Mời quý bạn click vào ảnh để du lịch Hong Kong
Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Tuesday, March 31, 2015
10 Thứ Cho Dù Bạc Triệu Cũng Không Mua Được
(Ảnh: Fotolia)
Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.
Khi đang theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ, ngàn vạn lần chúng ta cũng đừng nên bị mất phương hướng, chỉ vì ham muốn hưởng thụ vật chất, mà quên đi rằng có những thứ dù có tiền cũng không thể mua được.
Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì, mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?
1. Khỏe mạnh
Đạt Lai Lạt-ma: Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiện mình chưa từng một lần sống thật tốt.
2. Tình thương
Tagore: Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình, nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!
3. Niềm vui
Franklin: Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không, vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.
4. Chính trực
Nhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams: Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể nào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.
5. Tôn trọng
Nhà triết học người Mỹ – Ayn Rand: Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũng chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu công việc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chính mình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu. Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác, bởi vì bạn không thể nào có được sự tự tôn từ nó.
6. Nội tâm thanh tĩnh
Doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVos: Tiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.
7. Đạo đức
Ký giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer: Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt, nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.
8. Giáo dục
Phóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil deGrasse Tyson:
Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.
9. Trí tuệ
10. Giác ngộ tâm linh
Người vô danh: Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở, nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa; nó có thể mua một chiếc giường, nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ, nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách, nhưng không mua được tri thức; nó có thể mua máu huyết, nhưng không mua được sức khỏe. Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.
Biên dịch: Bình Minh, Biên tập: Tuệ Minh
Trăm năm Homeless Hoa Kỳ - Giao Chỉ San Jose
Hoa Kỳ hiện nay có 300 triệu dân và đang ôm mối sầu thiên cổ với 3 triệu 500 ngàn homeless. đau thương nhất là trong đó có gần một nửa là trẻ em. Con số ghi nhận là 1 triệu 350 ngàn trẻ em. Hỏi rằng các homeless ở đâu
Giao Chỉ, San Jose.
Cali Today News - Năm 1776 Hoa Kỳ lập quốc, từ miền đông di dân Tây tiến, bốn phương đâu cũng là nhà. Chưa có các đô thị và chung cư, nên chưa có người không nhà giữa xã hội đâu cũng là thôn quê và nông trại. Năm 1876 Hoa Kỳ kỷ niệm 100 năm lập quốc, tại các đô thị đã có người không nhà và vấn nạn homeless ra đời. Năm 1976 Hoa Kỳ kỷ niệm 200 năm độc lập. Không một thành phố nào mà không có những khách không nhà. Sống trên đất nước thiên đường mà công dân Mỹ lại thuộc về thành phần đầu đường xó chợ.
Trải qua hơn 40 năm, những người dân Việt lưu vong đã dự lễ độc lập 200 năm tại Hiệp Chủng quốc cho đến nay, hầu như ai nấy đều tạm thời an cư lạc nghiệp. Trên bản thống kê dân homeless, không thấy ghi tên Việt Nam. Con số quá ít nên có thể người Việt homeless nằm khép nép đâu đó trong phần thống kê khiêm nhường của dân Á Châu Thái Bình Dương. Nhưng các sắc tộc khác con số ngày một gia tăng, gồm cả Mỹ trắng, Mỹ đen và Mễ tây Cơ.
Tuy nói như vậy nhưng người Việt thực sự cũng có đại diện nhận lãnh niềm đau của nước Mỹ.Năm 2000 khi đi làm kiểm kê dân số chúng tôi có dịp thăm xóm homeless Việt Nam San Jose tại khu rừng thưa góc Senter và Capital Epwy. Kỳ này sẽ trở lại xem lại đường xưa lối cũ. Hai tháng trước, biết tin muộn có một phụ nữ Việt Nam homeless lớn tuổi đã qua đời. Người phụ trách nói là bà già Việt Nam họ Nguyễn. Vậy là Việt Nam chắc quá rồi. Dòng họ Nguyễn thì thực sự đông đảo và danh tiếng. Hai cô gái họ Nguyễn một thời tranh cử chung kết nghị viên tại San Jose. Cô họ Nguyễn giám sát viên tại quận Cam. Biết bao nhiêu nhân tài họ Nguyễn. Chẳng ai biết đến một bà già homeless họ Nguyễn lặng lẽ qua đời. Hoàn cảnh ra sao? Thôi cũng là số phận con người.
Vì đâu nên nỗi:
Tại các đại học, ghi tên ngành xã hội là phải có học trình về homeless. Có những đại học mà sinh viên ra trường tốt nghiệp chuyên khoa về bộ môn Homeless.
Vì vậy nỗi niềm cay đắng dù đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng quay đi quẩn lại thì cũng bao gồm các lý do căn bản: rượu chè, cần sa, ma túy, gia đình lục đục, thất nghiệp lâu dài, đầu óc lạng quạng, xuất thân trường tù, cựu chiến binh anh dũng bỗng trở thành những người anh hùng mỏi mệt.
Nói chung toàn là thành phần về hưu ngoài hè phố. Một thanh niên du đãng ở tù ra thì phần đông không biết về đâu đêm nay. Tự do với màn trời chiếu đất. Tuổi trẻ lớn lên thử một lần hút cần sa cấp trung học, nhẩy ngay lớp đại học để hít bằng mũi và lấy bằng đại học nhẹ nhàng khi chích vào tay. Tốt nghiệp tiến sĩ trường thuốc trở thành homeless. Anh em hè phố gọi đó là “Trường đời”. Các kỹ nữ về già và các vị cao niên suốt đời say sưa mối sầu thế kỷ đều về hưu ngoài đường.
Xã hội đại đô thị càng tiến bộ thì những người đứng bên lề càng gia tăng. Homeless trở thành vấn nạn triền miên không bao giờ giải quyết xong. Biết bao nhiêu vị tổng thống tài ba, mỗi năm Giáng sinh cũng đành đi nhà thờ cầu nguyện buổi sáng rồi phát cơm homeles buổi chiều
Bước vào thế giới homeless.
Hoa Kỳ hiện nay có 300 triệu dân và đang ôm mối sầu thiên cổ với 3 triệu 500 ngàn homeless. đau thương nhất là trong đó có gần một nửa là trẻ em. Con số ghi nhận là 1 triệu 350 ngàn trẻ em. Hỏi rằng các homeless ở đâu. Khoa địa lý nhân văn thi vị hóa gọi là những con người sống bên lề đô thị. 60% ngủ trong các xe còn chạy được xọc xạch hay là 4 bánh đã xẹp từ lâu. 25% ở trong các lều vải hay các thùng giấy.15% thật sự là màn trời chiếu đất, có thể gọi là khách sạn ngàn sao. đêm nằm nhìn lên thấy ngàn sao trên trời. Nếu lại cắc cớ hỏi rằng tại sao lại có nhiều trẻ em như thế. Xin trả lời rằng gia đình lục đục, thất nghiệp lâu dài và không có bà con tương trợ thì cả nhà ra đường là chuyện dễ hiểu. Ngoài ra trai tứ chiếng, gái giang hồ gặp nhau cũng vẫn tình cảm và cũng có sản xuất.
Những đứa bé sinh ra ở ngoài đường, sống không thấy mái nhà nhưng vẫn là công dân Mỹ bẩm sinh, có đủ điều kiện để ứng cử tổng thống, chuyện đó xem ra mới thê lương làm sao.
Có những gia đình vẫn cho con cái đi học, chợt mất nhà. Chồng lên đường làm ăn xa. Vợ dẫn con đến nhà tạm trú. Ðứa nhỏ vẫn lôi thôi lếch thếch đi học. Rồi một hôm chị Mary cãi nhau với bà manager tại nhà tạm trú. Ðem hai đứa con ra gầm cầu. Thằng bé trai 8 tuổi còn đi học. Thầy giáo hỏi sao mày không làm homework. Ðể tao phải gọi điện thoại cho cha mẹ. Ðứa bé lặng thinh, tuy còn nhỏ nhưng nó vẫn đủ khôn ngoan để không nói là nhà em đang ở gầm cầu.
Đó là câu chuyện của mỗi người trong các quan khách Hoa Kỳ tham dự vào bữa tiệc thực đơn thân ái Việt Nam đã tổ chức hàng tháng, năm này qua năm khác. Trên 1,000 kỳ tổ chức và hàng tr ăm ngàn phần ăn Việt Nam đã đưa ra.
Thực đơn thân ái Việt Nam
Hôm đó là một ngày mưa ở San Jose, tôi vào xếp hàng mua một ổ bánh mì tại tiệm Việt Nam dưới phố. Một tay homeless Hoa Kỳ chính hiệu xếp hàng trước mặt. Quầy hàng nhỏ nhưng trong tiệm cũng có hơn 10 bàn cho khách. Phần lớn mua To go. Ông homeless, trông là biết liền. Quần áo hai ba lớp luộm thuộm . Đầu tóc bù xù. Trả toàn tiền cắc và giấy một đồng nhàu nát. Cô bán hàng Việt Nam nhỏ bé dịu dàng hỏi ngay: To go? Khách hàng homeless xếp hàng trước mặt tôi hơi ngần ngại ngó quanh các chỗ ngồi. Trời bên ngoài mưa nặng hạt. Có vẻ muốn ngồi ăn bên trong. Nhưng khách homeless Hoa Kỳ cũng biết thân phận nên lại ngần ngại trả lời. Cô gái Việt dịu dàng nói nhỏ: to go please. Special discount 1 dollar. Ông khách homeless Mỹ khẽ gật đầu. Có thể vì được bớt 1 đồng, và cũng có thể muốn làm vui lòng cô bé Việt Nam bán hàng.
Bước ra ngoài, tôi thấy ông ngồi ngay dưới mái hiên thưởng thức bánh mì và ly cà phê nóng To go. Bên cạnh là một xe chợ chằng chịt các bao nylon của cả một gia tài đồ xộ.
Về sau tôi còn gặp lại tay homeless này nhiều lần tại các buổi chiêu đãi hàng tháng. Vào một buổi mùa hè. Ông khách quen này mặc áo cụt tay có vết xâm huy hiệu thủy quân lục chiến bên dưới là chữ Chu Lai. Như gặp lại người quen, tôi chỉ vào dấu xâm và giơ ngón tay cái lên trời. Người thủy quân lục chiến Hoa Kỳ của căn cứ Chu Lai ngày xưa khẽ gật đầu, mắt xanh mỏi mệt chợt sáng lên trong niềm vui nhẹ.
Ông là khách hàng của chúng tôi đã hơn 5 năm qua. Chiều thứ bảy, gần 300 khách thưởng thức 4 món Việt Nam: chả giò, gà chiên, cơm trộn, rau trộn, tráng miệng và thức uống. Nghiêm trang trật tự. Hết sức thanh lịch và gọn gàng. Yes Sir, No Sir. Yes Mame, No Mame. Thank you. Welcome.
Xếp hàng, ghi danh, lấy thực phẩm, dọn bàn. Không khí yên tĩnh như câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ. Những người tàn tật được ban thực đơn Việt Nam hộ tống đưa thức ăn ra tận bàn.
Bỗng nhiên có lời giới thiệu. Hôm nay các bạn được hội ABC mời ăn, tiếng vỗ tay vang dội. Tuy nhiên, các quan khách của chúng tôi quả thật sẽ không bao giờ nhớ được đây là nhà thờ công giáo hay phật giáo. Ðây là Trưng Vương hay Gia Long, đây là sinh viên Vạn Hạnh hay là nhà thầu Kiến Trúc. Ai là địa ốc, ai là nhà báo, ai là bác sĩ. Mọi người đều giống nhau.Tất cả đều chỉ nhớ có 2 chữ Việt Nam. Những người đàn ông Việt Nam hiền lành đứng tiếp tế từ phía sau. Những người đàn bà Việt Nam tử tế đưa thực phẩm từ phía trước. Những cô gái Việt Nam nhỏ bé chuẩn bị nước uống. Những mái tóc đen Á Châu, những khuôn mặt và nụ cười nhân đạo. Những nguồn thực phẩm vô tận đi hai ba vòng vẫn còn đầy đủ.
Buổi tối hôm nay, bụng homeless Hoa Kỳ căng đầy, bên cạnh còn một bao giấy To go, nằm dưới khách sạn ngàn sao, tại miền thung lũng điện tử tiền rừng bạc bể, người Mỹ gốc Mỹ có thêm một kỷ niệm êm đềm với người Mỹ gốc Việt tại San Jose.
Vấn nạn 100 năm cũ Vào ngày Lễ tạ Ơn và Giáng Sinh, tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân năm nào cũng dậy sớm đi lễ nhà thờ và buổi chiều thì đi dọn ăn cho Homeless Hoa Kỳ.
Từ hơn 100 năm nay, truyền thống của nước Mỹ đã trở thành tục lệ. Hiệp Chủng quốc là đất nước tiền rừng bạc bể, viện trợ cho khắp thiên hạ nhưng ngay tại quê nhà, mỗi năm vẫn có cả ngàn người Hoa Kỳ đói rét và nằm chết ở gầm cầu, xó chợ trong kiếp sống không nhà. Không một chính quyền nào, Dân Chủ hay Cộng Hòa, không một vị lãnh đạo nào giải quyết được hoàn toàn vấn đề Homeless. Các chính khách chỉ còn cầu nguyện buổi sáng và đãi ăn khách không nhà buổi chiều.
Thời kỳ còn chiến tranh lạnh, các vị nguyên thủ của khối Cộng muốn làm Hoa Kỳ mất mặt thường tìm cách đi thăm các khu nghèo tại Nữu Ước và tìm đến phát quà cho dân Homeless ở xóm Mỹ đen Harlem.
Nước Mỹ kể cả Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp cùng với truyền thông đều coi như chuyện nhỏ, không đáng kể. TV và báo chí vẫn chụp hình và loan tin tự do. Mọi người đều biết rõ là xã hội công nghiệp và đời sống của đô thị đã sinh ra giai cấp không nhà. Đôi khi họ là Homeless thường trực Full-time, có khi là Homeless bất chợt, Part-time thuộc loại lỡ độ đường.
Nước Mỹ ngày xưa chưa có các đô thị lớn, dân nào cũng là dân quê, cuộc sống gần thiên nhiên thì sự phân biệt giữa dân có nhà và dân Homeless không cách biệt. Ngày nay với trên 300 triệu dân, với hàng ngàn đô thị đông đảo thì số người không nhà lên cao là chuyện không có gì mới mẻ.
Con số không nhà
Toàn quốc Hoa Kỳ tính ra lúc nhiều lúc ít, hiện nay lên đến 3 triệu dân không nhà. Và con số này gia tăng nhiều hơn mức độ dân số phát triển hàng năm. Như vậy cứ 100 người Mỹ là một người ở ngoài đường dù là cố ý hay vô tình. Vô tình trở thành Homeless vì đói. Cố ý Homeless vì điên.
Niềm đau thương hơn cả là trong số hơn 3 triệu Homeless đàn ông và đàn bà có cả một triệu trẻ em. Những đứa trẻ từ lúc sinh ra đã sống ở ngoài đường và suốt thời thơ ấu không được tắm trong nhà, không được ngủ với cửa buồng đóng lại, không được nằm trong chăn ấm, bên ngọn đèn ngủ và lời ru của mẹ.
Tất cả những đứa trẻ đó đều là công dân Hoa Kỳ, đang cư ngụ trên đất mẹ, ở xứ sở thiên đường mà hàng triệu người di dân trên thế giới muốn đến để lập nghiệp. Những cụ già, các gia đình, trẻ em homeless đều không bận tâm xin thẻ xanh hay thi quốc tịch. Tất cả đều là công dân hợp lệ.
Tại sao lại có hiện tượng vô lý như vậy? Không một nhà giáo dục, không nhà xã hội học, các kinh tế gia, các chính khách, các vị lãnh đạo chính phủ lãnh đạo tôn giáo tìm ra được giải pháp cho vấn nạn Homeless tại Hoa Kỳ.
Hiện nay, các đại học Mỹ có ngành xã hội và nhân chủng đều bỏ ra hàng triệu Mỹ kim để nghiên cứu giải pháp. Hàng chục ngàn cơ quan thiện nguyện từ trung ương đến địa phương đều nỗ lực đi tìm cách giúp đỡ và chấm dứt nạn Homeless tại các đại đô thị. Tất cả đều vô phương.
Các tiểu bang đều có những đô thị với nạn Homeless trầm trọng. Riêng California dẫn đầu với Los Angeles, San Francisco, Berkeley, và Fresno. Florida cũng có 3 điểm nóng. Texas cũng có 3 thành phố lên bảng đen. Ngay cả Las Vegas và Honolulu cũng nổi tiếng có nhiều Homeless.
Và Homeless cũng có nơi hiền lành, có nơi nảy sinh nhiều tội ác và những phiền phức cho xã hội. Ăn mày, ăn xin, trộm cắp, phóng uế bừa bãi, xả rác nơi công cộng, chiếm cứ các công viên, phá hoại môi sinh.
Homeless luôn luôn đi cùng với cần sa, ma túy, rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm. Vì Homeless mà đi đến tứ đổ tường hay vì tứ đổ tường mà trở thành Homeless. Dù ngược hay xuôi thì cũng đen tối như nhau.
Đi tìm nguyên nhân
Một trong các yếu tố căn bản của Homeless là tinh thần tự do cá nhân cùng với bệnh tâm thần. Hoa Kỳ đã từng có nhiều người muốn sống gần thiên nhiên nên suốt đời ở với núi rừng. Đã có cả một thời xưa, dân Ho Bo chuyên sống và di chuyển dọc theo đường xe lửa. Và ngày nay, nhiều gia đình và phần đông là dân Mễ, cả vợ chồng con cái sống trên xe, đi từ cánh đồng này qua cánh đồng khác, sống theo mùa gặt.
Và rất nhiều các tay da đen uống rượu thích lấy đất làm giường và trời cao làm mái nhà. Khi các đấng lưu linh đã say sưa thì trời đất quay cuồng và nhà cửa không còn là vấn đề quan trọng.
Vì vậy vào mùa đông, các trại tạm trú của chính phủ mở ra với đạo quân cứu tế đi đến các công viên, khiêng dân Homeless lên xe chở về nơi cư ngụ để khỏi chết cóng.
Có nhiều trường hợp khách giang hồ ăn xong lại trốn ra ngoài để hoàn tất giấc mơ với cuộc sống tự do.
Tin tức thống kê
Thống kê Hoa Kỳ kiểm tra khảo sát quanh quẩn thì cũng chỉ có từng đó đáp số. Chỗ có nhà thì không có dân. Trên khắp nước Mỹ đang có nơi hàng ngàn căn nhà trống. Chỗ không có nhà thì dân kéo về quá đông. Không có công việc, không có tiền và không đủ nhà. Lương thấp, tiền nhà cao nên dân thầy thợ đôi khi có việc làm nhưng không có đủ nhà để cư ngụ, dù là nhà thuê. 50% Homeless thiếu ăn, không biết cách xoay sở nên cả vợ con đều đói. Không có nhà nên không có địa chỉ và vì vậy không thể khai trợ cấp. Nhiều quận hạt cho khai rồi giữ Check lại, tháng tháng Homeless đến lãnh Check, lãnh Foodstamp. Tất cả đều biến thành rượu và chỉ một tuần là hết sạch.
Rồi thiên tai, hỏa hoạn, nước lụt đóng góp thêm vào các hiểm họa đưa con người vào chỗ không nhà.
Tùy theo từng vùng dân số nhưng luôn luôn da đen, da đỏ, Mễ và dân Châu Mỹ La Tinh có số lượng Homeless cao nhất. Dân Á châu tương đối còn đùm bọc nhau được nên lại có con số thấp nhất.
Mặc dù như vậy, nhưng không bao giờ chính phủ có con số Homeless chính xác. Cứ 10 năm một lần, Hoa Kỳ đếm đầu người, gửi phiếu kiểm tra để biết lòng dân mà cai trị đất nước. Gọi là kiểm kê dân số.
Biết dân số tăng giảm, số trẻ con ra đời, người lớn về già. Biết ước mong của toàn dân qua phiếu kiểm kê để mở trường, lập nhà thương và làm nhà cửa đường xá. Nhưng dân không nhà thì không bao giờ ghi giấy kiểm kê nên không hề có ý kiến nào được ghi nhận.
Các toán công tác đi đếm Homeless phải đi lúc nửa đêm, chiếu đèn ở xó chợ, gầm cầu mà đếm từng người. Nhờ đó mới biết được bao nhiêu ông, bao nhiêu bà, bao nhiêu trẻ em Homeless.
Từ thập niên 90 cho đến 2000 rồi 2010 chúng tôi có tham dự những kỳ đi đếm Homeless ban đêm. Không khác gì ở Việt Nam, cảnh sát công an khám sổ gia đình. Việt Nam vào nhà vì lý do an ninh. Ở Mỹ, ra đường mà đếm vì lý do xã hội. Chỉ có khác ở chỗ là nửa đêm dựng đầu khách giang hồ đứng lên để đếm. Không cần kiểm tra giấy tờ, không bắt bớ nhưng cũng bắt gặp biết bao nhiêu chuyện phi pháp và đồng thời nhân viên chính phủ cũng nghe chửi điếc cả tai. Được cái, dân Homeless chửi từ thống đốc lên tổng thống chứ không thèm chửi cấp dưới nên cả hai bên đều hết sức vui vẻ để chia tay, sau khi đã chào hỏi và Good Night.
Chúng ta có thể làm gì?
Sau khi có dịp đi đếm Homeless, chúng tôi lại tiếp tục họp các buổi điều trần về vấn đề xã hội tại địa phương và ước mong có thể đóng góp phần nhỏ vào công tác chung. Tất cả các giới chức có kinh nghiệm đều nói rằng, hãy bắt đầu bằng những bước cụ thể. Hãy tới các trung tâm xã hội ở địa phương tìm hiểu một thời gian và thấy rằng, chúng ta có thể làm được điều gì dễ dàng và thực tế cho người không nhà.
Riêng tại tại quận hạt Santa Clara hiện có cả chục cơ quan thiện nguyện lo cho dân Homeless. Nào là nơi phát thực phẩm cho người nghèo như Food Bank. Rồi đạo quân cứu tế Salvation Army, thêm vào đó còn có City Team và Inn Vision đều lo cho các gia đình vô gia cư tạm trú và thức ăn hàng ngày.
Chúng tôi đã đến thăm Inn Vision tại San Jose vào một buổi sáng mùa Giáng Sinh 1991, và quan sát các họ đạo Hoa Kỳ chia phiên nấu ăn cho Homeless. Đây là kỷ niệm đáng ghi nhớ 23 năm về trước.
Theo truyền thống lâu đời, các Homeless trong vùng là đàn bà, trẻ em thì được ưu tiên nuôi ăn. Còn các Homeless độc thân thì phải tự túc mà lang thang đây đó.
Mỗi chiều về dân độc thân đến khu tập trung ở cơ quan cứu tế. Có gì thì phát ra thứ đó. Đa số thực phẩm từ các chợ, các quán ăn, nhà tư còn dư đem cho, thấy còn ăn được là đem phân phối. Đây là thức ăn nguội. Mỗi cuối tuần thì các nhà thờ chia phiên đem thức ăn nóng có chuẩn bị ngon lành đến cho bà con Homeless.
Sau khi quan sát và ước lượng tình hình, cơ quan IRCC tại San Jose chúng tôi ghi tên nhận 2 kỳ 1 tháng. Một kỳ chính thức lên phiên vào mỗi chiều thứ Bảy lần thứ tư và một kỳ thường trực bất thường tức là bất cứ lúc nào họ kêu trước vài giờ là phải có ngay. Đồ ăn nguội cũng tốt.
Mở đường khai lối
Bắt đầu từ tháng 3-1991, chương trình Thực Đơn Thân Ái, dọn cơm Việt Nam 3 món cho Homeless San Jose bắt đầu. Suốt năm 91 qua 92 tổng cộng 12 tháng, cơ quan IRCC một mình lên phiên nên khá vất vả.
Phiên thường lệ vào mỗi thứ Bảy còn chuẩn bị được. Phiên khẩn cấp thí dụ có hội nhận lời nhưng giờ chót bỏ cuộc phải thay thế cấp cứu thì chúng tôi gọi điện cho 4 tiệm quanh Downtown San Jose mua mỗi nơi 25 ổ bánh mỳ cắt đôi là đủ 200 phần ăn. Mỗi phần ăn kèm theo một lon nước.
Từ lúc được báo tin cho đến lúc có đủ 200 phần ăn chỉ cần 2 giờ đồng là sẵn sàng. Gọi điện thoại cho 3 hay 4 nơi đặt hàng, ghé lấy rồi đưa đến phát ngay.
Tuy nhiên, cứ như vậy quanh năm 1992 tuy chuyện nhỏ mà cũng trở thành gánh nặng. Qua tháng 3 năm 1993, chúng tôi mời gọi sự cộng tác của các đoàn thể. Mỗi nơi một năm chỉ cần lên phiên một lần. Xem ra rõ ràng là gánh nặng đã nhẹ đi nhiều mà các tổ chức đều có cơ hội tham gia công việc từ thiện vô cùng ý nghĩa.
Công việc cứ như vậy tiến hành đều đặn suốt 24 năm, kể từ 1991 đến hết năm 2014. Qua 2015 là bắt đầu vào năm thứ 24. Chương trình Thực Đơn Thân Ái đã tổ chức cả phiên chính thức lẫn đặc biệt là 1 ngàn lần với vào khoảng 100 ngàn phần ăn đã dọn ra.
Biết bao nhiêu là sự khen thưởng của các giới chức xã hội từ liên bang, tiểu bang và quận hạt. Tuy nhiên, lời khen thưởng gây xúc động nhất vẫn là những ánh mắt vui vẻ của khách hàng. Những tràng pháo tay của quý vị đến ăn. Những tiếng cảm ơn bằng Việt ngữ của Homeless học được qua các bạn Việt Nam.
Đa số các vị đến ăn đều rất tự nhiên, không hề mặc cảm vì hoàn cảnh không nhà. Họ ăn uống rất thoải mái. Có đôi khi cả gia đình vợ chồng, con cái đến ăn. Có những người trông rất tả tơi, nhưng cũng có những người ăn mặc rất lịch sự.
Trong một gian phòng ăn rộng rãi, ấm cúng, mọi người xếp hàng trật tự tiến qua quầy thức ăn. Các nhân viên của hội đoàn Việt Nam đội nón nhà bếp màu trắng, áo choàng trắng, bao tay múc thức ăn cho quan khách đưa khay đến trước mặt. Cơm chiên, gà quay, chả giò, rau trộn, tráng miệng, trái cây, bánh ngọt. Những bàn tay ân tình, những lời nói chào đón lịch sự. “Thưa ông, thưa bà. Cảm ơn. Vâng, xin một chút nữa. Thưa đủ rồi. Không có chi.” Người dọn ăn và người được mời đều hết sức lễ độ. Xin mời thêm nước uống. Sữa hay nước cam. “Vâng xin ông cứ tự nhiên dùng cả hai.” Các em nhỏ Việt Nam mắt long lanh ngời sáng đứng lo quầy nước. Các bà nội trợ đứng hàng tiền đạo múc thức ăn. Các đấng phu quân đứng phía sau lo tiếp liệu từ nhà bếp. Quầy rau trộn đổi tay làm việc để tăng cường. Các khay cơm đã hết, đưa ra phía sau để khay cơm mới thay thế.
Thực khách ăn xong một lượt thì tạm nghỉ rồi làm thêm vòng thứ hai và đôi khi đi vòng thứ ba.
Thực phẩm thì vơi dần nhưng tình cảm thì tăng cao. Thực khách trong cả phòng chợt dừng tay nghe ông đại diện Homeless nói lời cám ơn Việt Nam rồi tràng pháo tay vang dội. Không phần thưởng nào sánh bằng.
Quan khách không bao giờ biết, đây là đại diện tôn giáo nào hay tổ chức nào. Không biết quan điểm chính trị Dân Chủ hay Cộng Hòa. Không biết đây là hội ái hữu địa phương nào. Tất cả chỉ là người Việt Nam và thức ăn Việt Nam. Ngon lành và rất hậu hĩnh.
Và chương trình Thực Đơn Thân Ái bền bỉ nhất đã góp phần trên 23 năm, nuôi ăn Homeless San Jose, những khách giang hồ không nhà hiền lành nhất Hoa Kỳ.
Trong lịch sử 100 năm Homeless tại Mỹ, San Jose là vùng đất tương đối bình yên. Các tiệm ăn Việt không bao giờ bị Homeless làm phiền. Nước Mỹ không giải quyết dứt khoát được vấn nạn Homeless nên chính tổng trưởng an sinh và xã hội phải lên tiếng kêu gọi toàn dân tiếp tay. Chúng ta là dân Mỹ gốc Việt, đã đến đất nước này, xin tiếp tay với Thực Đơn Thân Ái là bày tỏ chút ân tình cụ thể và dễ dàng nhất.
Hơn 23 năm qua rất nhiều hội đoàn đã tiếp tay với chúng tôi nhiều lần. Tuy nhiên, thành tích đáng kể công tác từ 10 lần trở lên gồm có 5 tổ chức: Ban Xã Hội Công Giáo, Gia Đình Phật Tử An Lạc, nhóm anh em Báo Mõ, Gia Đình Kiến Trúc Việt Nam và Hiệp Hội Kim Hoàn.
Cộng đồng Việt Nam hiện nay tại Bắc và Nam Cali, tại Houston – Texas đều bắt đầu tiếp tay với chính quyền địa phương về việc giúp đỡ Homeless. Tuy nhiên, vẫn còn ở giai đoạn rất tượng trưng chỉ làm vào mùa lễ hội. Thực ra, nhu cầu nhân đạo cho Homeless phải là việc làm quanh năm.
Khi bài báo này phổ biến mở đầu lễ hội 2014 qua n ăm 2015 quý vị độc giả vẫ còn có thì giờ để đóng góp từ thiện nếu muốn ghi thành tích cho mùa thuế năm nay.
Dành lời kêu gọi cuối năm gửi đến quý vị muốn góp một bàn tay cho các em nhỏ Homeless Hoa Kỳ. Xin nhắc lại, một triệu em bé tại Mỹ hoàn toàn vô tội, không cần sa ma túy, không rượu chè, chỉ vì sinh ra ở ngoài đường nên trở thành Homeless từ lúc còn thơ ấu. Mở mắt chào đời mà chỉ thấy trời xanh. Cả tuổi thơ chưa thấy cái trần nhà. Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nước Mỹ có đến một triệu em bé Homeless. Có thể tưởng tượng được không. Trong số này lại có cả hàng ngàn trẻ em homeless còn đi học. Các em bé trai, bé gái như con cháu quý vị. Sáng dậy dưới gầm cầu, đi bộ đến trường có bữa ăn trưa miễn phí. Giờ tan học em làm homework trong thư viện cho dến khi đóng cửa. Em sống nhờ nhà vệ sinh của trường. Chiều em về lại gầm cầu một mình. Không muốn mẹ đẩy xe chợ đón em. Không bao giờ em muốn trông thấy mẹ đi xin tiền gần trường học. Mẹ phải đi làm ở nơi nào thật xa…
Hãy gửi cho chúng tôi $10 Mỹ kim, chúng tôi sẽ bỏ thêm công sức để làm thành một bữa ăn Việt Nam cho gia đình một em bé Hoa Kỳ đang sống ở nơi gầm cầu hay xó chợ trên đất nước hùng mạnh nhất thế giới hiện nay.
Nghĩa cử của quý vị luôn luôn được ghi nhận và đồng tiền đóng góp của quý vị sẽ được sử dụng một cách xứng đáng, trân trọng nhất.
Gửi cho IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Giao Chỉ San Jose
Monday, March 30, 2015
Trò Chơi (Game) Nhốt Mèo
Trò chơi cho trẻ trên... 50 tuổi
- Xin bấm vào con mèo trước
- Xin bấm vào con mèo trước
- Rồi bấm vào các vòng màu xanh để bao chung quanh con mèo
|
- Làm
lại nhấn nút Reset
Cám ơn anh Thập
Cám ơn anh Thập
Anh Thập sưu tầm
Người Việt NSW Tiễn Biệt Ân Nhân Malcolm Fraser - by Tú Trinh
Đêm Chủ Nhật 29/03/2015, Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW tổ chức Lễ Tưởng Niệm và Vinh Danh Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser (1930-2015), người đã mở cửa đón nhận trên 50 ngàn thuyền nhân Việt Nam.
Hàng trăm người Việt ở Sydney tụ họp về, nhắc lại những chính sách quan trọng của ông, viễn kiến của ông về một nước Úc đa văn hoá, kể lại những kỷ niệm gắn bó với ông, bày tỏ sự tiếc thương, tri ân đến cựu Thủ tướng Malcolm Fraser, người được xem là người cha của cộng đồng người Việt tị nạn trên đất Úc khi xưa.
Luật sư Lưu Tường Quang, người được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của đài SBS Việt ngữ của tiểu bang NSW (ảnh NPN))
SBS Vietnamese
Người Bạn Thân - Mimosa Phương Vinh
Tôi và Huyền quen
nhau khi hai đứa bước chân vào Trung Học tức là lớp Đệ Thất hồi thập niên 60,
tình bạn đó kéo dài đến ba mươi năm sau cho đến một ngày. Một ngày đã gây ấn
tượng mạnh mẽ trong tâm hồn tôi và tôi mang theo trong cuộc hành trình viễn xứ
một nỗi đắng cay mỗi lần nghĩ đến. Có những kỷ niệm con người không biết chôn
dấu nơi nào trong vùng ký ức để có thể sống bình yên và nhẹ nhàng hơn là cưu
mang những cục bướu xấu xí mà cuộc đời đã cố ý hoặc vô tình trao tặng cho ta.
Huyền là
một người bạn gái có đôi mắt thật đẹp, đôi mắt sâu đen thâm thẫm trên gương mặt
thon dài với nụ cười hiền dịu đã mang đến cho tôi bao nhiêu tình cảm bạn bè êm
đẹp. Tôi, Huyền thân nhau và chia xẻ với nhau nhiều kỷ niệm vui buồn trong
những năm đầu Trung Học. Những người xung quanh, bạn bè và gia đình thường gọi
chúng tôi là Đôi bạn Chân Tình. Tôi và Huyền cũng lấy làm thích thú khi được
gán cho một cái tên dễ thương như vậy để diễn đạt tình bạn bè thân thiết giữa
hai đứa chúng tôi.
Tình bạn của chúng
tôi đơn sơ, chân thành và vô tư chứ không có gì là cao siêu hay nhuốm sắc thái
triết lý như Narcissus and Goldmund một tác phẩm nổi tiếng của Hermann Hesse
được chuyển qua Việt Ngữ bằng cái tên Đôi bạn chân tình. Số là thời đó người ta
hay dùng những danh từ trong văn chương, nghệ thuật để ví von và đặt tên cho
những nhân vật hay sự kiện trong đời thường. Gặp một người đàn ông có đôi mặt
đẹp đi kèm với bộ râu duyên dáng thì họ gọi đó là Bác Sĩ Zivago. Nghe một tiếng
chuông rung thì đó là Chuông Gọi Hồn ai (For whom the bell tolls của Herminway)
hay Giã từ vũ khí ( Farewell to the arms) để nói đến một anh lính đã giải ngũ
vân vân và vân vân
Chúng tôi học
trường Việt Anh- Dalat. Ngôi trường nằm trên đường Hải Thượng bên con suối chảy
về Cam Ly. Nữ sinh trường Việt Anh mặc đồng phục màu tím hoa cà và nam sinh mặc
áo len màu huyết dụ. Những màu sắc dễ gây những tình cảm thơ dại, êm đẹp trong
tuổi học trò. Con suối Cam Ly trong những chiều mưa lớn thường mang lụt lội vào
tận lớp học, đó là thời gian vô cùng sung sướng cho bọn học trò chúng tôi vì
được nô đùa, nghịch nước và ngày mai khỏi phải đến trường. Ai học trường Việt
Anh đều biết cây đào tiên nằm bên chiếc cầu ở đường Hải Thượng đằng trước cổng
trường. Học sinh trai gái, lớn bé cùng từng có lúc leo lên cây để vặt trái
xanh, trái chưa kịp chín. Cây cầu là nơi nam sinh làm điểm hẹn để đánh lộn, để
trả ân oán giang hồ và là nơi nữ sinh đứng tựa vào lan can mà mơ mộng vu vơ.
Thầy Hiệu Trưởng
luôn luôn cầm chiếc roi mây đi vòng vòng trong sân trường, những tay cao bồi
gan góc, tóc tém, giầy mõ vịt cồm cộp đều ngán cây roi cuả thầy. Nữ sinh lớp
lớn mang guốc gót sắt Dakao đi qua sân Basketball mới tráng xi măng chưa kịp
cứng thì vừa cười vừa chạy khi thấy thầy xăm xăm đi tới. Nữ sinh đầu đánh rối
tổ quạ mà không thuộc bài thì con roi mây sẽ xỉa xói không thương tiếc trên làn
tóc kia. Thầy Hiệu Trưởng nghiêm khắc là thế mà chẳng thấy ai ghét thầy cả, tôi
chưa bao giờ thấy một sự việc nào đáng tiếc xảy ra trong những năm học trường
Việt Anh. Học sinh luôn luôn kính trọng và vâng lời thầy giáo. Có nhiều Giáo Sư
nổi tiếng đã đi qua Dalat và ghé trường Việt Anh dạy vài ba năm: thầy Nguyễn
Đình Chung Song, thầy Tam Ích, thầy Phạm Công Thiện, nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Họa
Sĩ Duy Liêm, thầy Bửu Sao, thầy Đào Quang Huy, thầy Lê Phổ, thầy Nguyễn Tường
Thiết …
Tôi và Huyền cùng
bạn bè đã có những ngày tháng thật vui tươi thơ mộng dưới mái trường Việt Anh,
muà hè đối với chúng tôi luôn luôn rất dài vì ai cũng muốn mau gặp lại bạn bè ở
lớp học. Những dịp cuối năm khi anh đào bắt đầu trỗ hoa hồng thắm xung quanh Hồ
Xuân Hương và những ngọn đồi trong thành phố được thắp vàng rực rỡ bởi loài Dã
Quỳ, là chúng tôi nôn nao chạy ra nhà sách Nhật Tân để mua thiệp Giáng Sinh
tặng cho nhau. Ông chủ nhà sách Nhật Tân là một người đàn ông vui tánh, dễ chịu
nên những giờ ra chơi chúng tôi hay la cà đến làm phiền ông.
Ngoài thời gian ở
trường, những chiều thứ bảy tôi lại đến nhà Huyền chơi cho đến tối mịt mới về.
Vì tôi và Huyền thân nhau quá nên cuối cùng thì cha mẹ tôi và cha mẹ Huyền cũng
quen nhau luôn. Những kỷ niệm giữa chúng tôi không làm sao mà kể cho xiết. Qua
thời trung học mỗi người có một cuộc sống khác nhau nhưng cũng không phải vì
thế mà chúng tôi xa cách, chúng tôi vẫn gặp nhau hàng tuần và kể cho nhau nghe
những diễn tiến tình cảm riêng tư cuả hai đứa. Huyền có người yêu trước nhưng
tôi lại lấy chồng trước Huyền. Tôi theo chồng đi xa nhưng vẫn thường xuyên liên
lạc với người bạn gái cũ.
Sau 75, hai đứa
đều kẹt lại ở Việt Nam. Chồng tôi đi tù cải tạo, tôi phải lo cho con dại nên
cuộc sống rất khổ sở, còn Huyền vẫn độc thân nên đời sống dễ thở hơn tôi nhiều,
có rất nhiều lúc tôi thèm được sống như Huyền, nhưng thật ra mỗi người có một
cái số nên mình có muốn cũng chẳng được. Cuộc đời tôi cứ đi mãi vào những lối chông
gai trong khi cuộc đời Huyền ngày lại thêm sáng lạn. Tôi không ganh tị với
người bạn gái thân thiết nhưng nhiều lúc cũng tủi thân muốn khóc khi so sánh
với Huyền. Chị em đi nước ngoài gần hết nên Huyền cứ tà tà nhận quà bán lấy
tiền xài và để dành. Khi ba mẹ qua đời thì Huyền đã hưởng trọn gia tài của cha
mẹ để lại. Tôi thỉnh thoảng vẫn đến nhà bạn chơi nhưng vì lòng tự trọng tôi
không bao giờ than thở để nhận sự giúp đỡ của bạn mình. Tôi và Huyền cùng tuổi,
Huyền vẫn chưa lập gia đình khi con gái đầu lòng của tôi đã bước vào tuổi thiếu
nữ. Chúng tôi rất nhiều lần nhắc lại chuyện xưa rồi cười bò càn với nhau,
những lúc ấy lòng tôi chợt ấm lại, tạm quên đi những nổi đọa đầy của thực tế.
Cho đến một ngày,
một ngày bắt đầu sau những ngày và những đêm muộn phiền, lo lắng. Tôi làm ăn
thất bại, phải đi mượn một chỉ vàng từ một người bạn hàng và đã đến thời hạn
phải trả lại cho người ta. Thật ra, một chỉ vàng không phải là một món nợ lớn
nhưng khi đã kẹt rồi thì không biết đào đâu cho ra. Sau nhiều đêm suy nghĩ nát
óc tôi nhớ đến Huyền, tôi tin chắc rằng Huyền có thể giúp đỡ tôi trong cơn túng
ngặt này. Tên Huyền đã giúp tôi thoát khỏi những lo âu từ cả tuần nay làm tôi
mất ăn, mất ngủ. Tôi như kẻ chết đuối vớ được chiếc phao và thấy lòng thoải
mái, nhẹ nhàng biết là bao. Bạn tôi sẽ giúp được tôi thôi.
Với lòng tràn đầy
phấn khởi và hy vọng tôi tìm đến nhà Huyền, ngồi trên tấm phản bóng láng trong
căn bếp rộng rải quen thuộc lòng tôi tràn ngập những kỷ niệm xa xưa. Tôi đã
từng đến đây không biết bao nhiêu lần trong suốt quãng đời thiếu nữ. Căn bếp có
khung cửa sổ mở ra khu vườn sau với những tàn lá chuối xanh mướt. Tôi thích
ngồi lắng nghe tiếng lá chuối bị xé rách trong gió khi những tia nắng buổi
chiều xiêng xiêng trên khung cửa. Căn bếp nhà Huyền luôn mang đến cho tôi những
cảm giác thân thuộc và quyến luyến mà tôi tin rằng có nói ra bạn tôi cũng không
thể nào hiểu được. Bạn tôi là một người con gái đẹp với đôi mắt u uẩn như ẩn
chứa một đời sống nội tâm dồi dào. Đôi mắt sâu đen như một bí mật lạ lùng thách
thức sự khám phá của tha nhân, nhưng thật ra đó là một điều trái ngược hoàn
toàn mà có lẽ chỉ những người bạn thân như tôi mới hiểu. Bạn tôi là một người
rất giản dị đến hiền lành, không thích sự rắc rối và nhất là không mơ mộng như
tôi. Tôi nhớ hồi còn đi học Huyền sợ nhất là môn Việt Văn, cô ta hay phàn nàn
với tôi:
- Huyền chẳng
biết viết gì cả, cái đầu như đeo đá vậy, còn bồ viết gì mà nhiều thế?
Tôi thành thật
giải thích cho Huyền:
- Chẳng có gì là
khó, Huyền nghĩ sao thì cứ viết đại ra giấy nháp rồi sau đó sửa lại cho gọn
gàng là được rồi. Tụi mình đâu phải là văn sĩ mà cần phải viết cho hay!
- Nhưng mình
không nghĩ ra được điều gì thì làm sao mà viết đây?
Tôi trố mắt nhìn
Huyền kinh ngạc vì tôi không biết Huyền nói đùa hay nói thật. Tuy vậy chúng tôi
vẫn rất thân thiết, bạn bè chơi thân nhau đâu cần phải giống nhau.
Tay vân vê trên
mặt phản bóng lọng tôi bắt đầu trình bày cho Huyền nghe những khó khăn về tiền
bạc của tôi và mong bạn giúp đỡ bằng cách cho tôi mượn một chỉ vàng, tôi kết
luận:
- Là bạn bè thân
thiết từ mấy chục năm nay nhưng mình không dám làm phiền Huyền, nhưng bây giờ
kẹt quá không biết chạy đâu ra. Mình hứa sẽ trả lại trong một thời gian rất
ngắn.
Huyền xua tay:
- Không sao đâu
mình sẽ cho bồ mượn nhưng bây giờ thì chưa có sẳn, chiều mai sáu giờ bồ dến đây
nhé!
Tôi mừng rỡ như
buồn ngủ mà gặp chiếu manh nên cảm ơn Huyền rối rít. Cái gánh nặng đè trĩu trên
vai cả tuần nay trong phút chốc đã được Huyền cất xuống hộ. Tôi cảm thấy hạnh
phúc vô cùng trên đường trở về nhà.
Ngày hôm sau chưa
đúng sáu giờ tôi đã hí hửng đến nhà Huyền.Theo thói quên từ ngày còn bé tôi vào
nhà bằng cửa nhà bếp. Huyền không có ở đó nên tôi phải vòng lên phòng khách vừa
đi tôi vừa kêu tên bạn tôi thật to. Sau cùng tôi gặp Huyền đang ngồi trên Sofa,
tôi hơi ngạc nhiên trước thái độ im lặng của Huyền không buồn đáp lại tiếng kêu
của tôi nhưng tôi vẫn giả lả nói:
- Con khỉ, ngồi ở
đây mà không lên tiếng làm tao kêu rát cả họng!
Huyền cười nhạt
mà không nói gì cả. Tự nhiên tôi linh cảm có một điều bất thường nào đó. Một
khoảng im lặng nặng nề giữa hai người bạn, hình như sự im lặng này chưa bao giờ
có giữa tôi và Huyền trong suốt mấy chục năm nay.
Tôi vẫn đứng ló
ngớ trong căn phòng khách quen thuộc trước mặt bạn tôi. Mắt tôi dừng lại trên
chiếc đồng hồ treo tường có con ngựa bằng gỗ mun đen bóng trên đỉnh. Con ngựa
với tư thế cất hai vó trước từ mấy chục năm nay không hề biết mỏi mệt. Còn tôi,
cái con bé mười hai tuổi ngày nào bây giờ đã và đang bị đời hành hạ, đọa đày
không chút xót thương. Tôi, người nữ sinh nhí nhảnh, yêu đời ngày nào bỗng trở
thành một mụ đàn bà nghèo nàn đến đây để vay mượn bạn mình. Tôi không ngồi
xuống ghế - bạn tôi cũng quên mời tôi ngồi – cố đánh tan khoảng trống nặng nề
khá dài giữa hai đứa tôi nói:
- Huyền hẹn mình
sáu giờ nhưng mình đến sớm một chút vì trời bây giờ mau tối quá sợ không có xe
về.
Huyền vẫn lặng
thinh nhìn bâng quơ đâu đâu. Một cảm giác ngượng ngùng, quê quê làm tôi thấy
nóng bừng mặt mũi. Hay là bạn tôi đã quên mục đích của tôi đến đây, hay là bạn
tôi đã quên lời hứa ngày hôm qua. Thật là buồn cười đến độ ngớ ngẩn khi nghĩ
như vậy nhưng dù sao đi nữa thì tôi cũng đã đến đây và bạn tôi thì cứ im lặng. Cho
nên tôi phải ngập ngừng nhắc lại cho bạn tôi nhớ:
- Hôm qua mình có
nói với về sự khó khăn tiền bạc, mình kẹt quá nên phải đến đây mượn tạm một chỉ
vàng. Huyền đã hứa hôm nay sẽ cho mình mượn! Mình lấy danh dự bạn bè thân thiết
từ mấy chục năm nay để hứa là mình sẽ hoàn trả lại Huyền trong một thời gian
rất ngắn.
Tôi xin thề có
trời chứng giám: chưa bao giờ có sự khó khăn khi phải nói chuyện với người bạn
thân của mình như hôm nay bởi lẽ rằng tôi đang cầu cạnh bạn tôi. Tôi lại có ý
nghĩ cay đắng rằng mình hơi hèn hèn làm sao ấy, tất cả đã trở thành lố bịch,
kịch cỡm mà nguyên nhân chính là vì sự im lặng của bạn tôi. Nếu bạn tôi cứ
cười, cứ nói như Những Ngày Xưa Thân Áii của Phạm Thế Mỹ thì tôi, con bạn thân
một phần tư Thế Kỷ của Huyền đâu có nghẹn ngào không nói nên lời trong giây
phút này.
Cuối cùng thì
người bạn chân tình của tôi cũng phải mở miệng một cách bất đắc dĩ:
- Hôm qua mình có
hứa nhưng bây giờ thì không có, vì con em dâu mình – con Hương vợ thằng Dũng-
đã đi mua hàng hết rồi.
Tôi cảm thấy căn
phòng khách nhà Huyền tối sầm lại, tôi còn có cố vớt vát trong vô vọng:
- Như vậy là mầy
không có một chỉ vàng cho tao mượn hả Huyền?
Huyền trả lời
lạnh nhạt, giọng thật sắc:
- Tao đã nói với
mầy là con em dâu tao đi mua hàng hết rồi mà!
Tôi còn nhớ Dũng
là em của Huyền, đứa con trai có khuôn mặt tròn đầy như cái hột vịt mà ông Tây
già gần nhà Huyền đặt tên cho Dũng ngày xưa. Thằng Hột Vịt đã có vợ hồi nào tôi
không biết và tôi lại cũng chẳng biết con Hương vợ thằng Hột Vịt là ai. Tôi chỉ
biết Huyền là người bạn chí thân đã từ chối giúp đỡ mình trong cơn ngặt nghèo,
túng quẫn, điều đó làm tôi thấy tủi thân muốn khóc.
Con ngựa đen trên
đỉnh chiếc đồng hồ hình như mỏi mệt muốn hạ vó xuống, tôi thẫn thờ nhìn nó rồi
nhìn Huyền. Bạn tôi vẫn ngồi đó, hai con mắt đen và sâu trên khuôn mặt thanh
tú, xinh xắn nhưng nụ cười đã biến mất tự bao giờ. Nét mặt bạn tôi trở nên lạnh
lùng đến độ tàn nhẫn làm trái tim tôi co thắt lại, một khoảng cách vô hình, một
sự tan nát, đổ vỡ nào đó làm tôi lao đao như chực bổ nhào xuống đất. Bất chợt
tôi cảm thấy sợ hãi khi bắt gặp một thoáng độc ác nào đó trong đôi mắt đẹp của
người bạn chân tình.
Tôi biết là không
thể lay chuyển được bạn mình nên chào từ giã:
- Thôi, mình về
nghe Huyền!
Giọng tôi run run
ướt sũng nước mắt. Nét mặt Huyền vẫn lãnh đạm hơn bao giờ cả:
- Ừ mầy về đi!
Bước ra khỏi nhà
Huyền tôi khóc oà lên một mình, sự tủi nhục dâng đầy trong tâm hồn. Tôi không
cần chú ý đến những người qua lại nhìn tôi một cách lạ lùng, khó hiểu. Từ đường
Hoàng Diệu tôi băng qua Hải Thượng, nhìn vào ngôi trường Việt Anh nơi tôi,
Huyền và bạn bè đã có những thời gian êm đẹp với biết bao là kỷ niệm thân
thương. Cây đào tiên vẫn còn bên chiếc cầu vắt ngang giòng suối. Cái cầu trở
nên bé nhỏ lại và con suối thì cạn queo. Tất cả đã thay đổi như tình bạn giữa
tôi và Huyền. Tất cả đã thay đổi một cách xấu xí và tàn bạo sau cuộc đổi đời
trên quê hương chúng ta.
Đèn đường đã
thắp, nên tôi có thể vừa đi vừa khóc mà không ai nhìn thấy trong không gian nhá
nhem tranh tối, tranh sáng. Tôi mỏi mệt lê bước lên đường Duy Tân dẫn đến khu
Hòa Bình, những chuyến xe cũng nặng nề leo lên dốc. Hình như tất cả đều cố gắng
một cách vô vọng, rã rời trong cái thế giới độc ác, tối tăm này. Tôi bỗng muốn
lao đầu vào một chiếc xe đang vun vút chạy về hướng tôi. Ý định ấy làm tôi thấy
nôn nao một cách kỳ lạ, sự gọi mời của cái chết như một hứa hẹn bình an vĩnh
cửu. Chết. Chết. Thế là xong. Hết lo, hết nghĩ, hết buồn, hết phiền, hết tủi
nhục, hết đau thương và nhất là ngày mai khỏi bị đòi nợ, khỏi bị chửi bới.
Nhưng tôi chợt
bừng tỉnh lại khi nghĩ đến những con mắt tròn xoe và đôi má bầu bĩnh của mấy
đứa con. Các con tôi đang chờ mẹ ở nhà, tôi phải trở về lo cho chúng buổi cơm
tối, nếu tôi chết rồi các con tôi sẽ ra sao. Tôi lại bắt đầu khóc nức nở trên
chuyến xe trở về nhà, khóc vì thương con, vì tủi nhục, vì tình bạn bè, vì tình
đời thay đổi.
Khi bước xuống
bến xe lam, khu chợ nhỏ bé đã bắt đầu náo nhiệt vì những hàng quán bán thức ăn,
nước uống buổi tối. Có một đứa nhỏ nào đó nắm lấy bàn tay và kêu tên tôi một
cách mừng rỡ. Tôi nhìn xuống và nhận ra đó là thằng Tý con của cô bán sửa đầu
nành ở góc bến xe. Thằng Tý nhìn tôi tò mò rồi xịu mặt lại:
- Cô Quyên, sao
cô khóc?
Nó kéo tay tôi
lại quán rồi kêu mẹ rối rít:
- Mẹ ơi cô Quyên
khóc, mẹ ơi cô Quyên khóc.
Hạnh, cô chủ quán
mẹ của Tý chạy ra nhìn tôi ngạc nhiên, ái ngại. Hạnh chỉ là một người bạn sơ
giao ngoài chợ trong khi buôn bán, làm ăn, cô là công chức bị sa thải sau năm
75. Tuy tôi không thân thiết với Hạnh nhiều nhưng bản tính hiền hòa, vui vẻ của
Hạnh cũng làm tôi cảm mến. Trông thấy Hạnh tôi lại òa lên khóc làm thằng Tý
cũng mếu máo khóc theo. Hạnh kéo tay tôi vào quán vừa nói:
- Thôi vào đây
uống ly sửa nóng rồi kể cho em nghe chuyện gì đã xảy ra cho chị.
Tôi nghẹn ngào
nói:
- Nhục lắm Hạnh
à! Chỉ có một chỉ vàng thôi mà một đứa bạn thân quen hơn ba mươi năm cũng từ
chối. Mình chỉ muốn chết đi cho rồi vì xấu hổ, nhục nhã làm sao!
Tôi vừa khóc, vừa
kể cho Hạnh nghe đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong Hạnh thở dài rồi nói:
- Thôi chị đừng
buồn nữa, sáng mai ra đây em cho chị mượn rồi bao giờ có thì trả lại em cũng
được.
Tôi nhìn Hạnh
chưng hửng như không tin ở cái lỗ tai của mình nữa, thằng Tý nãy giờ ngồi hóng
chuyện mắt đỏ hoe khóc theo tôi bỗng la lên:
- Đúng rồi, đúng
rồi, mẹ cho cô Quyên mượn đi, cho cô khỏi khóc nữa nghe mẹ!
Hạnh nạt con:
- Im đi, con nít
biết gì mà nói leo. Đi chỗ khác chơi.
Tôi ấp úng hỏi
lại:
- Ngày mai Hạnh
cho mình mượn à?
Hạnh cười xòa:
- Hẹn ngày mai
chị lại đâm ra sợ nữa! Ngày mai là ngày không bao giờ có. Thôi cho chị mượn
ngay bây giờ để tối nay chị ngủ cho ngon!
Hạnh vừa nói, vừa
tháo chỉ vàng trên ngón tay trao cho tôi. Tôi cầm chỉ vàng ngơ ngẩn, bàng hoàng
như từ trên cung trăng rơi xuống trong tiếng cười và vỗ tay của thằng Tý. Tôi
cảm động quá nước mắt lại có dịp tuôn trào không dừng được, tôi nghẹn ngào nói lời cảm ơn Hạnh. Tý nhìn tôi khó hiểu rồi
phụng phịu lầu bầu:
- Sao cô Quyên
lại khóc nữa hả mẹ. Sao khóc hoài vậy!
Vài năm sau tôi
đi Mỹ nhưng không đến chào người bạn chân tình của tôi, cho đến một hôm trò
chuyện với Tuyết Sơn một đứa bạn cùng lớp ngày xưa hiện đang sống ở California
thì tôi nghe nhắc đến tên Huyền:
- Mình về Việt
Nam gặp con Huyền nó gởi lời thăm bạn và trách dữ lắm.
- Trách sao?
- Nó nói Quyên là
đứa tệ bạc. Đã là Đôi Bạn Chân Tình mà ra đi không một lời thăm hỏi nó, qua Mỹ
sống sung sướng quá nên quên hết bạn bè ngày xưa.
Tôi cay đắng nói:
- Nói Huyền cứ
coi như Quyên đã chết rồi sau cái buổi chiều cuối cùng mình đến nhà nó. Sống ở
Mỹ mình chẳng giàu sang hơn ai nhưng không phải nhục nhã đi vay mượn từ người bạn
chí thân mà bị từ chối đến nỗi chỉ muốn lao đầu vào xe hơi tự tử. Con Quyên chết
rồi!
- Quyên nói gì
mình chẳng hiểu gì cả, thế là sao?
- Thôi Tuyết Sơn
ơi, có nói ra bạn cũng không hiểu được đâu! Bạn đi lâu rồi làm sao hiểu được
những gì đã xảy ra cho tụi này sau cơn lốc tàn bạo đổ xuống miền Nam sau 75. Nỗi
thống khổ, đoạn trường này chỉ có ai qua cầu mới hay bạn ạ.
Tuyết Sơn lặng
thinh bên kia phone. Tôi bỗng nhớ đến hai con mắt sâu đen, tuyệt đẹp của người
bạn thân thuở nọ. Người bạn chân tình ngồi vắt vẻo trên sofa với nét mặt lạnh
lùng tàn nhẫn và tôi đứng lớ ngớ đâu đó, trong căn phòng khách ngập tràn kỷ
niệm xa xưa. Con ngựa gỗ mun đen đưa cao vó trên đỉnh chiếc đồng hồ treo tường.
Hơn ba mươi mấy năm tôi đã từng trông thấy nó không có gì thay đổi. Vậy mà lần
cuối cùng nhìn thấy: con ngựa hình như muốn hạ hai vó xuống vì mệt mỏi, chán
chường.
Nếu tôi lao đầu
vào chiếc xe đang chạy trên dốc Duy Tân sau lời từ chối quyết liệt của người
bạn thân trong buổi chiều nhá nhem ấy. Tôi rùng mình khi hồi tưởng lại.
Ôi đôi bạn chân
tình ngày nào, Narcissus đã ngồi bên Goldmund trong những giây phút cuối cùng
với thương yêu và đau đớn trong trái tim tan nát. Còn tình bạn giữa tôi và
Huyền thật là mỉa mai khi nó được gán cho những danh từ hoa mỹ, văn vẻ trong
những ngày xưa êm đềm đó. Không có gì xứng đáng, không có gì chua xót cho bằng.
Huyền lại trách
tôi quên bè bạn. Dư vị đắng cay ngày xưa còn tràn đầy trong cổ họng làm tôi
muốn khạc nhổ nó ra ngoài. Tôi chợt hiểu vì sao người ta phải chửi thề, rất
tiếc tôi là một người đàn bà và lại là một người đàn bà không quen chửi thề.
Tôi nuốt tất cả vào lòng và quặn đau mỗi lần phải nhớ đến.
Tôi không thể là
người hiền lành hay dễ thương khi nghĩ về Huyền người bạn thân ngày xưa của tôi.
Thật đáng tiếc, tất cả đã tan vỡ một
cách quá phủ phàng. Người ta hay nói bạn là người ở lại với ta khi tất cả đã
quay lưng. Goldmund đã thều thào với Narcissus trong những giây phút cuối cùng
của đời sống: You give me your love in this moment when I have nothing left.I
accept it and I thank you for it.
Còn tôi và Huyền,
người bạn chân tình của tôi ơi!
MIMOSA Phương Vinh
Subscribe to:
Posts (Atom)