Kính mời quý vị thưởng thức youtube chúc hạnh phúc năm mới tuyệt vời.
Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Wednesday, December 31, 2014
Những Cặp Vợ Chồng Quyền Lực Nhất Giới Kinh Doanh
1. Sheryl Sandberg (Giám đốc Tác nghiệp Facebook) và Dave Goldberg (CEO SurveyMonkey)
Sheryl Sandberg nói rằng lựa chọn bạn đời là quyết định quan trọng nhất mà một doanh nhân trẻ cần thực hiện. Cô và chồng – CEO hãng dịch vụ khảo sát trực tuyến SurveyMonkey – Dave Goldberg, rất tự hào rằng họ có thể chia đều trách nhiệm trong gia đình. Cả hai đều trở về nhà vào 5h30 mỗi ngày để ăn tối với hai con và cùng hỗ trợ đắc lực cho nhau trong công việc, theo L.A Times.
2. MacKenzie (tiểu thuyết gia) và Jeff Bezos (CEO Amazon)
MacKenzie Bezos phải lòng chồng tương lai của mình, Jeff Bezos, khi cả hai cùng làm việc cho quỹ đầu tư New York DE Shaw đầu thập niên 90, theo Wired. Jeff sáng lập Amazon hai năm sau khi họ kết hôn vào năm 1993.
MacKenzie là học trò của nhà văn Toni Morrison tại Đại học Princeton. Bà đã ra mắt hai cuốn tiểu thuyết. Jeff rất tự hào về trí tuệ của vợ mình. Đôi khi, ông dành cả buổi chiều đọc và góp ý cho những cuốn tiểu thuyết của bà, Vogue cho biết.
3. Marissa Mayer (CEO Yahoo) và Zack Bogue (sáng lập quỹ đầu tư Data Collective)
CEO Yahoo – Marissa Mayer, và nhà đầu tư Zack Bogue kết hôn từ năm 2009. Hầu hết thời gian họ rất bận rộn. Cả hai đều thích tham gia chạy marathon chặng ngắn, đi bộ và trượt tuyết. Ngoài thời gian trên, nếu không phải chăm sóc con cái, họ sẽ chỉ làm việc.
“Chúng tôi phải làm việc cả vào buổi tối. Gần như chưa bao giờ có sự phân biệt rõ ràng giữa công việc và gia đình. Công việc của Marissa cũng như một phần của cô ấy vậy. Cô ấy gắn với nó kể cả khi đã hết giờ làm việc”, Bogue cho biết trong một bài báo trên Vogue.
4. Kim Kardashian (nghệ sĩ) và Kanye West (nghệ sĩ)
Cả Kanye West và Kim Kardashian đều nằm trong nhóm ngôi sao nổi tiếng và cũng tai tiếng nhất thế giới. Nên đôi khi người ta lại quên mất sự nhạy bén trong kinh doanh của họ.
Kardashian là nhà thiết kế thời trang có tiếng, đã cho ra mắt dòng thời trang Sears, nước hoa và trang sức của riêng mình. Thậm chí game trên điện thoại của cô “Kim Kardashian:
Hollywood” cũng thu về hơn 40 triệu USD trong quý III năm nay.
West cũng có vài dòng thời trang riêng. Anh từng hợp tác cùng Nike cho ra mẫu giày thể thao rất được ưa chuộng Air Yeezy. Còn hiện tại anh đang hợp tác với Adidas.
Cả hai cùng chăm sóc cô con gái North West và Kanye luôn gọi về nhà để nói chuyện cùng cô bé mỗi khi đi lưu diễn.
5. Jay Z (nhà sáng lập Roc Nation) và Beyoncé (nghệ sĩ)
Theo Forbes, Jay Z là nghệ sĩ hip-hop giàu thứ ba trên thế giới, với trị giá tài sản 520 triệu USD. Anh là nhà đồng sáng lập trang web âm nhạc Roc-A-Fella Records năm 1995, sau đó góp phần cho ra mắt dòng thời trang ăn khách Rocawear, rồi kiếm được 204 triệu USD khi bán cổ phần của mình vào năm 2007. Gần đây, anh thành lập công ty quản lý tài năng và sản xuất âm nhạc Roc Nation.
Trong khi đó, tài sản của Beyonce, theo ước tính của Wealth-X, vào khoảng 440 triệu USD. Nữ ca sĩ nổi tiếng còn kiếm được những hợp đồng quảng cáo béo bở với H&M và Pepsi. Con gái của họ có tên Blue Ivy Carter, ra đời năm 2012.
6. Bill Gates (đồng sáng lập Microsoft) và Melinda Gates (đồng sáng lập quỹ Bill & Melinda Gates Foundation)
Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Microsoft, Bill Gates, gặp vợ mình, Melinda Gates, tại một hội chợ thương mại, 4 tháng sau khi bà trở thành nhân viên của Microsoft. Theo Guardian, Bill đã mời Melinda đi chơi khi hai người gặp lại nhau tại một bãi đậu xe nhiều tháng sau đó. Cặp đôi kết hôn vào năm 1994.
Melinda là người giúp Bill trở nên sáng suốt hơn khi về già, và chính bà đã động viên ông làm từ thiện. Hiện nay, quỹ từ thiện của Bill và Melinda có trong tay 42,3 tỷ USD, và là một trong những tổ chức từ thiện quan trọng nhất thế giới.
7. Cheryl (giáo sư Trường Kinh doanh Columbia) và David Einhorn (nhà sáng lập Greenlight Capital)
David Einhorn là nhà sáng lập quỹ đầu tư Greenlight Capital, quản lý khối tài sản trị giá 5 tỷ USD. Trong khi đó, Cheryl là nhân vật có ảnh hưởng lớn trong giới tài chính. Bà là một nhà báo về lĩnh vực tài chính với nhiều giải thưởng danh giá, và là một cố vấn truyền thông từng đóng góp nhiều bài viết cho tạp chí Barron’s và New York Times.
8. Jessica Livingston (giữa) và Paul Graham (phải) - đồng sáng lập Y Combinator
Theo những chia sẻ của Paul Graham, khi thành lập công ty hỗ trợ khởi nghiệp Y Combinator cùng Robert Morris và Trevor Blackwell, ông đã nhờ tới sự tư vấn của bạn gái mình lúc đó – Jessica Livingston, dựa trên kinh nghiệm của bà về đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng.
Livingston trở thành đồng sáng lập của Y Combinator và kết hôn với Graham năm 2008. Graham cho biết công ty sẽ không thể hoạt động nếu không có sự lao động chăm chỉ và kiến thức sâu sắc về chứng khoán của Livingston.
9. Diane von Furstenberg (nhà thiết kế thời trang) và Barry Diller (Chủ tịch InterActiveCorp)
Ông trùm truyền thông Barry Diller và biểu tượng thời trang Diane von Furstenberg (sáng lập hãng thời trang DvF) gặp nhau lần đầu vào thập niên 70 tại một bữa tiệc do Diller tổ chức. Trên Harper Bazaar, Von
Furstenberg đã miêu tả lần gặp gỡ đầu tiên là nguồn cảm hứng cho một niềm đam mê mãnh liệt.
Cả hai đã duy trì một mối quan hệ trong vài thập kỷ trước khi kết hôn vào năm 2001. Khi không bận rộn với công việc kinh doanh, họ thích đi bộ, bơi và dành thời gian trên du thuyền của Diller, Furstenberg chia sẻ trên Bazaar Harper.
10. Marie-Josée (cố vấn FED New York) và Henry Kravis (đồng sáng lập KKR)
Marie-Josée và Henry Kravis là một trong những cặp vợ chồng nổi tiếng nhất giới tài chính. Họ đã kết hôn được 20 năm.
Marie-Josée Kravis là nhà kinh tế học rất thành công và là thành viên của Ủy ban cố vấn quốc tế thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York. Bà làm việc cùng những nhân vật lớn như lãnh đạo Goldman Sachs – Lloyd Blankfein và Chủ tịch HSBC – Stephen Green.
Henry Kravis có khối tài sản lên tới 5 tỷ USD và là nhà đồng sáng lập công ty đầu tư huyền thoại Kohlberg Kravis Roberts (KKR). Cả hai cùng đam mê với nghệ thuật và đã thực hiện nhiều dự án từ thiện. Marie hiện cũng là Chủ tịch Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (New York, Mỹ).
Hà Tường (theo BI)
Tuesday, December 30, 2014
Bóng Ma Mossad - Bài 2 - Điệp Vụ Dubai - Mạnh Kim
Nhóm sát thủ
Điệp vụ Dubai
Gần như chẳng ai từng gây thù chuốc oán với Israel mà Mossad để yên. Những kẻ đó sẽ được Mossad xếp vào nhóm đối tượng “Trang Đỏ”, và một khi “Trang Đỏ” được sang trang thì có nghĩa đã đến thời điểm thích hợp thực hiện cuộc trả thù “máu trả bằng máu”, bất luận là 10 hoặc 20 năm sau hay thậm chí dài hơn! Vụ giết sát thủ lừng danh Mahmoud al-Mabhouh của Hamas năm 2010 tại Dubai là một điển hình…
“Màn hình tinh thể lỏng”
Ngay khi ra tay bắn chết hai người lính Israel năm 1989, anh ta đã biết số phận mình như thế nào. Trước sau gì Mossad cũng dai dẳng bám theo đến cùng để thực hiện cuộc trả thù. Suốt 20 năm, Mahmoud al-Mabhouh luôn tự hỏi chẳng biết bao giờ mình trở thành nạn nhân của bóng ma Mossad. Thế rồi trưa ngày 20-1-2010, nhân viên khách sạn 5 sao Al Bustan tại Dubai phát hiện thi thể tái tím của một đàn ông trung niên trong phòng 230. Theo biên bản khám nghiệm tử thi ban đầu, ông ta tử vong bởi “xuất huyết não”. Tên nạn nhân là Mahmoud al-Mabhouh, một trong những nhân vật cộm cán chuyên đặc trách các thương vụ mua vũ khí của Hamas, kẻ đã gây “món thù sát nhân” với Israel năm 1989…
Mỗi ngày có hơn 100.000 hành khách đến Phi trường quốc tế Dubai. Nơi thuộc Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) này đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới với bãi biển đẹp lộng gió và thiên đường mua sắm hoạt động bất kể ngày đêm. Tuy nhiên, với 27 hành khách trên những chuyến bay khác nhau từ những địa điểm khởi hành khác nhau, họ đến Dubai chẳng phải để du lịch hay nghỉ đông. 12 người trong số họ mang thông hành Anh; 6 thông hành Ireland; 4 thông hành Pháp; 4 thông hành Úc và một thông hành Đức. Tất cả đều là thông hành giả với những cái tên giả. Họ là nhóm sát thủ Mossad thuộc đơn vị đặc biệt “Caesarea”, đặt theo tên một thành cổ Palestine nơi thời xưa một nhóm lãnh đạo Do Thái nổi dậy chống Rome đã bị hành hình thê thảm. Họ đang bình tĩnh chờ mục tiêu, kẻ được đặt mật danh là “Màn hình tinh thể lỏng”. Một số người trong nhóm Caesarea thật ra đã đến Dubai vài lần để thực hiện nhiệm vụ khảo sát, vào tháng 2, tháng 3 và tháng 6-2009; và làm quen với cách mở những ổ khóa điện tử dùng phổ biến tại các khách sạn Dubai…
Sáng sớm thứ ba 19-1-2010, al-Mabhouh bắt đầu ra Phi trường quốc tế Damascus (Syria) để chuẩn bị đáp chuyến Dubai. Đương sự đi một mình. Đầu năm trước, al-Mabhouh đã đồng ý nhận lời mời phỏng vấn hãng truyền thông Al-Jazeera với nội dung về vụ ám sát hai người lính Israel năm 1989. Khi lên sóng, Al-Jazeera đã che mặt al-Mabhouh nhưng Mossad chẳng lạ gì giọng nói của đương sự. Kể lại từng chi tiết, “Màn hình tinh thể lỏng” thuật rằng mình cùng một đồng bọn cải trang làm người Do Thái Chính thống giáo để bắt cóc, giết chết và chôn hai người lính Israel (Avi Sasportas và Ilan Saadon). Được hỏi rằng có hối hận về vụ thảm sát trên hay không, al-Mabhouh cười khỉnh nói rằng mình chỉ tiếc sao lúc đó không bắn thẳng vào mặt nạn nhân thứ hai. Sau vụ trên, cái tên Mahmoud al-Mabhouh đã được đưa vào “Trang Đỏ”. Những kẻ nằm trong “Trang Đỏ” không nhất thiết được trả thù ngay. Họ là nhóm đối tượng nằm trong “danh sách chờ”, để được giết, vào lúc thích hợp…
Sinh tại trại tỵ nạn Jabaliya (Gaza) năm 1960, al-Mabhouh (có nghĩa là “Kẻ cộc cằn”) gia nhập lực lượng Huynh Đệ Hồi giáo lúc còn trẻ, từng bị Israel bắt cuối thập niên 1980 và bị tù một năm. Sau khi được thả, al-Mabhouh tham gia cánh quân sự của Hamas. Năm 1988, al-Mabhouh được đưa lên vị trí chỉ huy “Đơn vị 101” chuyên thực hiện các chiến dịch giết lính Israel. Năm 1989, nhóm al-Mabhouh bắt và giết hai người lính Israel (kể ở trên) tại sa mạc Negev. Sau vụ này, al-Mabhouh trốn vài tháng tại Gaza rồi chuồn sang Ai Cập. Chính phủ Cairo thoạt đầu tính đưa al-Mabhouh ra tòa rồi dẫn độ cho Israel nhưng sợ rằng điều đó khiến Huynh Đệ Hồi giáo nổi giận trả đũa nên cuối cùng trục xuất al-Mabhouh sang Libya. Từ nơi này, al-Mabhouh đến Jordan, lập một căn cứ Hamas chuyên nhiệm vụ tuồn vũ khí lậu vào Bờ Tây và tổ chức các cuộc tấn công vào du khách Israel. Năm 1995, al-Mabhouh bị Jordan trục xuất (tương tự toàn bộ thành phần lãnh đạo Hamas tại nước này không lâu sau đó).
Đến Damascus, al-Mabhouh móc nối với lực lượng Vệ binh Iran, thực hiện các phi vụ mua vũ khí Iran cũng như tổ chức quyên tiền tại các nước vùng Vịnh. Trước đó, Hamas chỉ có thể tấn công bằng hỏa tiễn tầm ngắn nhưng sau nhờ al-Mabhouh nên chiến binh Hamas đã có thể bắn phá Israel bằng hỏa tiễn tầm trung. Tháng 2-2009, al-Mabhouh suýt chết khi một máy bay không người lái Israel xịt tên lửa vào đoàn xe đương sự tại Sudan. Đó là đoàn vận tải chở đầy hỏa tiễn Fajr của Iran. Với hoạt động ngày càng mạnh của al-Mabhouh, Mossad cho rằng đã đến lúc cần lật “Trang Đỏ”! Al-Mabhouh thường xuyên đi lại giữa Trung Quốc, Iran, Syria, Sudan và UAE.
Dù vậy, Mossad quyết định rằng Dubai là nơi tốt nhất cho điệp vụ ám sát. Đó là địa điểm luôn rộng cửa đón du khách và việc xin thị thực bằng thông hành phương Tây chẳng khó khăn gì. Thật ra sau vụ bắn hụt đương sự tại Sudan, Mossad đã mưu sát al-Mabhouh lần thứ hai vào tháng 11-2009. Tuy nhiên, do liều thuốc độc cho vào thức ăn tại khách sạn nơi đối tượng lưu trú không đủ mạnh nên vụ ám sát bất thành. Lần này, nhóm Caesarea thề rằng họ sẽ không bao giờ rời Dubai cho đến khi chính mắt nhìn thấy al-Mabhouh “chết không kịp trối”…
Cuộc hạ sát
1g10 sáng 19-1-2010, hai điệp viên Caesarea cuối cùng, Gail Folliard và Kevin Daveron, đáp xuống Dubai từ chuyến bay Paris. Cả hai nhập bọn với Peter Elvinger, cũng vừa hạ cánh từ Zurich. Trưa 19-1-2010, al-Mabhouh đến Dubai từ chuyến bay Emirates Flight EK 912, với thông hành Palestine mang tên “Mahmoud Abd al-Rauf Mohammed Hassan”. Đương sự khai với hải quan mình là “nhà buôn”. Một toán Mossad cắm ở sân bay đã xác định mục tiêu và báo với những người còn lại. Hai điệp viên Mossad vận trang phục thể thao với vợt tennis và khăn lông quấn cổ đã ngồi chờ sẵn tại sảnh khách sạn Al Bustan từ lúc 2g12 trưa. Hai người cùng vào thang máy với al-Mabhouh để biết chính xác phòng đối tượng là phòng 230 ở tầng hai. Họ nhắn tin cho Peter Elvinger; và người này (còn ở phi trường) lập tức gọi đến khách sạn Al Bustan để đặt trước phòng 237 đồng thời đặt trước luôn vé trở về Zurich qua ngả Doha (Qatar)…
6g34 phút chiều 19-1-2010, nhóm sát thủ Caesarea có mặt đầy đủ tại khách sạn Al Bustan. Bốn người bọn họ chia làm hai cặp. Tất cả đều đội mũ lưỡi trai để che khuất mặt trước ống kính an ninh khách sạn. Trong khi đó, hai nhóm thám sát cũng bắt đầu rời Al Bustan để tránh gây chú ý và được “đổi ca” bằng hai điệp viên khác. 8g tối, 6 sát thủ Mossad có mặt đầy đủ trên hành lang bên ngoài phòng al-Mabhouh. Trước đó, trong thời gian 4 tiếng al-Mabhouh ra khỏi khách sạn, một chuyên gia khóa của nhóm Caesarea đã chỉnh lại ổ khóa điện tử của phòng 230 sao cho thẻ mở khóa của phòng 237 (đối diện) có thể mở được phòng đối tượng.
Gail Folliard và Kevin Daveron được phân công “trực” an ninh hành lang. Lúc này, họ đã hóa trang và đội tóc giả. Đeo ria giả, Daveron vận trang phục nhân viên khách sạn… 8g24 tối, al-Mabhouh trở về khách sạn. Cầm chiếc túi chứa đôi giày mới mua, đương sự vào thang máy lên tầng hai, không để ý đến gã “nhân viên khách sạn” có bộ ria mép và sau đó là cô gái đội mớ tóc giả đen đang lúi húi hút bụi thảm hành lang (từ trước đó cả nửa tiếng đồng hồ)… Mở cửa vào phòng, al-Mabhouh chẳng hề biết rằng bên trong đã có bốn sát thủ ngồi rung đùi uống trà chờ mình! Dấu hiệu cho thấy có một trận “đấu vật” ngắn trong phòng là vài mảnh vở của chiếc khung giường. Một cách chính xác, chẳng ai trừ nhóm sát thủ biết được Mahmoud al-Mabhouh chết như thế nào. Khám nghiệm tử thi cho thấy đương sự bị tiêm succinylcholine - hóa chất có thể làm tê liệt cơ trong vòng không đến một phút. Nó còn làm vỡ mạch máu mắt và nứt toác môi. Al-Mabhouh còn bị bịt miệng bằng gối – theo cảnh sát Dubai. Saeed Hamiri thuộc phòng giám định pháp y Dubai cho biết, cảnh sát Dubai phát hiện một vệt máu trên gối; những vết bầm tím trên mũi, mặt, cổ; và một vết tiêm bên hông phải của al-Mabhouh.
Làm sao có thể biết chắc nhóm sát thủ là điệp viên Mossad?
Băng hình an ninh cho thấy, lúc 8g46 tối (sau khi hành sự), hai sát thủ Mossad đứng canh ở thang máy bắt đầu đi xuống sảnh. Họ rõ ràng là phấn khích, cứ nhảy tới nhảy lui liên tục như vận động viên quyền anh. Một người trong bọn họ vẫn còn mang găng tay – điều hoàn toàn không bình thường đối với khách lưu trú khách sạn. Nhóm sát thủ rời Al Bustan từng cặp một. Họ đón taxi ra phi trường. Nữ điệp viên Gail Folliard rời khách sạn, tay trong tay như đôi tình nhân với một điệp viên khác. Kevin Daveron lĩnh nhiệm vụ chặn hậu nên là người cuối cùng rời phòng 237. Không lâu sau, Daveron và Folliard đã ngồi trên chiếc máy bay lên đường đến Paris trong khi hai người khác bay đến Nam Phi... Thi thể tím ngắt của “Màn hình tinh thể lỏng” vẫn nằm co quắp trong phòng 230, cho đến khi nhân viên khách sạn phát hiện vào trưa hôm sau. Và phải gần một tuần sau dó, trung tướng Dahi Khalfan Tamim, người được mệnh danh “siêu cảnh sát Dubai”, mới biết được tin về cái chết của một viên chức cấp cao Hamas ngay tại nơi cách văn phòng ông chỉ khoảng 3km!
Nhóm lãnh đạo Hamas tại Damascus bắt đầu nhận thấy có gì bất thường khi không liên lạc được với al-Mabhouh. Cuối cùng, Hamas gọi điện cho cảnh sát Dubai, thú nhận rằng họ có cho một viên chức cấp cao của mình đến Dubai bằng tên và thông hành giả. Biết chuyện, tư lệnh cảnh sát Dubai Tamim nổi giận. Ông gào lên qua điện thoại: “Bọn người mấy ông có thể cuốn gói, rút tiền khỏi nhà băng, ôm theo hết vũ khí và cả mớ thông hành giả nữa rồi biến khỏi xứ tôi ngay lập tức”. Tamim có lý do để nổi khùng. Vụ điệp viên Mossad lẻn vào rồi lẻn ra một cách êm ru, bất chấp thực tế rằng Dubai được trang bị hệ thống giám sát an ninh phức tạp và hiện đại nhất thế giới Arab, rõ ràng chẳng khác nào là sự sỉ nhục đối với Tamim. Thật là một xì căng đan đầy tai tiếng của cảnh sát Dubai đối với thế giới. Thế này thì còn ai dám đến thiên đường du lịch Dubai nữa!
Một cuộc điều tra qui mô được tiến hành. Danh sách du khách tại Al Bustan được xăm xoi, cũng như băng hình được ghi lại từ hơn 1.000 camera trong khách sạn, kể cả băng hình của hệ thống camera tại toàn bộ các khách sạn khác cũng như siêu thị và phi trường! Manh mối đầu tiên xuất hiện khi cảnh sát Dubai nhận thấy nhóm sát thủ trả tiền khách sạn bằng tiền mặt và bằng thẻ tín dụng trả trước do hãng Mỹ Payoneer phát hành. Do thẻ Payoneer được dùng bởi hầu hết 27 thành viên nhóm sát thủ nên nhân viên điều tra có thể dễ dàng khoanh hẹp danh sách tình nghi. Còn một chi tiết đáng lưu ý nữa: tổng giám đốc điều hành Payoneer, Yuval Tal, là một cựu thành viên lực lượng đặc nhiệm quân đội Israel
Nhóm sát thủ còn phạm thêm một sai lầm khi họ dùng kênh trung gian tại Áo để liên lạc với nhau. Theo đó, một điệp viên sẽ gọi một số ở Vienna để có thể được nối máy với điện thoại di động của một điệp viên khác. Xem xét danh sách cuộc gọi của một đối tượng tình nghi (trong nhóm sát thủ), cảnh sát Dubai dễ dàng tìm ra được danh tánh những kẻ cũng liên lạc với các số điện thoại ở Áo. Với một tay từng tốt nghiệp Học viện cảnh sát Hoàng gia ở Amman-Jordan (học viện cảnh sát số một thế giới Arab) năm 19 tuổi rồi 10 năm sau (1980) được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng Dubai như Tamim, việc khẳng định nhóm sát thủ là ai chẳng phải là chuyện chơi có thể nói càn. Cuối cùng, ngày 15-2-2010, Tamim tổ chức cuộc họp báo. Tay cầm mảnh giấy in hình và tên các đối tượng tình nghi đồng thời cung cấp báo chí thế giới đoạn băng hình, Tamim đoan chắc rằng Mossad đích thị là thủ phạm. Vụ bắt điệp viên Alexander Varin (trong nhóm sát thủ giết al-Mabhouh) ngày 4-6-2010 tại Ba Lan đã khẳng định thêm qui kết trên…
Xì căng đan điệp vụ Dubai nổ tung như một quả bom trong quan hệ ngoại giao đối với Israel. Viên chỉ huy trưởng đơn vị đặc biệt Caesarea đệ đơn từ chức nhưng không được chấp nhận. Tuy nhiên, để giảm sức ép lên quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đồng ý cho sự ra đi của Meïr Dagan, giám đốc Mossad. Ngày 6-1-2011, Meïr Dagan rời Mossad, được thay bằng Tamir Pardo (sinh năm 1953), người từng có mặt trong lực lượng đặc nhiệm Sayeret Matkal của quân đội Israel, từng thuộc đơn vị nằm dưới sự chỉ huy Yonatan Netanyahu (anh của Benjamin Netanyahu) trong chiến dịch lừng danh Entebbe (giải cứu các con tin Israel trên chiếc máy bay Air France bị Palestine không tặc và đỗ xuống Entebbe-Uganda năm 1976; Yonatan chết trong chiến dịch này)…
Những Định Nghĩa Vui Về TÌNH YÊU !
LỊCH SỬ: Tình yêu là 1 cuộc cách mạng giải phóng chủ nghĩa độc thân
ĐỊA LÝ: Tình yêu là 1 trận động đất trong tâm hồn và trái tim là " núi
lửa "
HOÁ HỌC: Tình yêu là 1 phản ứng hoá học sinh ra axít
VẬT LÝ: Tình yêu là 1 lực hút mạnh hơn lực hút của trái đất
TOÁN HỌC: Tình yêu là 1 phép trừ của túi tiền , phép chia của trái tim, phép
nhân của nhân loại và là phép cộng của mọi rắc rối .
VĂN HỌC: Tình yêu là quyển sách dày mà đọc từ trang đầu đến trang cuối ta ko
hiểu gì cả !
ẨM THỰC: Tình yêu là 1 lit rượu hoà chung với 2 lit dấm
TÂM LÝ HỌC: Tình yêu là 1 cuộc rượt bắt mà chàng rượt theo nàng cho đến khi
... nàng bắt được chàng !
ÂM NHẠC: Tình yêu là 1 điệp khúc hay nhưng hát mãi cũng chán.
MẦM NON: Tình yêu giống như 1 đứa con nít, khi bỏ đói thì khóc và giận lẫy, khi quá no thì bội thực và tống hết ra ngoài .
TÂM THẦN HỌC: Tình yêu giống như bệnh tâm thần. Người đang yêu nhìn thấy, nghe
thấy những điều mà người bình thường ko nghe thấy. Họ cười, khóc, giận, thương,
buồn, vui ... vô cớ mà vẫn cho rằng mình rất tỉnh táo !
Kim Hoa sưu tầm
Những Mùa Giáng Sinh - Mimosa Phương Vinh
Cám ơn tác giả. Happy Christmas forever!
Tôi không phải
là một người theo đạo Thiên Chúa nhưng đối với tôi mùa Giáng Sinh và những ngày
cuối năm bao giờ cũng làm tôi cảm thấy rộn ràng hạnh phúc kèm theo nỗi niềm xao
xuyến, thương nhớ buâng khuâng không thể nào diễn đạt hết. Mùa Giáng Sinh và Lễ
Hội cuối năm với tôi hình như là thời điểm hạnh phúc nhất trong một đời người –
đời của tôi- từ lúc thơ ấu cho đến bây giờ đã vào lứa tuổi sáu mươi.
Có lẽ tất cả đã
bắt đầu từ cha tôi, một người theo đạo Phật nhưng chưa bao giờ tôi nghe ông nói
một lời bình phẩm nào về những tôn giáo khác và mẹ tôi là một người đàn bà bình
dân xuề xòa, sao cũng được. Tuổi thơ tôi bắt đầu bằng những đêm Noel được cha dẫn
đi nhà thờ. Trời Dalat cuối năm bao giờ cũng thật lạnh nên mấy anh em chúng tôi
phải mặc áo thật dầy, thật ấm. Đường phố ban đêm đông đúc người qua lại, nỗi
náo nức, vui tươi như thắp sáng trên khuôn mặt mỗi người. Tôi hân hoan nắm chặt
tay cha hay các em, hòa nhập vào đám đông. Hít thật sâu không khí giá lạnh ban
đêm của Dalat cuối năm và tôi cảm nhận được thế nào là hạnh phúc ở lứa tuổi còn
rất thơ ngây.
Cha con chúng
tôi thường không bước vào thánh đường mà chỉ đứng bên ngoài nhìn vào vì ông
không theo đạo Thiên Chúa. Nhà thờ chật ních người qua kẻ lại, nhộn nhịp nói cười
không ngớt. Khung cảnh trong giáo đường lộng lẫy, uy nghi với ánh sáng chói
chan và âm nhạc rộn ràng cao vút tỏa khắp không gian. Tôi hay lén nhìn cha, thấy
nét mặt ông trang nghiêm, hai tay bắt vào nhau phía trước nên tôi cũng bắt chước
ông và chúng tôi thôi không cười đùa, trò chuyện nữa. Sau đó, chúng tôi rời nhà
thờ theo cha đi loanh quanh ngoài phố rồi trở về nhà thì cũng gần nửa đêm rồi.
Chúng tôi không ăn Reveillon nhưng bao giờ mẹ cũng làm một món nào đó cho cha
con ở nhà. Có những năm vì lý do gì đó cha không dẫn chúng tôi đi nhà thờ thì
nghe mẹ nhắc:
-Mình không dẫn
tụi nhỏ đi chơi sao?
-Tôi hơi mệt
trong người, thôi bỏ qua một năm vậy!
Rồi cha lấy cây
đèn màu xanh biếc- loại đèn kéo quân có đàn cá màu cam chạy vòng quanh- ra cắm
điện trước hiên nhà. Khi cha thắp ngọn đèn này là nhà có lễ. Tôi còn nhớ những
ngày lễ này: Đêm Ba Mươi Tết, Lễ Phật Đản, Tết Trung Thu, Lễ Giáng Sinh và Tết
Tây ( New Year). Cha vẫn giữ thông lệ này cho đến ngày tôi từ biệt cha ra đi và
tôi tin rằng cha vẫn tiếp tục cho đến lúc vĩnh biệt cõi đời. Bây giờ cây đèn đó
ở nơi đâu và có còn ai thắp sáng nữa!
Tuổi nhỏ chúng tôi có những mùa Giáng sinh huy
hoàng, tràn đầy bánh kẹo, đồ chơi xen lẫn ca hát, âm nhạc vang lừng khi theo
cha dự lễ Noel nơi công sở ông tổ chức. Chị em gái mặc áo đầm giống hệt nhau và
phía con trai cũng diện áo quần đồng loạt. Chúng tôi ghét ăn mặc theo cách đó
nhưng cha mẹ lại thích ( để mọi người xung quanh biết tất cả chúng tôi là anh
em chăng!). Cha mẹ có đông con, ra đường ăn mặc y chang nhau làm chúng tôi hay
có cảm tưởng mình là đám con bà phước!
Khi tôi tạm lớn
để theo bạn bè cùng trang lứa vào lễ hội Giáng Sinh tuổi trẻ thì cha vẫn tiếp tục
dẫn các em tôi đi xem lễ như ngày xưa. Đến
khi qua lần dâu bể của cuộc đời, tôi trở về nương náu dưới mái nhà xưa thì cha
lại làm điều đó với các con tôi. Một lần nào đó tôi cất tiếng ngăn cản:
-Ba ơi, cháu còn
nhỏ đi ra ngoài trời khuya lạnh sợ bệnh đó!
Cha tôi gạt
ngang:
-Bệnh hoạn gì,
bây chỉ bày chuyện. Ngày xưa năm nào ba cũng dẫn tụi bây đi thì có sao đâu!
Ừ nhỉ, ngày đó
tôi cũng chỉ bảy, tám tuổi chứ mấy!
Khi ông cháu về nhà,
tôi hỏi con gái:
-Đi nhà thờ vui
không?
Con gái hớn hở
nói:
-Vui lắm, có ông
ở trên kia cầm cái cây đòi đánh mấy người con trai, con gái mặc áo quần đẹp
nhưng chẳng ai sợ mà họ còn hát to nữa!
Tôi thắc mắc hỏi
thì cha nói:
-Có ai đánh ai
đâu, con cháu này thật vớ vẫn!
Con gái tôi cãi:
-Có mà, tại ông
không nhớ đó thôi. Ông kia quơ cây đòi đánh mà họ vẫn hát to đó!
Tôi chợt hiểu và
cười chảy nước mắt. Đó là ban nhạc của nhà thờ với người nhạc trưởng trong những
bài thánh ca.
Bây giờ cha tôi
đã ra người thiên cổ, nhớ đến người và những mùa Giáng Sinh xưa tôi muốn khóc.
Tôi hay nghĩ mãi về một người đàn ông ngoại đạo, từ hồi còn là một người trẻ tuổi
cho đến khi tóc bạc, lưng còng, trong những đêm Giáng sinh hay dẫn con, rồi
cháu đến đứng bên ngoài cửa nhà thờ xem lễ và lặng lẽ ra về. Người đàn ông
không bỏ thông lệ đó dù trong những tháng năm của cuộc đời bãi bể nương dâu, khổ
lụy vô cùng tận. Người đàn ông đó là một Phật Tử, ăn chay một tháng mười ngày
và chưa bao giờ tranh luận với ai về vấn đề tôn giáo.
Những mùa Giáng
Sinh không còn theo cha đi nhà thờ, tôi có những ngày tràn đầy niềm vui của tuổi
mới lớn. Khi Dalat vào Đông, hoa Dã Quỳ thắp vàng thành phố, những cây Anh Đào
ven Hồ Xuân Hương lác đác nụ hồng là lúc tâm hồn tôi choáng ngợp trong niềm hạnh
phúc vô biên. Trời Dalat lạnh hơn, phố xá kết hoa đèn, các chàng sinh viên trường
Võ Bị Quốc Gia và Chiến Tranh Chính Trị bắt đầu khoát y phục mùa đông màu xanh
rêu đậm. Du khách đến Dalat thật nhiều để đón Giáng Sinh vì ai cũng nghĩ rằng
khí hậu lạnh giá của xứ này rất thích hợp cho đêm Noel.
Dalat Noel hay có những dạ vũ gia đình thân mật
hay từng nhóm bạn bè tập hợp, ca hát, ăn uống bên những lò sưởi thơm mùi nhựa
thông ấm cúng. Cũng có những đêm Giáng Sinh lạnh giá chúng tôi đi loanh quanh khu Hòa Bình (
không biết bao nhiêu vòng), ghé vào một cửa hiệu mua bánh mì nóng hổi vừa ăn, vừa
thổi hay ra Thủy Tạ uống ly trà chanh nóng để đón gió bờ hồ! Rồi cùng nhau lên
nhà thờ Con Gà - vì nhà thờ có hình tượng con gà trên đỉnh- xem cử hành lễ nửa
đêm. Chúng tôi có thói quen trao cho nhau những món quà nhỏ mọn hay những cánh
thiệp đơn sơ. Mùa Giáng Sinh không xa hoa lộng lẫy tấp nập bán mua, không có
nhiều tiền bạc để phô trương nhưng âm vang mùa Giáng Sinh hạnh phúc vẫn có ở đó
trong tâm hồn, trong ký ức tôi - trong những người Dalat xưa- không biết bây giờ
đang lưu lạc nơi đâu!
Tôi cũng đã đi
qua những mùa Giáng Sinh trong khu gia binh nghèo, không có cây thông ở vùng đồng
chua nước mặn. Người lính họa sĩ tài tử dùng sơn vẽ một cây thông xanh trên bức
tường thô thiển màu xám xịt để tặng tôi và nói:
-Để có không khí
Noel một chút chị ơi! Chị có thể trang trí thêm cho cây thông những màu sắc nào
mà chị thích. Cây thông có thể dùng vài ba năm nếu chị còn ở khu gia binh này.
Qua mùa Giáng
Sinh tôi dùng một tấm màn che cây thông lại để dành cho sang năm. Nhưng cây
thông vẽ trên bức tường nghèo của khu gia binh không bao giờ được dùng lại thêm
một lần nào nữa vì tháng Tư năm Bảy Lăm đã đến!
Tôi không còn nhớ
nhiều những mùa Giáng Sinh sau đó. Tuy nhiên có một đêm Giáng Sinh đã in đậm
nét trong ký ức tôi với bao ý niệm về tình người, lòng nhân hậu và cũng có thể
về một lãnh vực thiêng liêng mà tôi không thông suốt nên không kết luận được.
Tôi chỉ biết cưu mang nó trong đời sống mình như một kỷ niệm có chút xót xa, một
chút tin yêu và một chút hy vọng nào đó. Tôi chỉ kể ra một câu chuyện có thật,
như tôi đã nói: tôi không kết luận và người nghe có thể giải thích theo cảm nhận
riêng tư mà thôi.
Tôi đã từng là vợ
của một người tù cải tạo và khi chồng tôi ra khỏi nhà tù nhỏ để hòa nhập vào một
nhà tù lớn hơn thì số phận hẩm hiu vẫn bám riết lấy tôi không chút nương tay.
Tôi vẫn phải lăn lóc trong đời sống tràn ngập gian nan, khổ lụy. Cái đời sống
muôn mặt mà trước đó tôi không bao giờ biết đến vì được sinh ra trong một gia
đình trung lưu của Miền Nam Việt Nam.
Hồi đó tôi là một người đàn bà còn khá trẻ. Có
một Giáng Sinh tôi nhớ mãi khoảng năm 1986, tôi đáp xe từ Saigon về Dalat. Tôi bỏ tất cả vốn liếng
nhỏ nhoi của mình vào hai xách hàng để về bán Tết. Dạo ấy những trạm gát của
thuế vụ đã bớt gắt gao nên tôi tin rằng mình sẽ về đến nhà rất sớm trong đêm
Noel. Trên chuyến xe tôi ngồi gần một thanh niên khoảng ba mươi tuổi cùng khởi
hành một lượt với tôi từ Saigon. Anh ta ít nói tuy nhiên những cử chỉ rất lịch
sự và nét mặt điềm đạm. Khi đến Bảo Lộc thì có một thanh niên khác rất trẻ khoảng
hăm hai, hăm ba đón xe nửa chừng về Dalat, hai người này lại biết nhau từ trước
vì khi vừa lên xe tôi nghe người trẻ tuổi chào hỏi huyên thiên. Qua câu chuyện tôi
biết cậu ta từ một nông trường nào đó về Dalat thăm nhà và tôi ngồi giữa hai
người thanh niên đó. Người trẻ tuổi nói một hồi không buồn thở, còn người kia
chỉ ầm ừ mà thôi. Thấy chán cậu ta xoay qua trò chuyện với tôi, cậu bắt đầu
than van đủ thứ từ nơi làm việc, chỗ ăn, chỗ ở và luôn lo sợ chuyến xe về Dalat
trễ giờ đi chơi với bạn đêm Giáng Sinh. Thấy người thanh niên vui tính nên tôi
cũng góp vài ba câu chuyện.
Đến chân đèo
Prenn xe bỗng trở chứng khật khừ rồi tắt máy. Người tài xế và lơ xe ra sức sửa
chửa một hồi lâu nhưng xe vẫn ỳ ra. Trời tối dần giữa quãng đường quạnh quẽ làm
cho mọi người thấy e ngại, nhất là ai cũng nôn nóng trở về nhà trong đêm Noel.
Người thanh niên trẻ than thở om sòm làm tôi càng thêm sốt ruột. Sau cùng người
tài xế cho biết xe không thể sửa được nên họ quyết định sẽ gởi hành khách qua một
chiếc xe nào đó. Khi trời tối sẫm mới có một chuyến xe hàng bằng lòng cho chúng
tôi quá giang về Dalat, trong khi tôi đang loay hoay với hai giỏ hàng nặng nề
thì người thanh niên trẻ nhanh nhẫu nói:
-Chị để em xách
giùm cho một chiếc, chị đi theo em lên xe hàng đi!
Tôi bằng lòng và
theo cậu ta vì nghĩ rằng chỉ có vài bước là qua chiếc xe cho quá giang thì làm
sao mà lạc nhau được. Nhưng khi bước xuống xe thì tôi biết mình đã lầm. Ngoài
xe, trời tối đen và giữa một đám đông hành khách hỗn loạn chen chúc, xô đẩy
nhau để leo lên chiếc xe hàng nên chỉ một thoáng là tôi không còn trông thấy
tăm dạng người thanh niên đâu nữa. Tôi cũng không biết tên cậu ta là gì để
mà gọi. Sau một hồi cố gắng chen lấn đến
bên chiếc xe, tôi lại không thể nào leo lên được vì xe quá cao mà tôi lại khệ nệ
với cái giỏ nặng trĩu.
Trời ơi! Còn cái
xách kia nữa, không biết bây giờ người thanh niên nọ đang ở đâu. Cậu ta đã lên
xe chưa hay còn dưới đường để chờ chuyến xe khác quá giang. Như vậy kể như mất
toi một nửa vốn, tôi giận mình đã quá tin người và cũng vì nôn nóng trở về nhà
mới ra nông nổi này. Nếu tôi cứ ngồi trong xe với người chủ, tài xế, cùng lơ xe
thì dù về nhà muộn nhưng hàng hóa cũng được bảo đảm hơn. Lòng tôi rối như tơ
vò, ruột thắt lại vì tiếc của, đó là tất cả vốn liếng của tôi có để nuôi con và
nuôi chính mình. Trong một thoáng đầu óc tôi làm việc thật nhanh: người thanh
niên trẻ là một kẻ xấu vì cậu ta đã cầm giỏ xách của tôi đi thật mau. Nếu cậu
ta định trốn thì chắc chắn rằng đã ở trên xe rồi, cho nên bằng mọi cách tôi phải
lên xe hàng cho được. Tôi đưa tay cầu cứu và van xin những người trên xe kéo
mình lên nhưng hình như không ai thèm chú ý đến tôi trong bóng đêm chập chùng
giữa một đám đông ồn ào, nhốn nháo. Người tài xế xe hàng luôn thúc hối:
-Thôi bà con chờ
chuyến sau đi, đông quá rồi tôi không kham nổi đâu!
Trong lúc vô
cùng tuyệt vọng nước mắt tuôn tràn, tôi bỗng thấy một cánh tay đưa về phía mình
kèm theo câu nói thật to:
-Chị để tôi giúp
cho!
Tôi ngước nhìn
lên và dù trời tối tôi cũng nhận ra đó là người thanh niên ít nói ngồi gần tôi
trong xe lúc nãy. Tôi do dự nói:
-Tôi còn cái
xách khá nặng dưới chân anh ạ!
Người thanh niên
trấn an tôi:
-Không sao đâu!
Chị cứ đưa cái xách đây rồi tôi kéo chị lên sau, xe chưa chạy mà.
Thôi thì cũng liều,
nếu xe chạy thì kể như mình mất trắng vậy. Tôi đưa chiếc giỏ lên trước, sau đó
người
thanh niên kéo tôi lên như đã hứa. Khi đã đứng
trên xe rồi, tôi hoàn hồn lại một chút rồi kể lể:
-Còn một cái
xách nữa anh ạ! Cái cậu ngồi gần tôi hứa mang giùm rồi đi mất biệt, trời tối
quá nên tôi chẳng thấy cậu ta đâu cả, thật là tội nghiệp cho tôi. Biết vậy tôi
ngồi lì trong xe cho xong.
Người thanh niên
bỗng nhỏ giọng:
-Hắn ta đang ở
đây và giỏ hàng của chị hắn để trên cái kệ gần đầu xe kìa. Chiếc giỏ màu đỏ phải
không?
Tôi gật đầu và mừng
quýnh khi tìm được cái xách thứ hai của mình. Tôi đảo mắt nhìn quanh có ý tìm
người thanh niên nọ nhưng đông người quá nên cũng khó nhận ra. Hình như biết ý
tôi nên người thanh niên trước mặt nói:
-Hắn tránh mặt chị
rồi, đừng tìm kiếm vô ích. Cũng có thể hắn ta đang nhìn chị đó!
-Sao anh biết cậu
ta để giỏ xách của tôi ở đây?
-Tôi lên xe này
một lượt với hắn, lúc đó ít người nên dễ nhận thấy nhau. Tôi biết hắn ta có ý xấu
nên nhắc rằng cái giỏ này của chị nhờ xách giùm thì nên để trên kệ kia rồi tìm
cách đưa lại cho chủ nó. Hắn im lặng bởi tôi biết gia đình hắn ta mà chị!
Tôi cảm ơn người
thanh niên rối rít và cảm ơn cuộc đời dù sao vẫn có những tấm lòng nhân hậu.
Khi xe về đến Dalat thì đã gần 9 giờ đêm, xe lại dừng ở đường Nhà Chung bên
hông nhà thờ chứ không vào bến, như vậy rất là khó kiếm xe về nhà. Người thanh
niên giúp tôi chuyển hai xách hàng xuống rồi hỏi:
-Nhà chị xa
không? Chị có cần giúp đỡ gì không?
Thấy làm phiền
anh ta quá nhiều nên tôi nói dối:
-Không sao đâu,
tôi có người quen ngay tại đây. Xin cảm ơn anh rất nhiều!
Người thanh niên
chúc mừng tôi một đêm Giáng Sinh vui vẻ rồi quay gót.
Tôi đứng nhìn quanh và thấy mình đang lạc giữa
một đám đông nô nức, ồn ào trong đêm Noel rộn ràng của phố thị Dalat. Tôi rời
nhà thờ băng qua bưu điện, theo đường Tự Đức xuống Hồ Xuân Hương rồi chầm chậm
đi theo ven hồ. Gió từ phía mặt hồ thổi ra lạnh buốt, hai giỏ hàng trên hai tay
càng lúc càng trở nên nặng nề hơn, tôi vẫn không tìm được một chuyến xe nào để
về nhà. Từng đám đông đi ngược về phía nhà thờ nói cười huyên thiên, không ai
chú ý đến tôi cả. Tôi vẫn lê bước một cách khó nhọc và con đường dài dằng dặc
trước mặt như không có điểm dừng làm tôi mỏi mệt quá. Tôi gần như kiệt sức và
không tin rằng mình có thể về nhà bình an được vì qua khỏi bờ hồ tôi sẽ phải vượt
qua một khu rừng thông khác nữa.
Bỗng dưng tôi cảm thấy mình không còn chịu đựng
nổi cái gánh nặng phi lý của đời sống này, cái gánh nặng của hai cái túi xách
này nữa. Tôi muốn ngồi bệt xuống lòng đường rồi đến đâu cũng mặc. Chuông giáo
đường vẫn từng hồi ngân lên giục giã, người đi ngược về phía tôi càng ngày càng
nhiều làm tôi thấy mình bị đẩy vào một nỗi cô đơn vô cùng tận. Dư âm những mùa
Giáng Sinh xưa lũ lượt kéo về khiến nước mắt tuôn trào không sao kềm giữ được.
Đường về thì còn xa quá! Đi từng bước chậm chạp, nặng nề như thế này thì nửa
đêm tôi cũng chưa về đến nhà, đó là chưa kể còn có thể gặp những tên cướp giữa
đường. Trong cơn thống khổ, sợ hãi đó bất giác tôi ngước lên trời mà than rằng:
-Chúa ơi, ngài ở
đâu có thấy là con khổ quá không? Con đang mang một gánh rất nặng. Đêm nay là
đêm Giáng Sinh nếu ngài hiện hữu xin cất gánh nặng này giùm con. Dù con là một
kẻ ngoại đạo nhưng xin ngài đừng bỏ con Chúa ạ!
Tôi van xin,
khóc lóc và dỗi hờn nữa. Tôi nghĩ đêm Noel mình cầu chúa là hợp lý và tôi có cảm
tưởng thở than như vậy thì mình đỡ khổ hơn, bước chân sẽ nhanh hơn và hai cái
xách hàng sẽ nhẹ hơn. Không biết thời gian trôi bao lâu- người lác đác thưa dần-
cho đến khi vượt qua bóng tối của một rừng thông tôi giật nảy mình vì một cái đập
trên vai. Tôi thét lên một tiếng hãi hùng vì tin chắc rằng mình đang gặp kẻ
gian. Như vậy là hết đường chạy thoát rồi tôi ạ. Trong lúc hồn siêu, phách tán
đó tôi bỗng nghe một giọng nói quen thuộc, ân cần:
-Sao chị về
khuya vậy?
Tôi quay lại thì
thấy Văn là em trai tôi đang chống chân trên chiếc xe đạp nhìn tôi ái ngại. Tôi
mừng rỡ vừa khóc vừa kể cho Văn nghe chuyến đi nhiêu khê của mình từ Saigon về
đây:
-Còn Văn đi đâu
giờ này?
-Tự nhiên muốn về
thăm nhà một chút vậy mà!
Văn có gia đình
vợ con trên phố mà không hiểu sao đêm Giáng Sinh lại về nhà ba má chơi, tôi mừng
quá nên cũng chẳng thắc mắc mà chi. Văn để hai cái xách tay trên xe đạp rồi hai
chị em vừa đi vừa nói chuyện nên con đường về nhà không còn xa xôi nữa. Tôi vui
mừng vì gánh nặng đã được em trai tôi cất đi. Và đó là câu chuyện đêm Giáng
Sinh tôi không bao giờ quên được trong cả cuộc đời mình.
Lời cầu nguyện của
tôi – một người ngoại đạo - phải chăng đã được đáp ứng hay vì một lý do tình cờ
nào chăng. Thật sự tôi không thể hoặc không hề muốn phân tích thêm làm gì.Trong
tôi vẫn còn lãng đãng hình dáng mơ hồ của chàng thanh niên tốt bụng ngày xưa.
Con đường vòng bờ hồ giá buốt. Cái gánh nặng của cuộc đời, của hai cái xách tay
hàng hóa làm trĩu bờ vai. Hồi chuông giáo đường giục giã kêu gọi con chiên trở
về và trong nỗi đau khổ vô cùng tôi đã cất tiếng cầu xin, van lơn và sau đó đã
được đáp ứng một cách bất ngờ. Tất cả những điều đó luôn hồi sinh mỗi khi mùa
Giáng sinh trở lại!
Và những mùa
Giáng Sinh trên đất Mỹ trời lạnh lẽo hơn nhiều, đôi khi lại phủ đầy tuyêt trắng.
Cái lạnh của Dalat có thấm vào đâu nếu đem ra so sánh. Trong những ngày cuối
năm tôi ưa lang thang trong những cửa hiệu ấm cúng đầy ắp hàng hóa, áo quần,
quà cáp, đồ trang trí cho mùa Christmas. Tôi ngắm nhìn nhiều hơn là mua sắm.
Mùa Giáng Sinh ở Mỹ thật lộng lẫy, sang trọng và trù phú. Đèn đuốc sáng rực, âm
nhạc tưng bừng vang lên khắp mọi ngả đường. Tôi hay thả hồn mình lan man trong
kỷ niệm hay lái xe lang thang qua những ngả đường trong thành phố. Thương nhớ
và hạnh phúc trộn lẫn vào nhau tạo thành một cảm xúc lạ lùng khó tả. Rồi tôi
quay về mái ấm của mình, ngồi ở một góc phòng nhìn cây Giáng Sinh rực rỡ ánh
đèn màu tỏa sáng. Jingle bells vang vang đâu đó.
Đầu tháng mười
hai nào tôi cũng lên gác xép, khệ nệ khiêng những thùng cạt tông đựng cây thông
và đồ trang trí xuống nhà để làm một cây Christmas. Chỉ cần bỏ ra vài tiếng đồng
hồ là mình có thể tạo ra một khung cảnh Giáng Sinh ấm cúng, xinh tươi trong
nhà. Sự tốn kém không là bao vì cây thông giả tôi dùng đã mười mấy năm và mỗi
năm chỉ cần mua thêm vài ba dây đèn hay một ít đồ trang trí đã bị hư hao theo
thời gian. Tôi thường cố gắng hạn chế đồ vật trang điểm cho cây thông. Sự trù
phú, dồi dào và đa dạng của nước Mỹ đôi khi đã biến những cây thông Giáng Sinh
trở thành những cây hoa đèn kỳ lạ vì phải mang quá nhiều đồ trang sức. Màu xanh
đã biến mất giữa hàng trăm bóng đèn xanh đỏ, tím nâu hay vàng dát, bạc treo, nơ
nhung, dây kim tuyến và nhiều thứ không tên nữa. Cây thông đã trở nên xa lạ với
những cây thông trên ngọn đồi xưa nào đó.
Mùa Christmas
cũng là dịp để nhớ đến anh em bạn bè, có những người quen ở cùng thành phố mà
nhiều năm chưa hề gặp lại. Sự bận rộn của cuộc sống hàng ngày làm ta quên những
mối thâm tình hay sơ giao ngày nọ. Một cánh thiệp Giáng Sinh như nhắc nhở rằng
người vẫn nhớ ta, ta vẫn nhớ bạn. Nếu không có những cánh thiệp mang vô vàn màu
sắc rực rỡ hay trang nhã hiền hòa thì đời sống mỗi chúng ta vẫn vậy. Tuy nhiên,
nếu nhận được một lời chúc mừng từ một người nào đó vào những ngày giá lạnh mùa
đông thì lòng ta sẽ ấm cúng thêm một chút.
Tôi có vài lần
nhận được những cánh thiệp bất ngờ.
Một người không quen
ở Atlanta chúc mừng Giáng Sinh và cảm ơn lý do tôi đã gởi cho họ lá thư từ Việt
Nam lạc cánh đến nhà mình (có lẽ vì cùng mang họ Nguyễn dù Georgia và Tennessee
là hai phương trời cách biệt). Ông bà bác sĩ chủ một khách sạn ở Florida gởi
Christmas card báo tin họ đã mua đũa và
mời gia đình tôi thuê phòng vào mùa hè sau (tôi chỉ viết vài lời góp ý bỏ vào
Suggestion box là ở đây thiếu đũa, tôi chỉ viết cho vui mà thôi). Về khoảng này
thì người Việt Nam thua xa người Mỹ trên phương diện thương mại. Có nhiều chủ
tiệm người mình chỉ muốn tạt nước vào mặt khách hàng nếu bị phàn nàn hay góp ý!
Một chú rể gởi thiệp Giáng Sinh vì tôi đã được cha mẹ chú mời dự đám cưới hồi
giữa năm. Thường thì chú rể hay cô dâu không cần biết khách mời đám cưới mình
là ai (vì là bạn của cha mẹ mà!) chứ nói chi đến chuyện gởi thiệp chúc mừng. Thật
là sự lạ trong mùa Christmas.
Ngày nay trong
thời buổi điện tử, chúng ta hay gởi Greeting cards qua E-mail, vừa nhanh vừa tiện
và không sợ trễ. Dĩ nhiên thiệp chúc mừng gởi cách này rất dễ bị lãng quên
trong những ngày cuối năm bận rộn, nhưng biết sao đây!
Giáng Sinh tự
bao giờ đã đương nhiên trở thành lễ hội cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ
là ngày kỷ niệm của những người theo đạo Thiên Chúa. Mùa Giáng Sinh là thời
gian để cho đi, để nhận lại không phải chỉ đơn thuần là giá trị vật chất mà là
sự gói ghém tình thương giữa chúng ta với nhau. Mùa Giáng Sinh và những khoảnh
khắc năm cùng tháng tận là lúc cùng nhau ôn lại những kỷ niệm buồn vui của một
đời người.
Và nhất là mùa
Christmas quá dư thừa điều kiện vật chất trên xứ Mỹ làm ta liên tưởng đến những
cuộc đời bất hạnh ở những nơi chốn khác. Đón chào ngày Giáng sinh với họ hình
như chỉ là một thứ xa xí phẩm cao quá tầm tay dù Chúa Hài Đồng được sinh ra
trên máng cỏ nghèo nàn. Đôi lúc, mỗi chúng ta đã đi quá xa những giá trí tốt đẹp
ban đầu một cách vô tư và vô tội vạ. Mùa Giáng Sinh cũng là dịp để ta quay đầu
nhìn lại những đoạn đường mình đã đi qua. Đâu phải những bước đi nào của ta
cũng hoàn hảo, những hành động hay ý tưởng nào của ta cũng đúng hay đáng ngợi
khen. Giáng Sinh là mùa của tha thứ. Sự tha thứ là một điều quá đổi khó khăn dù
với ta hay với tha nhân. Khó khăn nhưng không hẳn là không bao giờ có thể xảy
ra.
Mimosa Phương Vinh
Những Bức Ảnh Thiên Văn Đẹp Nhất Năm 2014
Hình chụp Tinh vân Lagoon, đám mây dạng sóng kỳ lạ, hay ánh sáng
chuyển động của hiện tượng cực quang nằm trong số những bức ảnh đẹp nhất năm
nay, theo bình chọn của tạp chí uy tín National Geographic.
Thiên hà Whirlpool
Thiên
hà Whirlpool lấp lánh với các tia X từ những ngôi sao neutron và vô số lỗ đen
trên cánh tay xoắn ốc của nó.
|
Cực quang
Hình ảnh cực quang như
những dải ánh sáng nhiều màu sắc xuất hiện trên bầu trời đêm ở hồ Pontoon, Vùng
lãnh thổ Tây Bắc, Canada.
Tinh vân Lagoon
Tinh
vân Lagoo giống như một tấm thảm khổng lồ chứa các ngôi sao trẻ sinh ra trong
một đám mây khí và tro bụi. Hình ảnh được chụp từ Đài quan sát
Paranal trên sa mạc Chile.
|
Ánh sáng của các thành phố lớn
Toàn cảnh ban đêm ở thành
phố San Francisco và Los Angeles, Mỹ, chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Xa hơn
là thành phố Salt Lake, thuộc bang Utah, tỏa sáng phía dưới đường chân trời màu
xanh lá cây.
Đám mây dạng sóng kỳ lạ
Các
đỉnh núi cao trên Đảo núi lửa Amsterdam, phía nam Ấn Độ Dương, làm gián đoạn
dòng không khí đi qua đảo, tạo nên những đám mây có hình sóng trên bầu trời.
|
Áo choàng màu tím của thiên hà Hercules
Thiên
hà Hercules được chụp bằng kính viễn vọng Không gian tia-X Chandra của
NASA. Thiên hà có dạng hình elip, với trung tâm là một lõi sáng. Nhiều
nhà thiên văn tin rằng Hercules chứa một lỗ đen siêu lớn, đang tích cực
"nuốt" những ngôi sao và vật chất khác.
|
Đụn cát trên sao Hỏa
Hình
ảnh đụn cát trên sao Hỏa được Tàu Quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa (Mars
Reconnaissance Orbiter) ghi lại.
|
Tinh vân đầu khỉ
Tinh
vân đầu khỉ có tên gọi chính thức là NGC 2174, cách Trái Đất khoảng 6.400 năm
ánh sáng. Nó nằm trong chòm sao Orion, nơi đám mây khí và bụi liên tục
hình thành nên những ngôi sao trẻ.
|
Bụi sa mạc Sahara
Các
phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp ảnh bụi từ sa mạc Sahara,
châu Phi, khi đi ngang qua phía trên bầu trời Libya.
|
Sông xanh
Dòng
sông xanh ở Utah, Mỹ, uốn khúc quanh một hẻm núi sâu gần 305 m trong
nhiều thiên niên kỷ. Hình ảnh cũng ghi lại vệt sáng màu trắng của một chiếc
máy bay khi nó đi qua khu vực này.
|
Vệ tinh của sao Thổ
Trong
ảnh là khoảng không giữa hai vòng tròn trong vành đai sao Thổ (gọi là
khoảng trống Keeler), và một vệ tinh của sao Thổ.
|
Sa mạc nở hoa
Tàu
vũ trụ Terra của NASA ghi lại hiện tượng tảo nở hoa trong hồ Mackay,
Australia, xen lẫn với thực vật trên sa mạc bị Mặt Trời thiêu đốt.
|
Lê Hùng (Theo National Geographic)
BÓNG MA MOSSAD - Bài 1 - Những Điệp Vụ Trong Bóng Tối - Mạnh Kim
Đồ chơi của điệp viên Mossad
Trong số ra ngày 2/8/2011, tờ Der Spiegel (Đức) cho biết, Cơ quan Tình báo Israel Mossad là thủ phạm tổ chức hàng loạt vụ giết các nhà khoa học gia hạt nhân Iran gần đây, trong đó có vụ bắn toác cổ nhà khoa học hạt nhân Darioush Rezaei ngay tại thủ đô Tehran ngày 23/6/2011.
Bàn tay vấy máu
Vụ hạ sát TS vật lý hạt nhân Darioush Rezaei 35 tuổi (bởi hai kẻ lạ mặt phóng môtô nã 5 phát súng vào chiếc xe nạn nhân khi Rezaei đang chở vợ và con gái) là vụ mới nhất liên quan đến Mossad. Rezaei là nhà vật lý hạt nhân thứ ba của Iran bị khử thời gian gần đây, trong chiến dịch bắt đầu từ năm 2010.
Vụ hạ sát TS vật lý hạt nhân Darioush Rezaei 35 tuổi (bởi hai kẻ lạ mặt phóng môtô nã 5 phát súng vào chiếc xe nạn nhân khi Rezaei đang chở vợ và con gái) là vụ mới nhất liên quan đến Mossad. Rezaei là nhà vật lý hạt nhân thứ ba của Iran bị khử thời gian gần đây, trong chiến dịch bắt đầu từ năm 2010.
Ngày 12/1/2010, nhà vật lý hạt nhân Masoud Ali Mohammadi, người được giới chuyên gia năng lượng hạt nhân thế giới đánh giá là một trong những nhà khoa học hạt nhân số một Iran, bị giết bởi quả bom điều khiển từ xa cài trong chiếc môtô đậu cạnh xe hơi của ông. Gần một năm sau, ngày 29/11/2010, GS vật lý hạt nhân Majid Shahriari bị nổ tan xác khi chiếc xe hơi của ông bị cài bom; trong khi đồng nghiệp Fereidoun Abbasi (Giáo sư Đại học Shahid Beheshti) cũng bị ám sát suýt chết (sau vụ trên, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad bổ nhiệm Abbasi làm Phó chủ tịch Cơ quan Nguyên tử Iran).
Trước đó, năm 2007, TS Ardeshir Hosseinpour (làm việc tại Nhà máy hạt nhân Isfahan) cũng bị chết một cách bí hiểm bởi “nhiễm phóng xạ”. Năm 2007 cũng là năm mà Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Ali-Reza Asgari “biến mất” một cách kỳ lạ. Ngày 7/2/2007, sau khi đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ Damascus (Syria) trong chuyến công du, Ali-Reza Asgari đột nhiên mất tích suốt từ đó đến nay (tháng 8/2011), để lại vô số tin đồn đoán về tông tích mình, rằng ông bị Mossad hay CIA bắt cóc để khai thác thông tin về chương trình hạt nhân quân sự Iran; hay ông đào thoát bởi bất đồng với Tổng thống Ahmadinejad…
Cư dân giàu có tại khu biệt lập Afeka ở bắc Tel-Aviv chẳng lạ gì Rafael Eitan - gã trung niên béo lùn thích để ngực trần và bị điếc đặc tai phải. Người ta vẫn thường thấy Eitan đi đâu đó, trở về với mớ sắt vụn rồi lụi hụi hàn lại thành những hình thù khác nhau như một thú tiêu khiển. Ít người biết rằng, trong gần 1/4 thế kỷ, Eitan là Phó giám đốc Mossad đặc trách các chiến dịch đặc biệt. Trong suốt thời gian làm điệp viên, Eitan đã lăn lộn khắp các thành phố châu Âu, trong những điệp vụ tìm diệt. Eitan giết nhiều người đến mức không thể nhớ chính xác bao nhiêu, có khi bằng khẩu Beretta gắn ống hãm thanh, có khi bằng sợi dây điện siết cổ hoặc có lúc bằng một cú vặn cổ nạn nhân cực mạnh, nhanh và gọn như xoắn cổ vịt! Khi Menachem Begin đắc cử Thủ tướng năm 1977, Eitan được chỉ định làm cố vấn riêng về chống khủng bố.
Để tạo thêm mùi vị kinh hoàng cho các thành viên còn lại của nhóm khủng bố "Tháng Chín Đen", Mossad cho đăng một loạt cáo phó trên nhiều tờ báo Arab địa phương và gửi hoa đến viếng gia đình họ, trước khi họ lần lượt bị giết! Riêng thủ lĩnh nhóm khủng bố (trực tiếp thực hiện vụ giết vận động viên Israel) Ali Hassan Salameh - mệnh danh “Hoàng tử đỏ”, thì chính Eitan đã đích thân ra tay. Sau nhiều lần theo dõi và mất dấu đối tượng, Eitan cuối cùng phát hiện Salameh tại Beirut. Thuộc Beirut như lòng bàn tay, Eitan cải trang thành thương nhân Hy Lạp và theo dõi đường đi nước bước Salameh. Trở về Tel Aviv, Eitan phái ba điệp viên Mossad vào Li-băng.
Cư dân giàu có tại khu biệt lập Afeka ở bắc Tel-Aviv chẳng lạ gì Rafael Eitan - gã trung niên béo lùn thích để ngực trần và bị điếc đặc tai phải. Người ta vẫn thường thấy Eitan đi đâu đó, trở về với mớ sắt vụn rồi lụi hụi hàn lại thành những hình thù khác nhau như một thú tiêu khiển. Ít người biết rằng, trong gần 1/4 thế kỷ, Eitan là Phó giám đốc Mossad đặc trách các chiến dịch đặc biệt. Trong suốt thời gian làm điệp viên, Eitan đã lăn lộn khắp các thành phố châu Âu, trong những điệp vụ tìm diệt. Eitan giết nhiều người đến mức không thể nhớ chính xác bao nhiêu, có khi bằng khẩu Beretta gắn ống hãm thanh, có khi bằng sợi dây điện siết cổ hoặc có lúc bằng một cú vặn cổ nạn nhân cực mạnh, nhanh và gọn như xoắn cổ vịt! Khi Menachem Begin đắc cử Thủ tướng năm 1977, Eitan được chỉ định làm cố vấn riêng về chống khủng bố.
Việc đầu tiên Eitan thực hiện ở cương vị này là tổ chức chiến dịch thanh trừng nhóm khủng bố giết 11 vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich năm 1972. Những gì đạo diễn Mỹ Steven Spielberg miêu tả trong bộ phim về đề tài này (Munich, sản xuất năm 2005) chẳng thấm vào đâu so với thực tế. Nạn nhân đầu tiên bị khử khi đang đứng trong hành lang căn hộ tại Rome (bị bắn 11 phát với mỗi viên được xem như trả thù cho một vận động viên Israel). Nạn nhân thứ hai bị giết khi trả lời điện thoại từ căn hộ ở Paris (cái đầu bị vỡ toác như quả dưa bởi khối thuốc nổ cài trong ống nghe và được kích hoạt bằng thiết bị điều khiển từ xa). Kẻ khủng bố thứ ba bị giết bằng bom trong căn hộ tại Nicosia (Cyprus)…
Để tạo thêm mùi vị kinh hoàng cho các thành viên còn lại của nhóm khủng bố "Tháng Chín Đen", Mossad cho đăng một loạt cáo phó trên nhiều tờ báo Arab địa phương và gửi hoa đến viếng gia đình họ, trước khi họ lần lượt bị giết! Riêng thủ lĩnh nhóm khủng bố (trực tiếp thực hiện vụ giết vận động viên Israel) Ali Hassan Salameh - mệnh danh “Hoàng tử đỏ”, thì chính Eitan đã đích thân ra tay. Sau nhiều lần theo dõi và mất dấu đối tượng, Eitan cuối cùng phát hiện Salameh tại Beirut. Thuộc Beirut như lòng bàn tay, Eitan cải trang thành thương nhân Hy Lạp và theo dõi đường đi nước bước Salameh. Trở về Tel Aviv, Eitan phái ba điệp viên Mossad vào Li-băng.
Một kẻ thuê xe; một người cài bom vào khung xe; và kẻ còn lại đỗ xe tại con lộ mà “Hoàng tử đỏ” đi ngang mỗi sáng. Dùng thiết bị điều khiển từ xa, nhóm điệp viên Mossad đã giết banh xác “Hoàng tử đỏ”! (vụ thanh trừng nhóm Tháng Chín Đen từng gây chấn động thế giới và Eitan thậm chí được tiểu thuyết gia truyện gián điệp John Le Carré lấy làm hình mẫu cho một nhân vật trong quyển The Little Drummer Girl).
Giết kẻ thù đã đành, Mossad cũng giết luôn kẻ không thể mua chuộc được. Vụ TS Gerald Bull (Canada) là điển hình. Khoa học gia Bull từng là một trong những chuyên gia vũ khí đạn đạo số một thế giới. Israel nhiều lần tiếp cận và mua chuộc đương sự nhưng bất thành. Trong khi đó, Bull muốn bán kỹ thuật cho Iraq. Cốt lõi kỹ thuật Bull là mẫu pháo siêu hạng (được đặt tên Supergun) có nòng dài 148m được chế từ 32 tấn thép Anh.
Cuối năm 1989, Supergun đã khai hỏa thử tại Mosul (Iraq) và Baghdad đặt Bull chế 3 khẩu Supergun với giá 20 triệu USD. Dự án chế tạo Supergun có mật danh Babylon. Công ty Space Research Corporation (SRC) của Bull có trụ sở tại Brussels chịu trách nhiệm mua thiết bị từ các nước châu Âu láng giềng.
Ngày 17/2/1990, một điệp viên nằm vùng Mossad ở Brussels vớ được tài liệu về Dự án Babylon. Tại Mossad, hồ sơ Bull ngày càng dày, từ lúc đương sự được trao bằng tiến sĩ năm 22 tuổi đến lúc (năm 1976) chế được khẩu “bích kích pháo” 45 mm có thể bắn được mục tiêu cách xa 40km, ở thời điểm mà khẩu đại bác tốt nhất của NATO chỉ bắn được 27km… Trưa ngày 20/3/1990, Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir đã thống nhất với Giám đốc Mossad Nahum Admoni, rằng Bull phải chết!
Hai ngày sau, hai điệp viên Mossad có mặt tại Brussels, nơi một điệp viên Mossad khác rành rẽ mọi động tĩnh của Bull đang đón chờ. 18 giờ 45 phút ngày 22/3/1990, ba điệp viên Mossad đánh chiếc xe thuê đến khu phố Bull sống; mỗi người lận một khẩu súng trong bụng. 20 phút sau, khi mở cửa, ông già Bull 61 tuổi bị ghim 5 phát vào đầu và cổ bằng loạt đạn 7,65 mm. Bull lảo đảo đổ gục chết ngay ở bậc cửa. Khi nhóm sát thủ trở về an toàn, Ban tâm lý chiến Mossad tung ra dư luận Bull bị Baghdad giết bởi tội bội tín…
Những điệp vụ ám sát rợn tóc gáy
Năm 2003, (cựu) Thủ tướng Ariel Sharon bắt đầu bật đèn xanh cho chiến dịch “bắt rắn chặt đầu”, với chiến dịch quân sự lẫn tình báo nhằm tiêu diệt các đối tượng thủ lĩnh Hamas cũng như những nhóm Hồi giáo quá khích khác. Thật ra chiến dịch này không mới. Nhiệm vụ thường trực của Mossad vẫn luôn là tiêu diệt thủ lĩnh các nhóm Hồi giáo vốn máu me cực đoan.
Giết kẻ thù đã đành, Mossad cũng giết luôn kẻ không thể mua chuộc được. Vụ TS Gerald Bull (Canada) là điển hình. Khoa học gia Bull từng là một trong những chuyên gia vũ khí đạn đạo số một thế giới. Israel nhiều lần tiếp cận và mua chuộc đương sự nhưng bất thành. Trong khi đó, Bull muốn bán kỹ thuật cho Iraq. Cốt lõi kỹ thuật Bull là mẫu pháo siêu hạng (được đặt tên Supergun) có nòng dài 148m được chế từ 32 tấn thép Anh.
Cuối năm 1989, Supergun đã khai hỏa thử tại Mosul (Iraq) và Baghdad đặt Bull chế 3 khẩu Supergun với giá 20 triệu USD. Dự án chế tạo Supergun có mật danh Babylon. Công ty Space Research Corporation (SRC) của Bull có trụ sở tại Brussels chịu trách nhiệm mua thiết bị từ các nước châu Âu láng giềng.
Ngày 17/2/1990, một điệp viên nằm vùng Mossad ở Brussels vớ được tài liệu về Dự án Babylon. Tại Mossad, hồ sơ Bull ngày càng dày, từ lúc đương sự được trao bằng tiến sĩ năm 22 tuổi đến lúc (năm 1976) chế được khẩu “bích kích pháo” 45 mm có thể bắn được mục tiêu cách xa 40km, ở thời điểm mà khẩu đại bác tốt nhất của NATO chỉ bắn được 27km… Trưa ngày 20/3/1990, Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir đã thống nhất với Giám đốc Mossad Nahum Admoni, rằng Bull phải chết!
Hai ngày sau, hai điệp viên Mossad có mặt tại Brussels, nơi một điệp viên Mossad khác rành rẽ mọi động tĩnh của Bull đang đón chờ. 18 giờ 45 phút ngày 22/3/1990, ba điệp viên Mossad đánh chiếc xe thuê đến khu phố Bull sống; mỗi người lận một khẩu súng trong bụng. 20 phút sau, khi mở cửa, ông già Bull 61 tuổi bị ghim 5 phát vào đầu và cổ bằng loạt đạn 7,65 mm. Bull lảo đảo đổ gục chết ngay ở bậc cửa. Khi nhóm sát thủ trở về an toàn, Ban tâm lý chiến Mossad tung ra dư luận Bull bị Baghdad giết bởi tội bội tín…
Những điệp vụ ám sát rợn tóc gáy
Năm 2003, (cựu) Thủ tướng Ariel Sharon bắt đầu bật đèn xanh cho chiến dịch “bắt rắn chặt đầu”, với chiến dịch quân sự lẫn tình báo nhằm tiêu diệt các đối tượng thủ lĩnh Hamas cũng như những nhóm Hồi giáo quá khích khác. Thật ra chiến dịch này không mới. Nhiệm vụ thường trực của Mossad vẫn luôn là tiêu diệt thủ lĩnh các nhóm Hồi giáo vốn máu me cực đoan.
Vụ giết Fathi Shkaki là một ví dụ. Ngày 24/10/1995, hai thanh niên ở độ tuổi 20 với mật danh Gil và Ran rời Tel Aviv trên hai chuyến bay riêng. Ran đến Athens còn Gil hạ cánh xuống Rome. Tại sân bay, họ đều nhận thông hành Anh. Sau đó, hai người khởi hành đến Malta và cùng đăng ký tại khách sạn Diplomat nhìn ra cảng Valletta thơ mộng đầy nắng. Chiều hôm đó, một chiếc xe gắn máy được giao cho Ran. Chẳng ai trong nhân viên khách sạn nhớ Ran và Gil có nói chuyện với nhau. Hầu hết thời gian trú tại khách sạn họ đều ở rịt trong phòng riêng.
Có lần một nhân viên phục vụ ca cẩm về cái samsonite nặng chình chịch, Gil nhăn mặt cười, nói đùa rằng nó chứa vàng thỏi. Trước đó một ngày, nhóm điệp viên Mossad cũng đến Malta bằng phà, liên lạc với Gil qua thiết bị vô tuyến cực mạnh giấu trong chiếc samsonite. Ổ khóa samsonite được thiết kế mở ngược theo chiều kim đồng hồ để không kích hoạt ngòi nổ bên trong. Vô phúc kẻ nào lấy trộm samsonite và mở theo kiểu thông thường (theo chiều đồng hồ), chắc chắn nạn nhân sẽ bị chết banh xác. Anten trong samsonite là sợi cáp quang 400m được cuốn gọn, tạo thành cái đĩa đường kính 15cm. Suốt đêm, Gil nhận chỉ thị từ con phà với cái samsonite này.
Cuối cùng, đối tượng xuất hiện: Fathi Shkaki đến Malta với một cận vệ Libya. Cạo râu nhẵn nhụi, Shkaki khai với hải quan Malta mình tên Ibrahim Dawish. Sau khi đăng ký khách sạn Diplomat, Shkaki ngồi nhâm nhi tại quầy cà phê nhìn ra biển và gọi vài cú điện. Sáng hôm sau, Shkaki đi mua vài chiếc sơmi hứa tặng cậu con trai rồi tản bộ ra bãi biển. Ông không biết rằng, sau lưng có hai gã đi theo từ hồi nào trên chiếc xe gắn máy. Bất ngờ, một gã nã 6 phát vào đầu Shkaki. Tay thủ lĩnh Islamic Jihad chết tức thì. Tại Iran, giới giáo sĩ tuyên bố quốc tang cho Shkaki; và tại Tel Aviv, khi hỏi về cái chết Shkaki, Thủ tướng Yitzhak Rabin nói: “Tôi chẳng có gì để buồn”. Vài ngày sau, 4/11/1995, Yitzhak Rabin cũng bị ám sát…
Đi đêm gặp ma
Không phải lúc nào sát thủ Mossad cũng có thể tàng hình như bóng ma và thực hiện thành công điệp vụ ám sát.
Ngày 31/7/1997, ngày mà hai kẻ khủng bố liều chết Hamas giết 15 người và làm bị thương 157 nạn nhân tại một ngôi chợ Jerusalem, Giám đốc Mossad Danny Yatom được vời khẩn cấp đến văn phòng Thủ tướng Benyamin Netanyahu. Được yêu cầu lập tức lập danh sách tất cả thủ lĩnh Hamas và tông tích của họ, Yatom tung điệp viên đến khắp các nước Arab và tất nhiên không thể không kể Gaza lẫn Bờ Tây. Netanyahu liên tục chất vấn Yatom về chiến dịch do thám Hamas. Đến tháng 9/1997, Netanyahu đã gần như mất kiên nhẫn và gọi Yatom bất kể giờ giấc nào, kể cả ban đêm.
Có lần một nhân viên phục vụ ca cẩm về cái samsonite nặng chình chịch, Gil nhăn mặt cười, nói đùa rằng nó chứa vàng thỏi. Trước đó một ngày, nhóm điệp viên Mossad cũng đến Malta bằng phà, liên lạc với Gil qua thiết bị vô tuyến cực mạnh giấu trong chiếc samsonite. Ổ khóa samsonite được thiết kế mở ngược theo chiều kim đồng hồ để không kích hoạt ngòi nổ bên trong. Vô phúc kẻ nào lấy trộm samsonite và mở theo kiểu thông thường (theo chiều đồng hồ), chắc chắn nạn nhân sẽ bị chết banh xác. Anten trong samsonite là sợi cáp quang 400m được cuốn gọn, tạo thành cái đĩa đường kính 15cm. Suốt đêm, Gil nhận chỉ thị từ con phà với cái samsonite này.
Cuối cùng, đối tượng xuất hiện: Fathi Shkaki đến Malta với một cận vệ Libya. Cạo râu nhẵn nhụi, Shkaki khai với hải quan Malta mình tên Ibrahim Dawish. Sau khi đăng ký khách sạn Diplomat, Shkaki ngồi nhâm nhi tại quầy cà phê nhìn ra biển và gọi vài cú điện. Sáng hôm sau, Shkaki đi mua vài chiếc sơmi hứa tặng cậu con trai rồi tản bộ ra bãi biển. Ông không biết rằng, sau lưng có hai gã đi theo từ hồi nào trên chiếc xe gắn máy. Bất ngờ, một gã nã 6 phát vào đầu Shkaki. Tay thủ lĩnh Islamic Jihad chết tức thì. Tại Iran, giới giáo sĩ tuyên bố quốc tang cho Shkaki; và tại Tel Aviv, khi hỏi về cái chết Shkaki, Thủ tướng Yitzhak Rabin nói: “Tôi chẳng có gì để buồn”. Vài ngày sau, 4/11/1995, Yitzhak Rabin cũng bị ám sát…
Đi đêm gặp ma
Không phải lúc nào sát thủ Mossad cũng có thể tàng hình như bóng ma và thực hiện thành công điệp vụ ám sát.
Ngày 31/7/1997, ngày mà hai kẻ khủng bố liều chết Hamas giết 15 người và làm bị thương 157 nạn nhân tại một ngôi chợ Jerusalem, Giám đốc Mossad Danny Yatom được vời khẩn cấp đến văn phòng Thủ tướng Benyamin Netanyahu. Được yêu cầu lập tức lập danh sách tất cả thủ lĩnh Hamas và tông tích của họ, Yatom tung điệp viên đến khắp các nước Arab và tất nhiên không thể không kể Gaza lẫn Bờ Tây. Netanyahu liên tục chất vấn Yatom về chiến dịch do thám Hamas. Đến tháng 9/1997, Netanyahu đã gần như mất kiên nhẫn và gọi Yatom bất kể giờ giấc nào, kể cả ban đêm.
Ngày 9/9, Hamas lại khủng bố, làm bị thương hai cận vệ Israel của tùy viên văn hóa ở Đại sứ quán Israel mới khánh thành tại Amman (thủ đô Jordan). Ba ngày sau, trong bữa cơm trưa tại nhà Netanyahu, Yatom mới cung cấp một cái tên: Khalid Meshal (có tài liệu viết là Khaled Mashaal). Và kế hoạch giết Meshal lập tức được tiến hành. Không như nhiều vụ ám sát trước, lần này Mossad không dùng súng mà cũng chẳng phải sợi dây câu cá để xiết cổ đương sự. Vũ khí được chọn là bình xịt hóa chất gây tổn hại thần kinh trung ương.
Ngày 24/9/1997, các điệp viên Mossad lần lượt đến Amman từ Athens, Rome và Paris. Hai sát thủ trực tiếp thực hiện điệp vụ đều mang thông hành Canada với tên Barry Beads và Sean Kendall. Họ đăng ký tại khách sạn Intercontinental và nhóm còn lại trú trong Đại sứ quán Israel cách đó không xa. 9 giờ sáng hôm sau, Beads có mặt ở tiền sảnh và đăng ký thuê chiếc Toyota xanh ngọc; ít phút sau, Kendall thuê chiếc Huyndai xanh lá cây.
10 giờ, Meshal được tài xế chở đi; ở băng ghế sau, có ba đứa con nhỏ của ông. Beads lẳng lặng đánh vôlăng theo sau và những tay điệp viên Mossad khác cũng có mặt rải rác trên đường. Khi đến quận Garden, tay tài xế báo Meshal biết họ bị bám đuôi. Meshal dùng điện thoại xe hơi gọi cảnh sát Jordan. Barry Beads và Sean Kendall cũng nhận thấy bị lộ và vượt lên mất hút. Ít phút sau, cảnh sát Jordan gọi Meshal, cho biết hai xe trên chỉ là du khách Canada.
Không lâu trước 10 giờ 30 phút, khi tài xế của Meshal đánh xe vào đường Wasfi Al-Tal, đã có một đám đông đứng trước trụ sở Hamas. Barry Beads và Sean Kendall có mặt trong số đó. Chẳng ai nghi ngờ họ bởi du khách nước ngoài vẫn thường tò mò đến trụ sở xem các thủ lĩnh Hamas. Sau khi Meshal hôn con và ra khỏi xe, Beads tiến thẳng đến trong khi Kendall kè sát vai đối tượng.
“Ông là Meshal?” - Beads hỏi, cùng lúc Kendall lôi ra chiếc bình và xịt vào tai trái nạn nhân. Thủ lĩnh Hamas hoảng hốt tháo chạy và chùi liên tục vào vành tai. Kendall tính xịt lần nữa nhưng đám đông bắt đầu chú ý khiến Beads phải kêu la tẩu thoát. Lúc đó, Meshal bắt đầu nôn mửa và choáng váng. Đám đông gọi xe cứu thương. Và trong lúc hỗn loạn tháo chạy, nhóm điệp viên Mossad đã chuồn mất, không “vớt” kịp Kendall và Beads. Tại đồn cảnh sát, đích thân Samith Batihi - chỉ huy phản gián Jordan - tiếp Beads và Kendall. Trước đó, chỉ huy cứ điểm Mossad đã gọi điện cho Batihi!
Trước khi Giám đốc Mossad Yatom đến văn phòng Thủ tướng, Netanyahu đã nhận cú điện từ Vua Hussein của Jordan trên đường dây nóng. Vua Hussein cáu đến mức ông nói mình có cảm giác giống như một thằng bạn thân dám hành xử tồi đến mức hiếp cả con gái bạn mình; rằng Netanyahu đừng có chối biến bởi hai tên điệp viên Mossad đã khai tuốt tuồn tuột trước ống kính video; và rằng cuộn băng đó đang trên đường đến Washington để Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thực mục sở thị.
Khi Netanyahu đề nghị đến Amman để “làm cho rõ vấn đề” nhằm “tránh gây hiểu lầm đáng tiếc”, Vua Hussein bác ngay, nói rằng “quý vị không cần phải tốn thời gian như thế”.
Như bị trời sập xuống đầu, Netanyahu còn được yêu cầu thả giáo sĩ Ahmed Yassin (thủ lĩnh tinh thần và là người đồng sáng lập Hamas; bị Israel giết vào tháng 3/2004), đồng thời phải đưa thuốc giải cho Meshal để đổi lấy mạng Beads và Kendall. Một giờ sau, thuốc giải được chuyển đến Amman trên một chuyên cơ của quân đội Israel. Meshal bình phục vài ngày sau và thậm chí đủ sức tổ chức buổi họp báo chế nhạo Mossad. Hôm sau, Madeleine Albright gọi hai cú điện ngắn cho Netanyahu với ngôn ngữ xát muối không kém Vua Hussein. Trong vòng một tuần sau sự kiện, Israel thả Ahmed Yassin.
Tháng 2/1998, sếp Mossad Yatom từ chức. Netanyahu thậm chí không gửi thư cảm ơn vì những “đóng góp và cống hiến đất nước” cho Yatom (như thủ tục hành chính thông lệ). Gần 10 năm sau vụ việc, Israel vẫn còn “hận” vụ Meshal.
Năm 2006, Bộ trưởng Tư pháp Israel Haim Ramon tiếp tục yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp để Syria trục xuất Meshal (sau vụ ám sát Meshal năm 1997, quan hệ giữa Jordan và Hamas căng thẳng, Meshal bị trục xuất đến Qatar rồi sau đó đương sự đến Damascus lưu trú từ năm 2001 và ở đó suốt đến nay, với tư cách là “thủ lĩnh quốc tế” của Hamas).
Ngày 24/9/1997, các điệp viên Mossad lần lượt đến Amman từ Athens, Rome và Paris. Hai sát thủ trực tiếp thực hiện điệp vụ đều mang thông hành Canada với tên Barry Beads và Sean Kendall. Họ đăng ký tại khách sạn Intercontinental và nhóm còn lại trú trong Đại sứ quán Israel cách đó không xa. 9 giờ sáng hôm sau, Beads có mặt ở tiền sảnh và đăng ký thuê chiếc Toyota xanh ngọc; ít phút sau, Kendall thuê chiếc Huyndai xanh lá cây.
10 giờ, Meshal được tài xế chở đi; ở băng ghế sau, có ba đứa con nhỏ của ông. Beads lẳng lặng đánh vôlăng theo sau và những tay điệp viên Mossad khác cũng có mặt rải rác trên đường. Khi đến quận Garden, tay tài xế báo Meshal biết họ bị bám đuôi. Meshal dùng điện thoại xe hơi gọi cảnh sát Jordan. Barry Beads và Sean Kendall cũng nhận thấy bị lộ và vượt lên mất hút. Ít phút sau, cảnh sát Jordan gọi Meshal, cho biết hai xe trên chỉ là du khách Canada.
Không lâu trước 10 giờ 30 phút, khi tài xế của Meshal đánh xe vào đường Wasfi Al-Tal, đã có một đám đông đứng trước trụ sở Hamas. Barry Beads và Sean Kendall có mặt trong số đó. Chẳng ai nghi ngờ họ bởi du khách nước ngoài vẫn thường tò mò đến trụ sở xem các thủ lĩnh Hamas. Sau khi Meshal hôn con và ra khỏi xe, Beads tiến thẳng đến trong khi Kendall kè sát vai đối tượng.
“Ông là Meshal?” - Beads hỏi, cùng lúc Kendall lôi ra chiếc bình và xịt vào tai trái nạn nhân. Thủ lĩnh Hamas hoảng hốt tháo chạy và chùi liên tục vào vành tai. Kendall tính xịt lần nữa nhưng đám đông bắt đầu chú ý khiến Beads phải kêu la tẩu thoát. Lúc đó, Meshal bắt đầu nôn mửa và choáng váng. Đám đông gọi xe cứu thương. Và trong lúc hỗn loạn tháo chạy, nhóm điệp viên Mossad đã chuồn mất, không “vớt” kịp Kendall và Beads. Tại đồn cảnh sát, đích thân Samith Batihi - chỉ huy phản gián Jordan - tiếp Beads và Kendall. Trước đó, chỉ huy cứ điểm Mossad đã gọi điện cho Batihi!
Trước khi Giám đốc Mossad Yatom đến văn phòng Thủ tướng, Netanyahu đã nhận cú điện từ Vua Hussein của Jordan trên đường dây nóng. Vua Hussein cáu đến mức ông nói mình có cảm giác giống như một thằng bạn thân dám hành xử tồi đến mức hiếp cả con gái bạn mình; rằng Netanyahu đừng có chối biến bởi hai tên điệp viên Mossad đã khai tuốt tuồn tuột trước ống kính video; và rằng cuộn băng đó đang trên đường đến Washington để Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thực mục sở thị.
Khi Netanyahu đề nghị đến Amman để “làm cho rõ vấn đề” nhằm “tránh gây hiểu lầm đáng tiếc”, Vua Hussein bác ngay, nói rằng “quý vị không cần phải tốn thời gian như thế”.
Như bị trời sập xuống đầu, Netanyahu còn được yêu cầu thả giáo sĩ Ahmed Yassin (thủ lĩnh tinh thần và là người đồng sáng lập Hamas; bị Israel giết vào tháng 3/2004), đồng thời phải đưa thuốc giải cho Meshal để đổi lấy mạng Beads và Kendall. Một giờ sau, thuốc giải được chuyển đến Amman trên một chuyên cơ của quân đội Israel. Meshal bình phục vài ngày sau và thậm chí đủ sức tổ chức buổi họp báo chế nhạo Mossad. Hôm sau, Madeleine Albright gọi hai cú điện ngắn cho Netanyahu với ngôn ngữ xát muối không kém Vua Hussein. Trong vòng một tuần sau sự kiện, Israel thả Ahmed Yassin.
Tháng 2/1998, sếp Mossad Yatom từ chức. Netanyahu thậm chí không gửi thư cảm ơn vì những “đóng góp và cống hiến đất nước” cho Yatom (như thủ tục hành chính thông lệ). Gần 10 năm sau vụ việc, Israel vẫn còn “hận” vụ Meshal.
Năm 2006, Bộ trưởng Tư pháp Israel Haim Ramon tiếp tục yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp để Syria trục xuất Meshal (sau vụ ám sát Meshal năm 1997, quan hệ giữa Jordan và Hamas căng thẳng, Meshal bị trục xuất đến Qatar rồi sau đó đương sự đến Damascus lưu trú từ năm 2001 và ở đó suốt đến nay, với tư cách là “thủ lĩnh quốc tế” của Hamas).
From FB Mạnh Kim
Subscribe to:
Posts (Atom)