Mời xem 12 động tác diện chẩn buổi sáng ích lợi cho sức khỏe
Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Friday, October 31, 2014
Con Dấu Bụi Trúc Của TT NGÔ ĐÌNH DIỆM
Bây giờ nếu
có trở về Saigon, đi thăm Dinh Độc Lập, khi đi qua một phòng triển lãm những di
vật thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đang được trưng bày ở phía sau tầng
trệt trong Dinh, người ta thấy thiếu con dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà
chúng ta cũng thường gọi là ‘‘Con Dấu Bụi Trúc’’ với lý do mà theo người viết
bài được biết, hiện nay con dấu này đang
lưu lạc ở nước ngoài.
Lý do : Những
năm 1978 – 1979 dưới sự lãnh đạo đại tài của Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người, dưới
chánh sách cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản thêm đợt thứ nhì, rồi đổi tiền
lần thứ nhì. Nhất là với chủ trương hợp tác xã nông nghiệp, vân vân… nền kinh tế
cả nước bị tê liệt, nhà máy, cơ xưởng sản xuất bị đóng cửa hay chỉ hoạt động cầm
chừng. Ruộng đồng thì bị bỏ hoang, cả nước Việt Nam bị đói khủng khiếp. Để cứu
nguy cho tình trạng này, Cộng Sản Hà Nội phải ban hành nhiều biện pháp trong đó
có biện pháp gọi là “Ba Lợi Ích”. Theo đó những cơ quan nhà nước có thể làm
kinh doanh ….. bằng mọi cách ! Và tiền lời kiếm được sẽ chia làm ba phần, để
cùng nhau hưởng lợi = Nhà nước + Xí nghiệp + Công nhân viên.
Những cơ quan
có đất đai, cơ sở vật chất nhiều như quân đội, hay cơ quan hoạt động về kinh tế
thì nhân cơ hội này, có thể kiếm ra tiền dễ dàng, thí dụ như :
·
Các trại lính, ngang nhiên cho tư nhân thuê một
phần diện tích hay một phần trang trại quân đội để tư nhân làm nhà hàng, khách
sạn, ….
·
Công ty điện lực thì ‘‘vô tư’’ lấy điện có sẵn,
nay ra lệnh cho công nhân làm thêm nước đá lạnh, cà rem cây …. để bán cho dân
chúng; Đây là những mặt hàng sau tháng 4,75 rất khan hiếm, vì lúc đó điện không
có để thắp đèn, lấy đâu mà làm nước đá !
·
Bệnh viện thì cho phép “Khám Ngoài Giờ”, hay bán
cả thuốc tây giá …. kinh doanh, tức là tương đương với giá chợ đen cao ngất ngường
ngoài thị trường ;
·
Công Ty Xây Dựng thì cũng ‘‘vô tư như người
Hà Nội’’ lấy xi măng, sắt, cát …. đem
bán ra ngoài thị trường đương nhiên với giá chợ đen cao có khi cao gấp chục lần.
Sau khi bù lại giá chính thức vô sổ sách kế toán, tiền chênh lệch được chia ra
cho «ba lợi ích»
Nhưng có nhiều
cơ quan không có sản phẩm hay dịch vụ gì để bán như Thư Viện Quốc Gia, Viện Bảo
Tàng, Bộ Tư Pháp … thì hơi kẹt !
Bộ đội của
Bác thì luôn luôân thực hiện «nghiêm chỉnh» lời của Bác và Đảng : «Khó khăn nào
cũng vượt qua. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Kẻ thù nào cũng chiến thắng»
Túng thì phải
tính ! Túng ăn vụng ….. Đói làm liều ! Hơn nữa : Của công là của chùa !
Hơi đâu mà lo !
Thế là những
cơ quan này có «nhiều thông minh» có nhiều sáng kiến, nhiều phát minh ‘‘đột xuất’’
nên biến hóa những chiêu thật đẹp : như cho thuê một phần đất đai, địa điểm của
cơ quan để làm quán cà phê nhạc sống, nhà hàng cưới ….
Nhưng Nhà Bảo
Tàng Lịch Sử Thành Phố HCM, nằm ở Dinh Gia Long cũ, nơi có những trưng bày những
con dấu, con triện, của Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Bộ Trưởng, Những huân
chương Tư lệnh Vùng, Quân khu, Tham Mưu Trưởng của Miền Nam Việt Nam …. thì không còn diện tích dư để cho tư nhân thuê
mở quán cà phê
Không sao ! Đảng
vĩ đại đã dạy : Với ý chí cương quyết, với đôi tay, sức người cũng biến sỏi đá
thành cơm. Thế là cơ quan bèn đem bán quách tất cả những con dấu, những huy
chương có trong Nhà Bảo Tàng cho nhà máy sản xuất dây điện ở Khu Kỹ Nghệ Biên
Hòa để …. nấu làm dây điện ! Tàn dư Mỹ Ngụy dẹp quách đi cho khỏi chướng mắt !
Có vài nhân
viên của chế độ cũ đang làm việc tại đấy với tên gọi là nhân viên «Lưu Dung» (tạm
thời lưu lại để làm việc, hay tạm thời dung tha !) thấy hành động vô văn hóa
như vậy bèn lén lút, lượm cất đi những con dấu quan trọng mà trong số đó có con
dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà nay chúng ta còn thấy được. Và hiện nay con
dấu này đang ở ngoại quốc.
Hình chụp con dấu và
hình con dấu đóng trên giấy :
Sưu tầm
Thursday, October 30, 2014
Lễ Các Thánh - Toussaint
Lễ sáng nhà thờ:
“Mọi sự rồi sẽ qua đi”
Có ai đó đã viết rằng:
“Mọi thứ rồi cũng qua
Cái loa rồi cũng hỏng
Nước sôi rồi hết nóng
Đắm say rồi thờ ơ
Thờ ơ rồi cũng qua
Để bắt đầu say đắm
Nước lại đun để tắm
Loa này thay loa kia
Nhớ ngày nào mình còn rất nhỏ
bé, thế mà nay đã đi qua nửa đời người. Nhìn những người đi trước họ đã và đang
lần lượt từ bỏ dương gian để về cõi trăm năm cuối trời. Nhìn vào biết bao người
nổi danh, nổi tiếng thế mà nay cũng vào cõi vĩnh hằng, vì:
“Trăm năm còn cò gi đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”
Ôi cuộc đời thật phù du như hoa sớm nở rồi tàn!
Có một câu chuyện kể rằng: có một
ông vua muốn làm bẽ mặt một vị cận thần của mình vốn nổi tiếng thông thái và
tài trí. Ông bảo vị quan nhân lễ hội này hãy mang về một vật mà người đang vui
nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui. Thời gian cận kề,
vị quan buồn bã vì chưa tìm được một món vật như thế, ông liền quyết định đi đến
nơi nghèo nhất kinh thành, khi đi ngang qua một lão già bán hàng rong, ông dừng
lại và hỏi lão có biết một vật như thế không, ông lão bèn đưa cho vị quan ấy một
cái vòng.
Vị quan nhìn vào thấy một dòng
chữ liền mỉm cười vui sướng. Lễ hội đến, nhà vua hào hứng chắc mẩm rằng tên
quan kia sẽ bị một vố bẽ mặc ra trò. Thế nhưng vị quan thông thái ấy ung dung
bước vào, cầm theo cái vòng đưa cho nhà vua trước sự ngơ ngác của hết thảy mọi
người. Nhà vua hồ nghi, cầm cái vòng lên, nụ cười trên môi, sự hào hứng lập tức
tan biến. Thật sự trên đời có tồn tại thứ ấy. Thứ mà người đang vui nhìn vào sẽ
buồn và người đang buồn nhìn vào sẽ vui. Chiếc vòng với dòng chữ “Mọi việc rồi
sẽ qua.”
Mọi sự rồi sẽ qua đi. Nghe qua
sao bẽ bàng! Thế mà nó lại là một sự thật, một chân lý về cuộc sống. Sum họp rồi
tan. Như hơi nước kết thành mây rồi cũng rã tan thành cơn mưa giông hòa biến
trong không gian. Như cánh hoa rực rỡ mấy rồi cũng khô héo tàn lụi. Cuộc đời
con người rồi cũng sẽ qua đi. Không ai ở mãi dương gian. Có sinh, có tử. Có hiện
hữu có tan đi. Cho dẫu con người đã cất công tìm kiếm cây thuốc trường sinh
nhưng cho đến hôm nay vẫn hão huyền, vô vọng!
Nếu cuộc đời này rồi sẽ qua đi,
vậy ta sống ở đời này để làm gì?
Chắc chắn Thiên Chúa không dựng
chúng ta hiện hữu một cách vô tình như cây cỏ. Thiên Chúa càng không dựng chúng
ta nên một vật sớm nở rồi tàn như vạn vật. Ngài dựng chúng ta giống hình ảnh
Ngài. Ngài cho chúng ta tham dự vào sự sống vĩnh hằng như Ngài. Thế nên, cuộc sống
của chúng ta phải là cuộc sống tìm kiếm Ngài và ở trong Ngài. Đừng đánh mất
Ngài trong cuộc sống. Đừng quay lưng lại với Ngài chỉ vì những vinh hoa phú quý
trần gian.
Nhìn vào những người đang nằm dưới
các nấm mồ cho chúng ta hiểu rằng: “mọi sự rồi sẽ qua đi”, nhưng sự qua đi này
lại dẫn chúng ta về với Đấng tạo thành, về với Đấng trường sinh bất tử, về với
cội nguồn sự sống của chúng ta. Thế nên, điều quan yếu là chúng ta phải tìm kiếm
Ngài trong cuộc đời. Đừng tìm kiếm những danh lợi thú mau qua mà đánh mất Ngài.
Hãy ở lại trong Ngài nơi cuộc sống dương gian để Ngài cho chúng ta ở với Ngài
nơi thiên quốc sau cuộc sống tạm bợ nơi dương gian.
Nhưng đáng tiếc có rất nhiều người
đã cố tình đánh mất Ngài để bám vào đồng tiền, vào danh vọng, vào lạc thú. Họ
đã vì tiền mà bỏ đạo. Vì danh vọng mà quay lưng lại với Đấng tạo thành. Vì lạc
thú mà phản bội với tình yêu của Ngài. Họ quên rằng “mọi sự rồi cũng qua đi” nên
vẫn cố bám vào những cái phù du mau qua. Danh lợi thú chỉ như áng mây bay qua
cuộc đời, rồi tan biến chỉ còn lại mình phải đối diện với Đấng tạo thành.
Hôm nay ngày lễ các đẳng linh hồn,
là dịp để chúng ta nghĩ về thân phận mỏng dòn của mình để sống cho có ý nghĩa.
Đồng thời cũng là dịp để chúng ta làm một nghĩa cử cao đẹp cho những người đã
khuất. Nghĩa cử mà họ đang cần chúng ta không phải là mâm cao cỗ đầy mà là những
lời kinh nguyện, những hy sinh, những việc bác ái mà khi còn sống họ đã thiếu
sót với Thiên Chúa và với tha nhân. Hôm nay họ đã bị phiến đá ngàn năm đè bẹp
khiến họ không thể làm điều mà họ muốn làm. Họ cần đến chúng ta hãy vì yêu
thương mà làm thay cho họ. Hãy cứu độ họ bằng hiến tế mà chúng ta tham dự hằng
ngày. Vì:
-
Cuộc sống bon chen họ đã quên thờ phượng Chúa
thì nay nhờ thánh lễ chuộc tội của Chúa Giê-su, chúng ta xin đền bù những thiếu
sót của họ.
-
Cuộc sống mưu sinh mà họ đã từng lỗi công bình
bác ái với tha nhân, thì nay chúng ta hãy làm một việc bác ái nào đó để đền bù
lỗi lầm cho họ.
-
Những cuốn hút của danh lợi thú đã khiến họ
lao vào vòng xoáy của tiền, tình, quyền mà thiếu sót bổn phận với gia đình, thì
nay chúng ta dâng hy sinh việc lành phúc đức để đền bù cho họ.
Mỗi người chúng ta đều có những
người thân đã khuất. Mỗi người chúng ta đều cảm thấy những người thân của chúng
ta đang cần chúng ta cứu vớt họ. Xin cho chúng ta biết dùng tháng các linh hồn
này để cứu độ các linh hồn. Ước gì đây là dịp để chúng ta báo hiếu ông bà tổ
tiên và quảng đại với anh em qua cầu nguyện, dâng lễ và thực thi bác ái cho các
đẳng linh hồn. Amen
Lễ chiều nghĩa
trang: Xin nhớ đến tôi
Nếu giả như chúng ta phải ra đi
vội vàng, tức tưởi, chúng ta sẽ trăn trối lại điều gì? Điều gì khiến chúng ta
quan tâm nếu phải dứt bỏ cuộc đời một cách vội vàng?
Trong tai nạn máy bay boeing 747
của hãng hàng không Nhật bản vào ngày 12-8-1985 đã khiến 520 người thiệt mạng.
Điều đáng nói là phi hành đoàn cũng như hành khách trên chiếc Boeing 747 này biết
họ gặp nạn, máy bay của họ không thể điều khiển được và họ còn một ít thời giờ
trước khi chết, nên mấy người đã lấy viết ghi lại các lời trăn trối của họ.
Trong số này có ông Kawaguchi đã
viết được vài điều trăn trở trên cuốn lịch nhỏ như cuốn sổ bỏ túi. Ông viết cho
vợ: Thôi, vĩnh biệt! Em hãy thay anh lo lắng săn sóc con cái.
Ông khuyên 3 người con, hai gái
một trai rằng: Các con phải hòa thuận với nhau, phải cố gắng làm việc và giúp đỡ
mẹ.
Riêng với cậu con trai út tên
Tsuyoshi, ông viết: Cha đặt nhiều hy vọng nơi con.
Người thứ hai là kiến trúc sư
Kazuo Yoshimura chỉ viết được mấy chữ trên một tấm giấy: Tôi muốn cả gia đình
được mạnh khỏe.
Người thứ ba là một nhà kinh
doanh tên là Masakazu Tamguchi đã viết cho tỉnh Osaka, cho thành phố Min và cho
vợ tên là Machiko như sau: Xin nuôi nấng, săn sóc mấy đứa con tôi.
Xem điều mà con người quan tâm
trước khi chết chính là lo cho người còn sống. Có thể là cha mẹ, là vợ con, là
đồng nghiệp, . . . những con người mà họ đang có bổn phận che chở giữ gìn mà
nay cái chết đến, họ không còn khả năng bảo vệ người thân yêu. Họ mong rằng những
người thân của họ vẫn tiếp tục sống, vẫn tiếp tục được yêu thương, được hạnh
phúc. Người ta bảo rằng có người đã không thể nhắm mắt vì họ còn có quá nhiều bổn
phận với gia đình và xã hội, và chắc chắn họ không thể nhắm mắt vì còn lo lắng
nhiều cho người thân.
Hôm nay chúng ta quây quần bên
nghĩa trang, nơi những người thân đang an nghĩ. Họ là người đã từng có trách
nhiệm với chúng ta. Họ là người đã từng yêu thương chúng ta. Nhưng họ cũng là
người đã từng mang đến cho chúng ta vui buồn, hạnh phúc và khổ đau. Dầu khi sống
họ đối xử với chúng ta như thế nào thì chắc chắn một điều, trước khi nhắm mắt
xuôi tay điều họ quan tâm vẫn là lo lắng cho hạnh phúc của chúng ta. Họ vẫn
mong chúng ta được bình yên. Họ vẫn không yên lòng ra đi vì chúng ta vẫn còn
đang ở lại.
Họ có thể là một người người
cha, người mẹ đã từng vỗ về chúng ta, từng ao ước cho chúng ta được sống hạnh
phúc. Họ đã từng chung nỗi niềm lo lắng cho con cái cái ăn, cái học, và cả niềm
vui trong cuộc sống. Họ dám đánh đổi cả mạng sống mình cho con cái niềm vui.
Họ có thể là một người bạn tri kỷ
hay trăm năm đã từng cùng với chúng ta chia vui sẻ buồn. Họ cũng từng nuôi ước
vọng đi với chúng ta đến tận chân trời để che chở, bảo vệ chúng ta. Họ đã hiến
dâng cuộc đời mình cho hạnh phúc của chúng ta.
Họ có thể là cha mẹ, anh em vì yếu
đuối mà sa vào tội lỗi nên bê tha bổn phận, gây phiền toái cho chúng ta, nhưng
có lẽ họ vẫn từng ăn năn sám hối vì đã phụ bạc với chúng ta.
Dù là người đã làm chúng ta vui
hay buồn thì hôm nay họ vẫn đang cần chúng ta “xin hãy nhớ đến họ”. Nhớ đến họ
như xưa khi còn sống chúng ta nhớ đến nhau: có cái ăn, có niềm vui, có nỗi buồn
cũng chia sẻ cho nhau, thì hôm nay họ càng cần chúng ta nhớ đến họ để giúp họ
vượt qua biển lửa luyện tội để bước vào thiên đàng. Nhớ đến họ để van xin lòng
thương xót của Chúa cứu họ khỏi nơi tối tăm luyện tội mà đưa vào ánh sáng tình
thương.
Tháng 11 thật quý giá. Quý giá
vì nó giúp chúng ta nhớ đến nhau. Nhớ đến người quá cố mà lâu nay vì mải miết
làm ăn mà ta đã bỏ quên họ. Nhớ đến họ để làm điều gì đó cho họ. Thiết tưởng điều
họ cần chính là cầu nguyện cho họ khỏi sự công thẳng của Thiên Chúa và nhất là
đền tạ những thiếu sót trong thân phận con người của họ qua những hy sinh, những
việc lành phúc đức mà khi xưa họ đã không làm. Họ đang cần những việc lành của
chúng ta để đền bù cho những thiếu sót trong bổn phận của họ.
Xin cho chúng ta biết dùng tháng
11 như là dịp để làm việc phúc đức thay cho các linh hồn tiên nhân và bạn hữu của
chúng ta. Xin nhờ những lời kinh, những việc lành của chúng ta mà Chúa nhân
lành xót thương cứu vớt họ. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Hy Vọng Ở Tương Lai - Ngô Nhân Dụng
Mấy năm trước tôi đã kể một kỷ niệm khi ở một ngôi làng tại Thụy Sĩ. Làng Hombrechtikon cách thành phố Zurich hơn 60 cây số về phía Ðông Nam, có khoảng ba ngàn dân. Còn một số nông trại rải rác, nhưng đa số dân lao động đi làm ở các thị xã chung quanh. Dân trong làng gần một nửa là di dân từ Ðông Âu, từ Rumanie hay Macedoine tới, gặp cả người Trung Hoa, Bangladesh, Ấn Ðộ, vài gia đình người Việt Nam cư ngụ.
Chúng tôi đi dạo trong làng, leo lên một ngọn đồi để ngắm cảnh mặt trời lặn, đi qua một cái quán bên đường, góc đường LaufenbachStrasse và Ruti Strasse. Quán chỉ là một cái quầy gỗ dài ba mét, rộng hơn một mét, có mái che sơ sài. Trên mặt quầy bày những chậu hoa đã ươm sẵn, lá xanh với những nụ hoa đang chúm chím, đúng thời tiết tháng Năm, và những bó hoa ngâm trong thùng nước. Những chùm hoa để trong chậu có biên giá bán, từ 15 đến 25 đô la. Nhưng cửa hàng hoa không thấy ai đứng bán. Có bữa đi xa về trễ, lái xe qua lúc 11 giờ đêm, vẫn thấy hoa bày đó, quán “mở cửa” suốt ngày. Ở cuối bàn có một cái hộp đựng tiền, trên có tấm bảng viết, “Kasse” để cho người mua biết chỗ bỏ tiền vào. Tôi học được chữ “selbstbedienung” nghĩa là tự phục vụ, self-service, khách hàng tự chọn hoa và tự trả tiền. Cách cái bàn vài chục thước là một cái biển đề chữ “frisch Milch,” nơi bán sữa tươi tự động, mà không dùng máy! Ði bộ tới một góc đường lên ngọn đồi, lại thấy một cái nơi bán trứng theo lối tự động ấy. Một cái tủ lạnh đặt đầu ngôi nhà, ai mua tự mở cửa tủ ra, chọn một chục trứng và tự trả tiền vào trong cái hộp ở trong tủ.
Hồi đó tôi cứ nghĩ rằng chắc cảnh này chỉ thấy ở Thụy Sĩ, một nước bình an và giầu có. Nhưng năm nay tôi lại được tới một cái quán giống như vậy, ở ngay nước Mỹ. Chúng tôi đến ở nhà các cháu ngoại và vợ chồng con gái lớn, tại Dubuque, tiểu bang Iowa, nước Mỹ. Một bữa, con tôi rủ cả nhà đi “hái táo,” Trại táo nằm ngay trong tỉnh, cách nhà khoảng 5 phút lái xe. Chúng tôi đi vào vườn hái táo, nhưng cũng có thể mua các trái táo hái sẵn. Trong sân, trước cửa nhà bày một cái bàn dài. Trên bàn ngoài các giỏ táo còn nhiều giỏ đựng nhiều thứ nông phẩm như cà rốt, khoai tây, hành, củ cải trắng, và cả mật ong. Các món hàng có đề giá, có cả một cái cân để khách hàng tự cân lấy, rồi tính tiền lấy. Chọn hàng xong, khách tự trả tiền, bỏ vô một cái hộp thiếc. Khách có thể mở hộp để lấy tiền lẻ trả lại. Tất cả đều “self-service,” “selbstbedienung.” Không biết có ai đang ở trong nhà không, nhưng suốt thời gian hái táo và mua táo, mua hành và mật ong tôi không thấy bóng người nào cả.
Khi tôi tỏ vẻ thán phục về đức lương thiện của người dân trong vùng này, con gái tôi cho biết một chuyện khác. Một cô bạn cháu, vợ của một đồng nghiệp dạy cùng trường, cũng “mở quán” bán nông phẩm trước cửa nhà. Cô liên lạc thường xuyên với các nhà nông trong vùng, khi họ có thứ gì mới thì báo cho cô biết. Cô lái xe đi lấy các trái cây, khoai, sữa, hành, vân vân, từ các nhà nông, đem về chất đầy trong tủ lạnh. Cô chủ quán mỗi ngày dùng email báo tin cho các “thân chủ” biết hôm nay có những món gì mới. Tủ lạnh đặt ngoài cửa, với một cái hộp đựng tiền trong đó. Ai muốn mua, cứ tự do mở tủ lấy hàng, rồi trả tiền lấy.
Dubuque là một thành phố cổ lập ra từ thời vùng đất này còn thuộc Louisiana trước khi vua Pháp bán đứt cả vùng hai bên sông Mississippi cho chính phủ Mỹ. Thành phố có khoảng 100,000 dân, đa số là thợ thuyền; không phải là một làng nho nhỏ như Hombrechtikon ở Thụy Sĩ. Nhưng ở đâu người ta cũng tin nhau, tin không ai muốn chiếm không của người khác. Chắc khắp thế giới ở đâu cũng rất nhiều người sống như vậy. Tôi tin loài người đều sẵn sàng sống lương thiện.
Tôi chưa bao giờ coi bộ phim truyền hình Osin rất nổi tiếng ở Việt Nam cách đây mấy chục năm, hiện đã được dịch ra dăm chục thứ tiếng. Gần đây, nhà tôi mới bắt đầu coi bộ phim này trên Youtube, bản gốc tiếng Nhật, có phụ đề. Câu chuyện một cô gái bị cha mẹ “bán” làm nô tỳ từ năm bảy tuổi, rất thương tâm, thấm thía tình người, và tràn đầy hy vọng. Cha mẹ cô Osin là nông dân nghèo bậc nhất ở nước Nhật, mà nhà tôi giận nhất là người cha cô bé, chuyên đánh con và quát vợ. Khi nghe nhà tôi kể lại mấy đoạn chuyện trong phim, tôi bỗng nhìn ra một điều. Trong cái gia đình nông dân nghèo và đói này, đứa con gái lên bảy vẫn biết cách cư xử theo đúng đạo lý. Ðứa con biết sống thật thà, lương thiện, trọng danh dự, và kính trọng mọi người trong xã hội. Có lẽ cha mẹ cô bé không ai được đi học, nhưng một nền nếp đạo đức được truyền thụ cho con cái, như bất cứ một gia đình nào ở Nhật Bản, cũng như ở Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các nước Á Ðông này đều chịu ảnh hưởng nền luân lý Khổng Giáo, suốt hai ngàn năm. Nền luân lý đó thấm nhuần cả xã hội, ngay cả những người nông dân không hề được đi học.
Vậy thì trong các xã hội Á Ðông có “cơ chế” nào giáo dục mọi người, từ đứa trẻ thơ đến người lớn tuổi như vậy? Cơ chế duy nhất là làm gương. Ở mỗi làng tại Việt Nam xưa kia thường có những ông đồ. Ông dạy một nhóm học trò, nhiều người trong số đó có thể đi thi, đậu thì làm quan. Nhưng ai cũng được học cùng một số quy tắc sống trong đời, làm sao xứng đáng gọi là “người quân tử,” không ai muốn bị nhìn như một “đứa tiểu nhân.” Ở trong làng, người dân nhìn lên những tấm gương đạo đức đó mà học cách cư xử. Không cần đọc sách, không cần vào nhà trường học tập, người ta vẫn biết cách sống lương hảo. Bên ngoài các làng, người ta nhìn lên những vua, quan. Không biết họ sống đạo đức thực sự được bao nhiêu, nhưng mỗi hành vi của họ đều được dư luận phán xét. Trong hệ thống quan lại có những người làm “ngự sử” với quyền “đàn hạch” lỗi lầm của ông vua và các quan khác. Một cụ tổ dòng họ tôi đã làm chức ngự sử đời Lê. Vì phê bình ông vua Lê Uy Mục, cụ bị bắt, đầy đi xa, rồi bị ám hại trên đường đi. Trong mỗi làng không có người nào đóng vai ngự sử, nhưng các cụ đồ được người ta trọng vọng cũng có thể đóng vai trò phê bình hành vi các quan chức, lý dịch. Họ đóng vai “giới trí thức phê phán” ở nông thôn, khi nước ta chưa có hệ thống thông tin, báo chí như bây giờ.
Xã hội cổ truyền ở Á Ðông không có một cơ chế “kiểm soát và cân bằng quyền lực” như trong hiến pháp của các nước tự do dân chủ bây giờ. Nhưng từ quan chức đến người dân vẫn được giáo dục về đạo lý, nhân phẩm, danh dự, làm sao sống xứng đáng làm người. Không biết có những quán bán hàng tự mua, tự trả tiền như ở Dubuque và Hombrechtikon hay không. Nhưng dân Việt Nam có thể tự hào trong quá khứ người mình biết phải sống lương hảo, phải giúp đỡ những người bị nạn, phải kính trọng người khác, dù là những người mình chỉ gặp một lần trong đời.
Tôi chợt nhớ đến kỷ niệm ở làng Hombrechtikon và chuyện cô bé Osin sau khi coi một bản tin và hình ảnh về vụ hôi của ở Biên Hòa. Kinh hãi quá. Một chiếc xe hàng chở rượu bia gặp tai nạn, các thùng bia rớt xuống đường. Thế là mấy chục người, rồi hàng trăm người chạy tới cướp những lon bia, có người ôm cả những thùng bia, hăm hở vơ vét, mặc cho người tài xế van xin.
Cướp giật của người ta, đã thấy đáng xấu hổ. Cướp của người với nét mặt hớn hở, sung sướng như trẻ am được mẹ cho kẹo! Nhiều người qua đường, có thể xưa nay vẫn là người lương thiện, cũng chạy tới hôi của. Trong suốt thời gian đó, những người đáng lẽ đóng vai gìn giữ trật tự, luật pháp, và bảo vệ tài sản của dân hoàn toàn bất động!
Tất cả mọi người Việt Nam nhìn cảnh tượng đó phải thấy hổ thẹn. Tại sao nước Việt Nam chúng ta lại rơi xuống đến một vực thẳm như vậy? Có đáng khóc hay không?
Ngày hôm qua, tôi được gặp bà Nguyễn Thị Kim Liêng, mẹ của các anh Ðinh Nguyên Kha (đang ở tù) và Ðinh Nhật Uy (đang lãnh án treo), cùng ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh của kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức; cả hai người con họ đều đang bị bỏ tù vì nêu ý kiến dân Việt Nam phải được sống trong dân chủ tự do. Gặp những người cha và mẹ này, tôi quên được những cảm tưởng bi quan, tuyệt vọng hiện ra trong vụ hôi của ở Biên Hòa.
Nước Việt Nam vẫn có những người trẻ tuổi biết đạo lý và có ý thức về nghĩa vụ của mình. Vẫn có những bậc cha mẹ dậy con sống cho xứng đáng làm người. Cuộc tranh đấu của những thanh niên, trai cũng như gái, giúp chúng ta giữ được niềm tin tưởng vào gia tài văn hóa tổ tiên để lại. Tin tưởng vào tương lai dân tộc.
Lại nghe tin hai nhà trí thức mới công khai từ bỏ đảng cộng sản. Ông Lê Hiếu Ðằng trên 40 tuổi đảng, nay dám nói thẳng rằng chế độ cộng sản chỉ đưa dân tộc vào một ngõ bí. Ông không muốn chịu trách nhiệm về những tội lỗi của đảng, nên phải rút ra ngoài. Ông Phạm Chí Dũng còn trẻ, cũng biết rằng còn làm đảng viên tức là còn đồng lõa với các chính sách đang đưa đất nước vào đường lệ thuộc ngoại bang, kinh tế bế tắc, người dân bị khinh miệt và đàn áp. Hai người này đã xung phong đi hàng đầu, nhiều đảng viên cộng sản khác chắc sẽ noi theo. Không ai muốn sau này phải nghe các con và các cháu hỏi: Ông, bà, cha mẹ đã ở đâu, đang làm gì khi đảng Cộng sản đang tàn phá đất nước, từ kinh tế đến đạo lý?
Một tội ác lớn nhất do đảng cộng sản gây ra cho dân tộc Việt Nam là chế độ độc tài chuyên chế đã hủy hoại cả nền đạo lý mà tổ tiên đã xây dựng trong hai ngàn năm. Khi chế độ tan rã, chúng ta sẽ phải mất một, hai thế hệ mới xây dựng lại được. Nhưng chúng ta đã thấy hy vọng. Các bạn trẻ như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Ðinh Nguyên Kha và Ðinh Nhật Uy giúp chúng ta nuôi niềm hy vọng đó.
Ngô Nhân Dụng
Giữ Hộ Em - Như Nguyệt
Please
Keep For Me
A bit of
sunshine
To warm up our
souls during the time of winter
A stretch of river
To enjoy a cool
bath
A song
To celebrate our
moment of encounter
A drizzling rain
To blend with your
intoxicating feelings of love
A swaying leaf in
the air
In a windswept late
afternoon
A dream
In a beautiful,
effervescent illusion
A life
Where your destiny
and mine will be intertwined
A cup of ice cream
Sweet and rich with
fragrance
A heart
In a state of
enraptured inebriation
A sky
Filled with lazy,
loitering clouds
A bouquet of
marigold flowers
The flowers of
everlasting love
Quick translation
by Wissai
October 16, 2014Wednesday, October 29, 2014
Khốn Khổ Nước Tôi
"…Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn…"
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn…"
Tác giả mấy câu thơ vừa dẫn ở trên là Khalil Gibran, thi sĩ xứ Liban (Lebanon)- ông cũng là người viết câu thơ bất hủ:
"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương…"
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương…"
(Wake at dawn with winged heart
and give thanks for another day of loving…)
and give thanks for another day of loving…)
Chưa hết, câu nói trứ danh của Tổng thống Mỹ, J.F. Kennedy:
“Đừng hỏi nước Mỹ đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho nước Mỹ” cũng xuất phát từ ý một bài thơ của Khalil Gibran, nhưng có lẻ bài thơ Pity the Nation dưới đây mới kinh khủng về sức tiên tri của nó, không chỉ ở đất nước ông mà nhiều xứ sở khác.
Pity the Nation -
(Khalil Gibran)
(Khalil Gibran)
“Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion.
Pity the nation that wears a cloth it does not weave
and eats a bread it does not harvest.
Pity the nation that wears a cloth it does not weave
and eats a bread it does not harvest.
Pity the nation that acclaims the bully as hero,
and that deems the glittering conqueror bountiful.
and that deems the glittering conqueror bountiful.
Pity a nation that despises a passion in its dream,
yet submits in its awakening.
yet submits in its awakening.
Pity the nation that raises not its voice
save when it walks in a funeral,
boasts not except among its ruins,
and will rebel not save when its neck is laid
between the sword and the block.
save when it walks in a funeral,
boasts not except among its ruins,
and will rebel not save when its neck is laid
between the sword and the block.
Pity the nation whose statesman is a fox,
whose philosopher is a juggler,
and whose art is the art of patching and mimicking
whose philosopher is a juggler,
and whose art is the art of patching and mimicking
Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpeting,
and farewells him with hooting,
only to welcome another with trumpeting again.
and farewells him with hooting,
only to welcome another with trumpeting again.
Pity the nation whose sages are dumb with years
and whose strongmen are yet in the cradle.
and whose strongmen are yet in the cradle.
Pity the nation divided into fragments,
each fragment deeming itself a nation.”
each fragment deeming itself a nation.”
(The Garden of the Prophet – 1934)
***
***
Bản dịch:
Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước
(Người dịch ẩn danh, vì một lý do nào đó)
Cái Giá Của Tự Do - Lê Đình Loan
Vài dòng về
tác giả:
*Tên
thật: Lê Đình Loan. Sinh năm 1938 tại Huế.
*Giảng
viên Trung Tâm Tu Huấn Giáo Chức Huế trước năm 1975.
*Nguyên
giảng viên ESL tại Bilingual Education Institute ở Houston, TX.
*Giảng viên các lớp ESL
(Anh văn sinh ngữ 2) và Luyện Thi Quốc Tịch cho người tỵ nạn tại Viện Giáo Dục
Song Ngữ (Bilingual Education Institute) ở Houston.
Gắn liền với vận nước nổi trôi,
cũng như hàng triệu người Việt Nam khác, tôi đã thao thức, trăn trở, xót xa khi
phải bỏ nước ra đi để tìm một cuộc sống mới có ý nghĩa hơn.
Chấp nhận đánh đổi sinh mệnh
của mình để mưu cầu tự do, hạnh phúc cho bản thân và gia đình, tôi đã dứt khoát
quyết định để lại đằng sau tất cả những gì thân thương, yêu dấu nhất mà tôi đã
trân quý từ thuở thiếu thời.
Sau 40 tháng bị đày đoạ trong những trại "học tập cải tạo”, tôi được phóng thích vào cuối năm 1978. Vào một buổi sáng sớm giữa chốn núi rừng, cán bộ quản trại xướng danh những người có lệnh thả, tên LĐL được vang vọng trên loa phóng thanh, tôi đã bàng hoàng, tưởng chừng như mình đang mơ. Thế mà là thực.
Ra khỏi cổng trại, mấy chục con chim vừa mới sổ lồng đã phóng nhanh về hướng tỉnh lộ để đón xe xuôi về thành phố Huế. Sau nhiều năm "lao động vinh quang" trong các trại cải tạo, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoải, lần đầu tiên được chen lấn trên một chiếc xe ọp ẹp ì ạch lăn bánh từ Bình Điền về Nam Giao, tôi cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ với người và cảnh vật quanh mình. Một cảm giác là lạ khó quên khi tôi được trở lại cảnh đời bình thường trên một chiếc xe đầy ắp người.
Dù đã bao nhiêu năm quen với những phương tiện chuyển vận của thời đại cơ khí, thế mà lần nầy ngồi khép mình trên một chiếc xe tồi tàn, tôi cảm thấy sung sướng lạ thường.
- Hết rồi những năm tháng lầm
lũi, cật lực lao động theo chỉ tiêu.
- Hết rồi những tuần vượt
trường sơn từ Ba Lạch, Thừa Thiên vào Thượng Đức, Quảng Nam để cùi sắn khô mốc
meo về làm lương thực cho tù cải tạo.
- Hết rồi những bữa cơm sắn
được đếm từng muỗng.
- Hết rồi những ngày ướt đẫm
mồ hôi, bụng đói cồn cào, lao động dưới ánh nắng gay gắt của những ngày hè.
- Hết rồi những ngày trần
truồng như nhộng lặn lội dưới các khe suối mùa đông lạnh thấu xương để vớt rong
làm phân xanh.
- Hết rồi những buổi lấm lem
dưới hố phân đầy dòi bọ nhúc nhích!
- Hết rồi...!
Trở về đoàn tụ với gia đình, hội nhập với đời sống "xã hội chủ nghĩa", tôi cảm thấy chơi vơi, hụt hẫng vì phải đối diện với những thách thức mới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội; lắm lúc tưởng chừng như đã bị dồn vào bước đường cùng, không lối thoát. Mẹ già, vợ tay mềm chân yếu, một đàn con dại, chạy gạo từng ngày, bữa đói, bữa no. Nếu không có ơn thiêng phù hộ, tôi đã không thể vượt qua những sức ép mà tôi phải chịu đựng trong gần hai năm bị quản chế tại thành phố Huế - nơi mà tôi đã lớn lên và gắn bó trong suốt mấy chục năm ròng rã. Những tình cảm thân thương, trìu mến đối với Huế, chỉ còn là hoài niệm chìm sâu vào dĩ vãng xa xăm.Huế đã trở mặt, cư xử với tôi như một phạm nhân đang bị quản chế. Tôi đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Tôi phải sống trong một xã hội không có tình người, đói cơm, thiếu áo. Bị kỳ thị, kềm kẹp, làm sao tôi có thể chèo chống chiếc thuyền nan vượt qua những cơn lốc của thời đại đang bủa vây bốn bề.
- Hết rồi...!
Trở về đoàn tụ với gia đình, hội nhập với đời sống "xã hội chủ nghĩa", tôi cảm thấy chơi vơi, hụt hẫng vì phải đối diện với những thách thức mới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội; lắm lúc tưởng chừng như đã bị dồn vào bước đường cùng, không lối thoát. Mẹ già, vợ tay mềm chân yếu, một đàn con dại, chạy gạo từng ngày, bữa đói, bữa no. Nếu không có ơn thiêng phù hộ, tôi đã không thể vượt qua những sức ép mà tôi phải chịu đựng trong gần hai năm bị quản chế tại thành phố Huế - nơi mà tôi đã lớn lên và gắn bó trong suốt mấy chục năm ròng rã. Những tình cảm thân thương, trìu mến đối với Huế, chỉ còn là hoài niệm chìm sâu vào dĩ vãng xa xăm.Huế đã trở mặt, cư xử với tôi như một phạm nhân đang bị quản chế. Tôi đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Tôi phải sống trong một xã hội không có tình người, đói cơm, thiếu áo. Bị kỳ thị, kềm kẹp, làm sao tôi có thể chèo chống chiếc thuyền nan vượt qua những cơn lốc của thời đại đang bủa vây bốn bề.
Với ý chí và nhờ Ơn
Trên, gia đình tôi đã xuôi vào Nam trên một chuyến xe lửa Bắc-Nam vào một buổi
sáng mùa đông lạnh lẽo vào năm 1980. Bỏ Huế mà đi không phải là chuyện dễ. Phải
xoay xở cả năm trời mới được phép di chuyển đến vùng kinh tế mới ở tỉnh Đồng
Tháp. Nhờ sự giúp đỡ của bà con ruột thịt, gia đình tôi được giới chức thẩm
quyền "thông cảm" cho tạm trú ở thành phố Sàigon. Tại đây, với lý
lịch mới, các con của tôi mới có thể chen vai sát cánh với bạn bè cùng trang
lứa ở học đường cho đến khi tốt nghiệp đại học. Được như vậy không phải là
chuyện dễ nếu ngặt nghèo và không có sự "thông cảm" của giới chức
thẩm quyền. Khó khăn vẫn còn đầy dẫy trước mắt. Có nơi tạm trú, có đủ cơm áo,
con cái được tiếp tục học hành là những thách thức lớn nơi đất lạ quê người.
Tôi đã trở lại nghề dạy học tại một trung tâm ngoại ngữ và dạy kèm tại tư gia
để độ nhật qua ngày. Vợ tôi thì bươn chãi giữa chốn chợ trời để có thêm ít tiền
lo cho con ăn học. Nhưng cũng đã lắm lần kêu trời không thấu vì tất cả vốn
liếng, hàng hoá đã bị tịch thu hết sạch. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, vợ chồng
tôi cũng đã cố gắng hết sức để cho đàn con được tiếp tục học hành cho đến nơi
đến chốn.
Thật đau lòng khi thấy vợ con mình ngày càng xanh xao, gầy
guộc. Suy dinh dưỡng, đàn con tôi ngày ngày lê bước đến trường, quyết chí sánh
vai với bạn bè để có ngày mai tươi sáng hơn. Đứa con trai đầu của tôi vừa học y
khoa, vừa đi dạy kèm và làm phu khuân vác ở bến tàu để có tiền mua các sách
chuyên ngành. Sức chịu đựng của con người cũng có hạn. Nhiều lúc tôi cảm thấy
đã bị dồn vào bước đường cùng, không lối thoát. Không thể đầu hàng trước nghịch
cảnh, tôi quyết định đánh đổi sinh mạng của mình trên biển cả để "giải
phóng" gia đình thoát khỏi cảnh túng quẩn, lầm than. Thất bại ê chề trên
đường vượt biên, nợ nần chồng chất, nhụt chí, nhưng tôi vẫn không chịu đầu hàng
trước nghịch cảnh. Thế rồi vào một chiều
tối âm u, tôi lặng lẽ nhìn vợ con lần cuối, liều mình ra đi; chẳng một lời từ
biệt.
Trên đường về miền Tây, tôi
phó thác mọi sự cho Thiên Thần hộ mệnh. Thành công hay thật bại, sống hay chết,
tôi sẵn sàng chấp nhận tất cả. Tôi không thể lây lất kéo dài cuộc sống mất hết
mọi thứ tự do. Thà chết vinh hơn sống nhục.
Lênh đênh trên biển cả, giông
tố bão bùng, tàu chở 127 người chết máy, trôi giạt theo sóng gió cả tuần lễ.
Các đợt sóng dữ tung tóe vào tàu; tưởng chừng như sắp nuốt chửng con tàu dưới
lòng đại dương. Sấm chớp gầm vang thật hãi hùng. Chúng tôi phó thác sinh mệnh
cho trời đất. Đối diện với tử thần, mọi người thì thầm cầu nguyện. Sau nhiều
lần bị các tàu buôn từ chối cứu vớt, vào một buổi hoàng hôn đẹp trời, một chiếc
ghe đánh cá nhỏ mập mờ xuất hiện ở đằng xa, dần dần tiến gần đến tàu chúng tôi,
ba cha con người Mã Lai muốn giúp chúng tôi bằng cách chở một người vào đất
liền để nhờ văn phòng Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tìm cách giúp tàu chúng tôi.
Tôi được thuyền trưởng chọn nhảy xuổng ghe của họ. Đứng trước mũi tàu cao chót
vót, nhảy lọt xuống trong lòng chiếc ghe nhỏ đang lắc lư theo sóng không phải
là chuyện dễ. Tôi đứng lặng yên, cầu nguyện xin Ơn Trên cho tôi nhảy thật chính
xác, không lọt tủm trong lòng biển sâu thẳm. Sau một đêm, tôi đã đến bến tàu
của trại tỵ nạn trên đảo Pulau Bidong - nơi đang có chừng mười ngàn người chờ
cứu xét định cư ở các nước tự do. Nhờ sự can thiệp của văn phòng Cao Uỷ Tỵ Nạn,
hai ngày sau một chiếc tàu Anh đã chở hết 126 người còn lại vào bến bờ bình an.
Thời gian lưu lại trên đảo, tôi đã chứng kiến biết bao cảnh
tang thương. Nhiều phụ nữ đã kiệt sức, hay đã trở thành người mất trí vì đã bị
bọn hãi tặc hãm hiếp nhiều lần, nhiều gia đình đã mất con, mất chồng hoặc mất
vợ. Nhiều trẻ thơ đã mất cha hay mất mẹ khi còn lênh đênh trên biển cả. Ôi
chao! Giá của TỰ DO!
Sau mười tám tháng ở Mã Lai và
Philippines, tôi đã đến được miền đất hứa. Từ máy bay nhìn xuống thành phố và
phi trường San Francisco, tôi đã choáng ngợp với ánh sáng và cảnh quang của
thành phố có chiếc cầu treo nổi tiếng Golden Gate Bridge. Ra khỏi sân bay, xe
phóng nhanh trên xa lộ, tôi choáng váng nhìn nhiều đoàn xe nối đuôi nhau lao
vút trên một mạng lưới giao thông chằng chịt. Tôi có cảm giác như đang lạc vào
một thế giới kỳ lạ nào khác. Lòng thầm nhủ làm sao mình có thể tồn tại và vươn
lên trong một xã hội văn minh như thế này. Vừa mừng, vừa lo, vừa cảm thương cho
những người còn sống ở quê nhà. Tôi chạnh nhớ đến cảnh sống nheo nhóc của vợ
con mà lòng đau như cắt.
Cô độc sống một mình ở Mỹ
trong hơn năm năm ròng rã, buồn tủi đến tận tâm can, có lần tôi đã thì thầm:
bạn bè tôi ơi, gia đình tôi ơi, Tổ Quốc tôi ơi, sao tôi lại phải sống kiếp lưu
đày như thế nầy trên xứ người. Quẫn trí, quên trước quên sau, hành động như kẻ
vô tri, lắm lúc tôi lái xe không định hướng hằng giờ trên xa lộ.
Nếu không có niềm tin tôn giáo
và ý chí thì tôi đã trở thành người mất trí trong những năm tháng sống cô đơn
trên đất khách quê người. Có trải qua những năm tháng như thế nầy mới thấu hiểu
thân phận của kẻ mất nước, xa nhà. Bỏ nước mà đi, để lại đằng sau tất cả những
gì thân thương nhất, đánh đổi sinh mệnh của mình trên biển cả, hay trong chốn
ngục tù, chấp nhận mọi thử thách trên xứ người cũng chỉ vì hai chữ Tự Do.
Lê Đình Loan
Subscribe to:
Posts (Atom)