Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Thursday, September 30, 2021
Ba Bài Thơ Thương Tiếc Phi Nhung - Đỗ Công Luận - Người Phương Nam
Tuệ Ngữ - Vô Vi
1. Nếu bạn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt phán
xét, thế giới này sẽ chỉ toàn những người có khiếm khuyết.
- Nhìn bằng đôi mắt kiêu ngạo, thế giới này sẽ
chỉ toàn những người thấp hèn và ngu ngốc.
- Nhìn bằng đôi mắt trí tuệ, bạn sẽ phát hiện
ra rằng mỗi người bạn gặp phải, đều có những điểm đáng để bạn học hỏi và tôn trọng.
2. Thuốc tốt trên đời này, mỗi một loại thuốc
chỉ có thể chữa một loại bệnh; còn thuốc tốt của tâm linh, trí tuệ và từ bi thì
có thể chữa trị tất cả mọi khổ đau.
3. Con người vẫn hay than phiền không thể tìm
thấy sự bình yên trong tâm hồn, nhưng kỳ thực, trước giờ nó vẫn ở sâu trong
lòng, bạn không cần phải tìm kiếm. Chỉ cần bạn có thể giữ tâm bất động, không
“vì dục vọng mà cực khổ, bận rộn suốt cả ngày” thì tự nhiên sẽ cảm nhận được sự
hiện hữu của nó.
4. Khi trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui,
thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại; khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một
cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn nhìn ra được chân lý.
5. Thế giới mà bạn đang nhìn thấy, chỉ là phản
ứng của nội tâm. Trong lúc tâm trạng cởi mở, nhìn thấy ai cũng là bạn bè thân
thiết; còn khi đang buồn bực, đi đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt đáng ghét.
6. Tâm là nguồn gốc của sự an vui và cũng là
nguồn gốc của sự đau khổ. Thân – khẩu – ý do một cái tâm chứa đầy hận thù và
tham vọng gây ra thì chỉ mang đến đau khổ; ngược lại, những hành động, suy
nghĩ, lời nói mà xuất phát từ một cái tâm thiện lành thì điều mang lại chính là
phúc lạc.
Vô Vi
Được Nhìn Thấy Thiên Đường - Từ Sơn
(Lời
người viết:
Vì tính chất nhân vật trong câu chuyện, bài viết có chứa nhiều từ ngữ của người
VNCS, xin được thông cảm)
Hôm nay, tôi buồn lắm, buồn đến muốn khóc, vì biết rằng mình đã trở thành một oan hồn. Tôi đã bấm vào da thịt hoặc tự vả vào mặt mình để kiểm chứng lại rất nhiều lần, vì tôi vẫn không muốn tin rằng mình đã chết. Nhưng thật phũ phàng, cái chết của tôi là một sự thực không thể chối cãi. Tôi bước sang thế giới khác với sự tức tười, không cam tâm. Tôi đã được ưu tiên chích hai liều thuốc vaccine tốt nhất của Mỹ, cho nên chắc chắn tôi không mắc phải căn bệnh của cơn đại dịch quái ác đang giết chết rất nhiều người trên thế giới này. Dù vậy, tôi vẫn bị chết bởi một phương cách khác thật đơn giản, phi lý và quá vô duyên.
Ngay lúc đại dịch đang hoành hành trên thành phố, là một cán bộ lãnh đạo, tôi đã quên ăn bỏ ngủ, mở hệ thống trực tuyến 24 giờ để kịp thời “chỉ đạo” cho nhân viên ở các chốt kiểm dịch. Trên bàn làm việc tại nhà riêng, trên đường dây điện thoại, tôi hết giải thích ý định muốn thực hiện của lãnh đạo với trực ban, thì lại phải lớn tiếng với cấp dưới, truyền ngay lệnh lạc đến các phường các quận, ngăn chận kịp thời những trường hợp các nhà xe, các doanh nghiệp hay những người dân không tuân thủ luật lệ, vô tình hay cố ý vi phạm chỉ thị 16, như mấy xe tải chở tạp hoá, mấy xe bồn chở xăng, mấy xe chở bình oxy, hay mấy xe chở sữa cho em bé, các loại hàng này không phải là “hàng hoá thiết yếu”, đâu có thể vận chuyển trong thời gian “giãn cách” được, bộ mấy nhà sản xuất không biết quy định của chính phủ hay sao mà vẫn cứ vi phạm? Muốn đi thì phải xin giấy phép, gấp quá xin không kịp thì phải biết cách “làm luật” sẽ được qua chốt, chứ khiếu nại ồn ào trên báo chí thì có ích gì? Báo chí có “xử lý” được cơ quan nhà nước không? Lại còn có “ông nào” đó tuyên bố bánh mì cũng là lương thực mới thật là buồn cười. Bánh mì sao gọi là lương thực được? Tôi đã chỉ đạo phải phạt nặng, để ông chừa cái tội ăn nói “linh tinh”.
Chắc là khi thực hiện công vụ, phải “sát sao” điều động cấp dưới, tôi đã la lớn, gào thét nhiều quá, nên lúc nửa đêm trong một đêm đầu tháng tám, tôi bị một cơn đột quỵ. Thần chết đã đến lấy đi mạng sống của tôi, khi tuổi đời của tôi vừa mới 50 còn rất sung sức.
Nhớ lại hai năm trước đây, trên thế giới đã đột ngột xuất hiện con cúm covid 19, Việt Nam cũng không tránh khỏi. Giai đoạn đầu, mặc dù dịch đang hoành hành giết chết nhiều người trên thế giới, nhưng khi dịch đến Việt Nam thì rất ít người mắc phải, dịch vẫn trong vòng kiểm soát và bị dập tắt dễ dàng. Tôi đã từng cho người viết bài đưa lên các báo, đài truyền hình, ca ngợi hết lời về thành tích dập dịch của chính phủ ta, trên thế giới nhiều nước nhìn thấy rất là thán phục. Dịch đã trở lại hai ba lần, số ca nhiễm đều không đáng kể, nhưng đến lần thứ tư này, khi dịch vừa trở lại thì nó bùng phát dữ dội, số lượng ca nhiễm ngày một cao, diễn biến dịch bệnh rất phức tạp làm cho một nhà lãnh đạo có bằng “tiến sĩ chuyên tu” như tôi, phải bị hoang mang, rối mù không biết đường nào mà lần.
Xem kỹ lại các phương pháp lãnh đạo của các cụ đi trước, tôi rút được một nguyên tắc quản lý rất hiệu quả, là hễ việc gì ngoài khả năng kiểm soát là cứ cấm, cấm tất cả. Cấm, tức là mọi thứ phải dừng lại, không cho tiến hành hay thực hiện điều gì, ở đâu ở yên đó, và như vậy là ta sẽ kiểm soát được từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Cấm, lại có một tác dụng khác là tạo hoàn cảnh cho việc “chạy chọt”, quan hệ “ngoài luồng”. các hoàn cảnh “tế nhị” này lại rất phù hợp với “xu thế” của thời đại mới, và cũng là “đặc trưng” của chế độ hiện hành.
Theo tinh thần chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ, thành phố phải trong tình trạng xiết chặt “giãn cách xã hội” (từ ngữ “giãn cách xã hội” này đảng “mượn” tạm nhóm từ “social distancing” của tiếng Mỹ, nghe nói người Mỹ dùng nhóm từ này để chỉ một quy định về đi đứng của người dân khi có dịch covid 19, nhưng ở Việt Nam, nhóm từ trên được đảng định nghĩa khác đi: “giãn cách xã hội”, nói rút gọn là “giãn cách”, nghĩa là “đóng cửa tất cả”. Đâu có ai dám nghi ngờ cái định nghĩa này, vì từ trước đến nay, đảng đã nói ra tất nhiên là phải đúng). Đã có lệnh “giãn cách” mà nhiều người trong ban chỉ đạo phòng chống e rằng dân vẫn vi phạm, nên tôi đã ra lệnh “cấm” tất cả. Tôi cấm xe, cấm chợ, cấm lưu thông hàng hoá. Các chợ lớn nhỏ trong thành phố, tôi ra lệnh cấm “tất tần tật”. Thực phẩm hàng ngày cho gia đình, người dân lo toan cách nào là chuyện của họ.
Noi gương nước lớn Trung Quốc anh em, chấp hành lệnh cấp trên, và theo tiền lệ của các lần dập dịch trước, lần này cũng vậy, mỗi ngày sau khi tôi nhận báo cáo từ các quận huyện, nhất là từ các khu vực đang bị “giãn cách”, tôi đã cho phong toả các khu phố có các ca nhiễm, cho xe đến hốt hết những người bị bệnh F0 đưa đi bệnh viện chữa trị. Sau đó truy vết bắt hết những người từng tiếp xúc với người bệnh, gọi là F1, lập tức đưa họ đi cách ly tập trung.
Gọi là cách ly nhưng thật sự là nhốt họ lại với nhau giống như những tội phạm hình sự (nếu họ không đủ tiền thuê khách sạn bốn năm sao để tự cách ly), họ ăn ngủ túm tụm trong những cơ sở y tế chật hẹp bẩn thỉu, mấy chục người dùng chung một phòng vệ sinh. Dù chi phí ăn ở không cao trong các trại tập trung thô sơ này, nhưng nhà nước sẽ không bao giờ đài thọ, mà bắt buộc họ phải tự trả tiền. Như chi phí “test” (xét nghiệm) hai trăm ngàn một lần (mỗi tuần phải “test” 2 lần) và tiền ăn sáu mươi ngàn một ngày, nhân lên cho mười bốn ngày. Những người bi bắt phải đi cách ly, mà nếu họ nghèo không có tiền, thì thân nhân, dòng họ phải bán nhà hay mượn nợ. Cho dù bằng cách nào, thì họ cũng phải có đủ tiền giao nộp cho nhà nước, để nhà nước “đảm bảo cân đối nguồn thu” cho ngân quỹ quốc gia.
Nếu trong khu cách ly họ có lây bệnh cho nhau thì cũng không cần phải quan tâm lắm, vì đã có bộ đội, công an kềm cặp xiết chặt không cho họ tiếp xúc với những người bên ngoài, dứt khoát bệnh sẽ không có cơ hội lây lan ra cộng đồng.
Đó chính là “phương pháp” dập dịch rất khoa học và có hiệu quả, đã được thực hiện từ mấy mùa dịch trước, mãi cho đến bây giờ “phương pháp” ấy vẫn tốt, cho nên tôi đã tích cực “phát huy” với những biện pháp quản lý kềm cặp càng lúc càng tinh vi hơn.
Tôi đã chỉ đạo thực hiện việc phòng chống dịch khoa học như vậy, hiệu quả như vậy, những thành tích ấy vẫn đang chờ được đảng và nhân dân “biểu dương” nhân rộng, thì thật không may, tôi không được tiếp tục sống để phục vụ cho đảng, trong việc lèo lái nhân dân đi theo đúng con đường xã hội chủ nghĩa của đảng đã vạch ra.
Khi xảy ra cơn đột quỵ, tôi đang trong tình trạng nguy hiểm được đưa vào bệnh viện Thống Nhất, các đồng chí lãnh đạo ỡ trung ương đã quan tâm chu cấp mọi phương tiện điều trị tốt nhất cho tôi. Đội ngũ bác sĩ y tá cùng nhóm phục vụ và săn sóc đặc biệt đã được thành lập thật nhanh, thuốc men cũng rất dồi dào ưu tiên đưa đến chữa trị cho tôi. Nhưng tất cả đều không thể cứu vãn được gì. Sau năm ngày cố níu kéo sự sống, cuối cùng tôi vẫn phải ra đi.
Ông cha ta làm cách mạng, sau khi giải phóng miền
Nam, đã có những chính sách cướp bóc rất tuyệt vời, và đã chia nhau của cải lấy
được của đế quốc, của tư sản miền Nam, rồi sống sung sướng cả đời. Nay tôi cũng
vì là con cháu gia đình cách
mạng, cho nên khi hành động trong và ngoài công vụ, tôi phải dành phần hơn, tôi
đã làm rạng danh những người đã gầy dựng nên một “truyền thống cách mạng” vững
chắc. Những ai tin đảng, một lòng đi theo đảng, đều có cuộc sống phồn vinh tươi
đẹp như ta đang thấy ngày hôm nay.
Nhưng riêng tôi không may phải ra đi, bỏ lại tất
cả bao nhiêu quyền lợi của một đảng viên
tận tuỵ, mà những đảng
viên khác ít người có được. Các phong bì lo lót, các khoản
hoa hồng hậu hỉnh trong những dự án tôi phụ trách, tôi phải bỏ lại sau lưng. Tôi
ra đi trong lòng tiếc nuối không nguôi, vì đang ôm giữ khối tài sản khổng lồ tích
cóp được sau bao nhiêu năm làm cán bộ, vậy mà bây giờ, vẫn không được mang theo
một thứ gì cho riêng tôi, dù chỉ là bao thuốc lá.
oOo
Tôi chết đi mà không có bà vợ nào khóc than bên cạnh quan tài, khiến tôi cảm thấy như thiếu thiếu một cái gì đó, tang lễ của tôi cũng bớt đi phần nào sầu thảm. Nhưng mà cũng không sao. Tôi còn nhớ rất rõ, chừng chục năm trước đây, dù sống bên chồng là một cán bộ tiền bạc phủ phê, vợ tôi vẫn bỏ tôi, đeo theo một người tình trẻ tuổi. Thật ra lúc đó tôi không mấy được vui, nhưng bây giờ tôi đã nhận ra, vợ bỏ đi thì cũng tốt thôi. Không có vợ, vẫn có rất nhiều các em trẻ đẹp là sinh viên, ca sĩ, người mẫu sẵn sàng cho một ông cán bộ nhiều tiền như tôi chọn lựa để lập các tổ hú hí bí mật, tôi đã được hưởng thụ như hoàng đế. Vì vậy, không có vợ cũng chưa chắc là điều không hay.
Mấy ngày qua, người ta đã khâm liệm tôi với bộ côm-lê vài ngàn đô và một chiếc quan tài trị giá hơn chục lạng vàng, để “xứng tầm” với chức vụ của tôi khi còn đương chức. Khi sống, tôi được ở “biệt phủ” thênh thang, thì lúc chết, hòm rương, quần áo, lễ nghi, ma chay của tôi cũng phải được “hoành tráng” thì tôi mới an lòng.
Khi nói tới việc chôn cất, ngay trong lúc còn hấp hối, tôi đã dặn thư ký chi nhiều tiền cho ban tổ chức tang lễ, yêu cầu thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn dành cho một cán bộ tầm cỡ như tôi, nhờ vậy họ đã đồng ý cấp cho tôi một mảnh đất chôn cất và thờ tự rộng 6 hecta, và tôi cũng đã yêu cầu quản lý phải xây dựng ở đó một đền thờ thật đồ sộ lộng lẫy, dành để cho người thân thuộc, con cháu tôi cúng kiến, làm giỗ chạp tưởng niệm hàng năm.
Đất chôn hiện giờ còn ít, nên phải quan hệ, tranh thủ thì mới có được. Tụi cán bộ đương chức hiện còn đang sống, nhưng thảy đều đã có công trình chôn cất cả rồi, có người còn xây dựng cả tượng khắc, lăng mộ trang trí rồng bay phượng múa. Làm cách mạng cả đời, khi chết cũng phải chọn nơi an nghỉ có “đẵng cấp” con cháu mới được hãnh diện, chứ để người ta đem thiêu thì mất mặt “gia phả” lắm.
Không biết có gì xui khiến mà hồi hai năm trước, khi có những dấu hiệu thay đổi lãnh đạo trong nước, e ngại có những bất trắc chính trị, tôi đã báo cho cậu con trai lớn đang học ở đại học Harvard bên Mỹ, phải lập tức về gấp để phân chia tài sản, gồm cả nhà xưởng, đất đai, quý kim và tiền bạc trong ngân hàng. Ơn trời mọi việc đã xong xuôi từ lâu, nếu không sau này, khi tôi đã nằm xuống, chúng thưa kiện nhau thì phiền phức và xấu hỗ lắm.
Tôi đã từng khổ tâm nhiều với cậu con trai lớn này, từ nhỏ cậu không ham học chỉ ham chơi, học lực rất kém. Ở lớp 8, 9, 10 tôi phải mua điểm từng môn, rồi trong kỳ thi phổ thông trung học, tôi phải bỏ nhiều tiền bồi dưỡng cho hội đồng chấm thi, cậu mới có được tấm bằng cấp ba như người ta để lo hồ sơ đi du học nước ngoài. Nhờ các bác ở Bộ Chính Trị chỉ cho đường dây, tôi đã chi gần nửa triệu đô đóng góp quỹ xây dựng trường Harvard ở Mỹ, mới có được một chỗ tốt ở trường này cho cậu ấy học, vậy mà nghe đâu ở bển cậu cứ đi casino hoài, lại hay đàn đúm với mấy cô ca sĩ người mẫu, chả biết tương lai cậu sẽ như thế nào. Chỉ có cậu em ở trong nước là học khá, đang theo nghiệp văn chương, thích tự lập. Như vậy tôi cũng đỡ lo cho một đứa.
Còn về con bồ ruột của tôi hiện là ca sĩ nổi tiếng, trước đây tôi đã phòng hờ dặn cho thư ký, uỷ nhiệm chi tôi đã ký sẵn, nếu có việc gì không ổn, thì lập tức chuyển hai mươi tỷ cho nó. Tôi muốn nó yên tâm yên vị, đừng tiết lộ các bí mật gần gũi thân mật với tôi trong mấy năm nay, kể cả những chi tiết bí mật tôi đã lèo lái các cơ quan, cho nó cùng đi với tôi trong các chuyến công tác ký kết thương ước với nước ngoài. Tôi muốn “thanh danh cán bộ” của tôi không bị xấu đi, dù rằng tôi còn sống hay là đã qua đời.
Chuyện đời với mọi sắp đặt tương đối chu đáo, xem
ra đã ổn. Bây giờ tôi sẽ nói tới chuyện chết.
oOo
Tôi đã không còn nhìn thấy bất cứ hình ảnh nào
của trần thế ngay sau giờ phút tôi lìa đời, tôi cũng không biết được bằng
phương cách nào mà trong thoáng chốc, tôi đã có mặt trong một đại sảnh toàn màu
trắng, trần
cao và thoáng, tường trắng bao vòng chung quanh.
Với bộ vest đắt tiền được người ta mặc vào cho tôi khi tẩn liệm, tôi thấy tôi đang ngồi trên chiếc ghế sofa làm bằng một chất liệu gì rất mềm mại và trắng tinh, chung quanh không thấy ai, cũng không có một tiếng động nào, không khí rất huyễn hoặc. Có một điều lạ là trước đây tôi rất nhút nhát, ở chỗ vắng vẻ thì rất sợ ma, mà sao hôm nay tôi không thấy sợ gì cả.
Có một người dáng cao, ốm, thân hình rắn chắc, mặc bộ vest trắng, từ ngoài bước vào, tiến lại gần tôi, tướng đi khoan thai chậm rãi. Ông ta ngồi xuống ở chiếc ghế bên cạnh, mỉm cười, và nói với tôi những câu chào hỏi. Ông đang ngồi trước mặt, nhưng tiếng nói của ông vang vang giống như là đang vọng lại từ nơi nào xa lắm. Ông nói giọng từ tốn:
-Tôi tên là “Thượng Vô Thường” được cắt cử đến tiếp đón ông. Tôi có trách nhiệm thông báo và sắp xếp cho ông nghỉ ngơi trong thời gian chờ đợi. Đây là phòng tiếp nhận, ở đây ông có năm ngày để sinh hoạt vui vẻ.
Rồi ông nói tiếp:
-Bên trong kia là phòng của ông đã được trang bị bàn ghế, giường ngủ. Các loại quần áo sẽ xuất hiện đúng lúc theo nhu cầu của ông. Ngoài ra còn có các thứ cần thiết khác để phục vụ cho ông ăn uống, thể dục và giải trí. Bây giờ tôi xin giới thiệu ông với một người.
Sau khi ông Thượng Vô Thường ra hiệu, thì từ xa bước tới một anh chàng trẻ tuổi, chỉ chừng trên dưới bốn mươi, nhưng râu ria rất rậm rạp, mặc áo thun tay ngắn màu đen, khoe cánh tay nhiều bắp thịt cuồn cuộn, vận quần jean sờn gối, giày thể thao còn in nhiều dấu bụi bặm. Tên này trông vẻ ngoài rất “ngầu”, tôi nghĩ trên trần gian nếu hắn không phải du thủ du thực thì chắc cũng là đâm thuê chém mướn.
Ông Thượng Vô Thường chỉ tay vào tên có râu, nói
chậm rãi với tôi:
-Người này vừa được chuyển về đây cùng đợt với
ông, phòng nghỉ của ông ta ngay bên cạnh phòng ông. Hy vọng hai ông sẽ làm quen
với nhau.
Rối ông ta lật lật trong xấp hồ sơ đang cầm trên tay, và nói:
-Theo sổ chết thì hôm nay, cả hai ông đều đã phải được đưa về thế giới địa ngục, nhưng vì tạo hoá nhận thấy ở trong con người hai ông, hai mảng sáng tối gần như bằng nhau, nên muốn có thời gian xem kỹ lại. Các ông được đưa đến đây trong năm ngày, trước khi hội đồng tạo hoá có quyết định sau cùng. Tôi mong cả hai ông cuối cùng đều sẽ được xét đưa lên thiên đường.
Sau khi nói xong, ông đứng dậy, bước nhanh ra cửa:
-Chúc các ông vui vẻ, hẹn gặp lại các ông sau
năm ngày nghỉ ngơi.
Ông Thượng Vô Thường đi rồi, tôi nhìn sang tên
có râu, gật đầu chào.
Hắn tiến tới, giơ tay bắt, làm quen:
-Chào anh, anh khoẻ không anh?
-Cảm ơn chú. Tôi khoẻ. Còn chú sao?
-Em cũng khoẻ. Ở trển, anh làm nghề gì mà ăn mặc
sang trọng quá vậy anh?
Chưa cần thiết phải tiết lộ nhân thân của mình,
tôi nói trớ đi:
-Tôi làm thương gia. Trên đó chú làm nghề gì?
-Dạ em bị thất nghiệp triền miên. Em tốt nghiệp đại học hẳn hoi, nhưng lỡ sống trong cái chế độ gì, mà mọi công việc làm đều phải mua bằng tiền. Em thấy vô lý, không chấp nhận chi tiền, nhưng người ta bảo rằng muốn có việc, ai không chi tiền thì phải có thứ khác thay thế, ví dụ như có thế lực, hay nhan sắc... Những thứ đó em làm sao có. Cuối cùng em đành phải thất nghiệp, nằm nhà.
-Chú không có cách khác để xoay sở việc làm sao?
-Có chứ anh. Do không có việc làm, vợ chồng em chạy tuốt xuống miệt Định Quán Đồng Nai, mua đất cất nhà định làm rẫy sinh sống. Đất mua trăm triệu, nhưng cán bộ huyện thông báo, phải chi trà nước trăm rưỡi triệu mới có sổ đỏ, em ức lòng, gì đâu mà tiền trà nước làm sổ đỏ còn mắc hơn tiền mua đất? Không còn muốn ở đây, em rao bán đất lại cho người khác.
-Chú bán đất rồi có xoay sở được công việc
không?
-Đâu có bán được đâu anh. Vì đất ở vùng sâu, em rao bán hoài vẫn chưa ai mua. Trăm triệu bạc của em đành chôn theo miếng đất. Em bèn về thành phố mướn phòng trọ, chạy xe ôm sống qua ngày. Tai hoạ đến với em từ cái hôm em chở nhằm một bà bạn hàng, mà tuần lễ sau người ta phát hiện bả bị nhiễm Covid 19. Người ta “truy vết”, mới sáng sớm, cán bộ phường cùng công an đến nhà bắt em đi cách ly tập trung mười bốn ngày vì em là F1. Vợ em thì chỉ là F2 nên không bị tập trung. Họ buộc em phải giao cho họ một triệu đồng để ứng trước tiền ăn ờ tại trại cách ly, mấy ổng nói mười bốn ngày sau nếu được về, mấy ổng sẽ tính lại.
oOo
-Rồi sao chú bị chết?
-Cũng tại mấy thằng cha khốn nạn nào đó trong
ban lãnh đạo thành phố đã ra lệnh cho công an bắt người đi cách ly tập trung, mà
không hề quan tâm đến đời sống và sự an toàn của người bị cách ly. Mấy thằng chả
là con người không có lương tâm. Gì
đâu mà trời nóng muốn chết, không có một miếng quạt, lại nhét người ta như nhét
cá mòi. Chỉ là F1 chứ người ta có
phải tù tội gì đâu, mà ép người quá đáng. Họ
dùng những lớp học không có học sinh nhốt em ở trong, em kê những bàn học làm giường,
nóng nực muỗi mòng, ở trong đó em ăn ngủ không thể nào được. Sống chung đụng với những người cùng là F1 như nhau, nhưng người nào bị bệnh
người nào không, làm sao ai biết
được. Trại em mới vô hai trăm mấy người đều khoẻ mạnh, nhưng ở chung với nhau dăm bảy ngày như
thế, thì có đã một phần ba đã thành
F0 rồi. Bắt cách ly kiểu này thiệt là không nhân đạo, không bệnh cũng thành bệnh,
bởi vậy mới thấy tại sao trong
thành phố các ca bệnh ngày càng tăng.
Lãnh đạo gì mà bày ra kiểu nhốt cách ly ngu
xuẩn như thế này? Mấy ổng muốn giết
người chứ đâu phải cứu người.
Nghe tên có râu mắng chửi cán bộ lãnh đạo, tôi cảm thấy hơi nhột nhạt, nhưng cũng
kiên nhẫn nghe hắn kể hết câu chuyện. Hắn tiếp:
-Dù em khoẻ mạnh cuồi cuội, nhưng sau mười ngày ở cách ly, em cũng bị lây bệnh trở thành F0. Người ta lại chuyển đưa em vô bệnh viện dã chiến, từ lúc chuyển viện em không còn được vợ thăm nuôi, thức ăn tiếp tế cũng không. Anh không biết chứ ở xứ mình mùa đại dịch, chỉ những người có tiền, các đại gia bị mắc bệnh, mới được vô các bệnh viện như 115, bệnh viện Chợ Rẫy... bệnh nhân có phòng riêng thoáng mát, có bác sĩ y tá chăm sóc tận tình. Cỡ nghèo như em, chỉ nằm được ở bệnh viện dã chiến là cùng. Nhưng mắc bệnh này mà phải đưa vô bệnh viện, thì dù ở bệnh viện nào, chín chục phần trăm cũng sẽ đến cửa tử mà thôi, những người sống sót là phước đức ông bà đó anh. Em nghe người ta nói bệnh viện dã chiến không đủ máy thở, cho nên khi bị covid hành em không thở được, em chẳng thấy ai đem máy móc gì đến cả. Có hôm em sốt mê man, cả ngày chẳng có bác sĩ, y tá nào đến, thuốc men không ai phát một viên nào. Em không ăn được đã đành, nước uống cũng khi có khi không. Dường như đối với bệnh nhân bị covid nặng, người ta bỏ liều bỏ thí, để cho nằm chờ chết không bằng.
-Chắc là số lượng bác sĩ y tá không đủ để săn sóc một lúc quá nhiều bệnh nhân, nên có sơ sót, chú nên thông cảm.
-Em không biết có thông cảm được không. Nhưng nếu không thể săn sóc bệnh nhân chu đáo, thì ít nhất cũng phải thấy có sự quan tâm. Bệnh viện này bên trong các giường bệnh san sát, chung quanh rất nhiều người đã chết đắp chiếu, cả một hai ngày mới có người đến mang xác đi, vậy mà cũng chẳng thấy ai mang đồ xuống sát khuẩn. Người bệnh thì cứ chết liên tục. Đèn điện chiếu sáng ngày đêm, không khí hãi hùng luôn luôn trùm khắp. Em chịu đựng như thế chỉ với một mình, không gặp được người thân, năm ngày sau thì em cũng qua đời, may được xuống chỗ này, mới có dịp quen anh.
Bất giác, tôi nói để an ủi
hắn, mà quên giữ kín những điều cần giữ:
-Chú đừng buồn. Tôi là cán bộ đã được chích đủ hai mũi thuốc ngừa, nhưng vẫn bị chết, dù là chết vì bệnh khác, huống hồ gì chú chưa được chích mũi nào. Chết sống đều có phần số cả chú ơi.
Nghe đến đây, hắn đột
nhiên long con mắt nhìn tôi:
-Anh là đảng viên đảng cộng sản hả? Vậy, xin hỏi anh, ở trển, anh đã tham nhũng, hút máu dân được bao nhiêu ngàn tỉ rồi mới chết?
-Chú đừng nói vậy. Ở đây không còn là trần gian. Nghĩa tử là nghĩa tận mà chú.
Hắn đứng lên, vừa nói vừa
bỏ đi vô phòng:
-Nghĩa tận! Cái bản mặt anh và đảng của anh có biết nghĩa tận là gì, có đầu thai ba kiếp vẫn không rửa hết tội.
oOo
Sáng hôm nay là đủ năm ngày, trên giường ngủ của tôi xuất hiện một mảnh giấy nhỏ, trên đó thông báo là ông Thượng Vô Thường sẽ gặp tôi lúc 10 giờ sáng tại phòng tiếp nhận để thực hiện phỏng vấn, yêu cầu tôi ăn mặc tươm tất.
Tôi có mặt rất đúng giờ. Ông Thượng Vô Thường vừa đến, lập tức yêu cầu tôi vào bàn làm việc ngay.
Ông Thượng nói, cũng với giọng từ tốn:
-Ông đang ở tạm kế bên phòng ông đã đươc phỏng vấn trước rồi, bây giờ đến phiên ông.
Vậy là tên có râu được phỏng vấn trước tôi, không biết lành dữ ra sao. Nhưng kệ, hơi đâu quan tâm, vì cuộc phỏng vấn này chỉ liên quan đến vận mạng của tôi.
Tôi thấy ông Thượng Vô Thường tỏ ra
rất nghiêm trang, ông vào ngay câu hỏi:
-Ở trần gian, ông có tham nhũng và có ăn cắp của công không?
Từ mấy hôm nay, tôi đoán là tôi sẽ bị hỏi câu hỏi này, cho nên tôi đã có sẵn câu trả lời:
-Thưa ông, không.
-Vậy sao ông có quá nhiều tiền như vậy?
-Gia sản của tôi có được là từ đời cha để lại. Bằng cách nào mà ông cụ tôi có được một số tiền vàng khá lớn để lại cho tôi, thì tôi không biết. Tuy nhiên khi tôi chết rồi, chi phí cho tang lễ xong, còn lại tất cả đều đã được hiến tặng cho nhà nước.
Khi trả lời, tôi cố tình giấu biệt số hiện kim, số ngoại tệ chuyển sang Mỹ mua bất động sản, và gửi trong các tài khoản ở ngân hàng ngoại quốc, mà tôi đã bí mật chuyển nhượng số tài sản đó lại cho hai cậu ấm.
Nghe câu trả lời của tôi, ông Thượng Vô Thường gật đầu mỉm cười, không hỏi thêm câu nào, ông đứng dậy, bước tới bắt tay tôi:
-Chúc mừng ông. Ông sẽ được sống đời đời ở cõi thiên đường.
Nói xong, ông Thượng Vô Thường biến mất. Thật sự tôi không ngờ tôi có thể vượt qua cuộc phỏng vấn một cách dễ dàng như thế. Chưa hết bàng hoàng vì vui mừng, thì trong phút chốc, chỉ qua vài cái chớp mắt, cảnh vật trước mặt đã hoàn toàn thay đổi. Tôi đang đứng trong một thành phố tuyệt đẹp, không khí vô cùng mát mẽ. Có rất nhiều toà nhà mái cong mái thẳng đủ kiểu dáng, đủ màu sắc, nhưng không thấy có nhà cao tầng, cũng không thấy xe cộ qua lại. Bầu trời trong xanh, chim chóc bay lượn hót vang. Chung quanh tôi, cây cỏ tốt tươi, hoa nở khắp nơi rực rỡ. Xa xa tôi thấy có nhiều người, quần áo sang trọng sặc sở, họ chỉ đi bộ, tới lui dập dìu.
oOo
Trong lòng tôi vô cùng sung sướng, vì tôi nghĩ, mình đã chính thức đến được thế giới thiên đường. Ngày tôi còn sống, tôi từng nghe các đồng chí nói về thế giới thiên đường cộng sản. Đã nhiều năm theo đảng, gầy dựng bao nhiêu thành tích trong công cuộc cải cách đất nước theo mô hình chủ nghĩa mác lê-nin, truy bắt, tiêu diệt những mầm mống phản động đi ngược lại guồng máy, thay đổi hầu hết hệ thống kinh tế xã hội cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã mấy mươi năm kiên trì theo đúng đường lối, mà nào tôi có thấy thiên đường cộng sản hình thù nó ra sao đâu. Hôm nay, chỉ cần nói dối một chút, vượt qua được một cuộc phỏng vấn nhỏ, tôi đã chính thức được nhìn thấy thế giới thiên đường, một thế giới thiên đường đích thực mà triệu triệu người đang hằng mơ ước. Thế giới ấy đang ở đây, đang ở trước mắt tôi đây.
Tôi chậm rãi bước đi trên con đường giống như trải bê tông, thẳng tấp. Những hàng cây ăn trái dọc theo hai bên đường, trái chín nặng trĩu, hương thơm thoang thoảng. Tôi nhìn thấy nhiều hàng quán, kẻ ra người vào rất vui vẻ. Tôi nghe những người chung quanh nói với nhau cũng chỉ bằng tiếng Việt. Người ta nói trong các hàng quán, thức ăn tràn ngập, không có người bán. Tôi không vội gì, từ từ rồi mình sẽ thưởng thức.
Những người qua lại chung quanh tôi, cả trai lẫn gái, đàn ông lẫn đàn bà, ai cũng có gương mặt, sắc vóc vô cùng xinh đẹp. Tôi bắt chuyện với một cô gái vóc dáng cân đối, khoảng ngoài ba mươi, đang đi ngược chiều. Cô gái có nước da trắng, mịn màng, mùi da thịt toả ra thơm ngát. Cô gái mặc chiếc áo dài lụa mỏng màu thiên thanh, nàng xuất hiện trước mắt tôi giống như thiên thần xuất hiện trong chuyện cổ tích. Thấy cô mặc áo dài, tôi thấy gần gũi, nói với cô những lời nói làm quen.
Sau một vài câu xã giao, cô ấy mời tôi đến nhà cô, cô nói nhà cũng gần đây. Dĩ nhiên là tôi nhận lời ngay. Tôi theo chân cô gái về nhà, cách đó không xa lắm. Nhà cô thật đẹp, gọn gàng (dường như trên thiên đường thì nhà nào cũng đẹp). Nhà chỉ có một phòng ngủ và một phòng ăn, bốn phía trang bị những tấm kính lớn để nhìn ngắm được cảnh đẹp chung quanh. Tôi có chút khó hiểu vì chỉ mới gặp mặt tôi lần đầu mà cô gái đã có thái độ quá dễ dãi và thân mật. Tuy khó hiểu nhưng tôi cũng cảm thấy thú vị. Từ khi được sống độc thân ở cái tuổi năm mươi, tôi rất “nhạy cảm” với mấy cô gái, nhất là đối với cô gái này, người cô đẹp như Hằng Nga.
Thấy tôi bước vào nhà có vẻ rụt rè, cô cười và nói với tôi:
-Anh cứ tự nhiên, cứ thoải mái xem ở đây như nhà anh. Thế giới này không ai nghi ngại ai, nên anh không cần dè dặt, giữ kẽ. Anh cứ cởi mở, nghĩ sao, sống vậy.
Cô mời tôi vào phòng ăn. Trên tường có treo những ngọn bạch lạp thắp sẵn, trông rất là tình tứ. Kiểu bàn cổ kính, ghế ngồi êm như nhung.
Cô chỉ khoát tay, thức ăn Việt, sơn hào hải vị, trong phút chốc hiện ra ê hề trên bàn. Rượu được cô rót đầy hai ly. Cô mời tôi cùng cô vào tiệc, nhưng tôi đưa tay ngăn lại. Tôi chưa vội ăn uống vì đang bận nhìn ngắm cô.
Có lẽ cô thẹn thùng, nên cứ cúi mặt nhìn xuống đất. Nét e lệ, ấp úng của cô càng lúc càng tăng thêm nét quyến rũ của cô và nỗi thèm muốn của tôi. Tôi trờ tới ôm hôn cô, cô cũng không hề tỏ thái độ phản đối, nhưng khi tôi vừa chạm tới làn da mịn màng trên gương mặt thanh tú của cô, thì lập tức, làn da ấy biến thành sù sì, lạnh ngắt như sắt thép. Chỉ thoáng một giây, cô gái biến mất, đất dưới chân tôi tự nhiên vỡ ra giống như đang sụp lở, khiến tôi bị hụt chân rơi xuống một vùng lửa cháy rộng lớn và sâu hút vô tận.
Tôi vừa rơi vừa bị ngọn lửa thiêu đốt nóng khủng khiếp. Lúc này tôi chợt hiểu, tôi đang bị tạo hoá trừng phạt vì những tội lỗi đã gây ra ở trần gian, và cả tội lỗi tôi lại sắp phạm phải ngay tại chốn thiên đường. Những đau khổ từ cảm giác nóng quằn quại, do ngọn lửa bùng cháy dữ dội đang thiêu đốt linh hồn tôi, có lẽ đó là tôi đang phải trả giá cho những đau khổ tôi từng gây ra cho bao người vô tội.
Trong cơn nóng kinh hoàng ấy, tôi hét lớn:
-Nóng, nóng, nóng quá… xin cứu, xin cứu…
Trước khi lịm dần, tôi còn hé mắt nhìn xuyên ngọn lửa và qua làn khói, lờ mờ tôi thấy tấm màn phủ trong phòng ngủ, và gương mặt gã cận vệ rất gần:
-Ông chủ tịch, ông chủ tịch… có chuyện gì mà ngủ
la lớn dữ vậy?
TỪ
SƠN
(Tháng 09/2021)
Wednesday, September 29, 2021
Bạn Và Thù - Nguyễn Thị Cỏ May
Vụ «tàu lặn» của Pháp bùng nổ hôm thứ năm 16/09/21 vừa qua đã làm cho Pháp nổi giận, đưa đến khủng hoảng ngoại giáo với Úc, Anh và Mỹ khá nghiêm trọng. Ông T.T Macron không lên tiếng. Ông Thủ tướng Castex giữ im lặng và lo chuyện dịch vũ hán. Chỉ có ông Tổng trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian khai hỏa nhắm thẳng 3 đối thủ nả đạn đại pháo : «Đúng là cú chơi đâm thẳng vào lưng bạn. Đúng là cú chơi xỏ lá, hoàn toàn đáng khinh. Thật rõ là Úc muốn bán rẻ chủ quyền quốc gia của mình». Trên TV 2 của Pháp, hôm 18/09/21, ông nói thẳng với ông TT Biden «Nói dối, xảo trá, đánh mất niềm tin quan trọng đáng khinh bỉ. Vậy, cách chơi này không chấp nhận được giữa chúng ta. Nay Biden hiện rõ chỉ là thứ Trump không tweets mà thôi!».
Ông Tổng trưởng Ngoại giao của Pháp, Le Drian, là đảng viên Đảng
Xã hội, năm 2016, là Tổng trưởng Quốc phòng của Chánh phủ xã hội François
Hollande, ký hợp đồng bán cho Úc 12 tàu lặn chạy diesel-điện giá 56 tỷ euros.
TT Macron không chánh thức của Đảng Xã hội nhưng khởi nghiệp từ Đảng Xã hội dưới
trào François Hollande và nhờ những Voi già xã hội tiến cử nên khi đắc cử, lập
chánh phủ, đưa vào chánh phủ những người của Đảng Xã hội và cả người phe Hữu.
Macron là người nhảy dù rớt thẳng vào Điện Elysée làm ông Tổng thống, chỉ có «đảng
viên» duy nhứt lúc khởi nghiệp là bà vợ! Ông lập đảng cầm quyền
« En Marche » (Tiến lên). Có người đọc « En Marche » theo
nghĩa chánh trị riêng là « Emmanuel Macron » !
Vụ khủng hoảng sa lầy. Pháp vẫn chưa hết giận !
Ông Tổng trưởng Ngoại giao cho triệu hồi ông Đại sứ Pháp ở
Canberra và Hoa-thịnh-đốn. Ông Đại sứ ở Luân-đôn vẫn ở lại nhiệm sở vì ông cho
rằng Anh trong vụ « khủng hoảng thế kỷ » này chỉ là bánh xe sơ-cua mà
thôi. Ngoài ra, ông Thủ tướng Anh, Boris Johnson, cũng có lời nhiệt tình gợi lại
tình bạn lâu đời giữa 2 nước cùng bên bờ biển Manche.
Diễn tiến khủng hoảng
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2016 khi Tập đoàn kỹ nghệ pháp Naval
Group giành được « hợp đồng thế kỷ » trị giá 31 tỷ euros (50 tỷ đô-la
úc), bán cho Úc 12 chiếc tàu lặn chạy diesel-điện loại Attack, 4.500 tấn, dài
97m, thiết kế theo mô hình tàu lặn nguyên tử pháp Barracuda. Tới năm 2023 sẽ sản
xuất tại Adelaide, Úc.
Nhưng dự án gia hạn và giá cả tăng. Chánh phủ Úc phản đối Naval
Group. Phía Pháp không đồng ý lý lẽ của Úc và giá 12 tàu lặn không phải là 31 tỷ€
nữa là là 56 tỷ€ (90 tỷ đô-la úc) do lạm phát và thời hạn quá kéo dài.
Năm 2020, Bộ Quốc phòng Úc lo ngại về những thay đổi bất lợi này.
Ông Chủ tịch Naval Group vội bay qua Úc xoa dịu và nhắc lại cam kết của Pháp.
Hồi tháng 6 vừa qua, Tổng trưởng Quốc phòng Úc thấy khó thực hiện
được giai đoạn đầu hợp đồng. Ông TT Macron vội trấn an ông Thủ tướng Úc Scott
Morrison là Pháp cam kết sẽ đi tới cùng theo hợp đồng.
Nhưng tới hôm 16/09/21, Hiệp ước Mỹ-Úc-Anh xuất hiện làm bể hợp
đồng giữa Paris và Canberra.
Trước một hôm, ngày 15/09/21, qua buổi họp trên mạng giữa 3 ông
Scott Morrison, Joe Biden và Boris Johnson, ông Thủ tướng Úc liền tuyên bố « nước
tôi sẽ trang bị tàu lặn nguyên tử cho phù hợp với tình hình mới, theo Hiệp ước
an ninh địa phương Ấn-Thái Bình dương ».
Pháp đành thua cuộc. Vì Pháp không có vai trò sanh tử ở Nam Thái Bình dương ? Vả lại, trong tình hình căng thẳng ở đây, Pháp đưa đề nghị nên tìm giải pháp bằng « con đường thứ ba » để khả dĩ tránh xung đột nguy hiểm.
Trước sự giận dữ của Pháp, ông Thủ tướng Úc giải bày là ông
vì nhu cầu đối phó với sự bành trướng quá hung hăng của Tàu ở biển đông mà phải
chọn tàu lặn nguyên tử. Ông chọn con đường khác chớ không thay đổi ý kiến. Tàu
chạy bằng nguyên tử có khả năng chiến đấu cao hơn.
Ông xác định « Tôi không lấy làm tiếc về quyết định của tôi chỉ vì quyền lợi của Úc là trên hết. Tôi sẽ không bao giờ hối tiếc».
Qua ngày 20/09/21, Liên Hiệp Âu châu lên tiếng ủng hộ Pháp. Bà Chủ tịch Ủy Hội, Ursula von der Leyen, phê bình « cách Pháp bị đối xử như vậy là không thể chấp nhận được ». Tiếp theo đó, Tổng trưởng Ngoại giao của 27 nước Âu châu bày tỏ sự ủng hộ rỏ ràng « Âu châu luôn đoàn kết với Pháp».
Sự khủng hoảng tàu lặn bổng mở ra nhiều vấn đề cho Pháp về mặt
quan hệ quốc tế. Pháp có quan điểm trong chiến tranh lạnh mới này không phù hợp
với vùng Thái Bình dương trong lúc Tàu ngày càng bành trướng tham vọng
chiếm vùng này để từng bước tiến tới làm chủ thế giới.
Năm 2018, giữa Úc và Âu châu có ký thỏa thuận trao đổi tự do, Pháp
lại có ý định ngăn chận « Chúng ta đang thảo luận giao thương với Úc,
tôi không thấy làm thế nào mà người ta có thể tin tưởng được ở đối tác
Úc ».
Ông Macron còn nói rõ hơn « việc theo đuổi thương lượng với
Úc là điều không thể tưởng tượng ».
Nhưng sau cùng, 2 ông Biden và Macron sẽ có cuộc nói chuyện trực
tiếp với nhau về vụ « khủng hoảng thế kỷ » này.
Rồi cũng qua
Hôm thứ năm 23/09/21, ông Tổng trưởng Ngoai giao Le Drian của Pháp
nói chuyện riêng với ông Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Huê kỳ, về hợp đồng
mua bán tàu lặn, nhơn diệp 2 người gặp nhau ở NY, tại trụ sở Phái bộ ngoại
giao, không có micro, không có caméra. Sau 1 giờ nói chuyện tay đôi, ông
Le Drian vui vẻ nói « Rồi chuyện này cũng sẽ qua thôi ! Nhưng phải
có những hành động và thời gian ».
Ông Le Drian nhắc lại với ông Blinken « Vậy giai đoạn 1 giữa chúng ta đã vượt qua theo sự mong muốn của 2 ông Tổng thống . Nhưng khủng hoảng thật sự chấm dứt giữa 2 nước phải cần thêm thời gian».
Ông Blinken nói tiếng pháp và rất yêu nước Pháp bởi suốt thời gian dài lúc nhỏ, ông sống ở Paris với mẹ và học ở đây. Ông Le Dian không dấu cảm tình riêng của ông đối với ông Blinken nhưng trước đây, trong vụ khủng hoảng tàu lặn, ông không nói chuyện với ông ấy. Kể cả lúc cùng hợp Hội đồng LHQ suốt cả tuần.
Lập lại sự tin cậy với nhau
Trước đó một hôm, ông Biden và Macron đã tìm cách lập lại
niềm tin đã bị đánh mất trong vụ khủng hoảng tàu lặn. Pháp đã thấy trong vụ tàu
lặn, mình đúng là nạn nhơn trực tiếp của thế Mỹ xoay trục qua Á châu mà trục Mỹ-Anh-Úc
vừa thành hình nhằm ngăn chận sự bành trướng của Tàu ở địa phương.
Hai vị Tổng thống «Đồng ý mở những cuộc tham khảo ý kiến giữa
các đồng minh để có thể tránh tình trạng tương tợ đã xảy ra. Hai ông cũng thông
báo sẽ có một cuộc tham khảo ý kiến sâu rộng nhằm thiết lập những điều kiện bảo
đảm niềm tin với nhau ».
Sau cuộc trao đổi này, ông Biden bày tỏ hy vọng « mọi
việc sẽ trở lại bình thường ». Nhưng phía Pháp muốn tiếp cận vấn đề theo một
cách khác hơn. Ông Le Drian « đồng ý giữ sự tiếp xúc chặt chẽ hơn với
ông Antony Blinken » để « tìm lại niềm tin với nhau ».
Về phía Huê kỳ cũng thừa nhận việc hòa hưỡn lại với Pháp phải có
thời gian. Riêng ông Blinken cũng đồng ý chuyện bình thường trở lại phải có thời
gian và cần nhiều vận động nữa.
Nhắc lại sự đồng ý phối hợp và hợp tác giữa ông Macron và Biden
qua cuộc điện đàm hôm thứ tư 22/09/21, ông Blinken mong muốn 2 nước đồng minh sẽ
có thể làm được nhiều việc hơn và tốt hơn. Và ông cũng quả quyết Pháp trong vùng
Ấn độ -Thái Bình dương có thể có vai trò quan trọng hợp tác với khối Mỹ-Anh-Úc.
Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua
vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu
xưa nay nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.
Bởi
xưa nay trong chánh trị vẫn chưa có kẻ thù muôn thuở và bạn muôn đời. Chỉ duy
nhứt có quyền lợi của quốc gia dân tộc là trên hết. Nhưng điều này lại không đúng
ở nước cộng sản như Việt nam. Vì ở Việt nam chỉ có quyền lợi đảng cộng sản là
trên hết. Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư đảng đã không từng nói lớn «Thà mất
nước chớ không để mất đảng!» sao?
Nguyễn
thị Cỏ May
Một Hướng Đi* - Điệp Mỹ Linh
Thời
gian gia đình còn kẹt lại Việt Nam, tuy tuổi đời còn non dại, Nga đã nhìn đời bằng
tâm thức của một thiếu nữ trưởng thành. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Phong được
nuông chiều, cho nên, Phong rất vô tư. Thấy Nga không tỏ vẻ háo hức về tin
chàng có xe mới, Phong hỏi lơ chuyện khác:
-Sáng
nay ai đưa Nga đến trường?
-Ông
xe “bus”.
-Từ
nay có xe mới, anh sẽ đưa và đón em thường xuyên.
-Cảm
ơn anh.
-Đi,
đi với anh ra xem xe mới.
-Thôi,
anh lấy xe vào đón Nga đi!
-Ok,
“sir”!
Nhìn
theo dáng người dong dỏng cao của Phong, Nga thở dài, nghĩ đến Huân – người anh
xa vắng của nàng.
Hình
ảnh Huân đang chờn vờn trong tâm tưởng của Nga thì chiếc xe thể thao màu đỏ dừng
sát lề đường. Phong chồm ra, cười. Đối với một sinh viên vừa thoát khỏi “đáy địa
ngục” của cộng sản Việt Nam (csVN) vào thời bao cấp – như Nga – thì chiếc xe
này phải là một giấc mơ không tưởng! Thế mà Phong không hiểu tại sao Nga vẫn tỏ
vẻ dững dưng.
Xe
ra khỏi khuôn viên trường đại học Houston. Phong hỏi:
-Ngân
muốn ghé phố Tàu mua gì không?
-Anh
ghé cho Nga mua ít Salompas.
-Nga
bị gì mà phải dùng Salompas?
-Nga
mua cho Ba. Hồi đó, Ba bị csVN nhốt tù “cải tạo”, phải phá rừng, kéo gỗ, làm rẫy.
Sang đây, vừa làm việc cực nhọc vừa thương nhớ anh Huân, cho nên, lúc nào tinh
thần và thể xác của Ba cũng hành hạ Ba!
-Chuyện
của anh Huân quả là một chuyện ngoài sự tưởng tượng của anh. Có phải vì chuyện
của anh Huân mà Ba của Nga trở nên quá nghiêm khắc hay không?
-Đối
với Ba, thanh niên sống phải có định hướng. Đừng để những đam mê vật chất làm
tàn úa tâm hồn.
Im
lặng.
Xe
vào bãi đậu của tiệm thực phẩm Á Đông. Vừa mở cửa, Nga vội quay lại, bảo:
-Anh
khỏi vào. Em trở ra ngay.
-Okay!
Vì
hôm qua lái xe mới đi khoe với bạn, về khuya, bây giờ Phong cảm thấy mệt, buồn
ngủ. Phong chỉ khép mắt được một chốc, Nga trở ra, gõ cửa xe.
Kéo
“seat belt” xong, Nga khoe:
-Lâu
lắm mới thấy lại trái xoài; Nga mua cho anh đó.
Nhìn
trái xoài, Phong chu môi như muốn hôn trái xoài rồi nói.
-Anh
có một câu chuyện rất vui về xoài. Khi anh khoảng 5, 6 tuổi, Mẹ thường đưa gia
đình về thăm Ngoại. Anh thấy mấy cây xoài trong sân của Ngoại sai trái lắm; mà
trái xoài mọc lạ lắm, em!
-Sao
mà lạ?
-Nó
mọc cách nhánh cây cả đoạn dài bằng “sợi dây” nhỏ xíu, trông xinh lắm!
-Hồi
đó gia đình em ở Saigon, em chẳng biết cây cỏ gì cả. Sau khi csVN chiếm miền
Nam, tịch thu nhà, đuổi Má và tụi em đi kinh tế mới, ai cũng phải tự túc trồng
rau và hoa quả để có thức ăn. Lúc đó em mới thấy cây xoài. Lần đầu tiên thấy
cây xoài ra trái, em tự hỏi, tại sao “sợi giây” nhỏ xíu, chỉ “dính” vào cành
cây có tí ti mà lại nuôi và giữ được trái xoài?
-Anh
chả suy nghĩ gì cả, thấy nó lủng lẳng trông xinh quá, anh nhón gót cắn ngay nơi
phần nhòn nhọn, cong cong của trái xoài; cắn hết trái này đến trái khác. Cả nhà
không ai biết con gì cắn. Một hôm ông Ngoại rình mà anh không biết. Anh bị bắt
tại trận. Đến bây giờ gia đình cũng còn nhắc chuyện ăn cắn xoài.
-Kỷ
niệm thời thơ ấu ở quê mình sao mà đẹp và dễ thương quá! Có bao giờ anh nghĩ rằng
anh sẽ trở về hay không?
-Về
làm gì? Nghe mấy đứa bạn mới theo gia đình vượt biển sang, bảo rằng quê mình
bây giờ nghèo lắm, bo bo và củ mì cũng không đủ ăn. Mình về, làm sao sống được?
-Chính
vì csVN đưa dân tộc Việt Nam vào giai đoạn “bao cấp” như hiện tại, cho nên, mọi
người rất cần người trẻ trở về để “làm một chút gì” cho Quê Hương!
-Khó
lắm, Nga ơi! Ở đây, vật chất làm cho con người lệ thuộc vào sản phẩm nhân tạo.
Ăn thức ăn nguội, anh bị đau bụng. Muổi chích, anh bị nhiễm độc. Sáng thiếu ly
cam tươi, anh cảm thấy thiếu sinh lực. Tối không có “dental floss” anh ngại hư
răng. Anh không thể sống mà không có máy lạnh, máy sưởi!
-Anh
từ đâu tới? Xã hội này có chấp nhận anh như một người da trắng mắt xanh hay
không? Cuộc sống cho anh nhiều tiện ích. Nhưng, làm thế nào anh có thể tìm được
kỷ niệm ngọc ngà như bên vườn xoài của Ngoại? Nơi đây chỉ như một buổi dạ vũ
sang trọng, mình vui chơi rồi về. Vùng đất nghèo nàn, cằn cỗi, thấm nhiều máu,
nước mắt và vết tích của bom đạn – nơi anh đã chào đời – chính là nhà, cần anh chăm
nom, vun xới.
-Anh
biết Nga suy luận đúng. Nhưng từ ngày lớn lên cho đến khi quen em, chưa một lần
anh nghe ai đề cập đến những điều cao cả như em thường nói với anh. Chưa bao giờ
anh nghe Bố Mẹ đề cập đến trách nhiệm và bổn phận của người trai trong thời loạn.
Bố Mẹ chỉ muốn anh học giỏi, ra trường, kiếm được việc làm tốt. Riêng em, em muốn
hướng anh theo con đường cao cả của anh Huân, đúng không?
-Chỉ
đúng một phần. Ngày ở kinh tế mới, anh Huân còn quá trẻ và anh Huân không có bất
cứ điều kiện tối thiểu nào để thực hiện lý tưởng cao cả của anh ấy. Anh Huân
cùng một nhóm thanh niên trong ấp phải gia nhập tổ chức Phục Quốc của Hải Quân
thiếu tá Đặng Hữu Thân. Sau khi thiếu tá Thân bị csVN xử tử tại trại tù A-30,
không ai biết được số phận của anh Huân và những người hùng trẻ tuổi đó!
-Nhóm
thanh niên đó quả là người hùng!
-Mỗi
người mỗi hoàn cảnh. Với năng khiếu của anh, anh không cần phải dấn thân vào
con đường khổ hạnh, đầy chông gai và bất trắc như anh Huân. Từ vùng đất phồn
hoa này, anh vẫn có thể khơi động và cổ xúy tinh thần yêu nước trong lớp người
trẻ hôm nay.
Im
lặng. Một chốc sau, Nga tiếp:
-Từ
nay, những lúc rảnh rỗi, anh nên nghe nhạc của miền Nam Việt Nam, trước 1975.
Nghe những bản dân ca, những câu hát ru em, những điệu hò lơi lả, những tình
khúc về Lính, anh sẽ thấy hồn tính của dân tộc trong ấy; rồi anh sẽ nhận biết,
từ ngõ ngách sâu thẳm trong tiềm thức, mối tình cảm thiêng liêng, thánh thiện
được nẩy sinh và vun bồi. Tình cảm ấy chính là tình Quê Hương, tình dân tộc.
-Anh
chỉ tiếc rằng từ nhỏ đến giờ, Bố Mẹ anh chưa bao giờ đề cập đến những điều cao
cả như em nói.
-Bố
Mẹ anh, Ba Má em và đa số người miền Nam Việt Nam – dù đã bị csVN cướp đoạt tất
cả rồi đày đi Kinh tế mới – cũng chưa bao giờ dạy con nuôi căm thù. Ngược lại,
lúc nào người csVN cũng nuôi và truyền căm thù bằng cách giáo dục học trò như
thế này: “Một anh bộ đội bắn chết 5 lính
Ngụy. Hai du kích gái hạ sát 9 tên Mỹ. Hỏi có bao nhiêu Mỹ Ngụy bị quân cụ Hồ
giết?”
-Làm
gì có thứ giáo dục quái đản như thế?
-Lối
giáo dục quái đản ấy do người csVN “nhồi” vào đầu dân Việt đó!
Nga
dứt câu vừa khi Phong dừng xe cách nhà của Nga một khoảng ngắn – để gia đình của
Nga không biết được sự liên hệ mật thiết giữa Nga và chàng. Nga tiếp:
-Anh
nhớ cho ban hợp ca dợt kỷ lại bài Việt Nam Việt Nam và anh cũng nhớ tập bài Kỷ
Vật Cho Em để sẵn sàng cho buổi Đại Hội Liên Trường, nha!
-Yes,
“sir”!
Nga
cười. Phong chu môi, nhìn Nga đóng cửa xe. Bất ngờ Nga nói lớn:
-Chết!
Anh chạy đi! Xe Ba em sau xe anh kìa!
Phong
chưa kịp phản ứng, Ba của Nga mở cửa xe, bước nhanh đến bên Nga, gằn giọng:
-Đi
về ngay!
Xoay
sang Phong, Ba tiếp:
-Cấm
cậu giao thiệp với con tôi. Cậu nghe rõ chưa?
Phong
uất, nhấn “chân ga”, chiếc xe lao nhanh về phía trước. Về đến nhà, Phong lạc
tay lái, xe “ủi” sập cổng sắt và trụ gạch nơi “driveway” của Bố Mẹ.
Trong
những lời đay nghiến của Bố Mẹ, Phong chỉ nhớ một câu của Bố:
-Mày
là một thằng vô trách nhiệm. Mày chỉ biết vui chơi, đua đòi với bạn bè, không
giúp ích gì cho gia đình. Từ cái sân, cọng cỏ, tấm thảm, phòng ngủ, v.v…đều do
ông bà già này dọn dẹp. Tao rất buồn và thất vọng! Ngày trước, thanh niên miền
Nam Việt Nam, đỗ Trung Học hoặc tú tài I xong là vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức; đỗ
tú tài II, vào Hải Quân, Không Quân hoặc Trường Võ Bị Dalat. Sau vài năm, họ ra
trường, trách nhiệm đè nặng vai. Ngày đêm họ đối mặt với csVN để bảo vệ miền
Nam chứ đâu có “nhong nhong” như mày. Những chuyện nhỏ trong nhà mày còn vô tâm
như thế, làm thế nào mày làm được việc lớn?
Phong
vùng vằng đi về phòng.
Vùi
mặt vào gối, Phong cảm thấy hoang mang và tức giận. Những lời của Bố – cũng như
những lời của Nga lúc chiều – đã giáng những nhát rất nặng vào tự ái của Phong.
Phong biết Bố và Nga nói đúng. Nhưng, tại sao Bố không nói những điều đó khi
Phong và các em còn bé? Tại sao không ai vạch cho chàng một hướng đi? Bố Mẹ chỉ
biết lo làm “đầu tắt mặt tối” để Phong và các em có cuộc sống phủ phê về vật chất;
nhưng về tinh thần thì…tâm hồn của Phong và các em chỉ là những khoảng trống
mênh mông! Đã ai vẽ vào những khoảng trống ấy một hướng đi – dù bằng nét vẽ đơn
sơ, lập dị hoặc cầu kỳ? Những việc lớn mà Bố nói là việc gì? Phong chỉ hiểu lờ
mờ về chiến tranh Việt Nam. Phong cũng nghe loáng thoáng về Kháng Chiến Việt
Nam vừa được thành lập. Nhưng, Phong nghĩ, đó là trách nhiệm của… ai đó chứ đâu
phải của chàng!
Đang
buồn nản, Phong chợt nghe giọng đầy lo âu của Mẹ:
-Ơ,
Phong! Sao lại nằm vùi như thế, con? Đi tắm rồi ra ăn cơm! Bố giận thì Bố nói
thế chứ có gì đâu mà con buồn!
Biết
lỗi của mình, Phong ngồi dậy, lăng lẽ đi vào nhà tắm.
Tắm
xong, khi chải tóc trước gương, Phong chợt nghe tiếng Guitar từ sân sau. Phong thở
dài. Khi nào cũng vậy, có điều gì buồn, khó nghĩ, Bố cũng ôm Guitar “từng tưng”
để tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn. Lắng nghe một chốc, Phong nhận ra Bố không đàn
nhạc tình cảm như mọi khi mà Bố đang đàn một nhạc khúc vui. Ô, Bố lại hát nữa!
Phong muốn nhân lúc Bố vui, chàng sẽ xin lỗi Bố về tai nạn do chàng gây ra.
Đẩy
cửa “patio”, bước ra, Phong nhận được nụ cười tha thứ của Bố và Mẹ. Phong ngồi
cạnh Mẹ, lắng nghe Bố hát.
Hát
xong, Bố hỏi:
-Sao,
Phong? Bài Việt Nam Việt Nam, ban hợp ca “của con” thuộc lời và hát đúng nhịp,
sẵn sàng để trình diễn chưa?
-Dạ,
xong cả rồi.
-Tốt!
-Bố
à! Lúc nãy Bố hát bài gì lạ quá, con chưa bao giờ được nghe.
-Bài
này – tựa là Nhân Dân Cách Mạng Việt
Nam của Hùng Lân – Bố đang tập theo “cassette” Bố mượn của người bạn.
-Sao
hôm trước Bố không dạy chúng con bài này mà Bố lại dạy bài Việt Nam Việt Nam?
-A!
Bài này, vì lâu quá, Bố quên; còn bài Việt Nam Việt Nam, Bố thuộc.
-Bố
à! Tuy không hiểu rõ lời ca, con vẫn thích bài này hơn; vì âm hưởng của bài này
có vẻ thôi thúc, khích động nhiều đó, Bố?
-Thật
ra, khi nghe lại bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam, Bố nhận thấy lời ca của bài
này thể hiện được tất cả niềm kỳ vọng của người miền Nam Việt Nam. Bố nghĩ con nên
tập cho các bạn bài này thay cho bài Việt Nam Việt Nam.
-Đây
là đêm văn nghệ liên trường – gồm nhiều trường đại học tại Texas – chúng con phải
cố gắng để có những tiết mục khác lạ, thích hợp phần nào với thời sự, Bố ạ!
-Rồi,
tý nữa, ăn cơm xong, Bố chép bài ấy ra “notes” cho con.
******
Màn
vừa kéo lên, Ban Hợp Ca và Phong đều cúi đầu chào quan khách trong tiếng vỗ tay
vang dội . Tiếng vỗ tay vừa dịu xuống, Phong nói vào “micro”:
-
Kính thưa quý khán giả, Ban Hợp Ca trường Đại Học Houston xin trân trọng kính
chào quý vị.
Tiếng
vỗ tay lại vang lên. Phong tiếp:
-Kính
thưa quý vị, lúc nãy, khi quý vị vào cửa, ban tổ chức đã trao tận tay mỗi vị một
tờ giấy màu vàng. Trên tờ giấy đó là lời ca của nhạc khúc Nhân Dân Cách Mạng Việt
Nam. Nơi đoạn điệp khúc, có bốn dòng được tô màu đỏ. Xin trân trọng kính mời cả
hội trường cùng ca với chúng tôi khi chúng tôi hát đến bốn câu được tô màu. Được
không ạ?
Cả
hội trường đưa cao tay, reo: “Yeah!”.
Quay
mặt lại với ban hợp ca, Phong nhìn ban nhạc. Một thoáng im lặng. Phong đưa tay
phải lên rồi “gặt” mạnh xuống, toàn ban nhạc đồng tấu nhạc khúc Nhân Dân Cách Mạng
Việt Nam. Tay trái của Phong hòa vào. Khi âm thanh của ban nhạc đến cuối phân
đoạn đầu, Phong phất tay trái về phía ban hợp ca, tức thì, ban hợp ca “bắt” vào:
“Nhân
dân cách mạng Việt Nam
Vùng
đứng lên cùng thế giới,
Vai
chen vai bên nhau
Mưu
cuộc giải phóng giống nòi.
Hận
thù bọn Việt cộng,
Đã
cướp mất lẽ sống
Và
đày đọa dày xéo non sông.
Đồng
bào Việt Nam!
Đứng
lên cùng thế giới. (Cả hội trường đáp)
Đồng
bào Việt Nam!
Đấu
tranh và kiến quốc! (Cả hội trường đáp)
Núi
sông sẽ trở về tay nhân dân,
Bắc
Nam Trung đồng lòng kết đoàn…
…
Tự quyết lấy đi thôi!
Đường
sống tiến lên đi!
Tiến
lên, dân tộc Việt Nam!”
Phong
dừng tay, cùng ban hợp ca cúi chào trong khi cả hội trường đứng lên. Tiếng vỗ
tay vang dội cả hội trường.
Màn
khép lại. Nga bước vội ra sân khấu. Vừa đưa hai tay về phía trước – trong tư thế
sẵn sàng “hug” Phong – Nga vừa reo vui:
-Phong! I love
you. I’m so proud of you!
Phong xúc động tột
cùng, dang rộng vòng tay. Nga và Phong tựa đầu lên vai nhau trong ánh nhìn trìu
mến của các bạn cùng thế hệ di tản…
ĐIỆP MỸ
LINH
https://www.diepmylinh.com/