Saturday, November 30, 2013

Rượu - Người Phương Nam

Bệnh Thấp Tim

Hình ảnh hở van 2 lá do thấp tim.

Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp tính hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever) được coi là một trong những chứng bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo.
Bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi. Đây là căn bẹnh làm tổn thương khớp, tim, thần kinh, da và chỉ để lại di chứng ở tim. Những di chứng tại van tim là nguyên nhân chính của bệnh tim mắc phải, gây tử vong cho trẻ em từ 5 - 15 tuổi, làm mất sức lao động của những người trưởng thành.

Chẩn đoán xác định thấp tim khi nào?
Khi có bằng chứng của nhiễm liên cầu A đường hô hấp (biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp trên và/hoặc làm phản ứng ASLO dương tính và/hoặc cấy dịch họng tìm thấy liên cầu), kèm theo có ít nhất 2 tiêu chuẩn chính hoặc có 1 tiêu chuẩn chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ. Sở dĩ là vậy vì trong màng tế bào liên cầu khuẩn nhóm A có một thành phần protein rất giống với protein màng tế bào cơ tim và một số tổ chức liên kết khác của cơ thể. Ngoài ra, cấu trúc cacbon hydrat màng tế bào liên cầu khuẩn nhóm A cũng giống mucoprotein ở van tim người. Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A, cơ thể sẽ sản xuất các kháng thể chống liên cầu khuẩn, vô tình các kháng thể này cũng tấn công luôn cả cơ tim và các tổ chức liên kết có thành phần protein tương tự. Ngoài có cấu tạo protein rất giống với protein màng tế bào cơ tim dẫn tới sự “nhầm lẫn” kể trên, màng tế bào liên cầu khuẩn còn mang nhiều chất có độc tính với tế bào cơ tim, thận, phá hủy hồng cầu, tiểu cầu...

Dấu hiệu nhận biết
Sau khi bị viêm họng từ 1 - 5 tuần, những trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A sẽ thấy xuất hiện tình trạng đau ở khớp với đặc điểm là đau từ khớp này sang khớp khác. Các khớp lớn như khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ chân, cổ tay sẽ bị sưng, đau, nóng đỏ khiến bệnh nhân đi lại và cử động rất khó khăn (riêng khớp cột sống hoặc khớp ngón tay, ngón chân rất ít khi đau nhức). Điểm đặc biệt của bệnh này là khi khớp sau bị sưng đau thì các khớp bị sưng đau trước đó lại khỏi và trở lại hoạt động bình thường, không có biến dạng khớp và bị hạn chế cử động như các loại viêm khớp khác. Chính vì biểu hiện như vậy mà căn bệnh này còn được gọi là bệnh thấp khớp cấp.


Cùng với những cơn đau ở khớp thì ở tim cũng có tổn thương (cơ tim, các màng tim và các van tim) làm cho người bệnh mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, nhịp tim chậm hoặc nhanh, có thể không đều. Nếu viêm cơ tim nặng gây khó thở, tím tái, phù, gan to.
Tổn thương thường gặp khi bị thấp tim
Viêm tim: Viêm tim là một biểu hiện bệnh lý nặng của thấp tim và khá đặc hiệu. Có khoảng 41 - 83% số bệnh nhân thấp tim có biểu hiện viêm tim. Các biểu hiện của viêm tim có thể là viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim. Viêm tim có thể biểu hiện từ thể không có triệu chứng gì đến các dấu hiệu suy tim cấp nặng hoặc tử vong. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp là: tăng nhịp tim, tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi tâm trương, tiếng rung tâm trương, rối loạn nhịp, tiếng cọ màng tim, suy tim...
Một trong những biểu hiện phải chú ý và là biến chứng nặng của thấp tim là viêm van tim. Hở van hai lá là một trong những biểu hiện thường gặp nhất, trong khi hở van động mạch chủ ít gặp hơn và thường kèm theo hở van hai lá.
Viêm khớp: Viêm khớp là một biểu hiện hay gặp nhất trong thấp tim (80%) nhưng lại ít đặc hiệu. Biểu hiện của viêm khớp là sưng, nóng, đỏ, đau khớp, xuất hiện ở các khớp lớn (gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu, vai...) và có tính chất di chuyển. Viêm khớp do thấp tim thường không bao giờ để lại di chứng ở khớp.
Múa giật Sydenham: Đây là biểu hiện của tổn thương ngoại tháp và khá đặc hiệu cho thấp tim. Các biểu hiện là những động tác vận động không mục đích và không tự chủ ở các cơ mặt, chi; giảm trương lực cơ, rối loạn cảm động. Các biểu hiện ban đầu có thể là khó viết, khó nói hoặc đi lại. Các biểu hiện này thường rõ khi bệnh nhân bị xúc động hoặc thức tỉnh và mất đi khi bệnh nhân ngủ.
Múa giật Sydenham là một trong những biểu hiện muộn của thấp tim, nó thường xuất hiện sau khi viêm đường hô hấp trên khoảng 3 tháng. Múa giật Sydenham thường biểu hiện đơn độc trong thấp tim và gặp ở khoảng 30%. Triệu chứng này thường mất đi sau 2 - 3 tháng.
Nốt dưới da: Đó là những nốt có đường kính khoảng 0,5 - 2cm, cứng, không đau, di động và thường xuất hiện ngay trên các khớp lớn hoặc quanh các khớp. Nốt dưới da có thể gặp ở khoảng 20% số bệnh nhân bị thấp tim và thường biến mất sau vài ngày. Da ở trên nốt này thường vẫn di động bình thường và không có biểu hiện viêm ở trên.
Đây là một loại ban trên da, có màu hồng và khoảng nhạt màu ở giữa tạo thành ban vòng. Thường không hoại tử và có xu hướng mất đi sau vài ngày. Hồng ban vòng là một dấu hiệu khá đặc hiệu trong thấp tim và ít gặp (5%), thường chỉ gặp ở những bệnh nhân có da mịn và sáng màu. Hồng ban vòng thường xuất hiện ở thân mình, bụng, mặt trong cánh tay, đùi và không bao giờ ở mặt. Khi có hồng ban vòng thì thường có kèm theo viêm cơ tim.
Do các triệu chứng nói trên, bệnh thấp tim hay bị nhầm với một số bệnh khác nên dễ bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu không được điều trị, bệnh cũng sẽ khỏi, nhưng sau đó một thời gian lại tái phát. Mỗi lần tái phát như vậy các tổn thương ở tim càng nặng hơn dẫn đến các chứng hẹp hay hở van tim, hoặc hở hay hẹp các van động mạch tại tim.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi thấy đau khớp sau một đợt viêm họng, nên nghĩ tới thấp tim và cần sớm đi khám bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết để và có liệu trình điều trị đúng đắn. Nếu đúng mắc bệnh thấp tim, trẻ nên tuân thủ chế độ điều trị dự phòng nghiêm ngặt cụ thể: tiêm kháng sinh dự phòng một tháng một lần theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Thời gian dự phòng là 5 năm, tốt nhất đến 18 tuổi, với thể tổn thương nặng ở tim, phòng tái phát cho đến 25 tuổi.
Để phòng bệnh thấp tim, trẻ cần tránh không để bị cảm, bị viêm họng, viêm khí - phế quản, đồng thời gìn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Cần chú trọng cải thiện các điều kiện ăn, ở, chú ý vấn đề vệ sinh môi trường, điều kiện dinh dưỡng đối với trẻ em.

BS. Lê Hưng

Tố Chất Của Người Việt


Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:
1.     Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
2.     Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3.     Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4.     Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5.     Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
6.     Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7.     Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
8.     Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9.     Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

;) winking

CÓ ĐÚNG VẬY KHÔNG?

Sưu Tầm

Thursday, November 28, 2013

Hai Câu Trả Lời Thâm Thúy Nhứt Lịch Sử


      1 : ĐUỔI MỸ VỀ NƯỚC,  Vào đầu thập niên 60, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Châu Âu để thỏa hiệp sống chung hòa bình với các nước CS Đông Âu. Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle muốn lấy lòng CS nên đả đơn phương quyết định rút ra khỏi Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông ta nói với Ngoại trưởng Dean Rusk của Tổng Thống Kennedy là : " Ông muốn Quân Đội Hoa Kỳ PHẢI RÚT RA KHỎI NƯỚC PHÁP CÀNG SỚM CÀNG TỐT."

Ngoại Trưởng Rusk nhìn thẳng vào mặt Tổng Thống De Gaulle từ tốn hỏi : " Thưa Tổng Thống ! lệnh này có bao gồm luôn cả các Quân Nhân Hoa Kỳ từng được chôn cất tại đây hay không ???? "(Chúng ta biết lính Mỹ tử trận nhiều nhất là trong cuộc đổ bộ lên bờ biển Normandie cùng với quân Canada năm 1944 để Giải Phóng Nước Pháp thoát khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xả trong Đệ Nhị Thế Chiến...) TT De Gaulle cứng họng không trả lời. Tiếp theo là một sự yên lặng như tờ. Yên lặng đến đổi có thể nghe cả hơi thở người đối diện.

      2 : TRÌNH SỔ THÔNG HÀNH Cụ già Người MỸ 84 tuổi , Robert Whiting tới Paris bằng phi cơ. Tại văn phòng Sở Di Trú phi trường. Vì già cả chậm lụt , nên cụ phải mất thời gian lục tìm sổ thông hành trong xách tay. Thấy cụ cứ lục lọi , nhân viên Sở Di Trú sẳng giọng với cụ : " Thưa Ông ! Ông đả từng đến nước Pháp bao giờ chưa? " Cụ Whiting khai là trước đây cụ đả từng đến nước Pháp rồi. " Vậy ông có biết là ông Cần Phải Sẵn Sàng Để Xuất Trình Sổ Thông Hành không? " Cụ già Hoa Kỳ trả lời : " Trước đây khi tôi đến Pháp tôi không cần phải xuất trình Sổ Thông Hành gì hết cả.." Nhân viên Di Trú nổi nóng : " Xin Ông nói chuyện cho đàng hoàng một chút. Chuyện vô lý ! Người Mỹ bao giờ củng phải xuất trình Sổ Thông Hành khi tới Pháp. Cụ Whiting đua mắt nhìn nhân viên Di Trú thật lâu rồi nhẹ nhàng giải thích : " Thật vậy sao ! trước đây khi tôi đổ bộ lên bãi biển OMAHA nước Pháp trong ngày D day năm 1944 để giải phóng nước Pháp thoát khỏi sự thống trị của Đức Quốc Xã , tôi ĐẢ KHÔNG TÌM THẤY MỘT NGƯỜI PHÁP NÀO Ở ĐÓ ĐỂ MÀ TRÌNH SỔ THÔNG HÀNH CẢ......."
Yên lặng như tờ. Yên lặng đến đổi có thể nghe làn gió thoảng nhẹ nhàng xuyên qua cửa sổ phi trường.
Theo Viet times 

Sưu tầm

Tuổi Mười Lăm - Trầm Vân

Niệm Phật Thành Phật


Những cái KHÔNG CÓ trong niệm Phật

1. Niệm Phật không phải để cầu xin Phật ban cho một điều ước nào đó.
2. Niệm Phật không phải để tăng thêm sức mạnh, thêm can đảm để đối phó với kẻ thù. Cho nên trong Phật giáo trải qua hơn 2.500 năm, không hề có chuyện một đoàn quân lâm trận giương cao biểu tượng hay hình Đức Phật để hăng máu, can đảm xông lên chém giết kẻ thù.
3. Niệm Phật không phải là để van xin Phật ban cho một giải pháp để giải quyết một tình thế khó khăn.
4. Niệm Phật không phải để xin Phật ban bố phép mầu, vặn cổ kẻ thù giúp chúng ta.
5. Niệm Phật không phải là quỵ lụy khóc than, trở nên hèn kém đối với Phật.
6. Niệm Phật không phải xin Phật chỉ lối, đưa đường cho chúng ta buôn may, bán đắt.
7. Niệm Phật không phải để dông dài kể lể, tâm sự chuyện kín, chuyện riêng tư với Phật.
8. Niệm Phật không giống như cầu nguyện, van vái thần linh.
9. Niệm Phật không phải để trở nên đời đời kiếp kiếp làm tôi đòi cho Phật.
10. Niệm Phật nhất thiết không phải để quên đời.

Những cái CÓ trong niệm Phật

1. Niệm Phật để tâm hồn thanh thản.
2. Niệm Phật để an trụ tâm. Đang nóng nảy, niệm Phật lòng dịu hẳn xuống. Đang thù hận, niệm Phật hận thù hóa giải. Đang tham lam, niệm Phật bớt tham…
3. Niệm Phật để không cho niệm ác nảy sinh. Nếu niệm ác đã nảy sinh thì không cho nó phát triển.
4. Niệm Phật để giữ gìn thân-khẩu-ý.
5. Niệm Phật là phương thuật giữ gìn Chánh niệm.
6. Niệm Phật tới vô niệm chính là Thiền.
7. Niệm Phật để nuôi dưỡng lòng Từ bi.
8. Niệm Phật để trở thành Phật chứ không phải trở thành nô lệ hay tôi tớ cho Phật.
9. Niệm Phật cũng là phép trị liệu, bảo vệ sức khỏe.
10. Niệm Phật để giải trừ bớt ác nghiệp gây tạo trong quá khứ.
11. Niệm Phật để lúc lâm chung chẳng còn lo sợ, chẳng cần phải nhờ ai cứu rỗi, một mình thẳng tiến lên Cực lạc của Phật A Di Đà.
12. Càng niệm Phật đầu óc càng sáng suốt, lòng dạ thảo ngay, tâm tính hiền từ.
13. Kẻ ác khẩu, nói năng hung dữ chuyên niệm Phật sẽ giải trừ được khẩu nghiệp.
14. Niệm Phật khiến lời nói dịu dàng, khiêm tốn do đó không gây thù chuốc oán.
15. Niệm Phật để chuyển nghiệp.
16. Niệm Phật khiến đi đứng dịu dàng, cử chỉ khoan thai.
17. Niệm Phật có thể ngăn chặn được cám dỗ điên cuồng.
18. Chán nản, thất vọng, niệm Phật khiến tâm địa bình ổn.
19. Lâm vào vòng lao lý, tù tội, mỗi tối nên ngồi ở tư thế "bán già", xoay mặt vào tường niệm Phật khoảng nửa tiếng đồng hồ, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, thời gian ở tù qua nhanh.
20. Niệm Phật khiến ta bình tĩnh, không lao vào chuyện thị phi.
21. Niệm Phật có thể trở thành Thánh tăng, đạt tới trạng thái bất động, nhập đại định.

Thực hành niệm Phật

- Buổi tối nên niệm Phật.
- Trước khi đi ngủ nên niệm Phật cho đến khi nào đầu óc thanh thản để từ từ đi vào giấc ngủ.
- Sáng thức dậy nên niệm Phật, dù vài câu, bởi vì sau giấc ngủ dài đầu óc con người thường hôn trầm. Niệm Phật vào đầu sớm mai cũng là dấu hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành.
- Khi nào thấy buồn chán nên niệm Phật.
- Thấy mất tự tin nên niệm Phật.
- Thấy lòng xao xuyến nên niệm Phật.
- Thấy có thể bị cám dỗ nên niệm Phật.
- Thấy thời gian kéo dài, vô vị nên niệm Phật.
- Gặp rắc rối về pháp lý nên niệm Phật để bình tĩnh ứng phó.
- Bị ai chọc giận, công kích nên niệm Phật.
- Các em khi vào thi, nên niệm Phật để đầu óc thanh thản, bình tĩnh v.v…
- Đêm khuya thanh vắng một mình trên tàu, xe, trên sông nước nên niệm Phật.
- Khi bệnh tật, đau ốm nằm nhà thương nên niệm Phật để không mất tinh thần,

- Nếu niệm Phật kết hợp với theo dõi hơi thở thì công năng rất lớn chẳng khác gì thiền định vậy.

Sưu tầm

Wednesday, November 27, 2013

Đường Về - PPS Hy Văn

Mời xem những triết lý Phật pháp qua PPS Đường Về (cõi Phật). 

http://xa.yimg.com/kq/groups/27464119/228341939/name/1-PG-%80%A0%A2%C4%92%B0%C6%B0%E1%BB%92%BDng%20V%80%A0%A2%E1%BB%92%A1.pps

Sưu tầm

Spaghetti - Gà Rô-Ti


Món ăn chiều qua cho cả nhà là món mì Ý với gà rôti. Nhà có người con rể Tây (Ban Nha), hai thằng cháu lai mà nếu ngày nào cũng cho ăn cơm thì trước sau gì chúng nó cũng sẽ kêu nài. Hơn nữa, cứ ngày nào cũng phải nấu ba món, bà bếp nghĩ không ra khi mà trong nhà có hai ba phe, đứa không thích món này, đứa thì không ưa món nọ. Do đó đổi cơm nấu mì, mì tàu, mì Ý thế cơm cũng là một phương kế hay, đỡ nhức óc đau đầu cho bà nội trợ.  

Spaghetti là món mì Ý. Dân Âu châu có recipe riêng của họ còn mình Việt Nam thì chế biến theo khẩu vị của Việt Nam cho đậm đà.

Vật Liệu :
- 1 gói spaghetti  (500 grs) cọng to hay nhỏ tùy thích
- Sauce cà chua (lọai đặc để nấu ăn) (tomato paste)
- 3 củ hành tây (một củ bằm nhuyển, 2 củ xắt lát)
- Muối - Đường
- 2 ký đùi gà hoặc cánh, đùi pha lẫn
- Nước dừa tươi, nếu không có dừa tươi thì dùng nước đường thắng sẵn bán trong siêu thị gọi là golden sirup mà dân Âu Mỹ dùng để ăn với pancake hay đồ tráng miệng như kem hay trái cây.

Cách làm :
Gà rửa sạch cho vô lò nướng vàng đều hai mặt. Bắc chảo lên lò phi hành cho thơm, chất mấy miếng gà vào chảo, đổ nước dừa tươi sắp sắp mặt gà, nêm đường muối rô ti (rim) cho thấm thịt gà. Xong múc ra thố.


Mì Ý luộc chín (ngòai bao có chỉ dẫn thời gian luộc mì) đổ ra rổ, xốc nước lạnh, để ráo, trộn đều với hai muỗng cà phê muối.

Bắc chảo lên lò, phi hành đã bằm sẵn cho vàng và thơm, đổ tomato paste vô, nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường hòa chung. Trút hết rổ mì vào xào lửa nhỏ vài phút cho đỏ đều. Xong xúc ra dĩa. Làm thêm thau xà lách ăn cặp cho ngon miệng và đủ dinh dưỡng rau, thịt, bột, đúng tiêu chuẩn căn bản cho sức khỏe.


Bon Appétit !

      Người Phương Nam

Tuesday, November 26, 2013

Tình Tóan Học - Sưu Tầm

Bài thơ này đã được cất giữ từ năm 1966, không biết tác giả là ai nhưng rất được giới học sinh lớp đệ ngũ đệ tứ tận tình hâm mộ, đã chuyền tay nhau ghi chép lại như một bửu bối. 
Hôm nay xin post lên chia sẻ với bạn hữu bốn phương để cùng nhau hồi tưởng một thời hoa mộng dưới mái học đường.
NPN

Về Miền tây

Một video clip vui

Mời thư giãn với Video clip vui. Không "dê" không phải đàn ông

Bảy Kỳ Quan Thực Sự Của Thế Giới

Kỳ quan của thế giới chính là những thứ giúp chúng ta cảm nhận được thế giới này. Linh Hoa (Dịch từ Inspiration Peak)

Trong giờ ngoại khóa về kỳ quan thế giới tại một trường trung học ở Chicago, khi được hỏi hãy liệt kê 7 kỳ quan thế giới mới, các bạn học sinh đều nhất loạt trả lời:

1. Khu Di tích Chichen Itza ở Mexico


2. Tượng Chúa Kitô Cứu thế ở Brazil

3. Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc


4. Pháo đài Machu Picchu ở Peru 

5. Thành cổ Petra ở Jordan

6. Đấu trường La Mã - Colosseum ở Italia

7. Đền Taj Mahal ở Ấn Độ

Tuy nhiên, trong những tấm phiếu câu trả lời của cả lớp, có một tấm phiếu để trắng. Cô giáo ngạc nhiên, hỏi Anna - chủ nhân của tấm phiếu trắng đó:
- Tại sao em không trả lời? Câu hỏi đâu quá khó. Chúng ta chỉ ôn lại những gì chúng ta vừa học thôi mà.
Anna yên lặng một hồi lâu, rồi ngập ngừng trả lời:

- Thưa cô, với em, 7 kỳ quan của thế giới không phải đền Taj Mahal hay Vạn lý trường thành... 7 kỳ quan trọng em là:

1. Sờ
2. Nếm
3. Nhìn
4. Nghe
5. Cảm nhận
6. Cười
7. Và yêu

Tất cả mọi người đều lặng người, im lặng đến mức có thể nghe rõ hơi thở của nhau. 7 kỳ quan thế giới không phải những cảnh đẹp, những công trình nổi tiếng. Kỳ quan của thế giới chính là những thứ giúp chúng ta cảm nhận được thế giới này. Điều tuyệt vời nhất với chúng ta là những gì bình thường và giản dị nhất. Nhưng thiếu chúng, ta chẳng còn thể cảm nhận được đâu là điều tuyệt vời. Hãy tận hưởng những món quà mà thượng đế ban cho bạn!
Linh Hoa
(Dịch từ Inspiration Peak)


Sưu tầm

Monday, November 25, 2013

New Roller Coaster In Prague

Quý vị đã từng thử trò chơi này chưa? Nếu yếu tim chỉ nên đứng xa mà nhìn.
 

Nước Mỹ Số Một.... ???

 
Phượng Vũ
“Đi cho biết đó biết đây
Ở hoài một chỗ, biết ngày nào “khôn”


Ông bà ta từ ngàn xưa đã có cái “nhìn xa trông rộng” thấy được nhu cầu phát triển sự hiểu biết, sự “khôn” lên qua việc đi đó đây. Vì thế ngày nay du lịch là ngành “kỹ nghệ không khói” nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra nhờ đi đó đây, ta mới có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh để “biết mình, biết người”.
 
Ở Mỹ lâu năm, quen hưởng những tiện nghi đời sống căn bản của mọi người trong xã hội (kể cả người nghèo), riết trở thành quen, thấy bình thường và xem đó là lẽ đương nhiên. Ví dụ như nhu cầu vệ sinh: ở Mỹ cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, vòi nước uống cũng được thiết kế khắp nơi. Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ... cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.

Nhưng khi du lịch ra nước ngoài mới “thấm thía”! Cái gì cũng phải trả tiền, kể cả nhu cầu vệ sinh (giá từ 1$ - 1.5$/1 lần, tùy nơi, tùy nước). Không phải chỉ tốn tiền mà còn “gian nan” khi hữu sự, để tìm cho ra “nơi cần đến”, ngay cả ở những thủ đô văn minh lẫy lừng lâu đời của thế giới! Tôi nhớ có một lần khi thăm thủ đô Paris, một người trong đoàn cần toilet, bác tài chạy xuôi, chạy ngược, vòng vòng mãi mà vẫn không tìm ra! Cuối cùng một sáng kiến được nêu ra: tới một nhà hàng nào đó vô mua bất kỳ món gì đó để được đi toilet! Đó là nỗi khổ tâm lớn của các vị cao niên khi đi du lịch châu Âu, các vị phải nhắc nhau nhịn uống nước (điều này lại rất hại cho sức khỏe) để khỏi “khốn đốn” khi hữu sự! Tôi nhớ một lần ở Rome, hướng dẫn viên dẫn một bà đi mãi qua đường này, tới ngõ nọ mà vẫn không tìm ra “nơi phải đến”, “” quá bèn hỏi:
- Bà có chịu tốn 10 Euro để vô restaurant kia mua thứ gì đó để được đi WC không?
- Nín hết nổi rồi, bây giờ không phải 10 Euro mà 20 Euro tôi cũng chịu luôn!
 
Có những WC có người ngồi thâu tiền còn đỡ, có những nơi, họ thiết kế sẵn phải bỏ đúng số tiền (cắc) quy định thì cổng mới mở cho vô. Khi đi du lịch đâu phải ai cũng có sẵn tiền cắc (Euro) trong túi, có một bà “mắc” quá nhưng không đổi được tiền cắc, nên phải mượn tứ tung trong đoàn, mỗi người thương tình móc hầu bao bỏ vô máy một ít, máy nuốt hết nhưng còn thiếu mấy xu, chưa đủ tiền, máy không mở cổng! Thật khốn đốn với máy móc vô tình!
 
Ở một số nước châu Á như Trung quốc, khách du lịch phải luôn thủ sẵn giấy vệ sinh trong bóp, vì trong toilet không có giấy vệ sinh. Tôi cứ bị ấn tượng mãi về một lần thăm Bắc Kinh (cách đây hơn 10 năm), đoàn du khách được một dàn các cô gái trẻ đẹp mặc xường xám đón chào tưng bừng ngay từ lối vào nhà hàng. Nhà hàng thiết kế rực rỡ sang trọng, đèn đuốc sáng choang như... cung đình. Sau bữa ăn khi cần đi WC, tôi ngạc nhiên khi bước vào thấy có một bàn trải khăn trắng bóc, trên bàn có một bình hoa tươi thật to, đẹp, và một cô gái xinh đẹp rực rỡ mặc xường xám ngồi đó chỉ để làm nhiệm vụ phát cho mỗi khách 1- 2 miếng giấy vệ sinh nhỏ. Ôi “cung đình” mà không có giấy vệ sinh! Đúng là Cộng Sản, hình thức trình diễn thì xôm tụ, nhưng nhu cầu căn bản thì không được đáp ứng.
 
Trong đời sống có những nhu cầu xem ra có vẻ nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng khi cần đến mà không có thì nó trở thành một trở ngại lớn, khiến người ta “điêu đứng” vì nó. Nghe kể có một đoàn du khách nước ngoài viếng các lăng tẩm của triều đình Huế, đi từ lăng này đến lăng kia, cảnh đẹp hùng vĩ bao la..., bỗng một du khách cần đi WC, hướng dẫn viên tìm hoài không ra, bèn chỉ khách vào bụi cây xài đỡ, khách cương quyết không chịu! Vậy là cả đoàn phải ngưng tham quan, ra xe trở về khách sạn.
 
Phi trường ở Mỹ, ghế ngồi chờ đợi cho hành khách là ghế nệm dày và lúc nào cũng dư thừa, thậm chí lúc ít khách có thể nằm ngủ thoải mái. Toilet và vòi nước uống có khắp nơi, bây giờ lại có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone... Nhưng khi tới phi trường Paris (CDG) những nhu cầu căn bản đó hình như biến mất. Thực ra trước đây tôi đã đến phi trường Paris nhiều lần, nhưng đều đi ra ngay luôn. Lần này chuyến bay chuyển ở Paris trước khi tới Berlin nên tôi mới có cơ hội thâm nhập CDG.
 
Trước hết khi máy bay đáp xuống CDG, tôi ngạc nhiên khi thấy phải đi cầu thang sắt xuống, với va li carry-on, nếu kéo đi thì nhẹ nhàng, nhưng phải xách nó lên và leo mấy chục bậc thang xuống thì không dễ chút nào! Sau đó, leo lên xe buýt chở vô phi trường. Vô đây tôi lại tiếp tục chạy vòng vòng, mệt “bở hơi tai” vì phải xách carry-on lên xuống cầu thang nhiều lần đi từ khu này qua khu khác, phải qua khu x-ray (khám bằng tay là chính) rồi mới tới được cổng đổi chuyến bay! Khu nhà kiếng tương đối nhỏ nhưng có tới 12 cổng, mỗi cổng chỉ vỏn vẹn có một quầy nhỏ và một computer. Có một số băng ghế sắt trong khu vực cho hành khách ngồi đợi nhưng quá ít so với nhu cầu, nên hành khách ngồi la liệt dưới đất, khắp lối đi. Một số ông thì ngồi vắt vẻo trên các lan can, bờ tường. Tôi vừa mỏi chân, vừa mệt vừa khát nước, nhưng nhìn quanh cả khu vực không thấy có vòi nước uống nào, cả WC cũng không có, chỉ thấy toàn người là người.

Khi lên được máy bay Air France, ngồi yên chỗ quan sát, tôi có cảm tưởng nó là “xe đò bay” thì đúng hơn (khi so sánh với máy bay Mỹ mà tôi vừa đi) vì ghế ngồi và thiết bị cũ kỹ như từ thế kỷ trước. Lúc máy bay cất cánh tôi nghe nó gầm gừ “phành phành” rồi “ạch ạch” như đang cố sức nâng cái thân già nua bốc lên khỏi mặt đất, tôi chỉ lo nó rớt (may là tôi có mua bảo hiểm rồi nên đỡ lo). Cuối cùng sau một hồi “lắc lư con tàu” nó cũng bay lên được. Yên tâm rồi, tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi (vì chẳng có phương tiện giải trí nào: nhạc, tivi...).
 
Cơn khát nước làm tôi chợt tỉnh, thấy chung quanh ai cũng có ly nước, tôi bèn yêu cầu một nam tiếp viên cho xin ly nước, nhưng hắn trố mắt ra ngó tôi như tôi đang đòi hỏi một điều gì quá đáng, rồi hắn phớt lờ (đúng là tính “ga lăng” của đàn ông Pháp đã trở thành quá khứ). Có lẽ họ cho rằng họ chỉ phát nước theo giờ của họ, hết giờ là hết phát? Sau khi yêu cầu 2 lần không được, khát quá tôi đợi lúc bà tiếp viên trưởng đi ngang để lập lại yêu cầu, bà bảo tôi đợi một lát và mang đến cho tôi một ly nước nhỏ. Hình như nước trở thành hiếm quý và cách phục vụ lịch sự cũng hiếm quý luôn! Ôi Air France! một thuở mơ ước khi tôi còn học trung học ở Saigon, lúc nhìn những hình ảnh quảng cáo của Air France trên các tạp chí nước ngoài! Ôi mộng và thực đúng là “nghìn trùng xa cách”! Xin tạm biệt Air France và phi trường Paris (kinh đô ánh sáng một thời) mà không mong ngày gặp lại! Có lẽ từ đây nếu có du lịch châu Âu, tôi phải lo học thuộc lòng câu của William Shakespear: “I always feel happy, you know why? Because I d'ont expect any thing from anyone.”
 
Tới phi trường Berlin (TXL) lại cũng phải đi cầu thang sắt xuống, rồi đi xe bus vô phi trường, xem ra phi trường này còn nhỏ và thiếu tiện nghi hơn phi trường Paris, tôi lại tiếp tục xách carry-on mệt nghỉ, chứ không kéo đi nhẹ nhàng như ở các phi trường Mỹ. May mà hai nước Pháp và Đức là hai nước lớn lại có nền kinh tế vững mạnh trong khối châu Âu!
 
Đúng là có đi ra ngoài mới thấy nước Mỹ là số một, đó là chưa kể đến vụ so sánh giá cả hàng hóa ở Mỹ và châu Âu, hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều vừa rẻ. Sau này về đến phi trường LAX tôi thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái, tất cả đều được chuẩn bị phục vụ chu đáo nhanh gọn, lịch sự. Đúng là “sweet home” Ôi! “My beautiful America”. Bây giờ tôi mới cảm thấy thực sự yêu mến và tự hào về quê hương thứ 2 của tôi : Nước Mỹ yêu dấu! Quả là:
 
Phải chờ đến xế chiều
Ta mới thấy ánh sáng ban ngày rạng rỡ biết bao!
 
Nói đến niềm tự hào về nước Mỹ, tôi lại nhớ đến sự việc trên chuyến Cruise Coastal vừa đi. Ngày thứ hai lên tàu thì toilet trong phòng bị nghẹt, tôi gọi điện cho họ sửa mấy lần mà tình trạng vẫn không thay đổi, tôi phải xuống chỗ “Customer Service” để xếp hàng đi khiếu nại.Thật ngạc nhiên khi họ “tỉnh bơ” cho biết không phải chỉ riêng phòng tôi mà các phòng ở tầng 2,5,8 đều bị như vậy, họ đang sửa, khi nào xong họ sẽ thông báo. Tôi bèn hỏi:
- Trong khi chờ sửa, thì khách giải quyết vụ toilet ra sao?
- Đi kiếm mấy cái toilet công cộng mà xài
- Nhưng chúng ở đâu?
 
Sau một hồi thắc mắc tới lui, họ mới chịu lục sơ đồ ra để tìm và cho biết một cái ở lầu 9, một cái khác ở lầu 4. Nghĩa là khi hữu sự phải “ôm bụng” chạy vòng vòng mấy tầng lầu để đi tìm cái toilet công cộng và xếp hàng chờ tới phiên. Chắc là dân châu Âu quen kiểu này rồi nên không thấy phiền?
 
Trở về phòng, tôi bực bội kể lại cho chị bạn cùng phòng nghe, chị là bác sĩ hưu trí ở Đức. Sáng nay chị đã là nạn nhân “ôm bụng” chạy vòng vòng, may mà tình cờ tôi nhớ ra cái toilet công cộng ở lầu 9 cạnh bên nhà hàng, nên chỉ cho chị. Do đó tôi tưởng chị là “đồng minh” bèn nói:
- Hệ thống phục vụ trên tàu quá tệ! Đã vậy xem ra họ còn thản nhiên cho đó là chuyện nhỏ, không hề có một lời xin lỗi khách hàng. Ở Mỹ thì họ đã xin lỗi ríu rít rồi...
Không ngờ chị phản ứng mạnh:
- Mệt quá, Mỹ cái gì cũng tốt, cũng ngon lành hết! Dân Mỹ được nuông chiều quá hóa hư! Bởi vậy trên thế giới, Mỹ đi đâu cũng bị chúng ghét, bị khủng bố cho chết hết là đúng rồi! Lúc nào cũng đòi hỏi thứ này, thứ kia , còn đòi xin lỗi...“nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”...
 
Chị mắng cho một hồi “tràng giang đại hải” mà vẫn chưa hả cơn giận. Tôi ngơ ngác vì bỗng dưng mình bị “giũa” một trận te tua chỉ vì là “dân Mỹ” mà nào tôi có đòi hỏi điều gì cao cấp đâu, chỉ là những nhu cầu căn bản thôi. Thôi “một sự nhịn chín sự lành”, nên tôi nín nhịn vì chị lớn hơn tôi nhiều, coi như mình nhịn “chị hai” trong nhà cho mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp trong chuyến đi chơi!
 
Suy ra mới biết tinh thần “bài Mỹ” ở các nước Âu châu khá mạnh (ghé vô Nga 1 ngày tham quan cũng phải nộp tiền làm đơn xin visa). Kiểu này qua các nước Trung Đông chắc bị “xơi tái” quá, nhưng tôi nhớ một lần cách đây 5,6 năm dân Mỹ qua Ai cập thì lại được đối xử như VIP, đi đâu cũng được ưu tiên và có xe jeep hộ tống “tiền hô, hậu ủng” rất oai!
Hôm sau tâm sự với một chị bạn khác về nỗi ấm ức bị mắng oan. Chị trả lời:
- Chắc tại chị ấy ở Đức lâu, nên ngấm tinh thần “tự tôn dân tộc” của dân Đức, không muốn nước nào qua mặt, mà như vậy là tự ái dân tộc dỏm, vì dù gì mình cũng là người Vyết Nam! (Chị cười) Ai bảo Mỹ giàu hơn, mạnh hơn nên dễ bị chúng ghét!
Tôi chán ngán:
- À thì ra vậy! Hèn gì em nghe người ta thường nói “ở đời mình thua chúng khinh, mình hơn chúng ganh ghét, mình bằng chúng nói xấu”.
 
Không biết đến bao giờ các dân tộc trên thế giới sẽ sống với nhau trong tâm trạng “để hận thù người người lắng xuống” hầu không còn ai cảm thấy:
 
Đôi khi ta muốn thoát ly
Đi thật xa khỏi cuộc đời này
Xa lìa chuyện ganh đua với chê bai” (L.H.H.)
 
Dù sao nhờ có đi ra ngoài, có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh, tôi mới biết trân quý hơn những điều tôi đang được hưởng mỗi ngày ở xã hội này, mà đôi khi quá quen, tôi cứ xem đó là lẽ đương nhiên, là chuyện thường tình (giống như trong đời sống gia đình có nhiều người có phước có được những bà vợ, ông chồng rất tốt, rất tử tế, nhưng họ không hề biết quý và cứ nghĩ đó là chuyện đương nhiên và bình thường, cho đến khi không còn nữa mới hối tiếc thì đã muộn!). Khi ý thức lại những tiện nghi của đời sống ở Mỹ mà tôi vẫn xem đó là chuyện bình thường, tôi mới biết đôi khi nó là niềm ước mơ của biết bao người trên thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Họ không chỉ cần những nhu cầu vật chất căn bản của đời sống nhưng còn cần những nhu cầu căn bản về tinh thần (quyền làm người, quyền tự do...) mà họ khát khao nhưng không hề được đáp ứng!
 
Xin cám ơn Chúa, xin cám ơn đời đã cho tôi có một cuộc sống tương đối an lành trên xứ Mỹ này, để từ đó tôi biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh khác nơi quê nhà, vì có thể “Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đợi ta” bởi:
 
Tình yêu là trái chín của mọi mùa
Nằm trong tầm với của mọi bàn tay.” 
(Mẹ Theresa)
Phượng Vũ
9/2013