Thursday, April 30, 2015

Funny Video: Obama & Kim Jong-un Dạo Phố

Mời click vào ảnh đầu tiên để xem video Chủ Tịch KIM JONG-UN của Bắc Triều Tiên và T.T OBAMA  dạo phố Los Angeles 

Kim Jong-un và TT Obama bất chợt gặp nhau cùng che dù đi trên Đại lộ Hollywood Boulevard , Los Angeles , Hoa Kỳ .

Nhiều người dân trên phố xin đứng chụp hình với TT Barack Obama vì họ tưởng là thật .

Có thể thế giới sắp hòa bình đến nơi khi TT Obama bất chợt gặp lãnh tụ Bắc Hàn là Kim Jong-un cùng đang che dù đi lang thang trên Đại lộ Hollywood Boulevard tại Los Angeles , Hoa Kỳ .

Nhiều người dân tới chào đón TT Obama và họ cũng nhận diện ra nhà độc tài hay phóng hỏa tiễn bậy bạ là Kim Jong-un của Bắc Hàn.

TT Obama và Kim Jong-un mỗi người che một cây dù và tỏ ra rất thân thiện với nhau . Kim Jong-un hứa dâng nộp hết các bom nguyên tử và đầu hỏa tiễn tầm trung , tầm xa cho Mỹ và xin gia nhập làm Tiểu Bang thứ 51 của Hoa Kỳ ; cũng giống như CSVN xin làm Khu Tự Trị của Trung Quốc vào năm 2020 theo thỏa thuận Thành Đô ngày 03-9-1990 vậy . Chuyện nghe thật khó tin..

Dân chúng chào đón TT Obama trên đại lộ Hollywood .

TT Obama và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un gặp nhau trên phố Hollywood , Los Angeles .

Một số cảnh sát Los Angeles thấy lạ cũng đã ra đứng xem và theo dõi . Cuối cùng mọi người rất thú vị khi biết hai nhân vật đóng vai TT Obama và vai Kim Jong-un trông rất giống là do nghệ thuật trang điểm của Hollywood .

Đây là một Video Clip vui , giả tưởng và đã làm nhiều người khắp thế giới rất thích . Người thanh niên đóng vai Kim Jong-un tên là Howard ; còn anh chàng đóng vai TT Barack Obama là Reggie Brown . Họ được một nữ chuyên viên trang điểm của Hollywood hóa trang khá giống làm nhiều người trên đường phố Hollywood rất thích thú chạy theo TT Obama để xin chụp hình . Nụ cười của ông Obama giả cũng hiền hòa và đầu tóc húi ngắn hơi muối tiêu trông cũng dễ thương như TT Obama thật ở Tòa Bạch Ốc .

Sau khi hóa trang xong , TT Obama giả đang mặc áo Jacket .

Trời mưa phùn nên TT Obama phải che dù đi thăm dân cho biết sự tình trên phố Hollywood .

Howard đã phải cắt tóc gọt láng hai bên như kiểu tóc lãnh tụ Kim Jong-un .


Người phụ nữ nầy lầm tưởng gặp TT Obama thật , sau mới biết thì bà cười nói : " Obama is the best one, this guy is so bad . " ( Obama là một người tốt , còn tên nầy thì rất xấu ) và bà chỉ vào Kim Jong-un..

Long Nguyen sưu tầm

Miền Nam và miền Bắc - TS Nguyễn Hưng Quốc


Mới đây, đọc trên blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn ở trong nước, tôi bắt gặp một đoạn nhan đề “Gợi ý từ một nhà kinh tế” với một số nhận xét bất ngờ và thú vị.

Đoạn viết khá ngắn, tôi xin phép được chép nguyên văn: “Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc. Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.

Nhìn rộng ra thấy không chỉ kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt, mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn. Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét lại chăng?

Tôi sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận … Nhưng càng đọc Đặng Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.”
Đúng như Vương Trí Nhàn nói, điều Đặng Phong và ông nhận xét “gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết”. Bản thân tôi đã nghe một nhận xét như thế từ một bậc tài hoa nhưng nổi tiếng bảo thủ ở miền Bắc: nhà phê bình Hoài Thanh. Sau năm 1975,Hoài Thanh và bà vợ dọn vào Sài Gòn ở. Có hai hay ba lần gì đó, đâu khoảng 1980, một người thầy cũ thường rủ tôi đến thăm ông. Câu chuyện thường lan man từ văn học đến xã hội.

Một lần, Hoài Thanh chép miệng nói, đại khái: “Bản chất của chế độ nguỵ là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo con người giỏi thế. Ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào.”
Đặng Phong so sánh về kinh tế, Hoài Thanh nói về văn hóa ứng xử, còn Vương Trí Nhàn bàn về văn hóa nói chung. Người ta có thể thắc mắc: Vậy, ở những lãnh vực khác thì sao? Như văn học, mỹ thuật hay âm nhạc, chẳng hạn? Có gì khác giữa miền Nam và miền Bắc cũng như giữa miền Nam trước đây và cả nước bây giờ?
Trong một bài phỏng vấn do Thụy Khuê thực hiện, in trên tạp chí Hợp Lưu số 103 ra vào tháng 1 và 2, 2009, sau, đăng lại trên trang Viet-studies của Trần Hữu Dũng, cũng chính Vương Trí Nhàn đã nêu lên một nhận xét sơ khởi. Theo ông, so với văn học miền Bắc, văn học miền Nam thể hiện “rõ hơn” và “đầy đủ hơn” những “đau khổ của con người” và những “tình thế bi thương, đau đớn, cả sự bơ vơ, bất lực, trong đời sống”. Khác với văn học miền Bắc, văn học miền Nam, một mặt, tiếp nối được truyền thống cách tân trong văn học tiền chiến; mặt khác, tiếp cận được với văn học thế giới, “sử dụng các quan niệm các phương thức của văn hóa phương Tây để diễn tả đời sống con người hiện đại”. Văn học miền Nam cũng có những yếu tố hiện thực và nhân đạo mà văn học miền Bắc không có.

Tất cả những nhận xét nêu trên, về kinh tế, văn hóa hay văn học đều khá sơ lược. Một sự so sánh công bằng và chính xác cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Vần cần xuất phát từ một tầm nhìn cao hơn nữa. Tiếc, những nỗ lực và tầm nhìn ấy, cho đến nay, vẫn còn tiềm ẩn đâu đó. Trên sách vở cũng như trong học đường, văn học và văn hóa miền Nam vẫn còn để trống, không ai nhắc đến, hoặc nếu nhắc, cũng nhắc với sự xuyên tạc và mạ lị như trong thời kỳ còn chiến tranh.

Cũng xin nói luôn, trích lại đoạn văn của Vương Trí Nhàn cũng như kể lại lời nhận xét của Hoài Thanh, tôi không hề muốn khoét sâu vào óc kỳ thị địa phương vốn đầu độc mối quan hệ giữa những người cùng một nước.
Thứ nhất, sự kỳ thị và chia rẽ vùng miền ở Việt Nam đã quá trầm trọng; chúng ta không cần và cũng không nên làm trầm trọng thêm nữa. Nó không có ích gì cả. Ở một thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, khi mọi người đang tìm cách xoá mờ dần ranh giới và những khoảng cách giữa các quốc gia cũng như giữa các nền văn hoá, luôn luôn đề cao sự khoan dung và cởi mở, cổ xuý cho cách nhìn liên văn hoá (intercultural) và xuyên văn hoá (cross-cultural) mà người Việt mình cứ lại nhấp nhổm với chuyện Nam/Trung/Bắc thì không những vô duyên mà còn nguy hiểm, không những lạc hậu mà còn phản tiến hoá.

Thứ hai, không nên quên, liên quan đến con người, bất cứ sự khái quát hoá vội vã nào cũng đều bất cập và rất dễ sai lầm: ở miền Nam, không hiếm người thô bạo, thậm chí, thô bỉ, ngược lại, ở miền Bắc, không hiếm người cực kỳ nhã nhặn và lịch sự, rất “hiện đại” và ở tầm văn hoá cao.
Thứ ba, cũng không nên quên, trước đây, ít nhất là trước năm 1954, ở miền Bắc, đặc biệt, ở Hà Nội, người dân nổi tiếng là thanh lịch. Sau này, gặp lại một số người Hà Nội thuộc thế hệ cũ, tôi vẫn bắt gặp cái dáng vẻ thanh lịch truyền thống ấy. Ngôn ngữ họ thanh lịch. Tác phong họ thanh lịch. Cách hành xử của họ cũng thanh lịch. Nét thanh lịch ấy không còn thấy ở các thế hệ trẻ hơn.

Cho nên, những khác biệt giữa hai miền, Nam và Bắc, không nằm ở con người. Cũng không nằm ở truyền thống, nơi ưu thế rõ ràng là nghiêng hẳn về phía miền Bắc. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở chế độ. Liên quan đến chế độ, ở khía cạnh chúng ta đang bàn, yếu tố quan trọng nhất là văn hoá, trong đó nổi bật nhất là văn hóa chính trị, tức những cách diễn dịch cũng như những quy phạm và quy ước mà mọi người cùng chia sẻ về quyền lực và trách nhiệm. Những quy ước và những quy phạm ấy không phải tự nhiên mà có. Chúng là những gì người ta thụ đắc trong môi trường giáo dục, từ gia đình đến học đường và xã hội. Trong việc thụ đắc ấy, vai trò của chế độ đóng vai chủ đạo: Chính chế độ, cụ thể là nhà nước, quyết định về chương trình giáo dục cũng như nội dung của truyền thông đại chúng, qua đó, hình thành những mẫu người mà họ cần và muốn. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, lúc nào nhà cầm quyền cũng tuyên dương hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn lại, chúng ta chỉ thấy có một điểm trong mẫu hình con người mới ấy thành hiện thực và được phổ biến: tính thiếu thật thà.
Nghiên cứu về văn học cũng như văn hóa miền Nam trong tương quan so sánh với miền Bắc hay cả nước hiện nay không phải nhằm phục hồi chế độ miền Nam vốn đã thuộc về quá khứ xa lắc và cũng không nhằm gây chia rẽ vùng miền. Mà, theo tôi, chỉ nhằm hai mục đích chính: thứ nhất, công bằng với lịch sử; và thứ hai, để nhận diện đầy đủ hơn những thất bại trong chính sách văn học và văn hóa hiện nay, từ đó, tìm cách khắc phục.

Cứ quay lưng lại với thực tế và cứ ra rả với những khẩu hiệu láo khoét rỗng tuếch về những thành tựu đầy ảo tưởng, chúng ta chỉ kéo dài sự thất bại mà thôi. Chả hay ho gì!


TS Nguyễn Hưng Quốc

Nghiêng Mái Trường Xưa - Trầm Vân



Ông Già Ngồi Bươi Đống Rác - Tiểu Tử


Thành phố Hồ Chí Minh quang vinh vẫn còn rất nhiều rác. Hồi thời trước, Sài Gòn đã có nhiều rác, nhưng so với bây giờ thì… thua xa. Rác bây giờ chẳng những nhiều hơn mà còn… rải rác hơn. Điều này chẳng có gì khó hiểu hết. Bởi vì, trong chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa, cái gì của ta cũng đều hơn của lũ chúng nó cả: rác của chúng nó là rác tư bản, rác ngụy, còn rác của ta là rác… nhân dân, do nhân dân, từ nhân dân mà ra. Có chính nghĩa, hơn là lẽ tất nhiên! 

    
Vậy, ở một đống rác khá lớn nằm trên vỉa hè một con đừơng khá rộng trong thành phố, có một ông già ngồi ung dung như đang ngồi ở một nơi sạch sẽ! Ông già đó tuổi cỡ ngoài tám mươi, có chòm râu bạc giống râu bác Hồ. Ổng đội mũ tai bèo, mặc bộ đồ bà ba đen, mang dép cao su đúc. Ổng ngồi trên một ghế bằng nhựa nhỏ, thấp, loại ghế ngồi cho trẻ con. Ổng cầm cây gậy trúc dài bươi bươi rác, mắt nhìn châm chú chỗ đang bươi, mặc cho đàn ruồi bay lên đáp xuống như giành rác với ổng! Lâu lâu, ổng nói một mình: "Nó nằm lẫn đâu đây hè! Mẹ bà nó!". 
     
Đường này lúc nào cũng đông ken. Xe đạp, xe gắn máy, xe hơi… hai luồng chen nhau chạy, giành mặt đường mà chạy, lòn lách lấn ép, bóp kèn inh ỏi. Chạy đầy đường như vậy mà chẳng ai nhìn thấy ở trên đỉnh đống rác cao nhòng đó có một ông già… Cho đến người đi bộ trên vỉa hè cũng chẳng thấy ai để ý đến ổng hết! Hơn hai chục năm sống quen với quá nhiều nghịch lý, con người ta không còn nhạy cảm trước những sự bất bình thường. Bởi vì cứ nhìn riết rồi quen con mắt, nên không thấy chướng, cứ nghe riết rồi quen lỗ tai nên không thấy ồn, cứ ngửi riết rồi quen lỗ mũi nên không thấy hôi. Đó là một quy luật. Tiếp theo đó là một quá trình đi xuống dốc của con người, vừa nhanh vừa gọn, bởi vì nó dễ ợt hà! 
     
Ông già lâu lâu ngừng bươi rác, móc túi lấy bọc ni-long thuốc rồi chậm rãi vấn hút. Điếu thuốc của ổng to bằng ngón tay cái, nên mỗi lần ổng nhả khói là thấy mù mịt, làm như đống rác đang ngún cháy vậy! 
    
Trong khi ổng hút thuốc, ổng không bươi rác. Làm như hút thuốc là qua giai đoạn ổng nghỉ xả hơi! Ổng xoay người ra nhìn thiên hạ chạy loạn dưới đường giống như ổng đang ngồi xem kịch. Một lúc sau ổng nói một mình: « Thiệt… không giống ai hết!» Mà thiệt! Người ta chạy đi đâu mà lúc nào cũng thấy chạy đầy đường. Người nào cũng hối hả. Người nào cũng bóp kèn. Kẹt không kẹt gì cũng thấy bóp kèn! Làm như nếu không bóp kèn thì xe sẽ… không chạy vậy! Còn luật lệ giao thông thì hầu như không có. Mạnh ai nấy chạy. Tay mặt tay trái gì cũng… như nhau. Đàn ông đàn bà gì cũng chen lấn lòn ép… như nhau. Chẳng ai nhường ai hết. Đàn ông con trai có người ở trần bận quần xà-lỏn, có người lại mặc quần áo gin, bên trong có sơ-mi và áo gi-lê giống như đang ở xứ lạnh! Còn đàn bà con gái thì phần đông ăn mặc không để… hở một chỗ nào hết. 

Áo pô-lô ngắn tay, quần dài, găng tay cao tới… nách, đội kết loại đấu thủ dã cầu, mang kiến đen, bịt mặt bằng chéo vải thêu bông hoa hay có ren giống đàn bà á-rập! Nếu có mặc áo dài thì cũng mang găng tay ngắn, rồi đội kết, rồi kiến đen, rồi bịt mặt! Thành ra không nhìn ra được ai là ai hết! 
    
Hút tàn điếu thuốc, ông già lại quay về đống rác, chăm chỉ bươi. Một lúc lại nói: "Mẹ bà nó! Tao bươi riết rồi cũng ra. Làm gì rồi cũng thấy!". 
Một cô gái nhỏ xách tới xô rác đổ xuống làm lũ ruồi lúc nhúc bay lên, thấy ông già ngồi đó, cô hỏi: 
    - Bộ ông không sợ hôi sao mà ngồi đó vậy? 
    Ông già cười mũi: 
    - Thời bây giờ, ở đâu mà không hôi không thúi, hả? Nó tràn đồng thì ngồi ở đâu cũng vậy thôi. 
    Cô gái lại hỏi: 
    - Thấy ông bươi bươi. Bộ ông mất cái gì hả? 
    Ông già ngừng tay, hỏi lại: 
    - Mất hả? Mất cái gì? Còn khỉ gì đâu mà mất ! 
    - Vậy chớ ông bươi rác làm gì? Rác bây giờ đâu còn có gì đâu mà lượm. 
    Ông già cầm gậy trúc gõ gõ vào đống rác làm lũ ruồi hốt hoảng bay lên vù vù. 
    Ổng hạ giọng: 
    - Tao bươi rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng mà hồi đó tao nuôi tao giấu trong nhà. 
    Có vẻ thấy ông già… khùng quá nên cô gái bỏ đi, vừa đi vừa nói: 
    - Họ là con người chớ bộ chuột bọ gì đâu mà ông tìm trong đống rác! 
    Ông già nhìn theo, nói lớn: 
    - Mà tao có nói tụi nó là con người đâu? 
    Tiếng của ông bị chìm lấp trong tiếng ồn hỗn tạp của đường phố, nên chẳng gợi được sự chú ý của ai hết. Ổng nhìn quanh, thở dài, rồi tiếp tục bươi… 
    Một thanh niên đang đi trên vỉa hè bỗng tấp vô đống rác vạch quần định đứng tiểu, một tay chống nạnh, trên môi phì phà điếu thuốc. Ông già nói lớn: 
    - Coi chừng! Nó phóng lên nó cắn sứt à! 
    Gã giật mình, vội vã buông quần bước đi như chạy. Vừa đi vừa nhìn lại, nét mặt còn đầy sợ hãi ! Ông già không nhìn theo, cũng không cười. Làm như điều ông nói là điều có thật chớ không phải đùa. Cho nên nghe ổng nói tiếp: 
    - Cái lũ khốn nạn này có thứ gì mà tụi nó không đớp! 
    Ổng nói mà đầu gậy vẫn không ngừng bươi. Bầy ruồi nhặng vẫn bay lên đáp xuống, đáp xuống bay lên, lúc nha lúc nhúc… 
    Gần trưa, một người đàn bà đứng tuổi từ trong hẻm gần đó bước ra đi lại đống rác, thưa: 
    - Mời ông Hai về ăn cơm. 
    Ông già nói “ờ” rồi chống gậy đứng lên đi. Người đàn bà cúi lấy cái ghế nhỏ, xách đi theo phía sau ông, im lặng. Cả hai đi lần vào hẻm. 
    
Con hẻm mới vào thấy rộng thấy thẳng, hai bên có phố lầu hai ba từng kiến trúc hiện đại, từng nào cũng thấy có máy lạnh lòi ra coi rất… văn minh! Hai dải phố lầu này kéo dài vào hẻm độ ba bốn mươi thước.Sau đó là một khúc quanh thẳng góc, rồi con hẻm chỉ còn lại không tới hai thước bề ngang, chạy quanh co rồng rắn vào tuốt bên trong tiếp nối với những con hẻm nhỏ khác không biết từ đâu tới mà cũng thấy… rồng rắn quanh co! Ở đây, nhà cửa lụp xụp hẹp té, khác hẳn với mặt tiền đồ sộ lộng lẫy. Đó là một thế giới khác, một thế giới nghèo khó núp sau cái thế giới phồn vinh bên ngoài. Người ta không thể nghĩ rằng nó nằm ngay trong lòng thành phố, cái thành phố mang tên Người từ hơn hai mươi năm… 
    
Ông già và người đàn bà bước vào một căn nhà nhỏ hẹp của khu hẻm rồng rắn. Ông già nói: 
    - Tao bươi hoài mà chưa gặp thằng nào hết. 
    Một người đàn ông trong nhà nói cho lấy có: 
    - Vậy hả ông Hai? 
    - Tụi nó chui rúc lì lắm. Mẹ bà nó! Hồi đó mà tao biết như vầy, tụi nó có chung vô quần trốn, tao cũng cởi quần tao giũ cho chết cha tụi nó hết! 
    
…Người đàn ông trong nhà là cháu của ông già bươi rác, kêu ổng bằng ông chú, còn người đàn bà là vợ hắn. Hai vợ chồng đã trộng tuổi nhưng chưa có con. Họ lãnh may gia công quần áo cho một công ty may mặc, nên trong nhà lúc nào cũng nghe tiếng máy may chạy xành xạch suốt ngày. Họ ngủ trên cái gác lửng nhỏ bằng hai chiếc chiếu, còn ông già thì có cái ghế bố kê trong góc nhà. Nhà nhỏ xíu nên chỉ có một bóng đèn điện treo ở giữa. 
    
Hai vợ chồng người cháu đem người ông về nuôi trong nhà từ ngày ổng ra tù cách đây hơn bảy năm… 
Theo lời kể lại của người cháu thì “ông chú” ngày xưa là một nhà doanh thương - đại doanh thương - Ổng độc quyền nhập cảng vỏ ruột xe gắn máy, xe hơi, xe máy cày. Ổng có mấy kho hàng lớn ở Khánh Hội, một văn phòng ba từng lầu ở Chợ Cũ, một vi-la to ở đường Phan Thanh Giản và một vi-la vừa vừa nằm khuất trên một đồi thông ở Đà Lạt. Vợ và hai con ổng đều ở bên Pháp để làm một “đầu cầu” bên đó. Còn bên này ổng có một bà nhỏ lo về giao tế, xã hội và nhân viên. Lâu lâu, ổng bay qua Âu Châu thăm vợ con và làm việc với các hãng chánh ở bên đó. 
    
Ổng nhiều thế lực lắm. Người cháu nói: “Hồi đó, tôi đang làm thợ may cho nhà may X thì bị động viên.Vậy mà ổng kéo tôi ra cái rẹt! Có điều làm tôi không hiểu là ổng như vậy mà trong nhà ổng nuôi Việt Cộng. Ngay như cái nhà trên Đà Lạt mà ổng dùng cho mấy ông lớn mượn, từ anh quản gia đến chị bếp đến mấy người làm vườn đều là cán bộ Việt cộng ráo. Ổng nuôi họ như vậy cho đến năm 1973 họ mới lần lượt rút đi …”. 
    
Hồi tháng tư 1975, ổng không di tản. Còn nói: “Cách mạng chớ bộ ăn cướp giết người đâu mà sợ!”. Sau đó mấy người ổng nuôi có về thăm, ổng cũng đãi đằng hậu hĩ. Vậy mà khi cách mạng “đánh tư sản mại bản”, ổng cũng bị “ đánh” tơi bời , tài sản bị tịch thâu hết còn bị đi tù cải tạo nữa. Vợ lớn của ổng chết ở bên Pháp, bà vợ nhỏ đi chui rồi mất tích ở biển Đông. Còn hai đứa con, sau này có người quen từ Paris về cho biết, đã phung phí hết tiền của mà ổng đã để cho họ bên đó rồi dọn nhà đi mất. Thành ra đi thăm nuôi ổng chỉ còn có vợ chồng người cháu thợ may… 
    
Khi ông chú được thả ra khỏi tù - nghĩa là nhà nước xét thấy ổng đã hoàn toàn được cải tạo - ổng đã trở thành một người khác: một người mất trí! Người cháu nói: “Hồi đem ổng về ở với tụi tôi, tôi cũng ngại. Sợ ổng chê. Nhưng rồi ổng vẫn ở tự nhiên, không phàn nàn gì hết, tụi tôi cũng mừng. Rồi lo không biết chịu đựng ổng nổi không. Nhưng rồi thấy ổng không có điên loạn như những người điên khác nên tụi tôi cũng yên tâm. Ổng không nói gì hết, tối ngày bắc ghế ngồi dưới mái hiên hút thuốc đọc sách hoặc ngồi cả giờ nhìn đường hẻm như người ta chăm chú coi ti-vi! Vậy mà lâu lâu ổng cũng nói nhiều câu làm mình ngạc nhiên tưởng như ổng là người bình thường. Khi mình thử hỏi tiếp, khơi lại thời cũ thì ổng lại ngẩn ngơ. Thấy tội nghiệp! Thiệt ra, người ta chỉ thấy ổng điên là khi nào ổng đi bươi đống rác, cứ hai ba hôm là ổng đi bươi…” 
    
Và như vậy, “ông Đại Doanh Thương” đó bây giờ ngồi bươi đống rác giống như ổng bươi lại dĩ vãng của ổng, một dĩ vãng mà rác rến vun đầy. Ổng đâu biết rằng , đối với nhà nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà nhà nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…

Tiểu Tử

Hai Mặt...


Hai Mặt
SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!

TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.

Chữ YÊU là 3 chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.

BẠN BÈ có 5 chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.

Từ VUI có 3 chữ
Tiếng SẦU cũng đồng như.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.

Chữ KHÓC có 4 chữ
CƯỜI cũng vậy, giống in
Ai '' giòn cười, tươi khóc ''
Ấy cảm thọ nhận chìm.

Cuộc sống là hai mặt
Giới tuyến một đường tơ .
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ 


Con người và cuộc sống lúc nào cũng có 2 mặt : Mặt thật và mặt giả, mặt thiện và mặt ác,mặt trắng và mặt đen....thật khó lường, tùy theo tâm trạng, cảm xúc và tầm nhìn của mỗi người, tùy theo hoàn cảnh và từng lúc .....mà biến đổi theo thời gian, theo luật luân hồi của tạo hóa.Trên thực tế mặt giả thường nhiều hơn và hay lấn áp mặt thực, cho nên muốn duy trì sự cân bằng này, con người cần phải quan tâm cố gắng chăm lo, tu chỉnh con người cho phải đạo đạo làm người đó ! Chia sẻ cùng các bạn.

Sưu tầm

Wednesday, April 29, 2015

Cha Tôi Và Những Ngày Tháng Ấy - Hồng Thúy


Sau cuộc di cư vĩ đại vào Nam năm 1954, bỏ của chạy lấy người tìm lấy chữ tự do, nghe kể lại, cha tôi đã theo từng bước chân ông bà nội tôi trải qua muôn vàn khó khăn vất vả trong hoàn cảnh mới để xây dựng lại cơ ngơi từ đầu.

Ông bà nội tôi, sau đó, vốn tuổi tác và sức lực chẳng còn trẻ, lại thêm bôn ba mưu sinh cộng thêm mối muộn phiền tinh thần, nên đã lần lượt nối gót quy tiên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn rất non trẻ của cha tôi, khiến ông mang nặng mối căm giận chủ nghĩa Cộng Sản sâu sắc, ông cho rằng chính sự hà khắc và độc tài tàn bạo của chế độ đưa đến sự phân rẽ chia đôi đất nước, gây ra bao cuộc tang thương, chia lìa, mất mát để cha tôi chẳng những xa rời hẳn nơi chôn nhau cắt rốn mà còn đôi ngã âm dương với cả hai thân sinh yêu quý nhất đời mình.

Tưởng là ở miền đất mới, sau khi quyết tâm vượt khó, tạo dựng được sự nghiệp tươi đẹp để gia đình riêng của ông hưởng được cuộc sống ấm êm hạnh phúc với đồng lương hậu hĩnh và bổng lộc là căn nhà biệt lập 3 phòng ngủ ngay trung tâm quận Nhất gần chợ Bến Thành, nhưng có ai ngờ, thời cuộc bể dâu, thiên đường ăm ắp ước mơ chắp cánh chưa bay cao thì lần nữa địa ngục trần gian một ngày như cơn giông ào ào kéo đến làm cho tơi bời cảnh vật.

Tuổi thơ ly loạn của tôi, đứa con nít ngây thơ, mở ra còn nguyên dấu ấn hãi hùng bởi cơn pháo kích của Mậu Thân 68, rồi liền với thảm sát kinh hoàng hè 72, khiến cho chúng tôi những người dân thành thị từ đó hết hẳn khung cảnh đón tết náo nức với tiếng pháo truyền thống bao đời.

Những năm tiến gần đến 1975, qua radio, gia đình chúng tôi như ngồi trên đống lửa khi chiến sự bộc phát nhanh như cơn lốc diễn ra ở các tỉnh, lan đến ven thành. Đầu tháng 4 năm 75, nỗi sợ trung tâm thành phố bị bất ngờ pháo kích, cha tôi đã dựng hầm nổi dã chiến ngay trong phòng ngủ chính giữa nhà bằng những bao cát dân sự, nắp hầm là nhiều tấm phản gỗ dầy, cứng nặng. Tôi nhớ lại mới thật hãi hùng làm sao! vì nếu có chuyện gì, chúng tôi không chết vì bom đạn pháo thì cũng bị thương nặng do sập hầm đổ gỗ.

Gia đình chúng tôi cũng như bao dân thành phố còn trong thời loạn, tâm trạng hỗn mang cuống cuồng với mọi cách riêng tự bảo vệ tài sản. Vàng bạc là đơn vị tiền tệ chính dành cho hữu sự, nên cha tôi cùng với mẹ tận dụng tất cả những quần áo rách, mảnh vụn, rẻo vải dư từ quần áo mà mẹ cắt may cho chúng tôi mặc trước đó, làm cho bẩn đi rồi dùng chúng quấn bọc lên những chiếc vòng, nhẫn bạc, dây chuyền quý báu và nhét rải rác bừa bộn chung trong đám đồ lạc xoong, phế thải như một cách ngụy trang để không gây chú ý, hành động này có vẻ tức cười khờ khạo, nhưng lại rất an toàn, vì sau này khu vườn nhà chúng tôi bị xới tung vì nghi ngờ có chôn giấu quý kim.

Tôi nhớ mãi sáng 30 tháng 4 ấy, chúng tôi cùng với toàn thể dân Miền Nam chịu cùng chung số phận điêu đứng đau thương như đã định cuộc. Cha tôi ôm chúng tôi với đôi mắt thức trắng thâm quầng tuyệt vọng trong khi ngoài đường âm thanh của xe tải nện thình thịch, hỗn loạn dân tình trốn né, pha trộn với sự khích động của tiếng loa phóng thanh chát chúa, la ó của những kẻ lái gió trở cờ từ đâu khua động cả góc trời, chúng tôi hiểu mình đã bị nhốt trong một nhà tù vĩ đại!

Con đường trước mặt gia đình chúng tôi, từ đó, mở ra quãng đời đen tối nhất. Nỗi sợ hãi của cha tôi năm nào, viễn cảnh sống dưới chế độ cộng sản, đã không chỉ hiện tiền, mà chúng tôi còn ở và sinh hoạt chung với Việt cộng ngay cùng trong một căn nhà.

Ngay sau khi thành phố bị tiếp quản, cha tôi lập tức bị đình chỉ chức vụ, căn nhà chúng tôi đang sinh hoạt bỗng bị chiếm lĩnh ngang xương. Phần diện tích chính và to nhất của căn nhà phải nhường cho một gia đình cán bộ cao cấp tập kết từ miền Bắc vào, và đương nhiên đẩy gia đình chúng tôi chen chúc sống trong diện tích rất nhỏ, thiếu mọi tiện nghi, vốn là phòng khách gia đình của chúng tôi lúc trước.

Thôi thì bao cảnh trái tai gai mắt, xã hội thu nhỏ vào cả khu vườn nhà xinh đẹp ngày nào nay bỗng tiêu điều xơ xác với đàn gà vịt ngỗng thả rông, phá phách tanh bành, tiếng kêu đinh tai nhức óc của đám heo nuôi khiếp vía chạy cuống cuồng mong thoát những bàn tay đồ tể bán buôn xẻ thịt ngay trên sân gạch lộ thiên diễn ra hằng ngày.

Sống trong miệng cọp, nỗi nguy rình rập từng phút, cũng phải mắt nhắm tai ngơ với những hành động đê tiện chúi mũi vào mỗi sinh hoạt của chúng tôi, để rồi những tờ kiểm điểm cứ xoành xoạch thực hiện như cơm bữa đối với những hành động mà chúng cho là sai trái với chính sách, chế độ, v.v… Dù phẫn nộ, cha tôi cũng đành cắn răng và thầm an ủi là còn chỗ dung thân hơn là bị tống ra sống cầu bơ cầu bất ngoài đường phố như nhiều gia đình đã từng bị, phải đi đến nạn diệt thân.

Qua cánh cửa phòng khách đóng kín, lằn ranh được, thua, hai thế giới đối đầu diễn ra ở đó, dạy cho chúng tôi hóa thân vào những nhân vật của sân khấu đời tìm sự sống từ cái chết.

Con giun xéo mãi cũng oằn. Phong trào vượt biển lúc này diễn ra tuy kín đáo nhưng rất sôi nổi. Cha tôi vừa vất vả kiếm sống nuôi vợ con vừa để mắt bắt mối liên lạc khắp nơi tìm chủ tầu, chọn bãi, chuẩn bị chờ cho cuộc vượt biển một mất một còn.

Cuộc trốn chạy ai ngờ trùng hợp ngày đau cắt ruột gan, đám tang bà ngoại tôi, do thương nhớ người cậu, một quân nhân, tưởng rằng học tập 10 ngày hóa ra vô hạn trong trại tù cải tạo, khiến bà sinh bệnh uất ức mà chết. Không còn cách chọn lựa để được báo hiếu đưa bà đến tận nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi đành ngậm ngùi trấn an rằng vong linh bà đã phù hộ cho cơ hội để gia đình con cháu chúng tôi danh chính ngôn thuận đi xa vắng nhà.

Nhưng Trời chưa chiều lòng người, trong một ngày, chúng tôi chưa kịp ra tầu lớn thì đã bị lộ do công an bí mật cài người trấn lột hết vàng bạc, làm náo loạn cả một nhóm khiến trẻ con sợ hãi khóc ré giữa đêm, đưa đến việc tóm trọn cả tầu.

Tôi vẫn tin những gì huyền bí linh thiêng của Ơn Trên, của tổ tiên ông bà giúp đỡ, nếu không thì sao có phép mầu nhiệm phò trợ chúng tôi, để cả gia đình có thể thoát vòng tù tội vượt biên như một giấc mơ. Việc gì đã xui khiến làm sao bữa ấy có đến 4 tầu bị bắt, nơi chứa người vượt biên quá tải, bọn công an như bị ai che mắt, chỉ hỏi sơ sài lấy lệ, tạm giữ lại đám thanh niên trai tráng, còn thì thả hết phụ nữ con nít người già, trong đó có cha tôi, chỉ độ trung niên nhưng do nhân dáng khắc khổ gầy gò làm ông già hơn cả chục tuổi đã cứu được ông khỏi vòng nạn tai.

Vàng bạc đã mất hết, chúng tôi trắng tay, sinh hoạt tệ hại hơn. Ăn mãi bo bo khó tiêu, mì sợi mốc thếch, gạo thóc sạn sỏi làm cả nhà điêu đứng. Tội nhất là đứa em trai út của tôi do ăn uống thiếu chất dài ngày, đã sinh bệnh, lờ đờ bần thần ngồi mót chấm mút những hạt vụn vôi móc từ trong mảng tường bể. Đau đớn quá, cha tôi quyết định liều một phen, ông đem rao bán chiếc vòng cổ hạt trai giả, chiếc vòng tôi tình cờ giấu kín góc nhà, món đồ kỷ niệm sót lại duy nhất mà bà ngoại đã cho tôi như quà thưởng đậu trung học. Đồ giả ai mà ngó, nhất là thời buổi khó khăn, ăn còn chưa đủ no, vậy mà tài tình thay, nó được bán trong trường hợp hi hữu.

Sợ bị lấy mất khi trưng bày dù là đồ giả, cha tôi nghĩ ra cách chào hàng độc nhất vô nhị. Ông lấy cọ để họa lại chiếc vòng đeo cổ ấy trên giấy bìa trắng cứng. Không biết cha tôi vẽ giỏi hay là tình yêu đối với đứa con trai bị bệnh quá lớn trở thành động lực vượt hơn bình thường để cây cọ trên tay cha thành đũa thần xuất sắc với nét vẽ linh hoạt để rồi trước mắt những đứa con cùng khổ đang ngóng chờ sự cứu đói, sợi dây chuyền hạt trai nổi bật hoàn hảo y như vật thật bên ngoài, đưa đến thành công vượt dự đoán, người khách Liên Xô vô tình đi ngang qua cửa tiệm ký gởi bị hấp lực bất ngờ từ hình vẽ, đã mua ngay nó với giá khá cao.

Một tháng không thể sống với tiền bán dây đeo cổ dù gia đình chúng tôi ráng chắt chiu dè xẻn. Mẹ tôi lúc này sức khỏe cũng không khá nên chẳng giúp gì được. Cha tôi đành chỉ tự cách xoay ra làm đủ nghề linh tinh, không đâu vào đâu. Một ngày tôi nhớ nhất, cha tôi bị xỉu ngoài đường, nhờ người ta đưa về, sau này chúng tôi được mẹ cho biết riêng là do cha bán máu yếu sức ngã nhào bất tỉnh.

Thời gian cùng cực này, tôi vẫn trông ngóng không biết họ hàng bà con của tôi hiện ở đâu? Thầm trách sao họ nỡ hững hờ dửng dưng với gia đình tôi như thế, tôi không dám hỏi tin tức về họ sợ bận lòng cha, mặc dầu tôi cũng biết được tình hình chung của mọi nhà trong thời cuộc biến động sau việc đổi tiền, đánh tư sản, đi vùng kinh tế mới v.v… khiến tất cả trở thành tứ tán tay không, nhưng có lẽ vì khổ quá, cảm giác lẻ loi không có ai chia sẻ, giúp đỡ và thông cảm, nhất thời tôi không chấp nhận được hiện thực nên khăng khăng lòng giận hờn tủi thân. Nhưng ai có ngờ…

Một gia đình người cô của tôi cố bám lấy thành phố không còn cách sinh sống, đã được cha tôi thương xót giúp đỡ chút vàng để tìm đường sống, trong khi cha tôi tưởng gia đình riêng chúng tôi sẽ vượt thoát được, lại may mắn cơ duyên đến được bến bờ tự do và định cư yên ổn ở trời xa. Cô chú này đã liên lạc với các cô chú khác đã tự cách thoát thân bí mật tự lúc nào, cùng nhau thừa cơ hội nhà nước cho phép bà con, thân nhân ngoại quốc gửi quà tiếp tế người nhà, nên hùn hạp mua đồ gởi về gia đình chúng tôi. Món quà từ bên trời xa đổ về như giọt mưa thời hạn hán đã kịp lúc cứu nguy trong cơn thập tử nhất sinh của gia đình tôi. Cha tôi nhờ thế mà hồi phục sức khỏe, em trai tôi thôi suy dinh dưỡng nhưng ngược lại cha mẹ tôi cũng như đa số người dân, bất kể thành phần trước đây thế nào, bỗng thay áo trở thành con buôn, bạn hàng bất đắc dĩ lao vào chốn Sài Thành, nơi trở thành chợ trời vĩ đại, trao đổi mua bán với đủ loại thượng vàng hạ cám.

Qua cơn bĩ cực cũng đến hồi thái lai. Gia đình chúng tôi cuối cùng đã được đoàn tụ với cô chú trong chương trình bảo lãnh anh em nhiêu khê sau hơn mười mấy năm lận đận sống như một thử thách của một kiếp người không ra người, của cuộc đời trí trá suy đồi đạo đức với bao tủi nhục chua cay. Chúng tôi biết ơn vô cùng quê hương thứ hai nơi đây, xứ sở tự do giàu lòng quảng đại, với con người không cùng màu da, chẳng cùng sắc tộc đã giang tay cưu mang và ưu ái trao muôn vàn cơ hội tốt đẹp đến cho chúng tôi tạo dựng nên một chân trời tươi sáng với mơ ước hiện thực.

Chúng tôi vui vẻ an ấm trong sự nương tựa vừa tinh thần lẫn vật chất từ tấm lòng bao la của cha, người đã lần nữa, hy sinh không quản nặng nhọc với công việc vất vả ngày đêm để cho con cái của ông chuyên tâm vào học hành mong sự thành đạt là hành trang vững vàng cho đời sống mới xán lạn.
Mẹ tôi hưởng hạnh phúc chưa được bao lâu với chúng tôi thì rơi vào bạo bệnh và ra đi êm ả.

Còn lại cha, chúng tôi đang dự định làm lễ chúc thọ cho cha tôi trong vòng gia đình thân mật sau những cơn phong ba bão táp cuộc đời. Nhưng than ôi! mầm bệnh sinh khởi và dai dẳng nằm trong cơ thể cha do lao tâm mệt trí trước đó đã tạo nên cơn kích tim cấp kỳ đưa ông xa hẳn nhân thế, để lại cho con cháu chúng tôi hình ảnh người cha khó phai mờ trong lễ đại tang với đau thương tột cùng!

Thưa cha! Qua bao cuộc bể dâu, thăng trầm cuộc đời, di chuyển vất vả, hy sinh sức lực bao lần để đánh đổi lấy chữ tự do quý giá, giờ thì cha đã yên bình đi đến đích của miền cuối cùng của vòng quay sinh tử. Từ đây, cha rũ sạch lo toan, thoát vòng phiền não, có chăng là chúng con, những người còn lại mất cả bóng mát tin yêu chở che, lưng núi vững vàng để nương tựa tinh thần trong mọi vấp ngã phong ba cuộc sống. Chúng con nén hương tận lòng, xót xa cả tấc dạ để hiểu rằng mình đã mất cả bầu trời tình thương không chỉ hôm nay mà là vĩnh viễn… Cha ơi!

Hồng Thúy 

Canh Cải Tứ Xuyên


Đây là món canh được nấu với một loại củ cải muối xuất xứ từ tỉnh Tứ Xuyên bên Tàu. Cách nấu rất đơn giản, nhanh chóng, chỉ trong vòng nửa giờ là đã có tô canh nóng hổi bổ dưỡng cay nồng thơm ngon thích hợp cho thời tiết mùa đông.  

Vật liệu :
- 1 lon hoặc một gói cải Tứ Xuyên (300grs)
- nửa ký thịt heo xắt lát hoặc 1kg đùi gà hoặc cánh gà khúc đầu (tiếng Anh gọi là mini drumstick)
- 2 trái ớt 

 Cải Tứ Xuyên nguyên củ

Cải Tứ Xuyên xắt lát mỏng

Cách nấu
Bắt 2 lít nước nấu sôi, cho thịt vào, nếu là thịt xắt lát thì chỉ cần sôi 5 phút là chín, còn nếu nấu đùi gà, cánh gà thì phải nấu khỏang 15 phút cho ra nước ngọt. Sau đó cho cải đã xắt mỏng vào, nêm chút bột ngọt, nửa muỗng cà phê đường, chờ sôi lên tắt lò ngay cho cải còn dòn. Khi ăn nếu thích cay nhiều thì bỏ thêm ớt.


Xin lưu ý: Món canh này không cần nêm muối bởi vì cải đã đủ mặn. 
Mời quý vị nấu thử một lần ăn cho biết ngon làm sao. Có thể ăn với cơm trắng hoặc với bún. 

Bon appétit!
  Người Phương Nam

Bataan - Nguyễn Thị Thêm

World Incredible - Bizarre - Amazing Photographs 2014

Mời click vào ảnh để xem những hình ảnh phi thường lạ lùng thú vị của thế giới năm 2014 

Thương Đời Những Trẻ Xa Quê - Đỗ Công Luận

Trịnh Cường Ngữ Lục - Bài Diễn Thuyết Bị Ngắt Quãng Bởi 127 Lần Vỗ Tay


1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi.

2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.

3. Nhật Bản xâm lược nước ta, vì nước ta có rất nhiều Hán gian. Sau này nếu Nhật lại xâm lược, thì chúng ta có Hán gian nữa không ? Ai sau này sẽ là Hán gian của Trung Quốc ? Đại bộ phận mọi người ở đây đều sẽ làm. Vì mọi người cười nhạo những người yêu nước, sùng bái quyền lực và tiền bạc, khinh bỉ lý tưởng và chí khí.

4. Hiện tại ai là Hán gian ? Là sinh viên Thanh Hoa, Bắc Đại ; vì họ dùng kiến thức học được để giúp người ngoại quốc khai thác thị trường nội quốc, đánh bại doanh nghiệp Trung Quốc.

5. Chúng ta coi thường giá trị lịch sử, cho rằng nhà cửa càng mới càng tốt, nhưng các bạn hãy đến các trung tâm thành phố ở Pháp mà xem, gần như không có công trình kiến trúc mới. Họ coi sự tích lũy lịch sử là đáng tự hào, còn chúng ta tự giày vò mình bằng cách không ngừng phá nhà xây nhà.

6. Bản chất của giáo dục không phải là mưu sinh, mà là thức tỉnh hứng thú, cổ vũ tinh thần. Dựa vào giáo dục để mưu sinh và phát triển cũng được, nhưng chúng ta đã coi trọng nó quá mức.

7. Cho dù sau này Trung Quốc phát triển, nhưng các bạn hãy nhìn những triệu phú lái xe đắt tiền, rồi mở cửa xe để nhổ đờm vứt rác. Các bạn sẽ hiểu rằng, nếu không có giáo dục, Trung Quốc giàu có đến mấy cũng không thể lớn mạnh.

8. Đi học là để biết gánh trách nhiệm. Nhưng giáo dục hiện nay làm cho nữ giới phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm, còn nam giới thì trốn tránh quá nhiều trách nhiệm.

9. Lịch sử nhân loại thực ra là một loạt những sự bồng bột, nên các bạn đừng coi khinh sự bồng bột, bồng bột là đáng yêu.

10. Bóng rổ Trung Quốc không thiếu kỹ thuật, không thiếu tiền, cái thiếu là tinh thần trách nhiệm, cho dù chỉ là trách nhiệm đối với khách hàng.

11. Người biết hát thì phát âm bằng hơi, nên họ không mệt, khi các bạn nói, tôi thấy thanh quản các bạn rung, nên tôi biết bạn hát không hay.

12. 20 năm nữa, người Trung Quốc sẽ sùng bái tri thức chứ không phải quan chức. Điểm này chúng ta nên học người Nhật Bản, sự tôn trọng tri thức của người Nhật Bản đã lên đến cao độ. Nhưng Trung Quốc ngày nay, người có tiền, người có chút uy quyền – dù chỉ là một ông trưởng phòng, cũng có thể làm cho một giáo sư đánh mất hết lòng tự trọng. Cái trí tuệ có vẻ thông minh ấy, cái đám con buôn giương giương tự đắc ấy, thật nông cạn biết bao.

13. Một người đàn ông, chỉ có thể quỳ trước cha mẹ và bạn đời, chỉ có thể cúi trước người thầy, chứ không thể cúi đầu trước uy quyền và tiền bạc. Nhưng ngày nay đại đa số là ngược lại.

14. Vì sao người Nhật Bản không đi xin lỗi, vì sao tổng thống Nhật Bản không đi tạ tội ? Vì họ biết lòng tự tôn và lịch sử của Nhật Bản là quan trọng nhất, còn sự bất mãn của các nước Á châu là không có chút trọng lượng nào, nên họ không cần phải để ý.

15. Giáo dục nên làm cho người Trung Quốc biết tự trọng. Nhưng ngày nay chúng ta nhìn thấy người ngoại quốc là cúi đầu, con gái nhìn thấy đám con trai vớ vẩn ngoại quốc là đều muốn lấy lòng. Thưa các bạn, trước mặt người ngoại quốc, chúng ta đánh mất hết lòng tự trọng. Trong số những người du học tại Đại học Tokyo, tôi là người duy nhất quay về, nhưng người Nhật Bản lại kính trọng tôi, vì tôi sống có linh hồn, sống có khí phách.

Was interrupted by applause 127 times Zhejiang University Professor Zheng Qiang classic quotations ... (reprint)
1. The Japanese would rather like black people, do not like us, because now there is no spirit of the Chinese people.

2. Everyone is laughing at Russia, but I know Russia will be developed in the future, because people there two days without eating hungry still line up, and we have two individuals have to squeeze their hands full.

3. Japanese violations of us, because we have a lot of traitors. Japanese violations of our future, there will not be a traitor? Who will be the future of China's traitor? A large part of you present here are going to be. Because you laughed Patriots, worship power and money, despicable ideals and ambition.

4. Who is the traitor now? Peking University Tsinghua University students, as they learn to use the knowledge to help foreigners to develop new markets, beat our China business.

5. We ignore the value of history, always thought that the new buildings as possible, but you go to France to see the city center, there is little new construction, they are proud historical heritage, and we continue to demolition and construction of buildings to toss themselves .

6. Education is not their own living, but to arouse interest and inspire the spirit. To make a living and developed by education is possible, we have been over-seriously.

7. Even if China developed in the future, but you look at those millionaires who drove luxury cars from the car window out spitting, throwing garbage. You know, if there is no education, China again wealthy nor powerful.

8. Reading is to take responsibility. But now the education so that women bear too much responsibility, too much responsibility to let the man escape.

9. The history of mankind is in fact a series of impulses. So do not despise the impulse, because the impulse is cute.

10. China's basketball is not the lack of technology, not lack of money, but they lack a sense of responsibility, even a sense of responsibility to consumers.

11. singing people pronounce breath, it is not tired. When I saw you speak throat is moving, I knew you was not good enough to sing.

12. In the next 20 years, Chinese people worship will be knowledge rather than officials. This is something we should learn from the Japanese, the nation's respect for knowledge, to be added. But now a bit of money in the Chinese people, a little right of the people - even if it is a chief, you can still put a university professor made no dignity. This seemingly clever smart, complacent Babbitt, how superficial ah.

13. A man can only give his parents and his wife kneel, can only bow their teacher, definitely not for the elite and the money should bow. But now, most people just reversed.

14. Why did the Japanese do not apologize, the president of Japan Why not apologize? Because they know the history of Japanese dignity and most importantly, contrary to other Asian dissatisfaction with not too much weight, so they can be ignored.

15. Education should let China know how to self-esteem. But now we see a foreigner on the bow, the girls see foreign garbage men in general want to please. Comrades, how much we have in front of foreigners without dignity. University of Tokyo in Japan, people studying them, I was the only back, but the Japanese but respect me, because I live in the soul, live with moral integrity.

Excerpts:
"In China, a developing country, you can build 10 world-class university, and that the United States has a number of how many Japanese are now the actual situation is:?? The world's top 200 universities, China did not break into an all in! Asia can be discharged several? I go abroad to see the future, you want to feel like Zhejiang University to build a world-class university communist ideals. "

"Before saying 'ignorance fearless', now it is 'ignorance was fearless.' Many companies put Technical Supervision, the Science and Technology Commission of Zhejiang Province please people eat a meal, drink a little wine, he will give you sign the word, again Professor stress to us to go there and give you build a chapter, and then is 'fill the gaps at home and abroad,' 'the international advanced level.' writing papers is 'international leading level of research results,' 'the first scientific discovery', etc. This is currently a very serious problem! As a college professor, I am deeply worried about this! This is not our responsibility, our leaders ignorance, they advocated the mainstream, I know that the Director or CEOs very sad day, because you do not write this report, you'll get the money, the project is not approved, a professor is also true, to write reports every day, rather than stop and take in the lab doing research, this is very serious the!. "

"The reality and the development of our country is this: Those who rely on fails, we ourselves can do a bigger way, such as two bombs and one star, who can introduce, it can be done ...... so many joint ventures. selling things, and not to consider these deep things. As everyone knows, this is a vicious circle of society!. "

"I think: language, computer is a tool to teach Chinese language is not English-speaking farmers selling vegetables such as the United States how to treat this problem, Dr. Japanese, German professor of English can not say how can we say that a plenty of people do not!?! speak English is illiterate language is a tool you do not have that environment, how can he speak the language it ...... If I was Minister of Education, I want to reform two things?!?:

First, the abolition of CET. A graduate level you do not pass even the Chinese, you do it to see the English test six graduate students to write papers, do not have their own national culture learn every day English exam ── tick:? Tick TOEFL, GRE tick, English test out the high points. Which can be written in English papers in front of me flies off? Can win! Trained people can do this? Their practice Meihuahao professional at all! ...... That it will not computer illiterate, this is a misunderstanding! I am a professor, I attend to get into computers!. "

"You look at me, from high school to learn English, University of Science, Master of Science, PhD, I spent much energy! How do you say that Chinese people come to the high-tech research results? I learned my hands these days few female students and asked them doing, do not see the shadows, so all day long test, the test as to the United States to do? To do things in the country are plenty! you all day test in English, the Americans even Baoge Ming You have to collect the money, the Japanese, too, Chinese students have to pay fees to go to Japan, to study in Japan for the Japanese to work, finally make some money to pay the tuition, read Dr. companies in Japan, when the labor office earn a sum of money to return home after the bought appliances, all of his money to the Japanese. You do not pay attention to this matter, there are economic issues. This is the quality of education in the end what is. "

After "education is obedient, teacher management cadres, cadres tube classmates, primary and secondary school children have learned the adult way of life skills. This is evil ah! So forced to do some good things, and the man did not do good guidelines combine to cultivate, but only learned flattering, to discuss the teacher like adult words to say on television last aired once, a child got a prize, the master poet asked his most willing to say what he said:. "I am most willing with Grandpa Jiang said: I report to you, "" Grandpa Jiang, "who is not a teacher to teach kids in schools fare well, to the university to nobody, so we'll play, we should talk!?! love. "
"We have a lot of students good grades, but can not do anything in our college degree like me who recruit doctoral students never see results are what count results! Now I am engaged in this field in China has three months outstanding talent, a graduate student at the time of the original make-up all over, but the results do well but had a few people went to the United States to sell the medicine. This illustrates the problem? as the boss may not be so ah! ...... echelon personnel must should be reasonable, but do not think that is the universal professor, Dr. is a panacea. China's education system is to enable every people are full of hopes and dreams, teach children to establish lofty ideals. In fact, human capacity is not the same . Sweeper can sweep good, it should be respected; cleaning the toilets clean energy, it should be respected, not frequently necessary to highly educated, I want to remind that: the United States is not the case in a foreign country, it is difficult to find a doctor in Japan. work, why? because the boss feel bad money, recruited Dr. give him high wages, but what he can do with it? This is a particular problem. "

"Technology in the end what to do? Tech in the end what to do? If I were the Minister of Science and Technology, the play on the play, like Chen's, he is playing! ChenJingRun if it is in today's China, he is definitely going begging because He will not engage in industry, his English is not good, he does not speak fluent Chinese speak well, according to the current "standard", he was illiterate, but also talk about Professor! Japanese is like an American, I with the Japanese say: you love this nation who will come unto you is like throwing bombs at Japanese Chinese people do not like black people ...... I especially our female professors, female students said: in front of the Japanese word in Japanese do not talk, will not talk; I heard you speak Japanese, English, especially to see the Chinese girl speak English, have weak legs, it's true! ".

"Chinese people ran out why all these years, the most important thing is to make citizens love their own country ....... If I were the mayor of Hangzhou, I am not narrow-minded national pride ── What if Hangzhou disaster, I would first of all The people of Hangzhou arranged at Shangri-La, foreigners in the queue outside! (Applause!) That way, you will let your people love their country! A farmer went to Japan to play Emei, broken bones, and you on the use of the Chinese Air Force helicopter to rescue him, while in Japan, a Chinese university student in the dorm was found dead seven days; a pair of Nagoya University Dr. couples and children eating poisonous Chinese mushroom, child and mother dead his father is a severe hepatitis, Nagoya University School of Medicine in the clinic's waiting for 12 hours, did not come to see a Japanese professor! And you why so friendly, and thought he was a great degree, in fact, was ridiculed by others !!!, laugh at your ignorance of your nation * We can not do our leaders went abroad to visit and see a few people welcome them, they feel quite face; and what people come to a foreign country, are motorcades, this is how it? It makes us feel that the Chinese people are proud or sad? All of these, in terms of educational work, are the deep-seated problems. So I often say that I, as a natural scientists I teach my students, first learn to be. Without these, you learn a polymer, foreign languages ​​are superfluous. "

(Theo:  Bạch Ngọc Sách )