngừa, các xét nghiệm có thể giúp ngăn ngừa và cách tầm soát đột quỵ.
# Đột quỵ là gì?
- Đột quỵ là do một vùng não bị mất
oxygen đột ngột do mạch máu bị ngưng tuần hoàn. Có 2 loại đột quỵ chính là đột
quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke), chiếm phần lớn (85-90%) và đột quỵ do
vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke), chiếm ít hơn (dưới 10%). Loại đột quỵ khác là
TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch
máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại
(nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua)
- Loại đột quỵ vỡ mạch máu do túi
phình (Aneurysm) là loại nguy hiểm hơn do vỡ mạch máu dạng này thường lớn, tổn
thương nhiều hay toàn bộ vùng não, và khó can thiệp. Vỡ túi phình thường dẫn đến
xuất huyết dưới màng nhện (subarachnoid hemorrhage) khiến cho phần không gian
dưới nhện, là nơi dịch não tủy lưu thông, bị nghẽn, khiến cho bệnh nhân bị liệt,
hôn mê, thậm chí tử vong rất nhanh.
- Túi phình là giãn nở một đoạn của động mạch khiến cho thành mạch vùng này mỏng hơn so với chỗ khác (tương tự như phù ruột xe đạp). Thường túi phình phát triển chỗ nhánh rẽ của động mạch do thành mạch nơi này thường mỏng hơn so với chỗ khác.
- Nhức đầu kinh khủng, nhất là
bên trong mắt
- Tê liệt và yếu
- Ói mửa và buồn nôn
- Cứng cổ, co giật, động kinh
Lưu ý là bệnh nhân có thể có những
triệu chứng khác ngoài những triệu chứng trên.
# Cách ngăn ngừa đột quỵ theo
khuyến cáo của hội đột quỵ Hoa Kỳ và hội tim mạch hoa kỳ
- Hội đột quỵ Hoa Kỳ đưa ra 8 điều
nhằm giảm rủi ro đột quỵ (2)
+ Tìm ra rủi ro đột quỵ của mình
dựa mình các yếu tố như huyết áp, các lab, và chỉ số khác. Hội đột quỵ Hoa Kỳ
khuyên bệnh nhân nên thử tính toán rủi ro đột quỵ của mình tại https://ccccalculator.ccctracker.com/
Khi bệnh nhân biết rủi ro đột quỵ của mình, ví dụ như cao hay thấp, thì bệnh nhân sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của việc kiểm soát các bệnh mãn tính khác, tập thể dục, hay đổi lối sống.
+ Không hút thuốc vì đây là một rủi ro cao có thể dẫn đến đột quỵ. Lưu ý là hút thuốc thụ động (ở chung nhà với người hút thuốc) cũng tăng rủi ro đột quỵ
+ Kiểm soát các bệnh mãn tính như
cao huyết áp, tiểu đường, hay cao mỡ. Các bệnh này đều làm mạch máu dần dần nhỏ
hẹp, xơ cứng, dẫn đến đột quỵ
# Có nên tầm soát đột quỵ bằng
siêu âm động mạch cảnh?
- Tầm soát là cách tìm bệnh sớm
mà chưa có triệu chứng. Hiện nay ngăn ngừa đột quỵ chủ yếu dựa vào các khuyến
cáo nói trên. Trường Y khoa Harvard có phân tích một bài về siêu âm động mạch cảnh
(3), là cách mà quý vị có thể nghe nói trong việc tầm soát đột quỵ.
- Hiện nay, các BS không khuyến cáo bệnh nhân làm xét nghiệm tìm túi phình trong não nếu không có các điều kiện sau
+ có bệnh sử về túi phình trong
não
+ bị đột quỵ xuất huyết dưới nhện
+ có người thân bị túi phình
trong não
+ có các bệnh di truyền như
Marfan Syndrome, Ehlers-Danlos syndrome IV, hoặc đa nang thận (Polycystic
kidney disease)
- Đột quỵ là bệnh nguy hiểm dẫn đến
tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Có 2 loại đột quỵ là
nghẽn mạch máu và vỡ mạch máu, đều do quá trình tích lũy dần dần của bệnh lý.
- Đột quỵ do vỡ túi phình trong
não là loại cực kỳ nguy hiểm.
- Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là tập thể dục, thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, ăn uống cân bằng.
P/S: Bài viết này kính tặng người bạn vừa mất, chúc chị yên nghỉ.
BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment