Saturday, October 31, 2015

Tháng Mười Sắp Hết Rồi Em - Đỗ Công Luận

Dòng Sông Bình Minh - Trầm Vân

Chuyện Về Ma Nhân Ngày Lễ Halloween - Nguyễn Thị Thêm


Cuối tuần này cả nước Mỹ bước vào lễ hội Halloween. Một lễ hội mà trẻ em rất thích.
Người lớn ở Mỹ cũng tham gia rất nhiệt tình trong lễ hội này. Từ đầu tháng 10 nhiều nhà đã trang trí những con ma bị treo cổ lủng lẳng trên cành cây. Những nghĩa trang rất dễ sợ trước nhà. Những hình ảnh ghê rợn, làm người yếu bóng vía có thể giật mình té ngữa.

Tôi tham gia lễ ma đầu tiên sau chưa đầy một tháng đến Mỹ. Tôi suýt ngất xỉu khi tình cờ dẫn con bước vào một ngôi nhà đèn lù mù chớp tắt. Bỗng từ trong góc tối một bóng ma lao ra hú lên kinh hãi. Chưa kịp định thần, cửa căn nhà mở ra, một mặt nạ khiếp đảm nhô ra hai tay đầy máu cầm một thau kẹo đầy. Hai thằng con bấu chặc vào tôi và tôi vận dụng hết can đảm lấy vài cục kẹo cho con rồi cám ơn bước ra khỏi nhà.

Lễ ma chỉ tạo cho người ta một chút hồi hộp, kinh hãi và sau đó thì cười thoải mái vì biết đó là giả chứ không thật. Đó là trò chơi của con người đem ma quái ra đùa vui với nhau.
Người Việt Nam ta thì khác, rất tin ma quỷ là có thật, sợ hãi và đôi khi đùa chơi với những vong hồn đó. Họ nối kết âm dương một cách tự nhiên, vô tư và rất kính cẩn.
Các bạn không tin ư?
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về chuyện ma. Chuyện có thật và ngay tại căn nhà tôi ở ngày xưa.

Ngày đó quận lỵ Long Thành chưa phát triển như bây giờ. Nhà còn thưa thớt và rất nhiều gò mả. Con đường từ quận lỵ cạnh con suối, có cái cầu ván để đi vào xã Lộc An ngày xưa có thể là một khu nghĩa địa thật lớn. Nhà tôi nằm trong  khu nghĩa địa đó.
Nghĩa địa có từ lâu đời và dường như những thân nhân người chết cũng không hề đoái hoài hay họ cũng ra người thiên cổ.

Nhà dì ghẻ tôi nằm sau những dãy nhà mặt tiền đối diện con đường lớn. Phía sau nhà là lô cao su thuộc sở Ship. Lúc tôi học tiểu học , người ta che nhà ở tạm trong đó, giữa hai cây cao su . Những người dân cạo mũ phải lách qua những căn nhà để lấy mũ. Rồi thì lô cao su lần lần bị lấn chiếm. Từng cây, từng cây bị đốn âm thầm . Nhà mọc lên càng nhiều và biến thành một xóm.

Những căn nhà ban đầu sơ xài rồi từ từ lớn ra đẹp đẻ, kiên cố hơn. Tôi nhớ nhà Trung Anh cũng trong lô cao su đó. Bây giờ nơi đâylà một khu phố san sát, tôi về lại không thể nhận ra.
Tôi nói nhà dì Ba tôi nằm trong khu nghĩa địa. vì bên hông, sau nhà đều là những ngôi mộ kiên cố. Xung quanh nhà hàng xóm cũng rải rác những ngôi mộ cổ kiên cố nằm trong sân nhà. Nền nhà có lẽ là những ngôi mộ cũ theo thời gian đã bị lấp bằng. Khi tôi xong Trung học. Ba tôi cất cho tôi một căn nhà nhỏ sát bên nhà dì ghẻ tôi. Căn nhà đầu đời của tôi được gọi là căn nhà màu tím vì tôi trang trí các màn cửa bằng màu tím mà lúc đó tôi rất thích.

Sát bên hông nhà tôi là 3 ngôi mộ vừa vừa và phía trước là một ngôi mộ lớn được xây kiên cố. Chắc của một người nào giàu có hay có chức quyền thời xưa. Ba tôi rào lại không đụng tới, nên nhà tôi thụt lại một chút vì né nó. Nói chung là nguyên cái xóm nhà được cất trên một nghĩa trang ngày xưa, xưa lắm chẳng còn thân nhân.
Cho nên nhà có ma là cái chắc. Bên hông nhà tôi là nơi lý tưởng để chơi trò xây chò, chơi cầu cơ hay gọi hồn ma.

Cái thời học Trung học nhiều thi cữ gay go để lấy bằng. Thi Tiểu học, Trung Học Đệ Nhất cấp, Tú Tài Một, Tú tài Hai  và những lần thi đó thường đặt người học trò trước bao nhiêu lo âu và tin vào may rủi. Thế là cứ gần tới ngày "Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn" là học trò tìm đến những trò xây chò, cầu cơ hay bói toán.
Các em con dì ghẻ tôi rất mê chơi trò xây chò. Các bạn có biết xây chò là như thế nào không?
Ngày xưa trên bàn thờ ông bà ta thường có một cái đế chưng dĩa bằng gỗ ba chân chạm trỗ khá đẹp . Dĩa trái cây được đặt trên đó vừa cao vừa trang trọng.  Cái đó dùng để xây chò. Tôi không hiểu tiếng chò từ đâu ra, hay cái chưng trái cây đó gọi là chò. Ban đêm, ra ngay chỗ mả, lựa một chỗ đất bằng hay để trên một miếng ván. Vì chò có 6 chân, ba chân ở dưới để đứng, ba chân ở trên để đặt dĩa trái cây ở giữa tóp vào để làm kiểu. Cho nên phải có 3 người mới chơi xây chò được. Đặt cái chò trên mặt bằng, ba người để nhẹ ngón tay trỏ lên ba chân ở trên, đốt nhang khấn vái . Đại loại khấn tên tuổi của người chơi và đặt câu hỏi :
-Nếu hồn về xin hồn khua ba tiếng.
Thế là tự dưng cái chưn chò nhấc lên gõ nhịp xuống đất ba cái lộp cộp.
Sau đó thì muốn hỏi gì thì hỏi nhưng dấu hiệu là tiếng gõ của chò.
Thí dụ:
Nếu hồn là đàn bà thì gõ ba cái, đàn ông gõ hai cái, còn nhỏ gõ 4 cái.
Cái chân gỗ lại gỏ theo câu hỏi của người chơi. Người đặt tay vào không thể đè vì như vậy sẽ tạo một cái lực đè 3 chân kia xuống đất. Tay chỉ để nhẹ lên như chuyền khí dương vào gỗ và chân chò tự động nhịp trong sự điều khiển vô hình.

Nói chung liên lạc với hồn ma theo tiếng gõ của chân chò không mấy hấp dẫn và không đi vào chi tiết. Nếu đặt câu hỏi dài, hồn ma không nói được nhiều.Tuy nhiên, đêm hôm khuya khoắt, ngồi bên mả chơi với ma, biết họ nam hay nữ, chết như thế nào, bao nhiêu tuổi... nghe tiếng gỏ lộp cộp vô hình thì cũng ớn da gà lắm.

Còn cách thứ hai là chơi cầu cơ.
Cầu cơ chứ không phải là lên đồng, có nghĩa là người chết sẽ điều khiển bàn tay người chơi chỉ vào những chữ A, B, C...và ta nối kết những phụ âm và nguyên âm đó thành một câu trả lời. Cho nên dụng cụ chơi là một miếng giấy ghi đủ  chữ cái, các con số và một miếng ván nhỏ hình con cơ ( Tức hình trái tim). Miếng ván này nếu lấy từ một mảnh ván hòm đã chôn người chết được bốc mộ thì càng linh. Có khi chỉ là một miếng giấy dày cắt hình con cơ. Chứ ván hòm làm sao mà tìm được ở lứa tuổi học trò.

Khi chơi, ta cũng chọn nơi thật yên tỉnh, vắng vẻ. Ở gò mả càng hay. Ban đêm rất thích hợp cho cơ mau lên. Nhưng đôi khi người nhẹ bóng vía ban ngày điều khiển cơ cũng chạy ro ro. Trải tờ giấy lên bàn. Một người ngồi đặt tay lên miếng cơ. Đốt nhang và thành tâm khấn vái . Khi hồn người chết hiện về thì ngón tay sẽ di động chỉ trên những chữ cái theo câu hỏi của người chơi.
Thí dụ ta hỏi hồn Nam hay nữ. Cơ sẽ chạy chữ n , chữ ữ là nữ.
Khi ta hỏi điều gì, ngón tay đè lên cơ sẽ chạy theo những chữ trên bàn và cho mình câu trả lời. Nếu không thể trả lời câu hỏi, ngón tay sẽ chạy ra chữ không biết hay không thể nói.

Tôi có một người bạn thân, em cô ta chơi cơ rất mau lên. Dường như cô ta rất hạp với những vong hồn. Ban đầu cô ta chơi cầu cơ một cách say sưa thích thú . Nhưng sau đó chỉ cần cô ta đặt tay lên tấm ván cơ là cơ chạy liền. Đến nỗi đôi khi ngồi trong lớp, ngón tay đặt lên bàn cũng chạy chỉ chữ như đang cầu cơ. Sợ quá cô ta ngã bệnh luôn. Một thời gian mới bình phục.

Viết tới đây, tôi nghĩ không biết tây phương có chơi cầu cơ không, nên tôi search trên Google và tìm ra bài này. nếu các bạn muốn tham khảo thì hãy vào:
http://khoahoc.tv/khampha/1001-bi-an/40465_sang-to-bi-an-ban-cau-co.aspx

Đó là những trò đùa chơi với hồn ma. Riêng tại căn nhà dì ghẻ tôi thì có ma thật sự. Bất cứ ai ngủ lại trong nhà đều bị ma nhát. Ông anh tôi có hôm ghé lại ngủ đêm. Anh tôi đã bị ma kéo cẵng, lôi xềnh xệch giành chỗ ngủ. Chỗ ngủ là bộ ván đặt ngay phòng khách dùng nơi ngủ tạm của khách ghé thăm. Anh tôi bị ma kéo tay, kéo giò, lôi xềnh xệch cả đêm. Sáng dây anh phờ phạc , kinh hồn, nói không ra lời . Bị mấy lần, ảnh sợ quá nên sau đó anh không bao giờ ghé ngủ lại. Nhưng rất lạ, ba tôi ngủ thì không sao. Mà hể có khách lạ thì y như rằng bị ma lôi giò, kéo tay giành chỗ.

Sau này khi chiến tranh khốc liệt, ba tôi đào hầm trú ẩn để tránh pháo kích của Việt Cộng. Đào ngay bộ ván đó thì có bộ xương người. Ba tôi đem chôn cất đàng hoàng rồi lên chùa nhờ Sư trụ trì tụng kinh cầu siêu.

Các bạn hỏi tôi có sợ ma không và có thấy ma không? Nói thiệt tôi chưa hề thấy ma. Lúc nhỏ đi học, nhiều khi trời mưa hay bị trễ xe tôi cũng hay ngủ lại trên bộ ván đó. Lần đầu tiên tôi thấy người rất lạ. Bềnh bồng, khó chịu, la không được mà nói cũng không được. Tôi cứ nghĩ là bị mộc đè. Tôi về kể lại với má tôi. Anh tôi mới nói nhà đó có ma, ảnh bị nó kéo giò rồi. Tôi lên nói lại với Sư Cô bổn sư. Bà truyền cho tôi niệm Phật, niệm chú và bấm ấn trước khi ngủ. Thế là tôi không bị gì nữa hết. Đến lúc ba tôi cất nhà cho tôi sát bên, tôi ở một mình đi dạy rất bình an, không bị ai quấy rầy.

Mỗi khi mấy em tôi chơi xây chò hay cầu cơ, tôi đưa tay lên để chơi, thì chò đứng im mà cơ cũng không chạy. Người ta nói tại tôi nặng bóng vía nên ma không nhập được.

Tôi kể chuyện này như kể về kỷ niệm thời còn đi học. Tin hay không tin có ma là tùy mỗi người. Tôi theo đạo Phật nên tin con người có linh hồn. Linh hồn đó được về đâu sau khi chết tùy phước báo của mỗi người. Hồn ma là những vong hồn chưa được siêu thoát hay đi đầu thai vì lý do gì đó. Tôi không tin dị đoan là hãy kêu gọi nhờ vã hay liên kết với những âm hồn đó. Bởi họ có đời sống ở cõi âm khác chúng ta. Nên để họ yên bình sinh hoạt trong thế giới vô hình. Đừng lợi dụng hay chọc phá tới họ không tốt cho cả hai bên.
Nhân mùa lễ Halloween, tôi kể lại chuyện này như một kỷ niệm thời đi học. Tin hay không tin tùy các bạn.
Chúc các bạn có một ngày lễ thật vui với con cháu.

Nguyễn thị Thêm.
Halloween 2015.

Chỉ Có Em Và Anh - Nguyễn Thị Thêm

Friday, October 30, 2015

Cái Cột KM Đầy Ý Nghĩa

Chỉ là vấn đề văn hóa
Bọn cai trị nhân dân VN hiện thời đa số là người miền Bắc, không có cái sensibilité của người miền Nam chứ nếu chúng nó rành sáu câu về ngôn ngữ nói chuyện thường ngày của dân Nam Kỳ thì phải hiểu hai chữ viết tắt ĐM không nhất thiết là...Đường Mòn, mà là tiếng ...chửi thề rất là bình dân, rất là phổ thông trong câu nói hằng ngày của dân miền Nam.

Nếu không thì chúng ta đâu có cái chuyện khôi hài này !
tc


CHINH BON CSVN VIET: DM/HO CHI MINH

Sưu tầm

Học Làm Người - Nguyễn Gia Lộc

Sông Ngã Năm - Đỗ Thị Minh Giang/ Gió Biếc Se Tình - Trầm Vân

Cà Phê Kể Chuyện 3 - Giang Hà

Bạn Sẽ Mạnh Mẽ Hơn Sau Mỗi Lần Vượt Qua Nghịch Cảnh - Thomas Edison


Đôi khi, có ai đó vô tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó sẽ là ai và chỉ đến khi gặp họ, bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào. Họ giúp bạn nhận ra được mình là ai và người mà bạn muốn trở thành.

Đôi khi có những việc xảy đến với bạn dường như thật đau đớn và quá sức chịu đựng. Nhưng khi vượt qua rồi, bạn mới chợt nhận ra rằng nếu không có những biến cố đó, bạn đã không thể trưởng thành hơn và nhận biết được sức mạnh của chính mình.

Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, không có điều gì là tình cờ hay may mắn cả. Tất cả mọi bệnh tật, mất mát hay những giây phút khó khăn chính là thử thách của cuộc sống. Không có những thử thách này, bạn sẽ không có cơ hội để học hỏi điều gì, để nhận ra đâu là điều thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với bạn.

Đôi khi, chính những trải nghiệm cay đắng sẽ giúp bạn chiêm nghiệm cuộc sống mình một cách rõ ràng và chính xác hơn. Một thất bại luôn chứa đựng niềm hy vọng. Một sự kết thúc bao giờ cũng đi liền với một sự khởi đầu, nếu bạn nhận ra.

Nếu ai đó làm bạn tổn thương, đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn, hãy tha thứ cho họ vì chính họ sẽ giúp bạn sẽ nhận ra giá trị của niềm tin.

Hãy thử nói chuyện với những người trước giờ bạn chưa từng trò chuyện và nên lắng nghe họ một cách chân tình.

Hãy tự nhủ rằng mình là một người vững vàng. Vì nếu bạn không tin vào chính bạn, sẽ rất khó khiến người khác tin vào bạn được. Bạn có thể tạo nên cuộc sống của mình với bất cứ điều gì bạn muốn, và sống trọn vẹn với nó.

Nếu ai đó yêu bạn thật sự, hãy trân trọng tình cảm ấy và mở lòng ra với họ, không chỉ bởi họ yêu bạn, mà còn bởi họ đang giúp bạn biết cảm nhận cuộc sống và cách nhìn cuộc sống bằng một tâm hồn sâu sắc.

Bạn không bao giờ biết trước điều gì đang chờ đón bạn ngày mai. Hãy sống hết mình cho ngày hôm nay và tin tưởng vào ngày mai cho dù bất kỳ điều gì xảy ra đi nữa.

Nguồn: ngonluanho

Nước Mắt Em Làm Ướt Áo 1 Linh Muc - Phó Tế Nguyễn Mạnh San


Hầu hết mọi người đều biết, một khi vị tu sĩ nào đã được thụ phong chức Linh Mục rồi, thì vị Linh Mục đó tuyệt đối phải tuân hành các giáo điều của Giáo Hôi Công Giáo truyền dạy.

Mà một trong các giáo điều đó là tất cả các Linh Mục phải duy trì tình trạng độc thân và không được phép luyến ái với bất cứ một người phụ nữ nào sau khi đã được thụ phong chức Linh Mục. Nếu vị Linh Mục nào muốn lập gia đình hoặc vì một lý do gì lỡ vi phạm vào 2 giáo điều vừa kể trên, bắt buộc vị Linh Mục đó phải tự mình tình nguyện nạp đơn lên Giáo Quyền, xin phép đưọc từ bỏ thiên chức Linh Mục của mình, để trở thành một thường dân ngoài đời, không còn năng quyền của một Linh Mục, để cử hành những phép bí tích trong Nhà Thờ, tại những nơi thờ phượng hay tại tư gia nữa; ngoại trừ trường hợp chỉ có một số rất ít, những vị Mục Sư đã lập gia đình rồi, thuộc vài giáo phái Tin Lành, nạp đơn xin được phép chuyển nhập vào Giáo Hội Công Giáo và đơn xin sẽ được Giáo Quyền Tối Cao trong Giáo Hội Công Giáo cứu xét và nếu đơn xin được chấp thuận, thì những vị Mục Sư này sẽ trở thành những vị Linh Mục trong hàng ngũ Linh Mục của Giáo Hội Công Giáo, hoặc có một số ít các Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn đã có gia đình rồi, nhưng chẳng may người vợ qua đời sớm và theo nội quy của Giáo Hội Công Giáo, một khi người chồng đã được chịu chức Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacon) rồi, thì sau khi vợ qua đời, không được phép lấy vợ khác, nhưng được Giáo Quyền ban cho một đặc ân, như trong trường hợp các con đã tới tuổi trưởng thành và chúng nó đã có thể tự lập được cuộc sống, thì những Phó Tế nằm trong tình trạng độc thân này, đều có thể nạp đơn xin trở thành Linh Mục lên Giáo Quyền cứu xét và nếu đơn xin được chấp thuận, thì chỉ phải học thêm môn Thần Học từ 1 cho đến 2 năm nữa, là hội đủ điều kiện chịu chức Linh Mục nếu muốn. Sau đây chúng tôi xin tường thuật lại một câu chuyện có thật của một vị Linh Mục giải thích cho chúng tôi nghe về lý do tại sao Ngài không còn là Linh Mục nữa và Ngài đã được Giáo Quyền cho phép cởi bỏ áo tu sĩ, để có một cuộc sống ngoài đời bình thường như trăm ngàn giáo dân khác và Ngài đã lập gia đình. Câu chuyện của cựu Linh Mục này do chính Ngài tâm sự với chúng tôi như sau:

Cứ mỗi năm Tết đến, khi tôi còn là Linh Mục, tôi đều về Việt Nam nghỉ phép thường niên 3 tuần lễ, với mục đích duy nhất là chỉ để thăm viếng thân mẫu của tôi đã già yếu, mà người Công Giáo thường xưng hô với thân phụ mẫu của một Linh Mục là Ông Bà Cụ Cố nếu lớn tuổi hoặc Ông Bà Cố nếu còn trẻ tuổi. Năm đầu tiên tôi về thăm thân mẫu của tôi và một hôm, có một cặp vợ chồng quen thân với Bà Cố tức Mẹ tôi, họ nghe được tin tôi từ Hoa Kỳ về thăm Bà Cố, nên họ đến thăm chào hỏi tôi và bà vợ của ông chồng này, tình cờ kể lại cho tôi nghe một câu chuyện khá thương tâm, về một thiếu phụ bị chồng bỏ, ở cùng trong xứ đạo với Mẹ tôi, chị ta rất ngoan đạo, Mẹ tôi củng biết rõ chị này không bao giờ bỏ Lễ ngày Chủ Nhật. Chị đang phải nuôi 2 đứa con trai, đứa lớn 11 tuổi, đứa nhỏ 9 tuổi, chồng của chị bỏ nhà ra đi, không một lời từ biệt với vợ và 2 con, biệt tăm tích đã gần một năm nay rồi, để đi theo tiếng gọi của tình yêu mới với một cô gái trẻ đẹp, kém chị ta cả chục tuổi. Hàng ngày chị phải dậy thật sớm thổi mấy nồi xôi đậu xanh và đậu đen, để cùng với đứa con trai lớn mang xôi ra chợ bán, đến gần xế trưa 2 Mẹ con mới trở về nhà, vội vàng ăn uống xong xuôi đâu đấy, rồi 2 Mẹ con lại cùng với đứa con trai út, rời nhà để đi ra chợ làm phu khuân vác, dọn dẹp sạch sẽ cho các sập bán hàng lẻ ở ngoài chợ, 3 Mẹ con làm tới tối mịt mới quay trở về nhà. Ngày nào cũng như ngày ấy, cả 3 Mẹ con không được nghi ngơi, ngoại trừ sáng sớm ngày Chủ Nhật, 3 Mẹ con đi dự Thánh Lễ xong, lại ra chợ tiếp tục làm những công việc hàng ngày mà 3 Mẹ con vẫn làm và kể từ khi chồng chị bỏ nhà ra đi, 2 đứa con chị phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ Mẹ những công việc lao động vừa được kể trên, mới kiếm được đủ tiền nuôi sống 3 Mẹ con cho đến ngày hôm nay.

Tôi vừa nghe kể xong câu chuyện này, động lòng thương xót và tội nghiệp cho 2 đứa trẻ nhỏ không được đi học, nên tôi liền yêu cầu cặp vợ chồng này, hãy dẫn tôi đến thăm 3 Mẹ con chị ta ở tại nhà chị ta, để tôi nói cho người Mẹ biết là tôi sẵn sàng giúp đỡ chị, bằng cách bảo trợ tài chánh cho 2 đứa con chị được tiếp tục cắp sách đi học trở lại, cho tới khi chúng học xong bậc trung học. Sau khi chị nghe tôi nói thế, chị tỏ ra rất xúc động, chị nói: Con xin hết lòng đội ơn Cha, những điều Cha nói làm con cứ ngỡ là con đang nằm chiêm bao, vì đây là điều ước mong duy nhất của con, mà hàng ngày con cầu xin Chúa ban xuống cho con cách riêng, để làm sao con có thể đưa 2 con của con trở lại trường học, như trước kia hàng ngày, chồng của con vẫn đưa 2 con đến trường, khi anh ấy vẫn còn ở nhà với con. Giờ đây thật là sung sướng hạnh phúc biết bao cho con và 2 con của con, vì Cha đã thay mặt Thiên Chúa đến đây để đáp ứng lời cầu nguyện của con từ bấy lâu nay.

Nhờ vào số tiền hàng năm của tôi gửi về cho chị và chị coi tôi như là người Bố đỡ đầu tinh thần cho 2 con của chị, để giúp đỡ cho 2 cháu được tiếp tục đi học, như tôi đã hứa và sau khi chị trang trải tiền học phí, tiền mua sách vở cho 2 con, chị cho tôi biết vẫn còn dư thừa chút đỉnh, nên 2 cháu không cần phải làm bất cứ một công việc gì nặng nhọc, để phụ giúp chị như trước kia nữa, mà chúng chỉ biết vùi đầu vào sách vở, đến cuối năm cả 2 cháu đều được lãnh nhận phần thưởng danh dự, là 2 học sinh giỏi nhất lớp, được nhà trường khen thưởng và mỗi cháu còn nhận được một trăm Mỹ kim của tôi với tư cách là Bố đỡ đầu tinh thần của chúng từ Hoa Kỳ gửi về, để tưởng thưởng cho chúng học giỏi. Như đã nói ở phần trên, mỗi năm tôi về Việt Nam một lần, để thăm nom sức khoẻ của thân mẫu tôi, mỗi lần về như thế, tôi đều có ghé nhà chị ta để đón 2 đứa con của chị về nhà Mẹ của tôi ăn cơm vài ba lần và để thăm hỏi sức khoẻ của chúng, đồng thời cũng để kiểm điểm lại sự học hành của chúng xem chúng học hành tới đâu. Lẽ dĩ nhiên, những lần tôi đến đón chúng về nhà Mẹ tôi, thì không bao giờ có Mẹ chúng đi theo chúng.

Qua những kinh nghiệm trong công tác Tông Đồ Mục Vụ của tôi là một Linh Mục cho tôi biết, việc gì phải đến thì nó sẽ đến, ngoại trừ Thiên Chúa hay Thượng Đế ra, không ai có thể biết trước được việc gì sẽ xẩy đến cho mình. Tất cả 6 lần trong 6 năm liên tục, tôi về Viêt Nam để thăm viếng thân mẫu tôi và cũng như mọi năm, trong thời gian 3 tuần lễ tôi ở nhà Mẹ tôi, tôi đều có đến đón 2 đứa con tinh thần của tôi về nhà Mẹ tôi ăn cơm và trò chuyện với chúng vài tiếng đồng hồ, xong rồi tôi lại lái xe đưa chúng về nhà Mẹ của chúng, thả chúng xuống trước cửa nhà, mà tôi không cần phải xuống xe để dẫn chúng vào nhà, lúc đón cũng như lúc đưa chúng về, chỉ có một lần Mẹ chúng thấy tôi tới, thì chị vội vàng chạy ra chỗ xe tôi đang đậu để chờ chúng, chị mời tôi vào nhà uống trà, có 2 đứa con cũng ngồi cùng cả đấy, chúng tôi trao đổi với nhau vài ba câu chuyện xã giao, kéo dài khoảng 15 phút, thì tôi đứng dậy xin cáo biệt chị ra về, vì còn phải chở Mẹ tôi đưa tôi đến thăm Cha Chánh Xứ họ đạo Nhà Thờ Tân Định, như đã có hẹn trước với Ngàì.

Năm nay tôi về VN là lần thứ 6 như mọi năm, để thăm Me tôi. Cũng như thường lệ, tôi lái xe đến đón 2 đứa con tinh thần, luôn luôn chúng nó đã đứng chờ sẵn ở trước cửa nhà, khi xe tới, chẳng cần phải nói lời nào, tự động chúng mở cửa xe phía sau và leo lên xe ngay. Nhưng lần này, khác hẳn những lần trước, chỉ thấy Mẹ chúng đang đứng chờ trước cửa nhà và khi xe của tôi vừa chạy tới, thi chị chạy vội ra, mời tôi vào trong phòng khách ngồi chờ 2 cháu, chị cho biết là 2 cháu còn đang mắc bận thay áo quần trong phòng tắm. Trong lúc tôi ngồi trong phòng khách đợi 2 cháu, thì chị ngồi trên chiếc ghế cách xa, đối diện với tôi và nói : Thưa Cha, con hết lòng tạ ơn Cha đã giúp đỡ cho 2 đứa con của con được đi học liên tục gần 6 năm qua, ơn trời biển bao la này của Cha dành cho 2 con của con, tất cả chúng con không biết đến bao giờ mới có thể đền đáp lại ơn này cho Cha, nhưng chúng con sẽ luôn luôn ghi tạc ơn này tận đáy lòng chúng con, cho tới khi chúng con lìa đời. Hôm nay con dám mạnh dạn, để xin Cha cho phép con được bầy tỏ sự thầm kín chân thành nhất từ đáy lòng của riêng con với Cha, là xin Cha bảo lãnh cho 2 đứa con của con được sang Hoa Kỳ tiếp tục sự học của chúng, để chúng nó có một cơ hội tiến thân trên con đường học vấn và nhờ đó, chúng nó sẽ có thể trở thành những nhân tài nổi danh trên thế giới mai sau, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc Việt Nam ở quốc ngoại. Để có thể thực hiện được ý nguyện thầm kín này của con, con xin Cha vì tấm lòng nhân từ bác ái của Cha, xin Cha hãy bằng lòng làm giấy hôn thú giả với con một cách kín đáo, chỉ có Cha và con biết chuyện này mà thôi và khi sang tới Hoa Kỳ, con và 2 con của con sẽ cư trú tại một tiểu bang khác, cách xa tiểu bang nơi Cha đang ở, để tránh sự dòm ngó dị nghị của mọi người chung quanh, không làm phương hại đến thanh danh của Cha là một Linh Mục thánh thiện, rồi gắng đợi đến 2 năm sau, Cha mới làm giấy ly dị con, tới lúc đó chúng con đã trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ rồi, chúng con không còn sợ bị trục xuất trả về VN nữa. Tôi cố gắng ngồi yên lặng để nghe chị nói hết lời, chứ thực ra, vừa nghe chị nói đến câu làm giấy hôn thú giả, thì tôi đã hết hồn, cảm tưởng như có quân khủng bố đang đặt trái bom dưới nệm ghế tôi ngồi và tôi cố gắng lấy lại sự bình tĩnh, để giải thích cho chị hiểu rõ rằng: Đối với Luật Công Giáo, không bao giờ cho phép một Linh Mục làm một điều gì dối trá trước mặt Chúa và hơn thế nữa, đối với luật pháp Hoa Kỳ lại càng chết tươi, ăn năn tội chẳng kịp, hành động giả vờ lấy nhau làm vợ làm chồng, không chóng thì muộn cũng sẽ bị chính quyền phát giác, tới lúc đó người phối ngẫu ở Hoa Kỳ, sẽ được mời đi nghỉ mát nhiều năm trong trại tù và có thể cộng thêm một số tiền phạt vạ nữa; còn người phối ngẫu từ nước ngoài tới, thì ở trong tư thế sẵn sàng khăn gói quả mướp, chờ ngày lên đường bị tống xuất trở về quê cũ. Vì mới cách đây vài năm taị tiểu bang California, chính quyền tiểu bang hợp tác với chính quyền liên bang, đã khám phá ra cùng một lúc, nhiều cặp vợ chồng giả vờ lấy nhau (Fraud Marriage), nhưng không hề ăn ở với nhau một ngày nào và để áp dụng đúng theo Luật Di Trú Hoa Kỳ (US Immigration Law) đã quy định, thì tất cả những người phạm pháp này, đều bị truy tố ra Toà Án Di Trú (US Immigration Court) xét xử. Nếu can phạm ở đây có quốc tịch, thì chỉ lãnh bản án đi nghỉ mát nhiều năm trong nhà tù, còn nếu can phạm chỉ là thường trú nhân thôi, thì sau khi đã mãn hạn thời gian nghỉ mát ở tù về, thì có thể sẽ bị Sở Di Trú trục xuất đương sự trả về nguyên quán, riêng những can phạm từ nước ngoài vào, thì bị tạm giam để chờ ngày lên đường về quê cha đất tổ. 

Tôi vừa mới nói tới đây, chưa kịp giải thích thêm, thì chị đã chạy nhào tới ôm chặt lấy tôi trong vòng tay của chị, ngả đầu lên vai tôi, khóc nức nở, làm ướt đẫm chiếc áo chùng thâm của tôi đang mặc trên người và lần này không còn phải là trái bom nổ chậm đặt dưới nệm ghế tôi đang ngồi nữa, mà hình như có ai đang chích mũi thuốc mê vào người tôi, đưa tôi vào thế mê hồn trận, nên tôi không còn biết trời trăng mây nước ra sao nữa, rồi chị cứ vừa khóc vừa tỉ tê kể lể tràng giang đại hải bên tai tôi, nào là em đã thương yêu Cha từ nhiều năm nay rồi, em biết rõ có một số Linh Mục đã được Giáo Quyền cho phép cởi áo tu sĩ ra ngoài đời lập gia đình có sao đâu, lấy vợ đâu có phải là một hành động xấu xa gì, trái lại hành động này là một hành động can đảm, đáng phục, vì dám công khai thú nhận một sự thật tình yêu công chính, không việc gì phải sợ sệt, dấu diếm trước giáo hội và trước giáo dân của mình. Như thế, rõ ràng trường hợp của Cha, nếu Cha bằng lòng lấy em làm vợ, là vì lòng nhân từ bác ái của Cha, để cứu giúp một thiếu phụ với 2 đứa con còn nhỏ dại vượt trùng dương hàng ngàn dặm, để đến được bến bờ tự do hạnh phúc, chứ đâu có phải vì Cha ham mê sắc dục hay vì mê gái 2 con trông mòn con mắt của em đâu, mà đến nỗi làm Cha phải xin từ bỏ chiếc áo chùng thâm để lấy em và nếu sự việc này cho rằng Cha phạm tội trước mặt Chúa, thì hoàn toàn lỗi tại em vì em đã cám dỗ Cha, chứ Cha đâu có cám dỗ em, Chúa biết rõ từng sợi tóc trên đầu của mỗi người, nên Chúa sẽ hiểu rõ việc làm này của Cha, vì con người ta chỉ có thể che mắt thế gian, chứ không thể nào che mắt Chúa được v.v..... Mà thôi, đúng là ma đưa lối quỷ đưa đường, cứ tìm những phút dặm trường mà đi, sự thể đã ra nông nỗi này rồi, biết nói gì hơn, một khi đôi con tim của hai kẻ đã cùng nhau hoà chung một điệp khúc tình ca bất hủ, mà những ai thương yêu nhau vẫn còn nhớ câu hát: Thương Nhau Cởi Áo Cho Nhau, Về Nhà Mẹ Hỏi Qua Cầu Gió Bay. Thế là tôi đành phải nhắm mắt đưa chân, để thề hứa với chị, là sau khi tôi được giáo quyền cho phép cởi bỏ chiếc áo chùng thâm này ra, thì tôi sẽ quay trở về VN cưới chị làm vợ chính thức và đem 3 Mẹ con chị sang đoàn tụ với tôi ở Hoa Kỳ.

Đúng 1 năm sau, sau khi tôi được Giáo Quyền cho phép tôi trở thành thương dân, tôi đã giữ đúng như lời thề hứa trước kia với chị và tôi đã trở về VN cưới chị làm vợ và đã đưa cả 3 Mẹ con chị sang Hoa Kỳ chung sống với tôi. Đến lúc này, tôi mới hiểu rõ rằng, trong mỗi một cuộc sống của con người trên trần thế, dù lập gia đình hay sống độc thân, trong mọi hoàn cảnh khác biệt nhau và trong mọi môi trường sinh sống khác biệt nhau, mỗi người đều phải trả cho cái giá đắt hoặc rẻ của nó, mà mỗi người đã tự chọn lựa môi trường cho cuộc sống của mình. Nhưng ngay bây giờ, nếu ai hỏi tôi : Nên Lập Gia Đình hay Nên Đi Tu, thì tôi thực tâm sẽ trả lời họ rằng: Nên Đi Tu thì hơn, như người ta thường nói Tu Là Cõi Phúc, Tình Là Giây Oan. Vì tôi là người đã có diễm phúc được từng trải nhiều năm sống trong 2 môi trường khác biệt nhau này, mà nhờ đó, tôi mới biết rõ đời sống vợ chồng không đơn giản như tôi nghĩ khi tôi còn đang trong thiên chức Linh Mục. Quả thật đúng như câu nói: Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận và giờ đây, làm tôi nhớ lại những lời nhắn nhủ chân thành của một Linh Mục lớn tuổi, mà tôi kính trọng Ngài như người Anh Cả của tôi, đã nói với tôi trước ngày tôi về VN lần đầu: Tôi biết Cha có một đời sống rất thánh thiện ( Religious life) với lòng tự tin mãnh liệt (Strongly self-confident) vào Đấng Quyền Năng Tối Cao sáng tạo ra trời đất và con người chúng ta, đó là 2 yếu tố tiên quyết, cần phải có đối với những vị tu hành thuộc bất cứ tôn giáo nào, mà Cha đã có, nhưng trên thực tế, nếu có 2 yếu tố này vẫn chưa đủ sức lực, để chống chọi lại những cạm bẫy cám dỗ của đồng tiền và tình dục, mà chúng ta luôn luôn cần phải ý thức và tự cảnh giác lòng mình trước những cạm bẫy cám dỗ này, kẻo không, chúng ta sẽ bị rơi vào cạm bẫy, rồi tới lúc đó lại đổ vạ cho ma quỷ cám dỗ chúng ta. Vậy xin Cha hãy ghi nhớ 2 câu nói sau đây trong đời sống tu hành của chúng ta là: Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh và Lúa Chín Đầy Đồng, Nhưng Thợ Gặt Thì Ít, chứ không Thiếu như nhiều người tưởng lầm. Nhiều lúc ngồi một mình thầm lặng để suy ngẫm lại những lời nhắn nhủ này, tôi mới cảm thấy thấm thía cho cuộc đời hiện tại của tôi.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San
Cựu Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng
Đặc Trách Luật Sư Đoàn Liên Bang và Nhập Tịch
Toà Án Liên Bang Hoa Kỳ
Oklahoma City, Oklahoma 

Cà Phê Kể Chuyện 2 - Đèo Văn Trấn

Thursday, October 29, 2015

Cà Phê Kể Chuyện - Đỗ Công Luận

Ngắm Bức Tranh Thu - Mường So

Chuyện Việt Kiều - Tuyết Phong


Máy bay đang trên không phận Sài Gòn. Tôi hồi hộp nhìn xuống, thấy nôn nao một tâm trạng khó tả. Nó giống như đứa con xa nhà mong gặp lại người mẹ hiền sau bao năm xa cách. Sau hơn mười lăm năm xa cách, tất cả qúa khứ lại hiện về. Từng ngôi nhà, con đường, với biết bao kỷ niệm của quê hương mà tôi luôn ấp ủ. Máy bay đáp xuống đường băng. Nước mắt tự nhiên dâng trào khiến tôi phải cúi xuống, sợ người chung quanh thấy.

Đã tới! Xong thủ tục tại cửa khẩu, tôi chất đầy hành lý lên chiếc xe, đẩy ra cửa. Một cơn nóng ùa vào người. Đó, cái nắng nóng của mùa hè vùng nhiệt đới. Đang muốn nhớ tuổi ấu thơ tung tăng trên sân trường, đá banh với đám bạn cùng lứa thì chợt nghe tiếng gọi: Cấn ơi! Cấn ơi! Tôi đẩy xe bước tới… Rồi nhận ra những khuôn mặt quen thuộc ngày nào. Anh, em, cháu, bạn, họ hàng. Họ vây quanh chúc mừng… Mọi người ai cũng nói, trông tôi trẻ hơn là họ tưởng. Anh Đạo, bạn tôi, còn đùa: “Mày phong độ thế này về đây coi chừng gái nó làm thịt mất!” Và mọi người cười rộ.

Lên xe, tiếng cười nói vui vẻ của mọi người nói về tôi vẫn không ngớt. Xe chạy. Những con đường quen cũ nay trở thành xa lạ! Tôi phải cố moi trong trí những hình ảnh ngày xưa để so sánh sự thay đổi. Chiếc xe cứ đi san sát với những chiếc xe hai bánh khiến tôi có cảm giác như sắp sửa đụng nhau, phải gồng cứng cả người như sẵn sàng chờ đợi.
Xe tới khu Hàng Xanh cũ. Đang cảnh kẹt xe. Con đường mới khác xưa nhiều qúa. Tôi vừa nhìn vừa nhớ cảnh mười bẩy năm trước. A, ven đường này là quán cơm gà, sườn nướng ngày nào. Trên đường về từ Sài Gòn tới Biên Hòa. Mùi thịt nướng thơm ngào ngạt bay ra từ một quán ăn, nó như mời gọi tôi dừng lại mà thưởng thức.

Bụng đói chẳng nghĩ ngợi, tôi lái chiếc xe Dream ghé vào một quán cơm đang nướng thịt thơm phức. Tôi gọi cho mình một đĩa cơm gà nướng đặc biệt... Lấy khăn lau mặt, nhấp ly nước trà đá cho đỡ khát, Đĩa cơm được bưng lên! Ái chà chà! Ôi sao mà hấp dẫn thế này! Gà nướng vàng ươm, cháy dòn xém cạnh, được đặt nằm trên một đĩa cơm tấm có điểm mỡ hành với vài miếng tóp mỡ, bên cạnh vài cọng rau sà lách, với một ít đồ chua, chén nước mắm chấm đã được pha chế, ớt nổi đỏ trên mặt, nhìn hấp dẫn qúa chừng chừng!

Dao nĩa sẵn sàng, tôi đang định cắt miếng thịt thưởng thức trước, nhưng chợt khựng lại! Móc bóp, rồi vội sờ vào các túi quần. Tôi vừa nhớ ra là túi mình không chắc còn đủ để trả cho đĩa cơm gà nướng! Đúng vậy. Chỉ còn đúng năm trăm đồng! Mà đĩa cơm gà, liếc coi gía biểu đã là hai ngàn rưởi (tiền Việt thời đó). Vậy là đành đau đớn mà nhìn cái đùi gà, còn tay thì gỉa vờ ôm miệng, cứ xít xoa… Cuối cùng bà chủ đến bên tôi hỏi. Sao cậu không ăn? - Tôi nhức răng qúa! Nhìn miếng đùi gà ngon mà ăn không được! Thật là tiếc! Bà có thể cảm phiền cho gửi lại miếng gà, tôi chỉ ăn cơm! Có được không thưa bà?

Bà chủ như hiểu ý! Vui vẻ nhận lời. Tôi mừng qúa hỏi luôn, thế cơm không bao nhiêu tiền thưa bà? Tính cậu năm trăm, tôi gật đầu móc túi lấy năm trăm đưa ngay cho bà ta, sợ tí nữa bà lại đổi ý thì to chuyện.

Đang nhớ đĩa cơm tấm ngày xưa, chợt có tiếng ông tài xế quát lớn, “Tiên sư bố mày! Muốn chết hả?”

Tôi giựt mình hỏi chuyện gì thế. Mấy thằng lái xe hai bánh chạy ẩu! Tiếng ông tài xế trả lời.

Xe về tới gần nhà, đoạn đường hơn hai kilômet! Tất cả đã thay đổi, từ con đường, hàng quán, nhà cửa, con người, cho đến phương tiện đi lại, xe hai bánh đâu mà nhiều thế này? Các bảng hiệu mọc lên như nấm tất cả làm tôi phải chú ý! Hình ảnh cũ mới chen lấn nhau. Cái này mất! Cái kia còn! Tôi cứ bồi hồi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác!

Nhà cũ của mẹ tôi đây rồi! Ôi sao mà bé nhỏ thế! Nhà vẫn hai gian ba lầu đúc mà mẹ tôi vất vả để xây dựng nó. Biết bao kỷ niệm lại hiện về… Ngôi nhà cũng đã đựơc sửa sang nhưng vẫn còn nét cũ. Một thời nó là niềm tự hào của anh em chúng tôi. Không hiểu sao lúc đó nhìn nó đồ sộ thế! Bây gìờ sau hơn mười lăm năm trở về, trông nó lại bé nhỏ cả bên trong lẫn bên ngoài…

Hôm sau, tiệc mừng Việt kiều về nước đã sẵn sàng. Trước khi tiệc “khai mạc”, ông trưởng họ gặp riêng tôi phỏng vấn sơ qua về nghề nghiệp chức danh ở bên Mỹ. Tôi thật thà nói mình sửa chữa nhà cửa, và làm thợ mộc. Ông vội hỏi tôi, thế ông có cái thẻ ghi tên nghề nghiệp không.?
Ồ business card! Tôi móc ra tấm thẻ đưa cho ông ta. Ông nhìn rồi nói, “con sì trúc ti on” là con gì thế?
Construction, tức là sửa chữa nhà cửa đấy!

Ông trưởng họ vẻ mặt nghiêm trang nói, vậy phải gọi là kiến trúc sư! Tôi bảo ông, chỉ sửa nhà dạo thôi! Kiến trúc sư cái quái gì.
Không! Phải nói vậy, để mọi người biết ông có “đẳng cấp!”
Thôi! Thôi Tôi không cần! Tôi nói nhưng ông không để tâm.
Tôi được mọi người đón tiếp long trọng tại một hội trường của nhà thờ họ. tiếng vỗ tay cứ liên tục, làm tôi bỗng chốc trở thành một nhân vật quan trọng. Mọi lời nói của tôi được mọi người chú ý và nể phục. Hết người này đến người khác đặt câu hỏi về giáo dục, đời sống, sức khoẻ Tôi cứ thao thao bất tuyệt… Hết đề tài này đến đề tài khác, bao nhiêu kiến thức nhờ nghe được từ đài phát thanh tiếng Việt hay đọc báo ở bên Mỹ mà biết, lần lượt tuôn ra. Rồi cứ như múa kiếm vào chỗ không người, tôi càng nói càng hăng… Mọi người trầm trồ kiến thức uyên bác của tôi. Hết người này đến người khác nâng ly chúc mừng. Đang trong hơi men ngà ngà… Ông trưởng nhà thờ họ đứng lên xin phép có đôi lời với tôi.
Kính thưa ông Cấn, nhà kiến trúc sư ở Mỹ,
Hôm nay tôi xin thay mặt bà con trong họ có vài lời khẩn cầu đến ông. Nhà thờ họ đang trong qúa trình tu sửa còn thiếu… Được biết ở bên Mỹ ông là một Viêt Kiều thành đạt… có tấm lòng quảng đại với quê hương…

Tôi nghe điệp khúc này hơi quen quen! Đang chú ý nhớ coi nó ở cái đoạn nào trong mục vòi tiền mà tôi đã đọc được ở đâu! Nhưng tôi không còn đủ tỉnh trí để xua đi những lời tâng bốc, kính thưa!

Việt Kiều thành đạt! Lúc tỉnh táo thì nghe nó sáo ngữ thật, nhưng hôm nay sừng sừng nghe nó hay hay thêm một chút hãnh diện với bà con lối xóm. Nó khiến tôi tê liệt sự phản kháng, và như chích thêm một luồng xung điện, làm tôi hăng máu hứa luôn, tôi sẽ ủng hộ mười ngàn đô la! Tiếng vỗ tay reo hò hoan hô rồi chúc xôm tụ!

Có tiếng người nói. Đúng là ông Cấn! Phải như thế! Ông ấy giàu qúa mà!

Tôi như chợt nhớ ra con số mười nó có thêm chữ ngàn dollars… Nhưng “đã lỡ phóng lao thì phải theo lao…” Tiếng cụng ly, lời tán dương, tôi cứ như đi trên mây nhưng con số mười ngàn dollars cứ kéo ghì tôi xuống, nó khiến tôi muốn hụt hơi khi nghĩ đến ngày trở lại Mỹ phải cầy trợn mắt, điều quan trọng là không biết bà vợ nhà tôi phản ứng thế nào khi tôi vung tiền mà chẳng cần suy nghĩ. Bên Mỹ con tôi đang cần mua một chiếc xe đi học, đòi mấy tháng nay mà hai vợ chồng cứ khất lần…

Đang lo âu như sự hớ miệng của mình! Một người ra vỗ vai tôi.
- Anh Cấn Xề!
Ai mà biết tên cúng cơm của mình? Tôi nghe giọng nói quen quen quay lại… Chào bà!
- Bà nào? Em đây! Thảo đây! Thảo hồi bé anh cứ đòi cưới em!
Tôi ngớ người, nhưng khi nhắc đến chuyện đòi cưới tôi như sực nhớ ra! Á Thảo Hồng. Cứ tưởng bà cụ nào?
- Cha qủy lão Cấn Xề!

Nhận ra người yêu cũ, tôi thấy hỡi ôi. Con người ta sao mà thời gian làm phai bạc đi nhanh thế này! Trông người yêu đã thành một bà già, tôi cảm thấy xót xa khi nhớ lại hồi còn bé mười hai mười ba tuổi, hai đứa ở sát nhà nhau nên rất thân, nàng cứ hồn nhiên chơi giỡn với tôi. Tôi thì lợi dụng. Cứ gỉa vờ bắt nạt mấy đứa em của cô hàng xóm. Nàng nổi máu chị hùng bênh em, đi qua đòi đánh nhau tay đôi. Tôi cứ gỉa vờ thua nằm dưới để được nàng đè xuống, tát cho mấy cái… Mà nàng vô tư chẳng hề hay biết sự ma mãnh của tôi! Chơi kéo co tôi làm như bị thua ngã nhào vào người cô nàng… Nàng cứ ơ, ơ… thằng qủy, thằng qủy!

Hôm nay chúng tôi nhắc lại biết bao kỷ niệm xưa, nhưng bây gìờ nàng đã thành bà ngoại của mấy đứa cháu… Cố nhân ơi! Nét mỹ miều xưa, nay đâu rồi!

Rồi tiệc mừng việt kiều cũng tàn. Đêm hôm ấy, đang khó ngủ vì giờ giấc thay đổi, chợt điện thoại di động của tôi reng!

Tôi bắt nhìn số hiện lên trong phone biết là vợ gọi. Chưa kịp nói lời chào tốt đẹp đến nàng thì đã nghe tiếng bà như thét vào mang tai, nghe chát chúa…

- Ai cho ông tiền mà ông vung lên thế! Bên này tiền nhà còn thiếu…. Insurance mấy xe chưa trả! Hàng hóa thì đứng… Tiền công thợ còn chưa thanh toán… Ông về bên đó mà nổ!

Cứ vậy, bà vợ tôi trách mắng đủ điều, làm tôi như người từ trên cao rớt bịch xuống đất. Cầm phone mà không biết bye bye từ lúc nào. Tôi thẫn thờ như người bị mất của, rồi thầm nghĩ nguồn tiếp tế chắc chắn sẽ bị cắt, như vậy còn vui thú gì ở đây nữa?

Dù sao, “còn nước còn tát” tới đâu thì tới. Sáng hôm sau vừa thức dậy, ông anh tôi đã thông báo có khách đang đợi ở dưới nhà. Vừa bước xuống đã thấy có đến hơn hai chục người đang đợi đứng chật cả một nhà. Chưa kịp định thần! Tiếng chào ông Cấn đã vang dội. Không đủ chỗ ngồi lên mọi người đều đứng. Một người trong số họ tự giới thiệu. Chủ tịch ban bác ái xã hôi, giới phụ lão, ban y tế phường, ban phụng vụ các bệnh nhân, hội người nghèo…. Tôi nghe mà chóng cả mặt..

Tôi vội ngắt lời. Thế qúy vị muốn gì ở tôi? Chẳng khách sáo, họ nói chúng tôi đã được nghe tấm lòng quảng đại hào hiệp của ông kiến trúc sư nên đến đây mong ông rộng lòng giúp đỡ. Vì...

Người nào cũng chìa ra một danh sách cần giúp đỡ! Thấy tình thế không thoát thân nổi, tôi phải “xuống nước”, xin biếu mỗi hội năm chục dollars, rồi thú thực là tôi cũng không có nhiều tiền mong qúy vị thông cảm!

Tưởng số đông này chắc chỉ chừng vài hội đoàn, nào ngờ khi phát tiền từng hội cũng hết cả ngàn bạc…

Tôi vội hỏi ông anh. Sao họ đánh hơi nhanh thế? Cứ cái kiểu này, thành Việt kiều tả tơi mà về Mỹ sớm. Ông anh còn nói thêm là chưa xong đâu, chú còn phải chuẩn bị tinh thần. Nay mai họ hàng sẽ còn đến thăm chú. Tôi vội hỏi ngay, thế cũng phải phát tiền cho họ à? Ông anh tỉnh bơ nói, thì nhà thờ họ chú còn rộng tay ban phát tới mười ngàn, anh em mà chú lại tính lờ sao được.

Mấy thằng bạn thân nghe tin tôi về, đã lấy xe hơi đời mới xuống thăm và chở tôi đi du ngoạn. Họ đãi đủ các món ăn chơi. Tôi cứ tranh trả tiền nhưng mấy thằng bạn dứt khoát không chịu. Thực sự thì chúng nó qúa hiểu tôi, thuộc loại việt kiều “chân nấm tay bùn”, vất vả quanh năm, không bằng mấy thằng bạn, một cú trúng đất sang tay kiếm vài chục ngàn dollars như chơi!

Đang ăn uống rượu đã ngà ngà say, một thằng bạn cao hứng. Hôm nay phải đưa thằng Cấn xề đi rửa mắt, cho nó biết thế nào “quê hương là chùm khế ngọt”…

Trước tiên, chúng dẫn tôi đi tắm hơi massage ở một khách sạn. Vào phòng tắm hơi, cởi hết quần áo để vào một cái tủ, mỗi người cuốn một cái khăn trắng chung quanh bụng, tên nào đã từng trải thì không mặc gì bên trong để dễ bề hành động! Còn tôi, tôi chọn cách mặc quần lót, chắc ăn dấu tiền dollars vào phía trong, vì là lần đầu tiên đi tắm hơi!

Vào trong một phòng kín, hơi nước nóng bốc lên, nhìn lờ mờ… Tôi đi cứ sợ ngã. Người bắt đầu thấm nước ấm và nhiệt độ trong cơ thể cứ tăng dần lên! Ai cũng nhễ nhãi mồ hôi ướt đẫm, ai nấy tỉnh táo và sảng khoái… Khoảng mười lăm đến hai mươi phút. Chúng tôi được hướng dẫn ra một phòng sáng lau người cho khô, hoặc tắm lại tùy ý.

Bốn thằng chúng tôi được hướng dẫn ra mỗi phòng, có các cô đã trực sẵn. Thằng bạn tôi nói nhỏ với một cô tiếp viên trẻ đẹp, “Thằng bạn anh Việt kiều mời về, ráng chăm sóc nó một chút nghe em…”
Tôi nghe, thấy bất an, đang tính nói vậy là đủ rồi, tao ra ngoài, thì đã bị một cô to con trông cứ như lực sĩ sumo đô vật của Nhật Bản, mặt tròn mắt híp chắc cũng nặng đến cả tạ, hất tôi vào phòng đóng cửa lại!

Tôi đang ngơ ngác sao cô gái trẻ đẹp hồi nãy đâu không thấy? Thì cô nàng phục vụ đã cởi chiếc áo khoác mỏng dài, chỉ còn lại skirt và áo thung ba lỗ trên người. Cô kéo chiếc khăn tắm tôi cuốn ngang bụng ra, nhìn thấy chiếc quần lót tôi đang mặc, nhô ra một cục gì đó dấu phía trong bẹn, cô nhoẻn miệng cười ruồi!

Rất nhanh, tôi thấy mình bị cô đẩy nằm xấp lên giường!

Tôi nhìn cô mà hình dung các võ sĩ sumo Nhật chuẩn bị vật nhau, sợ phát khiếp! Tôi đánh bài năm nỉ, cháu không cần phải làm gì, cứ để chú nằm đây ngủ nửa tiếng là được… Tự nhiên cô ta nhìn tôi rồi cười hì hì, vẻ mặt tỉnh bơ bảo em đã được gửi gấm là phải làm cho anh sung sướng. Thấy tôi muốn vùng ra thoát thân, cô nàng bảo tôi bằng giọng ngọt như mìa lùi, nằm yên, cưng. Cưng mà không yên là em la lên anh đòi hiếp em à nghen! Cô ta vừa dỗ dành, vừa cho tay vờn khắp người tôi như mèo vờn chuột.

Bất chấp lời tôi năm nỉ xin tha, cô ta nhanh nhẹn lấy thế đứng lên dùng đôi chân voi dẫm lên người tôi… Hình như cô cố tình đạp lên đôi mông nơi có xấp đô la dấu trong quần lót, làm tôi kêu oai oái, nhưng cô nàng cứ tỉnh bơ bám trên xà ngang, vừa tiếp tục màn dẫm đạp vừa bật lên tiếng cười ròn rã.

Tiếng cười của nàng vang vọng sang các phòng bên mau chóng được hưởng ứng khiến có nhiều tiếng ồn vọng ngược lại.

Thình lình, có tiếng hỏi vang lên phía ngoài, “Phòng anh Việt kiều đâu?” Cánh cửa phòng bật mở, ba bốn cô gái trẻ măng ùa vào, dạn dĩ, đứa xoa tay, đứa bóp chân, anh em ngọt xớt… Tôi chưa kịp phản ứng thì có tiếng hét lớn: “Công an! Công an kiểm tra!”

Các cô gái bỏ chạy toán loạn. Tôi đang hoang mang không biết phải làm gì thì thấy mấy thằng bạn tới kéo tay tôi chạy vội lại phía phòng thay đồ…

Khoác được áo quần lên người, tôi tỉnh hồn, vội sờ lại xấp tiền dấu trong quần lót thì than ôi, nó đã biến mất, chẳng biết từ lúc nào! Mọi tìm kiếm càm ràm đều vô ích. Có tên bạn còn mắng: Tại mày ngớ ngẩn mà sinh chuyện. Ai lại nhét cọc tiền trong háng khiến mấy con ranh sinh lòng tham! Bày trò hù công an để cả bọn lãnh đủ. Một tên bạn khác an ủi kiểu xỏ lá “Thôi thì cứ coi như cứu đói thêm ba chục hội đoàn hở mông, thiếu vải, giúp các chị em ta “cải thiện...”

Tuy có mắng mỏ nhưng đám bạn tốt cũng áy náy. Sau đó vài ngày, để “bù lỗ” cho tôi, họ dẫn tôi đi thưởng thức món đặc sản quê hương: cháo rắn. Đủ các món thịt rắn mà cả đời tôi nghe nhưng chưa bao giờ được nếm qua. Chủ quán còn mang ra một bình rượu to khoảng hai chục lít ngâm đủ các loại rắn chúa, phơi bụng hanh vàng nằm quấn lấy nhau ở trong hũ thủy tinh lớn màu nâu đậm, nằm lẫn với những rễ cây, củ sâm như hình người, lá thuốc bắc, lẫn lộn ở trong đó. Được chủ quán giới thiệu là Xà tửu chúa! Cường dương bổ tráng. “Ông uống bà khen!”

Được bọn bạn thân thay nhau mời nâng ly, tôi như người phải mùi quyến rũ của hai nàng Thanh xà, Bạch xà trong truyện cổ tích, cứ uống lấy uống để. Rượu thấm say! Nhìn bình rượu thuốc, tôi hình dung mấy nàng độc xà hóa thành những giai nhân uốn eó trong đêm, bên ánh lửa bập bùng… Các giai nhân thay nhau đến bên tôi mời chào, kéo tôi vào một thế giới thần tiên tuyệt diệu.

Cứ như vãy, tôi đã bay lên tới chín tầng mây chẳng còn biết gì... Để rồi khi tỉnh dậy thấy mình nằm trong bệnh viện Chợ Rẫy! Chung quanh tôi là các máy móc thiết bị đo nhịp tim, dây truyền dịch được băng ở trên tay. Có tiếng người nói chú ấy tỉnh rồi! Chưa kịp định thần, tôi chợt thấy đau trong bụng khiến tôi phải nhăn mặt. Anh tôi đến bên nói. Chú tỉnh rồi! May qúa! Chúng tôi đang lo lắng… Hôm qua chú uống say, quậy, cứ đòi hỏi tội Ngọc Hoàng thượng đế! Đòi bãi chức, cho ông ấy về vườn! Chú cứ bắt tội Ngọc Hoàng! Đã dấu hai nàng tiên của chú.

Chú uống nhiều quá bị ngộ độc! May mắn là cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ đang cần biết tình hình sức khoẻ của chú ở bên Mỹ…

Tôi nghe mà thấy xấu hổ qúa! Vung tiền ở nhà thờ họ, thì bị vợ mắng xối xả. Đi massage thì bị gái lừa cho trắng váy! Nếm mùi đặc sản quê hương thì ngộ độc tí toi mạng! Ôi, quê hương yêu dấu!

Chợt một bác sĩ trực tiến đến hỏi thăm về sức khoẻ của tôi. Ông hỏi ngay, Anh có phản ứng với các loại thuốc gì không? Có bao giờ phải nhập viện chưa? Tôi trả lời. Không. Rồi ông nói, qua chụp X quang chúng tôi không phát hiện bị tổn thương gì! Ông chỉ bị ngộ độc rượu nặng, chúng tôi đã xúc ruột cứu chữa ông kịp thời, nằm một vài ngày là ông có thể về nhà. Nhưng lần sau khi ăn uống phải cẩn thận…

Trong khi nằm chờ xuất viện, có nhiều bà con đến thăm tôi. Có cả những người tôi đã gặp mới mấy ngày hôm trước đây, trong bữa tiệc đón tiếp tôi, họ hoan hô, bây giờ họ đang xót xa, nhìn tôi với một vẻ mặt thương hại…

Tự nhiên tôi cảm thấy được sự ấm cúng về tình cảm mà họ dành cho mình. Âu đó cũng là một an ủi lớn lao cho đứa con người trong giai đoạn thập tử nhất sinh…

Tuyết Phong

Thạch Lan - Phong Lan

Chuyện Xưa: Chúng Ta Vốn Dĩ Chỉ Có Hai Bàn Tay Trắng…


Thời xưa, có một người quý tộc nọ sau khi trải qua một phen tranh đoạt, rốt cục đạt được ý nguyện trở thành vua một nước. Thế nhưng về sau vị vua này phát hiện quyền thế cũng không mang đến vui sướng cho mình; vì vậy ông muốn có nhiều tiền bạc châu báu hơn, nhưng từ từ người này lại phát hiện kỳ trân dị bảo đều là vật ngoài thân, có nhiều rồi trái lại lại sinh ra ý nghĩ chúng thật tầm thường.

Tiếp theo vị vua này muốn có được tình yêu, nhưng rồi ông lại phát hiện tình yêu sẽ phai nhạt, thậm chí mang đến cho mình càng nhiều phiền não hơn. Cuối cùng, ông muốn trường sinh bất lão nên đã phái người đi khắp nơi tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão, rồi ông thất vọng phát hiện ra rằng trên đời này không có thuốc trường sinh bất lão.

Vị vua này chán nản phát hiện mình suốt đời truy đuổi danh – lợi – tình, sống lâu trăm tuổi, kết quả lại khiến mình cảm thấy trống rỗng, bởi vậy ông dứt khoát buông tất cả, vào núi tu đạo, tìm kiếm chân lý cuộc sống.

Trong thời gian tu đạo, hoàng hậu nhiều lần phái người đến thỉnh vua trở về, nhưng ông đều lấy lý do mình còn chưa ngộ đạo, không thể trở về. Cuối cùng, hoàng hậu tự mình đến khuyên ông, đồng thời ra tối hậu thư: Phải có đầy đủ lý do, bằng không lập tức theo nàng trở về.

Vị vua này nói: “Ta đã từng truy cầu quyền thế, cũng nhận được quyền thế; từng truy cầu tài phú, cũng nhận được tài phú; từng truy cầu tình yêu, cũng nhận được tình yêu, nhưng về sau ta lại phát hiện những thứ này đều là hoa trong gương, trăng trong nước. Tiếp đó ta nghĩ trường sinh bất lão, thế nhưng cho dù người người đối với ta hô: vạn tuế, vạn vạn tuế, nhưng mà ta lại ngày càng già nua”. 
“Giờ ta rốt cuộc đã hiểu rõ rồi, hoàng hậu à! Kỳ thực, chúng ta vốn dĩ chỉ có hai bàn tay trắng, những gì là quyền thế, tài phú, tình yêu mà chúng ta từng có được trên thực tế đều là huyễn ảnh nhất thời, chúng ta cũng không thực sự có được nó. Nếu đây hết thảy đều là hư ảo, kết quả đều là công dã tràng, vì sao ta còn muốn trở lại nào?“.

Sau khi nghe xong những lời này, hoàng hậu biết vua tâm ý đã quyết, không thể làm gì khác hơn, liền buồn bã rời đi.

Iris – Theo kannewyork.com

Như Trăng Lạc Mất Mặt Trời - Đỗ Công Luận

Wednesday, October 28, 2015

Chú Rùa Biển Được Phóng Sinh, 16 Năm Sau Cứu Mạng Trả Ơn!

Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
Một ngày, ngư dân dùng lưới bắt được một con rùa lớn, đúng lúc khi họ chuẩn bị giết làm thịt bán thì ông Lâm đi ngang qua, và thấy một đám đông vây quanh con rùa chuẩn bị giết nó, nhìn thấy cảnh tượng con rùa không ngừng vươn cổ cúi đầu lậy người xung quanh, hai mắt của chú rùa đầy nước mắt, dường như cầu cứu mọi người. Ông Lâm đã xuất tâm từ bi, không tiếc bỏ ra một số tiền lớn để mua con rùa, đồng thời nhờ mọi người giúp đưa nó trở lại biển để phóng sinh.

Do lo lắng rằng ai đó sẽ lại bắt lấy nó và giết, vì vậy ông đã viết lên mai của rùa 5 chữ là “Gặp duyên số phóng sinh”, thông qua đó hy vọng rằng người sau sẽ từ bi, khai ân cho nó được sống tự do, đừng tùy ý giết hại nó. Sau khi viết xong họ liền đưa chú rùa ra biển phóng sinh, rất nhiều người dân tại bãi biển lúc đó đều nhìn thấy con rùa khổng lồ nổi lên, không ngừng liên tục khấu đầu tạ ơn ông Lâm.

Mọi người chứng kiến cảnh tượng đó đều cảm thấy rất cảm động. Vì vậy, họ cũng tự hứa với nhau, nếu sau này gặp phải một con rùa lớn như vậy, thì họ sẽ không bắt, không giết và cũng không ăn. Với khẩu hiệu và phương châm “3 không” này, cho đến hôm nay nó vẫn còn được lưu giữ ở khu vực này.
Sự việc đã trôi qua 16 năm, cậu con trai thứ hai của ông Lâm đã được nhận vào trường thương nghiệp tại Đài Bắc, trong dịp nghỉ lễ cậu tranh thủ về thăm nhà. Lần đó, khi đang trong chuyến hành trình trở về, do thuyền đi ngược dòng biển, thật không may con tàu bị  chìm. Hơn 100 hành khách trên tàu, thì có tới 90 người bị dòng nước nhấn chìm.

Tại thời điểm này, con thuyền tràn đầy tiếng la hét cứu mạng, thực sự đinh tai nhức óc. Con trai ông Lâm mặc dù biết bơi, nhưng do sóng biển quá lớn, anh gần như bị nhấn chìm, cố gắng nỗ lực cuối cùng để sống sót trên biển. Đột nhiên anh cảm thấy cơ thể mình như được đẩy lên bởi một vật giống như chiếc bàn tròn lớn, nhìn kỹ, thì hóa ra anh đang nằm trên lưng một con rùa, sau đó nhìn kỹ hơn, anh thấy miệng của con rùa to giống như một chậu rửa mặt. Anh chợt hoảng sợ, nghĩ rằng chẳng lẽ mình sẽ phải chôn thân trong bụng con rùa này. Vì vậy, anh định quay người nhảy xuống dòng nước, nhưng do lúc đó đã quá đuối sức, không còn sức lực nào để mà tranh đấu tiếp nữa.

Sau đó, không biết đã qua một khoảng thời gian bao lâu, khi quay lưng lại, đột nhiên anh nhìn thấy trên lưng con rùa viết đúng 5 chữ “gặp duyên số phóng sinh”. Anh mới biết rằng, con rùa biển này chính là con rùa mà cha anh đã từng cứu mạng. Đột nhiên, tâm trạng của anh bỗng chuyển từ đau thương, sợ hãi thành niềm vui vô hạn cùng sự an ủi, hóa ra chú rùa chính là đến cứu mình. Vì vậy, anh đã ôm con rùa biển, để cho con rùa mang mình đi, trong miệng liên tụng niệm Phật hiệu và cầu nguyện.

Con rùa rất thoải mái khuấy động bốn chân, giống như đang chèo thuyền, cố gắng chống chọi lại với sóng to gió lớn để đưa anh lên bờ, khi vẫn còn chưa lên đến bờ, anh liền nhảy xuống vùng nước nông. Con trai ông Lâm liền hợp thập cảm tạ ơn cứu mạng của con rùa. Con rùa cũng vương cổ lên, gật gật đầu, giống như trả lễ lại, hơn nữa còn mở miệng cố nói gì đó, phát ra âm thanh, có vẻ như rất vui vẻ hạnh phúc chúc mừng, sau đó mới quay đầu và bơi đi, người dân trên bờ đều lo lắng vội tới chúc mừng.

Trong vụ đắm tàu lần này, chỉ có vài chục hành khách còn sống sót, sau cuộc điều tra mọi người phát hiện ra hóa ra họ thực sự đều là những người con hiếu thảo, những người phụ nữ đức hạnh, và thường ngày hay làm những việc thiện, chúng ta có thể nhìn thấy ông Trời đều đang ban phúc lành bảo hộ cho những người lương thiện, nhân từ và tốt bụng.

Những người dân địa phương khi biết về sự việc đều rất xúc động, đồng thời từ đó họ luôn vui vẻ hành thiện, ban đầu đã có một nhà chiêm tinh xem mệnh cho ông Lâm và nói rằng ông chỉ có thể sống tới năm 70 tuổi, nhưng ông Lâm đã sống tới 88 tuổi, hơn nữa không hề có bệnh nào hết và có được một kết thúc có hậu.

Quan hệ nhân quả một chút cũng không sai chệch, trong biển trời rộng lớn này, làm sao chú rùa biển lại có thể biết được sắp có hải nạn? Và cũng làm thế nào mà nó biết được người con trai thứ 2 của ân nhân mình ngày hôm nay sẽ bị gặp nạn trên biển? Họ đều chưa bao giờ gặp nhau, vậy thì làm thế nào con rùa lại có thể tìm thấy anh ấy trên biển cả, và lại còn có thể chở anh ta trên người? Nếu như chúng ta dùng nguồn nhân lực để tìm,cũng không nhất định là sẽ có thể thành công tìm thấy anh ấy đúng không! Điều này nếu dùng thuyết Duy vật biện chứng thì không cách nào lý giải được. Linh tính của chúng sinh cùng với Phật tính thực sự đáng kinh ngạc! Rùa cũng biết tri ân, cũng biết đền ơn đáp nghĩa, không ngại sóng to gió lớn mạo hiểm tính mạng mà đưa con trai của ân nhân an toàn trở về nhà, quả thực tinh thần này, nhân loại cũng không nhất định là có. Giá trị như vậy thật đáng để vinh danh !

Hiện nay có nhiều người cũng muốn phóng sinh, làm việc tốt với suy nghĩ đó là hành thiện sẽ có phúc báo. Cũng có người đi xem bói, thầy bói cho rằng trong năm có hạn cần phải hành thiện như phóng sinh thì mới tai qua nạn khỏi được. Thực ra làm việc thiện hay không là ở người đó có thiện tâm hay không, nhiều người phóng sinh với suy nghĩ sẽ được phúc báo hay làm theo lời thầy bói để tai qua nạn khỏi, đó là hoàn toàn xuất phát từ tư tâm, vì bản thân mình, đó không phải thiện tâm, người có thiện tâm thực sự là vì muốn điều tốt cho các con vật mà phóng sinh cho chúng. Khi một người có thiện tâm thì không chỉ phóng sinh mà mỗi hành vi lời nói hay suy nghĩ đều là có thiện ở đó rồi

Nguồn: Mạng cuộc sống
Biên tập: Trình Thành
NTDTV, vietdaikynguyen

Những Cái Lớn Nhất Của Đời Người - Hạt Mầm Mới

Em Ngọc Ngà Kiêu Sa - Đỗ Công Lụân

Biển Đông Đang Dậy Sóng & CSVN Đang Theo Chiến Lược Của Hoa Kỳ - Phạm Gia Đại


Tình hình thế giới trong tuần qua rất sôi động và có nguy cơ nổ ra chiến tranh sau hai cuộc gặp gỡ thượng đỉnh bất thành giữa TT Barrack Obama với TT Nga Putin về Syria, và TT Obama với Tập Cận Bình về Biển Đông tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Chưa bao giờ Hoa Kỳ tỏ ra cương quyết và cứng rắn đương đầu với Trung Cộng như bây giờ, kể cả về quân sự.

1.-Chiến Lược của Mỹ Tại Biển Đông và Biển Hoa Đông về Quân Sự:
     
    A.- Phóng viên AP hỏi Chủ Tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang về việc Tập Cận Bình tuyên bố tại LHQ rằng Trường Sa và Hoàng Sa (TS & HS) là lãnh thổ từ ngàn xưa thời cổ đại của người Tầu. Ngày 25/9 và 28/9 vừa qua, lần đầu tiên cũng tại diễn đàn LHQ, CT CSVN Trương Tấn Sang cương quyết bác bỏ luận điệu đó của Tập Cận Bình, và nói TS và HS là của VN trong lịch sử đã ghi không thể chối cãi được. CT TTSang cũng cực lực phản đối việc Trung Cộng xây cất trên các đảo đá ngầm thuộc TS và HS, và yêu cầu LHQ xác nhận TS và HS là của VN. Ngoài ra ông TTSang cũng tha thiết mong Hoa Kỳ giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho CSVN để CSVN có khả năng tự vệ chống TC.

    B.- Lập trường của Mỹ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: hai nơi này là quyền lợi của Hoa Kỳ. TC xây cất trên các đảo tại TS và HS là vi phạm luật biển quốc tế. Mỹ yêu cầu TC ngưng ngay lập tức việc xây cất bất hợp pháp này. Mỹ sẽ giải quyết bằng đường lối ngoại giao phi quân sự trước để buộc TC phải tuân thủ luật quốc tế. Nhưng phía Hoa Kỳ cũng không gạt bỏ biện pháp quân sự nếu TC không tuân thủ. Đàm phán giữa Tập Cận Bình và TT Obama về Biển Đông đã hoàn toàn tan vỡ tại diễn đàn LHQ. Để tích cực ngăn chặn sự bành trướng của TC tại hai Biển Đông và Hoa Đông, và cũng để yểm trợ cho sự phản đối TC của CT TTSang tại LHQ, và yểm trợ các nước đồng minh trong vùng Biển Thái Bình Dương (kể cả CSVN), Mỹ đã đổ quân và vũ khí vào một lọat các nước ĐNA như sau:
     - Mỹ đưa 4 hạm đội vào Biển Đông và Hoa Đông. Mỹ rút một số lực lượng từ các nơi trên thế giới để dồn về Biển Đông. 198 ngàn quân trong đó khoảng 30 ngàn TQLC đã đổ bộ vào Hawaii, Okinawa, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn. Đưa 4 tàu LCS (chiến đấu cận duyên) vào Singapore. Đưa máy bay B-2, hỏa tiễn liên lục địa vào Nam Hàn, Phi và Đài Loan.
     
    - HKMH thứ ba của Hoa Kỳ là chiếc George Washington vào vùng biển phía nam Palawan của Phi. HKMH Vincent vào eo biển Đài Loan cũng để bảo vệ Nam Hàn và Nhật.
     
     - Đặc biệt, Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) Ronald Reagan với trọng tải trên 140 ngàn tấn, một trong những HKMH lớn nhất thế giới vừa hạ thủy trên năm nay – cùng task force bao gồm 15 chiến hạm và 2 HKMH chở trực thăng + với HKMH Okinawa bỏ neo ngoài khơi Cam Ranh. HKMH Okinawa là loại MAF (Marine Amphibious Force). Các task forces của Hải Quân HK đi vào Biển Đông và Biển Hoa Đông là nằm trong chiến lược của Mỹ bảo vệ vùng biển TBD từ Hải Phòng xuống đến Singapore.
    
    - Ngoài ra theo Reuter từ Singapore thì phía Hoa Kỳ nói TT Obama dự định sẽ ghé thăm VN vào mùa Thu năm nay và sẽ gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho CSVN. (Trong khi Tập Cận Bình nói sẽ thăm VN vào mùa Thu sang năm).

2.- Chiến Lược của Mỹ Chống TC về Kinh Tế:
Ngoài việc gặp khó khăn vì tình hình Biển Đông đang diễn tiến hoàn tòan bất lợi cho TC, và viễn ảnh phải đối đầu với lực lựơng hùng mạnh của Hải Quân HK, Bắc Kinh đang chao đảo vì sự sụp đổ của thị trường chứng khóan, đang tìm cách bán tháo công khố phiếu (CKP)  mua của Mỹ lên đến 1,400 tỷ USD để cứu nguy cho Stocks. Có nguồn tin nói Wall Street Mỹ sẽ mua lại CKP này vì đồng USD đang lên giá so với đồng Yuan của Tầu nên có thể Mỹ chỉ cần bỏ ra khoảng 400-500 triệu USD là mua hết CKP của Tầu bán rẻ bán tháo ra. Và như vậy Mỹ sẽ rũ sạch nợ với Tầu.

3.- Bình Luận:
Chưa bao giờ giới bình luận thế giới thấy Hoa Kỳ có thái độ dứt khóat đương đầu với Bắc kinh như vậy về hai Biển Đông và Hoa Đông. TT Obama đã cho TCB thấy rõ rằng Mỹ không chấp nhận tình trạng bành trướng phi luật pháp của TC tại Biển Đông và ra sức phô trương lực lượng và yểm trợ mạnh về quân sự cho các nước đang có tranh chấp trong vùng, đặc biệt là CSVN.

Chưa bao giờ CSVN lên tiếng chống lại Tàu dứt khóat như vậy, và tỏ rõ lập trường đi theo chiến lược của Hoa Kỳ tại Biển Đông, và chào đón các task forces của Mỹ vào vùng biển của VN.
Tình hình sẽ còn biến động trong thời gian tới và nếu TC không lui bước, ngòi nổ chiến tranh có nguy cơ sẽ xẩy ra ngay tại Biển Đông trong những ngày sắp đến (Theo Tin Tổng Hợp)./.

Phạm Gia Đại