Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Friday, May 31, 2019
Vườn Măng Cụt - Trần Mộng Tú
Người
con gái ra đón ông Thành ở ngay khu đậu xe của chung cư. Cô hồn nhiên
nắm tay ông, cái nắm tay không phải dắt ông cho khỏi vấp ngã, nhưng tỏ
sự thân tình. Cô vừa đi vừa nói:
- Lâu quá rồi bác cháu mình không gặp nhau. Con xem đồng hồ áng chừng
giờ bác đến, thế mà đúng. Con vừa ra chưa được năm phút đã nhìn thấy xe
bác rẽ vào. Bác trông còn khỏe quá!
Rồi cô thấp giọng. “Mẹ con đang chờ bác.”
Ông Thành nhìn cô con gái của bạn, nhớ lại ngày cô còn bé tí, nay đã
gần bốn mươi rồi, không trách mình già. Ông xiết chặt tay cô, nhớ đến
người đã đi biền biệt.
Ông Thành là bạn thân từ thời còn rất trẻ của cha mẹ cô, ông là bạn học
của ông Lâm từ thời trung học. Họ cùng trưởng thành, ra đời làm việc,
lập gia đình, gần như lúc nào cũng có nhau. Họ cùng di tản, tham dự ngày
con cái nhau ra trường và cưới hỏi. Cách đây năm năm, ông Lâm qua đời,
rồi bà Thành cũng chỉ còn là một nắm tro than. Ông Thành sức khỏe bắt
đầu hơi kém đi theo tuổi tác. Sắp tám mươi rồi, còn trẻ trung gì nữa,
ông làm biếng đi ra ngoài, sự liên lạc cũng thưa thớt dần giữa hai nhà.
Tuần trước cô cháu Lan, gọi bác Thành thăm hỏi và nói thêm:
- Mẹ con mấy hôm nay không hiểu sao cứ mong gặp bác, nhắc bác hoài, bác
có thể ghé qua xơi một bữa ăn trưa với mẹ con và con không?
Ông ngại đi quá, nhưng nghe cô cháu gọi đến lần thứ ba, ông không nỡ
chối từ. Hơn nữa gặp lại vợ con của một người bạn thân đã qua đời, sẽ
gợi nhớ cho mình bao nhiêu kỷ niệm thân tình cũ cũng là một điều nên
làm.
Cô Lan đưa ông vào căn chung cư của mẹ, mẹ cô ở đây từ sau khi cha cô
mất được một năm. Bà ở rất gần các con nhưng không muốn ở chung. Con
cháu thay nhau gọi điện thoại, và ghé qua, khi sáng, lúc chiều. Thỉnh
thoảng một người thu xếp đến ăn trưa với mẹ, không kể những tụ họp gia
đình cuối tuần, nên tuy bà ở một mình ở tuổi bẩy mươi các con vẫn yên
tâm.
Bà Lâm hôm nay có trang điểm nhẹ nhàng một chút, trông cho tươm tất tuổi
già, chắc để tiếp khách Ông Thành để ý đến những bông hoa nhỏ tím đậm
trên chiếc áo len mỏng mầu xám bà mặc, mầu sắc trông rất hài hòa.
Bà Lâm vồn vã đón ông:
- A, anh Thành. Anh trông khỏe mạnh quá, chẳng khác thời tôi mới gặp anh
lần đầu. Anh còn nhớ lần đó không? Anh Lâm và tôi đón anh đi Lái Thiêu,
đi thăm vườn trái cây. Chúng mình mua bao nhiêu là măng cụt.
Ông Thành lắc lắc cái đầu bạc trắng của mình, cố nhớ lại lần đầu tiên gặp bà. Tại sao lại ở vườn măng cụt nhỉ?
- Anh quên rồi à, chúng mình cùng đi trong cái xe Renault đen của ba anh Lâm?
Chịu, ông không thể nào nhớ ra được. Trí óc của mình sao có thể tệ đến thế nhỉ? Đã tám mươi đâu?
Cô Lan dọn bữa ăn trưa lên chiếc bàn nhỏ. Mấy món ăn nhẹ cho ba người.
Bà Lâm hình như không chú ý đến thức ăn, Lan tiếp thức ăn vào chén của
bác Thành, nhắc mẹ hai ba lần bà vẫn chưa cầm đũa.
Bà Lâm đang hứng khởi nói về dĩ vãng:
- Anh nhớ chứ. Mình ăn trưa ở Búng. Món nem chua ở đó cũng khá ngon. Sau
đó mình vào vườn măng cụt, vườn chôm chôm, vườn dâu ở Lái Thiêu. Lúc đó
tôi chưa lấy chồng, lần đầu tiên gặp tôi, anh đã yêu tôi ngay. Cả hai
anh cùng yêu tôi. Anh nhớ không?
Cô Lan nhìn mẹ, không hiểu mẹ đang muốn nói gì? Ông Thành cũng sững
người ra nhìn bà. Ông có yêu bà thời trẻ à? Không, làm gì có chuyện đó.
Thủa đó họ chơi chung với nhau, cả hai cặp. Thành, Tuyết và Lâm, Liên;
sau đó cả hai cặp đều thành vợ chồng.
Bà Lâm hồn nhiên nói tiếp:
- Mấy cái vườn trái cây khi được mùa mới hấp dẫn làm sao! Những chùm
trái dâu, trái chôm chôm nặng trĩu chạm mặt đất. Măng cụt đỏ tím cả khu
vườn. Muốn vào trong vườn phải rẽ cành hai bên mà đi. Anh nhớ không, anh
dắt tôi vào đó, ở một chỗ vừa che mất anh Lâm, và anh đã tỏ tình.
Ông Thành thần mặt ra, hoang mang không hiểu những lời bà Lâm đang nói
có thật hay không? Cô Lan có lẽ biết, đã đến lúc nên rút lui để cho hai
người bạn già cũ nói chuyện quá khứ. Cô khe khẽ thu bát của mình, im
lặng bước vào phòng ngủ của mẹ. Căn chung cư nhỏ, chỉ có nơi đó, cô có
thể tránh mặt hai người.
Ông Thành nhíu mày lại, cố hình dung ra hình ảnh khu vườn trái cây, nơi
ông đã mang người yêu của bạn vào đó tỏ tình. Không cách nào ông nhớ ra
được. Trí óc mình lú lẫn rồi! Ông than thở trong đầu.
Bà Lâm nheo cặp mắt đã có thật nhiều vết nhăn kéo dài ra đến thái dương nhìn ông, từ tốn nói:
- Tôi để cho ông hôn tôi, nhưng tôi từ chối tình yêu của ông, vì lúc đó
anh Lâm đã ngỏ lời cầu hôn trước ông. Chắc ông còn nhớ, hôm đó tôi mặc
chiếc áo dài có những bông hoa mầu tím đỏ. Ông bảo mầu hoa trên áo đẹp
giống mầu vỏ măng cụt, rồi ông bửa một trái măng ra chia cho tôi ăn một
nửa, mầu vỏ tím hồng nhuộm mấy ngón tay ông, ông quệt lên má tôi, nói: “
Em không cần thoa má hồng nữa, anh thoa cho em rồi”
Chi tiết đến thế này thì chuyện chắc phải có thật, mình không nhớ ra
được thì ngày mai mình nên làm cái hẹn gặp bác sĩ. Tuổi tám mươi chắc
bước vào tuổi mất trí nhớ rồi! Cả một dĩ vãng lãng mạn nên thơ như vậy,
người đàn bà nhớ được, mình lại quên bẵng như đầu óc được nhúng vào một
dung dịch hóa chất thì tệ thật. Ông không chối nữa, ông nhìn người đàn
bà trước mặt, nhìn hai con mắt, mí đã sụp xuống nhưng tròng đen vẫn lóng
lánh pha một chút tinh nghịch. Ông hạ mắt nhìn xuống cặp môi, cặp môi
đều đặn, hơi cong, thoa một lớp son mỏng mầu hồng. Ông cố hình dung ra
cặp môi thời còn trẻ của bà, cặp môi chắc tươi như bông hoa mận, căp môi
theo như bà nhớ, ông đã cúi xuống hôn trong vườn măng cụt (Chắc là vội
vàng lắm, vì hôn trộm người yêu của bạn mình)
Bà không để ông có thời giờ thả đầu óc về những hình ảnh bà nhắc nhở ông, bà uống một ngụm nước, nói tiếp:
- Sau đó tôi lấy anh Lâm, nhưng không thể quên mối tình của ông. Hôm đám
cưới chúng tôi, ông làm rể phụ. Ông đẹp trai và rất xứng với tôi, nên
có người đã nói, để ông làm chú rể thì đẹp đôi lắm. Mấy chục năm sống
với ông Lâm, sanh mấy đứa con, nhưng chẳng lúc nào tôi không tơ tưởng
đến ông. May mà chúng mình chưa hề xa nhau ngày nào cho đến khi anh Lâm
mất hẳn. Bây giờ thì chắc chắn không còn ai ngăn trở mình nữa. Ông có
nghĩ mình nên dọn vào ở chung không?
Thế này thì nguy quá rồi. Bà Lâm nhắc lại dĩ vãng cốt để nối hiện tại
vào. Nhưng ông không hề nhớ được một chi tiết nào cả. Tuổi già thật khó
chịu, nó xóa hết cả dĩ vãng, rồi dựng lên một tương lai huyễn hoặc. Ông
cúi xuống uống nốt ngụm trà trong chén, cất tiếng gọi:
- Lan ơi! Bác về nghe con.
Ông kéo ghế đứng lên. Ông không trả lời về đề nghị của bà Lâm vội, ông chỉ nói nhỏ nhẹ, và hứa một lời rất bâng quơ:
- Tôi về nghe chị. Sẽ trở lại thăm chị khi nào trí óc sáng suốt thêm một chút.
Lan tiễn bác Thành ra chỗ đậu xe. Cô ở trong buồng ngủ, sát vách, nên đã
nghe hết lời của mẹ kể. Hai bác cháu yên lặng đi bên nhau không nói
năng gì. Ông Thành đã ngồi vào xe, trước khi mở máy, ông quay kính xuống
nói như tâm sự với Lan:
- Chắc bác cần đi khám lại cái đầu của mình. Những điều mẹ con nói hôm
nay, bác không làm sao hình dung ra được một dĩ vãng vừa thơ mộng, lãng
mạn, vừa tội lỗi của tuổi trẻ. Bác có mất trí nhớ tồi tệ đến thế không?
Bác nhớ là cả ba con và bác cùng lớn lên ở Đà Lạt. Những kỷ niệm của bốn
người: Lâm, Liên, Thành, Tuyết có với nhau hồi đó là: Cà phê Tùng, Nhà
thờ con gà, Đồi Cù, trường Võ Bị Đà Lạt, và những trại mận. Rồi ngày ba
mẹ con đám cưới, bác đang tu nghiệp võ bị ở Mỹ, làm sao bác phù rể được
nhỉ?
Ông nói xong, ngẩn người ra như không tin những điều mình nhớ, ông đợi Lan trả lời câu hỏi của mình.
Lan cho hẳn đầu cô vào trong cửa xe, gục đầu lên vai bác Thành, cô ngửi
được mùi già nua trên cổ bác phả ra, mùi của ba cô ngày trước, làm cô
khóc nức lên:
- Bác ơi! Không phải bác mất trí nhớ đâu. Mẹ con đấy, mẹ con bị Alzheimer nặng
lắm rồi. Mẹ con quên hết dĩ vãng thật của mình, và ngày nào cũng vẽ ra
một câu chuyện mẹ con tin là đã xẩy ra trong đời mình.
Tối hôm đó, Ông Thành trằn trọc trên giường, không sao ngủ được. Ông cứ
nhớ mãi câu nói của cháu Lan. “Mẹ con vẽ ra một câu chuyện, mẹ con tin
là đã xẩy ra trong đời mình.”
Ông bâng khuâng: Liên mất trí thật, hay Liên yêu mình từ trẻ mà mình không biết?
Một vườn măng cụt đổ ập xuống giấc mơ của ông trong đêm.
tmt -Tháng 11/2008
Nếu Có Thể Đi Về Quá Khứ, Tôi Sẽ Thăm Đất Nước Tôi - Huynh Wynn Tran
Khi phỏng vấn vào chương trình Tuyển Sinh Y Khoa, có một câu hỏi từ giáo sư tuyển sinh làm tôi nhớ mãi
– Nếu em có thể đi về quá khứ để thăm một người hay đến một nơi nào đó, em sẽ đi đâu?
– Thưa thầy, em sẽ đi thăm đất nước của em: Việt Nam Cộng Hoà.
Khi tôi được sinh ra, VNCH đã không còn nữa.
Từ nhỏ, tôi nghe nói về VNCH từ ba tôi và những người bạn. Tôi chỉ
hiểu rõ hơn về VNCH khi tôi lớn lên và qua Mỹ sau này. Càng tìm hiểu,
tôi càng nhìn rõ hơn một thời bi thương oanh liệt của người miền Nam
Việt Nam trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, sự bất lực của những nước
bé trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa những cường quốc.
Tôi sẽ về lại Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông, nhảy lên một chiếc xích lô
máy dạo phố. Tôi muốn nghe tiếng máy nổ phịt phịt giòn tan trộn mùi xăng
pha nhớt trong buổi sáng tinh sương Đô Thành. Tôi sẽ ghé chợ Bến Thành
ăn một tô phở gà, ngắm nhìn các cô thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài bó eo,
đeo kính mắt to tròn đèo nhau trên chiếc xe Honda Cub ở bùng binh trước
chợ. Ăn xong, tôi sẽ thả bộ dọc đường Duy Tân, ghé qua toà Đô Chánh và
toà nhà Hạ Nghị Viện, phác lại vài nét kiến trúc bằng bút chì trước khi
tản bộ ra sông Sài Gòn ngắm tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau đó, tôi
sẽ nhảy xe lên lambro về Nhà Bè nước chảy chia hai, ghé qua vườn trái
cây Lái Thiêu bẻ măng cục, bóp nát vỏ xám đen lòi múi thịt trăng trắng
ngọt lịm bỏ vào miệng.
Buổi tối, tôi sẽ ghé thăm phòng trà Tự Do nghe Khánh Ly hát. Có thể
nói nhạc vàng (bolero) từ thời VNCH là dòng nhạc đẹp nhất của âm nhạc
hiện đại Việt Nam. Đến nay, dòng Bolero tại Viêt Nam tuy ngày càng nở rộ
nhưng những ca khúc hay nhất đều sáng tác thời VNCH.
Nhưng cái tôi muốn cảm nhận rõ nhất ở VNCH là tính nhân văn và tình
người Việt Nam, có được do nền giáo dục đậm chất nhân bản. Thời VNCH,
các trường ĐH tuy mới bắt đầu chập chững nhưng đã để lại những nền tảng
vững chắc cho các trường đại học lớn ở Việt Nam sau này. Ở đó, học trò
được dạy về trên 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, và khai phóng.
Tôi sẽ ghé qua bộ giáo dục VNCH để thăm hỏi vì sao chỉ trong một vài
năm đã thành lập một hệ thống giáo dục đại học tiến bộ gồm đại học quốc
gia và đại học cộng đồng địa phương. Đại học thời VNCH hoàn toàn tự chủ
về chuỵên môn, không chịu sự quản lý của bộ giáo dục. Ngân sách của
trường ĐH do quốc hội chuẩn duyệt hàng năm, nhân viên và giáo sứ thuộc
tổng uỷ công vụ.
Tôi sẽ ghé thăm Viện ĐH Sài Gòn (có 8 phân khoa Y, Dược, Nha, Sư
Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật, và Kiến Trúc). Dĩ nhiên tôi chỉ thăm
được đại học xá (ký túc xá) Minh Mạng dành cho nam vì đại học xá Trần
Quý Cáp dành cho nữ. Nếu có thời gian, tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Cần
Thơ, nơi tôi đặc biêt thích chất miền Tây phóng khoáng trong từng sinh
viên.
Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nền giáo dục nhân bản đã để lại cho bao thanh
thiếu niên Việt Nam lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng đất
nước phú cường bằng trao dồi kiến thức học hành để mang đất nước ra tầm
thế giới. Tôi vẫn còn cảm nhận được đều này khi gặp lại những thanh niên
ngày ấy là những ông bà lão tại Mỹ sau này. Ba tôi, một sĩ quan VNCH,
cùng là một trong những thanh niên ngày ấy.
Và dĩ nhiên, tôi sẽ gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu để hiểu rõ về những gì xảy ra với đất nước vì những gì tôi đọc
được và nghiên cứu từ nhiều phía vẫn chưa đủ để tôi trả lời câu hỏi vì
sao một đất nước nhân văn, đề cao tính dân tộc, và phồn vinh như VNCH
lại bị bức tử.
Ngày 30/4 hằng năm, tôi vẫn nhớ về 200,000 người Việt Nam đã bỏ mạng
trên biển trên đường tìm tự do, hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc
chiến, vẫn nghĩ về sự ngạo mạn của kẻ chiến thắng, sự khốc liệt và dơ
bẩn của chính trị. Tôi vẫn nhớ về VNCH phồn vinh, thịnh vượng, và nhìn
lại đất nước Việt Nam ngày hôm nay mà không khỏi đắng lòng.
Huynh Wynn Tran
Thursday, May 30, 2019
"Gù Lưng Mà Sống!" - Huy Phương
Người nghèo ở Việt Nam vẫn phải còng lưng làm việc và còng lưng mà sống. (Hình: Getty Images)
Trong tháng vừa qua, Notre Dame de Paris vừa bị hỏa hoạn lớn, do đó
rất nhiều người đã nhắc lại đại tác phẩm của Victor Hugo và nhân vật
Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Bây giờ ở Việt Nam, rất ít người bị gù lưng vì
cố tật mà thảy đều bị gù lưng vì thời đại, chẳng qua là vì cúi lưng, lom
khom quá độ, lâu ngày biến thành tật, mà không ai biết mình đang bị gù
lưng.
Cô Nguyễn Phương Mai là phó giáo sư tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và
quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại Học Khoa Học Ứng dụng
Amsterdam, Hòa Lan, cho rằng cô chưa mất niềm tin vào tương lai của
chính mình ở Việt Nam, nhưng cô lại nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống
và hàng ngày phải đối mặt với những cái khó khăn, những điều chướng tai
gai mắt, phải gù lưng mà sống thì chưa chắc tôi đã về, nghĩa là tôi
cũng lại mất niềm tin!”
Vậy ai là những người phải “gù lưng mà sống” trong xã hội này?
Dù không sợ, người ta phải khom lưng xuống để tỏ ra mình biết sợ, để được sống còn và sống yên.
Trong đoản văn “Người việt nam hèn hạ” của một người trẻ tuổi có tên
Phan Hân (chữ việt nam không viết hoa), đã mô tả xã hội bây giờ là một
“cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu
cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt
miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng
ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất!”
Ai cũng mong có “một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến
nhũng nhiễu, không bị cảnh sát giao thông thổi phạt kiếm ăn, không bị
đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng,
không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị
bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…
Vậy thì còn ai dám đứng thẳng?
Cũng có người không biết mình còng lưng, vì nhìn chung quanh, lưng ai
cũng còng. Ở đâu cũng nhìn thấy thái độ của kẻ đi xin (dân) và người có
quyền ban phát (đảng-chính quyền.) Cái đáng là mình được quyền làm,
quyền có thì lại là một thứ ân huệ, mà trong đất nước này ân huệ ban từ
trên xuống, cũng không bao giờ ai cho không mà được trả bằng tiền, quà
cáp, sức lực và cả nhân cách của con người.
Nhất nhất điều gì người dân cần làm đều phải qua tay chính quyền,
cũng phải xuống xã xin con dấu, như người dân cần vay tiền ngân hàng,
trẻ con sinh ra làm giấy khai sinh, hồ sơ đi làm ăn xa, gia đình hộ
nghèo đi bệnh viện giải phẫu, xuống xã nhận tiền “hộ nghèo…”
Có hai thứ “còng lưng,” một là còng lương để tồn tại, như lời Nguyễn
Tuân: “Tôi sống được là nhờ biết sợ!” Hai là còng lưng vì “sưu cao thuế
nặng.” Không khác gì thời thực dân, phong kiến mà ông Lê Văn Cuông –
cựu đại biểu Quốc Hội cũng xót xa: “…Mùa sưu thuế hãi hùng ở Hậu Lộc cho
thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ phận cường hào, ác bá thời
phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh.”
Nông dân tên Dương, ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết trong vụ thu
hoạch Hè Thu vừa qua gia đình anh phải nộp tất cả 20 loại thuế, trong đó
có những loại thuế, phí nhà nước cũng như tỉnh không quy định mà chính
quyền huyện, xã lại đề ra và bắt dân phải nộp kiểu “phép vua thua lệ
làng.”
Nặng nhất là khoản xây dựng nông thôn mới, mỗi người phải đóng gần 1
triệu/1 năm. Đó là đóng góp nghĩa địa, thu thủy lợi, trả công bảo vệ hoa
màu, quỹ thiếu niên nhi đồng, quỹ văn hóa làng-thể thao, quỹ khuyến
học, quỹ điện sáng nhà văn hóa, quỹ an ninh xã hội, quỹ an ninh thường
xuyên làng, quỹ chữ thập đỏ… Nhiều thứ đóng rõ ràng là phi lý.
Báo chí Việt Nam kể một câu chuyện người dân khốn khổ: “…do không
đóng đủ tiền giao thông nông thôn, một chị nông dân đã bị chính quyền
thôn, xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho
người khác. Con chị đó đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện.”
Ở Hải Lộc, Hậu Lộc “có gia đình còn bị ‘tổ công tác đặc biệt’ bốc mất
mấy tấm ván canh.” Tấm ván canh là gỗ mua sẵn dành cho người già chết
thì đóng quan tài. Cái thời 31 năm về trước, trương tuần của “Cái đêm
hôm ấy… hôm gì?” chỉ trấn lột thóc, để lại cái áo quan cho mẹ nhà văn
Phùng Gia Lộc, xem ra vẫn còn nhân đạo hơn bọn cường hào mới bây giờ lấy
cả tấm ván canh lo hậu sự của người già.
Thời này trâu bò ra đồng ăn cỏ, vịt xuống ao rỉa cá cũng phải thuế.
Bọn cầm quyền nghĩ cách thu thuế, “nhổ lông sao cho vịt khỏi kêu.” Rồi
đây đến cái điện thoại cầm tay cũng phải đóng thuế. Việt Nam hiện có
72,300,000 cái cell phone, đứa nào nghĩ ra chuyện “nhổ lông vịt” này quả
là siêu đẳng.
Ra đường thì có công an giao thông thổi còi kiếm ăn mỗi ngày, tài xế
đi xa thì có B.O.T. chặn đường thu “mãi lộ,” lưng thằng dân chất chồng
bao nhiêu thứ thuế, không gù mới là chuyện lạ.
Có con đi học, xin còng lưng thêm tí nữa! Cho con đến trường là một nỗi khổ của cha mẹ phải đóng hàng chục thứ “phí.”
“Mức đóng góp đầu năm dành cho khối học sinh lớp 1 hơn 7.5 triệu đồng
với 22 khoản thu: tiền bán trú, tiền ghế, tiền áo đồng phục, tiền sách
mua nhà trường, tiền kỹ năng sống, tiền chữ thập đỏ, tiền quỹ đội, tiền
học tiếng Anh, tiền quỹ hội cha mẹ học sinh, tiền xã hội hóa giáo dục,
tiền ngoại khóa, tiền vệ sinh nhà trường, tiền trông trẻ (dạy buổi
chiều,) tiền hỗ trợ nhà bếp, tiền giấy kiểm tra, tiền vệ sinh lớp học,
tiền quỹ lớp, tiền phô tô, tiền máy chiếu, tiền điều hòa, tiền bảo hiểm y
tế…”
“Lên đến lớp 4, lại thêm các loại tiền đóng: Tiền xã hội hóa, tiền
bảo trì máy tính, tiền quỹ hội cha mẹ, tiền thuê trực nhật, tiền vệ sinh
trường, tiền nước uống, tiền giấy vệ sinh, tiền hoạt động ngoại khóa,
tiền bổ sung đồ dùng bán trú, tiền học buổi chiều và hỗ trợ trông trưa,
tiền học kỹ năng sống, tiền quỹ lớp, tiền chữ thập đỏ, tiền quỹ đội,
tiền giấy thi… Nhiều gia đình không chịu nổi phải cho con nghỉ học.”
Không biết chính phủ sinh ra để làm gì, và thu thuế để phục vụ ai?
Thu thuế để xây dựng đảng, như thế đảng càng mạnh, thì dân càng phải gù
lưng hơn nữa! Những ai làm ăn, kinh doanh dưới chế độ Cộng Sản chắc đã
biết chuyện nhịn nhục, nói cười cho qua chuyện để chúng ta cùng có lợi,
đôi khi phải quên cả nhân cách của mình, có tiền bạc rủng rỉnh, nhưng
đêm nằm nghĩ lại có hổ thẹn hay không?
Trong một xã hội, buổi sáng ra khỏi nhà, gặp thằng công an khu vực,
trong lòng khinh nó, mà cũng phải chào hỏi. Đến sở làm việc với thằng
thủ trưởng dốt nát, tham ô, phe cánh, kinh tởm mà cũng phải thưa dạ, bác
cháu, anh em. Buổi chiều không muốn đi nhậu mà cũng phải làm ra vẻ sốt
sắng, chén chú, chén anh, cho ra phe mình. Cái thời buổi “thẳng thắn,
thật thà, thương thua thiệt,” ai mà dám đứng thẳng lưng, đôi khi phải
sống giả dối, quên mình, nên cái lưng gù xuống lúc nào không hay!
Vậy mà người ta không biết quý khi được sống trong một xã hội, mà thấy cái lưng mình còn thẳng!
Huy Phương
nguoi-viet.com
Chào Bà Nội Tướng Người Phương Nam - Trầm Vân
Bài viết "Bà Nội Tướng Của Tôi" rất
hay, rất chân thật. Mến gửi lại bài thơ cảm tác.
Trầm Vân
Mời đọc
Wednesday, May 29, 2019
Những Điều Ngại Hỏi Về Chuyện Đi Tiêu - BS Hồ Ngọc Minh
Đi tiêu thường được xem là chuyện tự nhiên, nhưng khi “chuyện ấy”
không xảy ra tự nhiên được thì đó là một vấn đề lớn chứ không nhỏ.
Thật vậy, có rất nhiều chi tiết, dấu hiệu về tình trạng sức khỏe được
biểu hiện qua chuyện đi tiêu. Một chuyện chúng ta “làm” đều đặn nhưng
không ai muốn hỏi khi có chuyện, vì là chuyện riêng tư, và đây không
phải là đề tài thú vị cho lắm.
Tình thật mà nói, có rất nhiều điều mà ai cũng muốn biết, muốn hỏi,
nhưng lại ngại ngùng không thể nói ra. May mắn thay, có rất nhiều chuyên
gia chuyên trị về vấn đề này đã trả lời cho những câu hỏi thường được
nêu lên.
1. Phân không được nhuyễn nhưng có những vụn nhỏ trong đó, có bình thường hay không?
Trước hết là do nhai không kỹ, hoặc có vấn đề với răng miệng, như bị
thưa răng, sún răng chẳng hạn. Khi chúng ta thấy những mảnh vụn trong
phân, phần nhiều là do tiêu hóa không được, nhất là rau cải. Hầu hết
những loại rau cải, đậu, củ, thí dụ như bắp ngô, hay nấm, được bao bọc
bởi những màng cellulose mà con người không thể tiêu hóa được. Chỉ có
những loại động vật như trâu, bò ngựa… mới có thể tiêu thụ được những
màng cellulose này.
Thức ăn không tiêu còn tồn tại trong phân không phải là điều đáng lo
ngại, chỉ trừ trường hợp có kèm theo triệu chứng bất thường. Trung bình,
thức ăn tốn khoảng 8 tiếng để đi qua bao tử và xuống ruột non, sau đó,
khoảng 24 đến 36 tiếng để ra ngoài. Có người có thể đi vài ba lần trong
một ngày vẫn là bình thường. Trong trường hợp có triệu chứng như phân
nổi lều bều, có nhiều dầu mỡ, hay đau bụng từng cơn khi đi, là do cơ thể
có vấn đề hấp thụ chất bổ, hay bị dị ứng với thức ăn. Nếu hiện tượng
xảy ra thường xuyên thì nên tham khảo bác sĩ.
2. Thế nào là mùi bình thường?
Phân thường thường có mùi riêng biệt, “của người nào người ấy… thơm”.
Thật ra mùi có thể từ nhẹ đến… nặng tùy theo mỗi cá nhân, trừ trường
hợp mùi ấy thay đổi đột ngột, và thật nặng đến độ mọi người phải di tản
hay phải kêu xe chữa lửa cứu cấp, thì đó là do ăn không tiêu.
Một khi thức ăn không tiêu sẽ bị sình thối bên trong ruột. Một số
bệnh khó tiêu thức ăn gồm có: Celiac disease, bệnh ký sinh trùng sán
lãi, viêm sưng tuyến pancreas, không tiêu được sữa tươi, hay dị ứng với
thức ăn.
Một số thuốc men có thể làm cho mùi của phân thay đổi. Phần nhiều là
do chất sorbitol, được trộn trong vỏ bọc của viên thuốc. Sorbitol là một
loại đa đường mà cơ thể không tiêu hóa được. Nếu mới uống thuốc mà phân
bị thay đổi mùi, nên tham khảo với bác sĩ.
3. Đi tiêu ra máu có bình thường hay không?
Bác Sĩ Minh đã đề cập về vấn đề nầy trong một số bài viết trước đây.
Câu trả lời ngắn gọn, tuyệt đối là không. Cho dù đa số mọi trường hợp đi
tiêu ra máu là do bệnh trĩ, nhưng hiện nay càng nhiều người trẻ tuổi bị
ung thư ruột già, do đó thấy máu trong phân là điều cần quan tâm và đi
khám bác sĩ ngay.
4. Ngồi ở tư thế nào là tốt?
Một điều ngạc nhiên nhưng suy nghĩ cho cùng lại rất là logic, đó là, tư thế ngồi xổm là tốt nhất.
Ngày xưa, bàn cầu thiết kế theo tư thế ngồi xổm, ngày nay được cho là lạc hậu, nhưng đúng ra, ngồi trong tư thế này ruột già được kéo giãn thẳng ra, và các bắp thịt bàn tọa được kết hợp rất nhịp nhàng để tống phân ra ngoài hoàn toàn, không bị sót. Nói cho đúng, ông bà tổ tiên loài người đã ngồi trong tư thế này cả triệu năm, cũng có cái lý của nó. Vấn đề có quay trở lại kiểu ngồi xổm hay không, thì tùy theo định nghĩa của mỗi cá nhân, thế nào là thoải mái?
Ngày xưa, bàn cầu thiết kế theo tư thế ngồi xổm, ngày nay được cho là lạc hậu, nhưng đúng ra, ngồi trong tư thế này ruột già được kéo giãn thẳng ra, và các bắp thịt bàn tọa được kết hợp rất nhịp nhàng để tống phân ra ngoài hoàn toàn, không bị sót. Nói cho đúng, ông bà tổ tiên loài người đã ngồi trong tư thế này cả triệu năm, cũng có cái lý của nó. Vấn đề có quay trở lại kiểu ngồi xổm hay không, thì tùy theo định nghĩa của mỗi cá nhân, thế nào là thoải mái?
5. Có cần phải đi ngoài mỗi ngày hay không?
Không cần thiết cho lắm. Mỗi cá nhân có một “nhịp điệu” khác nhau. Có
khi vài lần trong một ngày hay vài lần trong một tuần vẫn kể là bình
thường, miễn sao đó là nhịp điệu đều đặn ít khi thay đổi. Táo bón chỉ
xảy ra khi nhịp độ đi ngoài ít hơn bình thường. Hầu hết đều đi mỗi ngày
một lần, và dễ nhớ, dễ theo dõi tình trạng sức khoẻ và là một thói quen
có thể tập được.
6. Có nên đọc iphone, ipad khi ngồi trên “ngai” hay không?
Tôi đọc được đâu đó, giây phút thần tiên nhất là khi được “ngồi lên
ngai” không khác gì “ngài lên ngôi”! Trong thời đại Internet, để kéo dài
giây phút thần tiên ấy, rất nhiều người mang theo điện thoại cầm tay
khi đi làm “công chuyện,” để có thể lướt mạng, đọc mạng xã hội, hay chơi
game… Có người cho rằng mang theo iphone khi ngồi suy gẫm chuyện thời
sự trên “ngai vàng” sẽ làm cho tâm tư thoải mái và dễ… đi hơn. Nhưng
nghiên cứu cho thấy không đúng như vậy. Sử dụng điện thoại khi đi ngoài
sẽ kéo dài thời gian hơn, lâu dần trở thành thói quen, dễ tăng thêm cơn
ghiền. Hơn thế nữa, do ngồi lâu trên bàn cầu, máu dồn xuống hậu môn, dễ
tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
Lần tới khi đi ngoài thì nên bỏ vài phút để nhìn xuống dưới để thấy rằng mình rất diễm phúc, vì sức khoẻ hãy còn tốt.
BS Hồ Ngọc Minh
www.nguoi-viet.com
www.nguoi-viet.com
Sợ !!! - FB Ngô Trường An
Gặp bọn chúng (những người cùng lớp thời trung học) ở một đám cưới.
Bọn chúng thấy tôi vội chạy đến nắm tay kéo ra ngoài dạy dỗ:
- Mày viết tùm lum trên FB mà không sợ công an à?
- Mày coi chừng đó! Công an nó chưa đủ lý do để tóm mày thì nó cũng sẽ
cho an ninh mật theo dõi xử mày theo kiểu giang hồ đó nghe.
- Mày
đừng cho người lạ vào nhà, đề phòng chúng nó cho người đến giấu tài
liệu, sau đó chúng đến bắt........................... .............
Tôi nói, cảm ơn các vị đã có lòng lo cho tôi.
Các vị hỏi tôi có sợ không à?
Tôi sợ chứ!
Bị đánh đập, tù đày ai mà không sợ!
Có lẽ, sợ hãi đó là bản chất trong quá trình cuộc sống của tui.
Sẵn đây, xổ bầu tâm sự luôn với các bạn để hiểu.
Tôi biết sợ từ năm lên 6 tuổi. Năm đó, tui đang ngủ với Cha thì cộng
sản đạp cửa vào nhà bắt trói Cha tui dẫn đi. Tôi thức dậy ngơ ngác nắm
lấy vạt áo của Cha kéo lại thì bị 1 người trong bọn họ dộng 1 báng súng
vào bụng, tôi ngất xỉu.
Từ đó, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh tôi. Đêm đến, tiếng chó sủa, tiếng cành cây gió va vào nhau xào xạc đều làm cho tôi sợ.
Lớn lên đi học, tôi chứng kiến cảnh những chiếc xe khách bị mìn lật
nhào. Máu, thịt người dân vương vãi, nham nhở đầy mặt đường.
Tui chứng kiến những người dân bị chết cháy, nằm co quắp trong đống tro tàn, đổ nát.
Tôi chứng kiến người dân khai quật 1 hố chôn tập thể của 4 thanh niên
rất trẻ trong làng bị Việt cộng giết cách nhà tôi chừng hơn cây số.....
Nỗi sợ hãi đó nó hành trình theo suốt tuổi thơ của tôi đến ngày hoà
bình lập lại. Sau đó, đất nước không còn cảnh chết chóc do chiến tranh
thì tôi lại sợ đói.
Ôi cái đói! Cả nhà tôi bị đói suốt 1 thời
gian dài, cái đói hành hạ tui trong cả giấc ngủ, trong cả ước mơ. Cái
đói thật đáng sợ!
Giờ đây không còn đói nữa, nhưng ngồi trước mâm cơm lại sợ chất độc.
Chính quyền họ nhẫn tâm nhập chất cấm để đưa vào các nguồn thức ăn, làm sao mà không sợ?
Mỗi ngày VN chết 315 người vì mắc bệnh ung thư, do đâu?
Trong 315 người ấy khi nào đến phiên mình?
Mỗi khi dắt xe ra khỏi nhà là tôi lại sợ. Chẳng biết hôm nay mình có về
lại nhà được không? Hay là được bà con đắp cho manh chiếu ở đoạn đường
nào đó.
Với hệ thống giao thông hỗn loạn như bây giờ thì tính mạng mình ra đường như ngàn cân treo trên sợi tóc.
Tôi sợ, bỗng 1 ngày nào đó. Công an ập đến nhà đọc lệnh tôi giết người rồi bắt trói để thế chân cho 1 kẻ quyền uy nào đó.
Với hệ thống giao thông hỗn loạn như bây giờ thì tính mạng mình ra đường như ngàn cân treo trên sợi tóc.
Tôi sợ, bỗng 1 ngày nào đó. Công an ập đến nhà đọc lệnh tôi giết người rồi bắt trói để thế chân cho 1 kẻ quyền uy nào đó.
Với 1 nền tư pháp đặt tiền lên trên công lý như hiện nay thì điều này đã xảy ra rất nhiều chứ không phải là không có.
Tôi sợ đất nước này sẽ mất vào tay giặc Tàu.
Tôi sợ nền giáo dục hôm nay sẽ biến con cháu tôi thành loài súc vật.
Tôi sợ bọn xì ke, ngáo đá, cướp giựt, giết người mỗi ngày một tăng mà nạn nhân của nó tiếp đến có thể là tôi.
Đấy là tất cả những điều tôi sợ. Có lẽ những nỗi sợ này lớn lao luôn cô
đọng trong tiềm thức nên không còn chỗ chứa cho nỗi sợ công an bắt mà
các bạn vừa nói.
Còn các bạn, các bạn chỉ sợ mỗi công an mà không sợ những mối hiểm hoạ kia đang chực chờ cho mình và cho những người thân yêu của mình, thì quả thật, các bạn là những người rất gan dạ, anh hùng!
FB Ngô Trường An
Đánh Tư Sản - Tú Hoa
Sài Gòn xưa
I. ĐÁNH TƯ SẢN
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng
sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm
1975. Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN thể hiện quyết tâm cướp bóc thẳng tay của Cộng
Sản Hà Nội trực tiếp lên đầu lên cổ người dân miền Nam Việt Nam.
Đặc biệt, Cộng Sản Hà Nội ban hành Quyết Định mang số 111/CP vào ngày
tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu
nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam một cách công khai trắng trợn đại
trà như Phát Xít Đức đã từng thi hành đối với các công dân Đức gốc Do
Thái vào năm 1939.
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc người dân miền Nam được Cộng Sản Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.
Đợt cướp X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra
khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt cướp này chủ yếu
nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ
những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống đói khổ như Phát Xít
Đức đã từng làm khi tống cổ người Đức góc Do Thái vào trại tập trung.
Đợt cướp X1 này, những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền
Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thành
công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm. Máu và nước mắt, oán hờn ngút
trời cho một vùng đất hiền lành này phải chịu oan thiên tan nát.
Đợt cướp X2 được Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và
được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm
dứt. Đợt cướp này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành
phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do
do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ
bấy lâu.
Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã
hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy
các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa, xà-bông
(savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn
Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẫm như
đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa
và bị đẩy đi vào tù.
Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận vuốt đuôi là đã
có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc
trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu
tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là
tư bản chó đẻ và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí đã từ tâm giúp đỡ
biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân
trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc mà nay cũng bị cướp không từ bởi
Cộng Sản.
Riêng về chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị Cộng Sản Hà Nội vào tháng Năm năm 1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đát đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.
Tình trạng cướp bóc của Đảng Cộng Sản Hà nội ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.
Tổng số lúa mà nông dân miền Nam Đảng Cộng Sản Hà Nội bị cướp đoạt để
chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là
khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi
ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam.
Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn
nhiều.
Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải phỉnh lừa, làm bộ giả nhân giả
nghĩa loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá
quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được
nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt cướp lúa từ năm 1977 trở đi.
Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại
Sài Gòn với một âm mưu kín đáo từ Bộ Chính Trị là trục xuất toàn bộ
người Sài Gòn củ ra khỏi nơi ở để “Bắc Kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Sau
chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sanh
sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo
SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng”
bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150
ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sanh sống
trong những ngôi nhà bị tịch thu.
Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn
Văn Linh làm trưởng ban cải tạo TW Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là
người chỉ huy trực tiếp cuộc cướp bóc này lên đầu lên cổ người dân Sài
Gòn.
Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản
và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một
sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua
các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Cộng Sản Hà Nội là có khoảng
950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ
tiêu đề ra là một triệu hai người!
Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn
toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở
tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với
khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị cướp trắng, đóng cửa với tổng số
thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim
và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn
KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.
Riêng về tổng số vàng, nữ trang mà Cộng Sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc
người dân miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000
lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trựng tính riêng ở Sài Gòn từ
tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cộng Sản Hà Nội đã
cướp cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nử trang và
kim cương trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc thẳng tay lên lên đầu lên
cổ nhân dân miền Nam.
Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ lừa đảo mà Đảng Cộng Sản Hà Nội
tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng
khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.
Trung bình , mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ
SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai, nhà cửa , phụ
tùng thiết bị , đồ cổ , và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ
người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975
nhưng Cộng Sản đã không thể cướp sạch nổi do đồng bào khôn khéo giấu đi
và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.
II. KINH TẾ MỚI:
Tất cả những ai tại Sài Gòn bị đảng Cộng Sản Hà Nội cướp nhà , tịch
thu tài sản điều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ
tầng cho sanh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường
học và bệnh Xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời
Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của
mình từ nhà ở , của cải , đồ đạc cho Đảng Cộng Sản quản lý.
Những người bị cướp bóc, tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới
Chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài
Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại
cho Đảng Cộng Sản Hà Nội quản lý. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải
tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua
mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN như sau:
| |||||||||||||||
Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay
còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này
được phân phối chia ra như sau:
30% trả thuế
25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
15% trả lương cho cán bộ quản lý ;
30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động
Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới
đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành
viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa các nạn nhân sống trong
vùng Kinh Tế Mới.
Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm
trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Cộng Sản Hà Nội đối với
những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy
quyền và tiểu tư sản.
Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng
Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc
bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp
mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh cướp bóc này của Cộng Sản Hà Nội.
Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới,
đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn
khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn.
III. Nguyên văn toàn bộ Quyết Định 111/CP của Cộng Sản Hà Nội trong quyết tâm cướp bóc tài sản người dân miền Nam Việt Nam
Quyết định 111/CP của Cộng Sản Hà Nội là một tài liệu chứng quan
trọng đối với sử học cho tội ác cướp bóc của Cộng Sản đối với nhân dân
miền Nam Việt Nam.
Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân
miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị
tụt hậu về mọi mặt , đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố
của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.
Sau đây là nguyên bản của quyết định:
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 1977
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 111/CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1977 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Tiếp theo bản tuyên bố của Chính phủ về chính sách đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam hiện nay;
Để tăng cường quản lý nhà đất và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của đồng chí
Trưởng Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương trong phiên
họp Hội đồng Chính phủ ngày 25/2/1977;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản chính sách quản
lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị
các tỉnh phía Nam.
Điều 2.- Các đồng chí Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các đồng chí chủ tịch UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam có trách nhiệm thi hành
quyết định này, các đồng chí Bộ trưởng các Bộ Xây dựng, Nội vụ, Ngoại
giao và các đồng chí Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh
Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các ngành, các cấp thi hành quyết
định này, tuỳ theo chức năng quản lý và những vấn đề có liên quan đến
ngành mình.
CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CÁC TỈNH PHÍA NAM MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Việc quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho
thuê ở các đô thị, các tỉnh phía Nam cần đạt được mục đích, yêu cầu sau
đây:
- Xoá bỏ kinh doanh bóc lột về nhà đất; thực hiện thống nhất quản lý của Nhà nước về nhà đất ở đô thị.
- Cải tạo đến đâu, quản lý tốt đến đó, đồng thời tiến hành quy
hoạch, bố trí, sắp xếp điều chỉnh lại những khu vực sản xuất, khu vực
hành chính, sự nghiệp, khu vực ở và các cơ sở phúc lợi công cộng… sao
cho công bằng; hợp lý và có lợi nhất, trên tinh thần tận dụng cơ sở sẵn
có, kết hợp với xây dựng mới; từng bước giải quyết chỗ làm việc cho cơ
quan Nhà nước và chỗ ở cho công nhân, nhân viên và nhân dân lao động
chưa có chỗ ở hoặc ở quá chật, cải thiện từng bước điều kiện nhà ở của
nhân dân góp phần ổn định và phát triển sản xuất.
- Tăng cường việc bảo quản, sửa chữa nhà cửa và từng bước cải tạo và xây dựng thành thị theo hướng xã hội chủ nghĩa.
I. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT,
CHO THUÊ:
1. Nhà nước quốc hữu hoá toàn bộ nhà cho thuê, không kể diện tích
cho thuê nhiều hay ít của tư sản mại bản, của địa chủ, của tư sản gian
thương lớn, của những người phạm tội nặng về chính trị và kinh tế của
các tổ chức phản động.
2. Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ nhà cho thuê của các chủ là
cá nhân, công ty, đoàn hội, tôn giáo v.v… trừ trường hợp nhân dân lao
động có ít diện tích cho nhau thuê để ở hoặc cho ở nhờ.
Tuỳ theo chất lượng, công dụng của từng ngôi nhà, tuỳ theo diện tích
cho thuê nhiều hay ít, tuỳ theo thu nhập của chủ nhà cao hay thấp, Nhà
nước để cho những chủ nhà là cá nhân được hưởng một phần tiền thuê nhà.
Phần chủ nhà được hưởng sẽ do Bộ Xây dựng quy định cụ thể, nhiều nhất
không quá 25% tiền thuê nhà.
Riêng đối với những chủ nhà là cá nhân có ít nhà cho thuê để ở,
diện tích cho thuê dưới 150 m2 ở các tỉnh, dưới 200 m2 ở thành phố Hồ
Chí Minh, hoặc thu tiền cho thuê nhà (không kể tiền đặt cọc) hàng năm
dưới 600 đồng ở các tỉnh và 800 đồng ở thành phố Hồ Chí Minh thì trước
mắt chủ nhà vẫn được tạm thời cho thuê nhưng phải chấp hành đầy đủ những
quy định thống nhất về đăng ký, hợp đồng giá cho thuê, điều lệ bảo quản
sửa chữa, quyền lưu trú của người thuê.
3. Nhà nước trực tiếp quản lý tất cả các biệt thự cho thuê (không
kể diện tích nhiều hay ít) và toàn bộ diện tích nhà cho thuê không phải
để ở mà để làm cửa hàng, bệnh viện, trường học (không kể diện tích cho
thuê nhiều hay ít). Nhà nước trực tiếp quản lý tất cả các cư xá công và
tư, không kể là cư xá cho thuê hay ở không mất tiền. Đối với những căn
hộ mà người ở đã mua đứt và có giấy tờ hợp lệ thì coi như của riêng, nếu
không phải là đối tượng bị tịch thu trưng thu thì người đã mua nhà được
Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu.
4. Đối với thần sĩ trí thức, gia đình có công với cách mạng có
nhà cho thuê thì vận động họ hiến. Công nhân, viên chức Nhà nước và Đảng
viên có nhà cho thuê hoặc đang quản lý nhà cho thuê thì giao những nhà
đó cho Nhà nước quản lý.
5. Những chủ có nhà cho thuê mà không có chỗ ở được giữ lại một
diện tích để ở tương đương với bình quân diện tích chung ngoài xã hội
hoặc có thể rộng hơn một ít tuỳ theo cấu trúc của ngôi nhà.
6. Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ đất cho thuê không phân
biệt diện tích nhiều hay ít và nói chung không bồi hoàn, trừ trường hợp
đặc biệt.
7. Người đang thuê đất được phép sử dụng mà không được mua bán,
chuyển dịch và phải tuân theo những quy định về quản lý nhà đất ở đô
thị.
II. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT VẮNG CHỦ
1. Tất cả những nhà, đất và tài sản vắng chủ của người Việt nam
và ngoại kiều đều do Nhà nước trực tiếp quản lý. Khi người chủ về, Nhà
nước sẽ giải quyết với họ. Không ai được chiếm dụng, tự ý chuyển nhượng,
mua bán nhà cửa, tài sản vắng chủ khi không được phép của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
2. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ cho thuê theo chính sách cải tạo nhà cho thuê.
3. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ
của những người đã ra nước ngoài làm ăn buôn bán, hành nghề từ trước
ngày giải phóng, khi họ trở về sẽ tuỳ từng trường hợp mà nghiên cứu giải
quyết sau.
Riêng đối với những người sau đây, khi họ trở về, Nhà nước sẽ xét từng trường hợp cụ thể mà trả lại nhà cửa, tài sản cho họ:
a. Những người làm ăn lương thiện đi chữa bệnh, đi thăm viếng bà con, đi học ở nước ngoài.
b. Những người đi tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến.
c. Những người là nhân dân lao động vì hoang mang sợ hãi bỏ chạy đi các nơi trước và trong những ngày giải phóng.
4. Những nhà, đất và tài sản mà trước khi vắng, chủ nhà đã uỷ
quyền hợp pháp cho những người là con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của
mình quản lý thì những người ấy được tiếp tục quản lý và phải chấp hành
những chính sách quản lý nhà, đất của Nhà nước; trường hợp chưa kịp uỷ
quyền hợp pháp thì Nhà nước cho phép những người là cha mẹ, con đẻ, vợ
hoặc chồng hợp pháp của họ trước đây đã ở trong những nhà ấy, nay được
tiếp tục ở nhưng không được bán, chuyển dịch bất động sản.
Đối với thân nhân không phải là cha mẹ, vợ chống, con của các chủ
vắng mặt mà trước đây cùng ở chung với chủ nhà, nếu nay còn ở lại thì sẽ
được thu xếp cho ở một chỗ trong nhà hoặc xếp ở nơi khác.
5. Những trường hợp xin thừa kế, xin hiến nhà, đất và tài sản
vắng chủ sẽ được nghiên cứu giải quyết từng trường hợp cụ thể theo chính
sách.
6. Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh thống nhất quản lý những nhà đất và tài sản vắng chủ tại địa phương.
Cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan tài chính chịu trách nhiệm quản
lý, sử dụng, kiểm kê định giá, xử lý và thanh toán với chủ nhà khi họ
trở về theo đúng các chính sách chế độ và thống nhất quản lý nhà đất và
tài sản vắng chủ của Nhà nước.
III. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC ĐOÀN HỘI TÔN GIÁO
Để bảo đảm thống nhất quản lý nhà cửa, bảo đảm tôn trọng tự do
tín ngưỡng và căn cứ vào các chế độ, chính sách khác của Nhà nước, việc
quản lý của các đoàn, hội tôn giáo ở các tỉnh phía Nam được quy định như
sau:
1. Nhà nước bảo hộ mọi nhà thờ, chùa chiền, miếu mạc, thánh thất được thực sự và thuần tuý dùng vào việc thờ cúng hành đạo.
2. Nhà nước tịch thu toàn bộ nhà đất của các Đoàn Hội các tổ chức không được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động.
3. Nhà, đất của các đoàn, hội, các tổ chức khác và của các tôn
giáo hiện đang cho thuê được giải quyết theo chính sách chung về nhà,
đất cho thuê. Riêng đối với các nhà tập trung của các tổ chức, các tôn
giáo đã cho hội viên, giáo dân của mình nhờ, hoặc ở thuê với giá rất rẻ
mà không nằm trong phạm vi nơi thờ cúng, hành đạo thì Nhà nước có thể
xét cấp hẳn cho người đang sử dụng.
4. Những nhà cửa đất đai khác còn bỏ trống hoặc dùng vào mục đích
không phải thờ cúng, hành đạo, thì Nhà nước vận động thuyết phục giáo
dân giao cho Nhà nước dùng vào việc phục vụ lợi ích chung.
IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG
1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền
Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ
quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là
tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.
2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:
- Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
- Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
- Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.
- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
- Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.
3. Những người có nhà cho thuê và nhà thuộc diện Nhà nước trực
tiếp quản lý, tuỳ theo chức vụ cấp bậc, quá trình hoạt động dưới thời Mỹ
nguỵ và thái độ chính trị hiện nay của đương sự mà có thể chiếu cố dành
cho một diện tích ở thích đáng, nếu chưa có chỗ ở.
V. ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT CỦA NGOẠI KIỀU
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thừa nhận mọi
cam kết của chính quyền Mỹ nguỵ với các nước và các tổ chức quốc tế có
cơ quan ở miền Nam Việt Nam.
Nhà nước không thừa nhận quyền sở hữu về bất động sản đã có của
các nước và của ngoại kiều trên lãnh thổ Việt Nam từ trước ngày Giải
phóng. Chính phủ sẽ giải quyết các vấn đề tồn tại về các loại nhà, đất
này theo hướng sau đây:
1. Quốc hữu hoá không bồi hoàn toàn bộ đất đai, nhà cho thuê của
chính phủ nước ngoài và ngoại kiều. Xét trường hợp cụ thể có hình thức
xử lý đích đáng; không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, bồi hoàn một phần
tuỳ theo quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nước hữu quan nếu là nhà
thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hữu quan, và tuỳ theo tính chất kinh
doanh bóc lột của ngoại kiều nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của ngoại
kiều.
2. Tịch thu toàn bộ tài sản:
a. Của nước trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam.
b. Của ngoại kiều trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
c. Của nước ngoài đã được sử dụng vào mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Đối với nhà làm việc và nhà ở của các Chính phủ nước ngoài khác và của các tổ chức quốc tế thì giải quyết như sau:
Nếu là nhà mua hoặc tự xây cất hợp pháp, căn cứ vào quy hoạch của
đô thị mà có thể cho họ giữ lại một số nhà cần thiết để làm cơ quan
lãnh sự hoặc cơ quan nghiệp vụ được Nhà nước ta chấp nhận. Những nhà
không dùng vào công việc trên thì phải nhượng lại.
Đối với những nhà không mua hoặc xây cất không hợp pháp thì Nhà nước quản lý không bồi hoàn.
4. Nhà của ngoại kiều:
- Đối với ngoại kiều được phép xuất cảnh:
Nếu là người lao động, thì Nhà nước cho phép bán nhà mà họ đang ở hoặc tự xây cất hợp pháp.
Nếu có cha mẹ, vợ chồng hợp pháp, con đẻ được ở lại và đã cùng ở chung một hộ thì có thể được xét cho nhận uỷ quyền quản lý.
Đối với nhà của ngoại kiều không phải là nhân dân lao động thì
trước khi xuất cảnh đều phải giao lại cho Nhà nước quản lý, và tuỳ từng
trường hợp, Nhà nước sẽ không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, hoặc bồi
hoàn một phần.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phạm HùngĐiều IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của các anh em quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.
Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà
cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu: “Các phần tử ác ôn,
mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.” Bởi không có định
nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng
Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy
quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào
xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời
liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch
thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.
Không khí hoảng sợ , đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.
IV. Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Cộng Sản Hà Nội:
Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu
hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà
Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ
ba trên thế giới vào năm 1985.
Cho đến giờ phút này , người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền
TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong
quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng
có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Cộng Sản Hà Nội.
Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một
phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN mang đầy cướp bóc ngu xuẫn
do Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.
Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người
Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói
thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của
miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm
trong suốt 10 năm đó.
Sang đến năm 1989, báo SGGP từ hào Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả
nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời
khổ ải đói rách, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các sĩ quan
quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu
ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee
Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù
nhân trung tâm cải tạo)
Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ
mới có những tiến bộ cải thiện mà thôi trong dạo gần đây khi World Bank
và USAID tăng tốc trợ giúp.
Mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh của Đảng cũng bị dẹp dần đi.
Đảng Cộng Sản Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai
mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động cướp bóc phi pháp này.
© Đàn Chim Việt
Subscribe to:
Posts (Atom)