Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Friday, January 31, 2014
Thursday, January 30, 2014
Tầm Xuân - Quang Minh - Hồng Đào - Đòan Phi - Hà Thanh Xuân
Mời quý vị cười vui với vở kịch vui ngày tết
Giàu Nghèo Do Đâu
Quán Thế
Âm Bồ Tát
Tại sao có giàu nghèo, sang hèn trên thế gian này? Sang hèn, giàu
nghèo có phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc, hay học thức hay không?
Tất cả mọi việc đều có nhân của nó. Phải có gieo nhân
giàu sang thì mới hái được quả giàu sang. Vậy nhân giàu sang là gì? Đó là nhân
bố thí và tôn trọng người. Nhân bố thí là biết cho đi và chia sẽ những gì mình
có từ tiền tài vật chất cho đến bố thí thời gian, công sức, lời nói ái ngữ, sự
hiểu biết kinh nghiệm,...
Ngoài ra nhân giàu sang là biết sống không tham lam trộm cắp, cờ bạc dù là một vật nhỏ như cây kim; sống không ích kỷ, hẹp hòi và bủn xỉn.
Ngoài ra nhân giàu sang là biết sống không tham lam trộm cắp, cờ bạc dù là một vật nhỏ như cây kim; sống không ích kỷ, hẹp hòi và bủn xỉn.
Đức bố thí là một đức hạnh tuyệt vời của con người, ai
sống vời lòng thương yêu thì luôn luôn muốn giúp đỡ tất cả mọi người dù có hay
không hoạn nạn hoặc đau khổ,...
Đức bố thí giúp diệt lòng ích kỷ, bủn xỉn, tham lam trộm
cắp và hẹp hòi của con người. Chính Đức bố thí giúp cho con người gieo được
nhân thiện có quả cuộc sống giàu sang đầy đủ. Những ai có cuộc sống nghèo đói
là do thiếu đức bố thí. Do vậy giàu nghèo trên thế gian này không phải phụ
thuộc và tôn giáo, học thức, dân tộc ( vì ai cũng thấy trong tất cả mọi tôn
giáo đều có người nghèo người giàu dù là dân tộc nào, có học hay không có học)
mà chính là đức hiếu sinh bố thí.
Bố thí với lòng thương yêu thì vô cùng đẹp, vì khi bố
thí chỉ nghĩ đến niềm vui và hạnh phúc của người nhận, còn người bố thí lấy
niềm vui và hạnh phúc của người nhận làm niềm vui và hạnh phúc cho mình. Chính
niềm vui và hạnh phúc đó sẽ theo ta mãi mãi đến cuối cuộc đời.
Wednesday, January 29, 2014
Life Vest Inside - Kindness Boomerang - "One Day"
Gieo nhân tốt sẽ nhận quả tốt, như chiếc Boomerang, những gì mình cho ra sẽ nhận được trở về!
Mỹ Đen
Đen hay trắng, đỏ hay vàng, cắt ra cũng máu đỏ như nhau, cũng có trái tim biết yêu thương, biết đau khổ. Hãy biết tôn trọng lẫn nhau nếu ta là con người!
Cuộc Sống Và Tôi
Tôi nói với cuộc sống
rằng hãy lấy đi lòng tự trọng của tôi, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với
tôi rằng cuộc sống không thể lấy đi lòng tự trọng của tôi, nhưng tôi có thể từ
bỏ tự trọng của mình khi tôi muốn.
Tôi nói với cuộc sống rằng hãy làm cho đứa con tật nguyền của tôi được lành lặn, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng tâm hồn đứa con của tôi thật hoàn hảo, và thân thể chỉ là tạm thời mà thôi.
Tôi nói với cuộc sống rằng hãy làm cho đứa con tật nguyền của tôi được lành lặn, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng tâm hồn đứa con của tôi thật hoàn hảo, và thân thể chỉ là tạm thời mà thôi.
Tôi nói với cuộc sống hãy ban cho tôi sức chịu đựng, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng sự chịu đựng có được một phần do những đau khổ gây nên – và sự chịu đựng không phải là một đặc ân ban tặng – chịu đựng là một bản năng sống.
Tôi nói với cuộc sống hãy mang đến cho tôi niềm hạnh phúc, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói sẽ mang đến những điều may mắn cho tôi và hạnh phúc sẽ khởi nguồn từ chính bản thân tôi.
Tôi nói với cuộc sống hãy làm giảm đi những nỗi đau trong tôi, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói rằng sự chịu đựng giúp tôi thoát khỏi những lo lắng vật chất và mang tôi đến gần cuộc sống hơn.
Tôi nói với cuộc sống hãy giúp tôi luôn chín chắn, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng tôi phải biết tự trưởng thành, nhưng cuộc sống sẽ tô điểm thêm vào những năm tháng trong đời tôi với những lần vấp ngã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm sống.
Và khi tôi nói với cuộc sống rằng hãy giúp tôi có thể yêu một người nào đó nhiều như người đó đã yêu tôi, cuộc sống nói với tôi rằng cuối cùng tôi cũng hiểu ra vấn đề rằng cuộc sống không là một phép màu để cầu xin, cuộc sống là cơ hội để tôi được yêu thương và biết yêu thương.
Cuộc sống không cố ý muốn làm chúng ta e dè sợ hãi, mà chỉ muốn chúng ta hiểu và sống mà thôi.
Khuyết danh
Tuesday, January 28, 2014
Năm 2014, Lịch 1986 Được “Săn Lùng” Như... Đồ Cổ Quý
Ngay khi năm 2014 bắt đầu những
ngày đầu tiên, những cuốn lịch năm 1986 bỗng được săn lùng như những món đồ cổ.
Tại sao?
Một phát hiện thú vị của các
nhà khoa học cho năm mới 2014, đó là chúng ta có thể sử dụng lại cuốn lịch từ
cách đây gần 3 thập kỷ - cuốn lịch năm 1986 - trong năm 2014 bởi ngày tháng của
hai năm hoàn toàn giống hệt nhau.
Vì ngày tháng của năm 1986
hoàn toàn trùng khớp với năm 2014 nên bất cứ gia đình nào hoài cổ tới mức giữa
lại cuốn lịch từ cách đây 27 năm sẽ được dịp “cười lớn” trước sự trùng hợp hy hữu
và thú vị này.
Hiện ở các nước phương Tây,
những cuốn lịch cũ năm 1986 đang được săn lùng như một món đồ cổ “hàng hot” đầu
năm mới, một thú chơi rất phù hợp với những ai yêu sưu tầm đồ cổ. Các tờ báo
phương Tây cũng liên tục đăng tải những tin ảnh về các cuốn lịch cũ năm 1986 có
thể đem sử dụng lại kể từ này 1/1/2014.
Sự trùng hợp này cũng khiến
nhiều nhà in nảy ra ý tưởng làm lịch giả cổ, theo đó, họ tái bản những cuốn lịch
giống hệt như những cuốn đã xuất bản hồi năm 1986 để tung ra thị trường và thu hút
được một số lượng khách hàng không nhỏ.
Tập
đoàn bán lẻ Pirelli của Ý - một trong những đơn vị in ấn lịch năm mới lớn nhất
thế giới - cũng quyết định không ra mẫu lịch mới cho năm 2014 mà tái bản cuốn lịch
chưa xuất bản của năm 1986 để kỷ niệm sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị của
ngày tháng năm nay.
Những ngày này, khi vào các
trang mua sắm lớn trên mạng, bạn sẽ thấy khá nhiều người rao bán những cuốn lịch
cũ từ năm 1986.
Những cuốn lịch này, giá ban
đầu rất rẻ nhưng khi bán lại với ý nghĩa đặc biệt như thế này, thường giá sẽ
lên tới mức 50 đô la
Dù đây được coi là một hiện
tượng hy hữu nhưng thực tế không phải là quá hiếm gặp bởi bên cạnh năm 1986 thì
lịch của hai năm 1997 và 2003 cũng hoàn toàn có thể được đem tái sử dụng cho
năm nay. Lịch năm 1986 gây sốt nhất bởi nó là cuốn lịch lâu năm hơn cả và có thể
coi như một thú chơi đồ cổ trong dịp đầu năm mới.
Một cuốn lịch năm 1986 với chủ điểm là những bộ
đồ bơi
Nếu bạn là người ham thích
thú chơi đồ cổ, hãy nhớ rằng lịch của năm 2014 có thể tiếp tục được đem sử dụng
cho năm 2025.
Dưới đây là một số cuốn lịch
cổ năm 1986 còn được lưu giữ tới hôm nay:
Một cuốn
lịch của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên với hình minh họa trang đầu là đô vật
người Mỹ nổi tiếng thế giới Hulk Hogan.
Một
cuốn lịch với những hình minh họa tếu táo của nhà xuất bản Brown and Bigelow (Mỹ).
Một cuốn lịch mới cứng từ năm 1986 với hình minh
họa là chú gấu Teddy. Cuốn lịch thậm chí còn chưa được sử dụng và vẫn còn được
bọc trong giấy bóng kính.
Cuốn lịch năm 1986 với những hình vẽ hài hước của họa sĩ người Mỹ Norman Rockwell
Một
cuốn lịch với hình minh họa là những ngôi sao màn bạc nổi tiếng ở thập niên
1980.
Một
cuốn lịch với những bức hình minh họa là các cao bồi miền Tây ở những thập niên
trước.
Sưu tầm
"Lịch trình" Lão Hóa Của Các Bộ Phận Trong Cơ Thể
Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện
bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận của cơ thể. Quá
trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà đến từ từ.
Vậy
hãy xem lịch trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể như thế nào nhé.
Tim:
Lão hóa từ tuổi 40
Ở tuổi
40, mạch máu dần mất đi sự đàn hồi, động mạch cũng có thể trở nên cứng hoặc bị
tắc, nguyên nhân gây ra sự thay đổi này là do chất béo tích tụ ở động mạch
vành. Điều này làm cho hiệu quả truyền máu của tim tới toàn bộ cơ thể cũng bắt
đầu giảm xuống. Do đó, để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn không nên ăn
quá nhiều chất béo bão hòa.
Phổi:
Lão hóa từ tuổi 20
Dung
tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40, một số yếu tố như lồng
ngực biến dạng, các khớp bị cứng, nhu mô phổi giảm đàn hồi... kết hợp với sự xơ
cứng ở cơ bắp và xương sườn buồng phổi có thể khiến cho nhiều người bị khó thở.
Hoạt
động của phổi gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc không khí sau khi hít thở sẽ
lưu lại trong phổi nhiều hơn dẫn tới khó thở.
Da: Lão hóa từ khoảng tuổi 25
Cùng
với sự giảm tốc của quá trình tạo collagen, da bắt đầu lão hóa tự nhiên từ tuổi
25. Các tế bào da chết sẽ không biến mất một cách nhanh chóng, trong khi lượng
tế bào da mới có thể giảm đi chút ít. Kết quả là da sẽ xuất hiện nếp nhăn và trở
nên mỏng hơn, ngay cả khi dấu hiệu lão hóa da ban đầu có thể đến tận tuổi 35 mới
xuất hiện.
Ngực:
Lão hóa từ tuổi 35
Phụ
nữ đến tuổi 35, các mô vú và chất béo trong ngực bắt đầu mất dần, kích cỡ và sự
căng đầy cũng giảm xuống. Từ tuổi 40, ngực phụ nữ bắt đầu chảy sệ, quầng vú
(khu vực xung quanh đầu vú) bị thu hẹp mạnh.
Cơ
quan sinh sản: Lão hóa từ tuổi 35
Cơ
quan sinh sản của các chị em bắt đầu suy giảm sau tuổi 35. Nội mạc tử cung có
thể trở nên mỏng hơn, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn hoặc tạo thành môi trường
kháng tinh trùng. Khả năng sinh sản của đàn ông cũng bắt đầu suy giảm ở độ tuổi
này. Sau tuổi 40, chất lượng tinh trùng giảm xuống, nên khả năng có con của nam
giới cũng có dấu hiệu suy giảm.
Cơ
bắp: Lão hóa từ tuổi 30
Sau
tuổi 30, tốc độ lão hóa của cơ bắp còn nhanh hơn cả tốc độ phát triển. Ở độ tuổi
này, hầu hết chúng ta có xu hướng tích trữ chất béo nhiều hơn và đốt cháy lượng
calo ít hơn nên cơ bắp dần bị mất đi. Qua tuổi 40, tốc độ lão hóa cơ bắp của
con người càng tăng nhanh hơn. Thường xuyên luyên tập có thể giúp ngăn chặn sự
.
Xương:
Lão hóa từ tuổi 35
Sau
tuổi 35, xương bắt đầu mòn và rơi vào quá trình lão hóa tự nhiên do các tế bào
xây dựng xương hoạt động kém hơn. Xương của phụ nữ mãn kinh mòn nhanh hơn và có
thể gây ra bệnh loãng xương. Kích thước và sự suy giảm mật độ xương có thể làm
giảm chiều cao của bạn.
Răng:
Lão hóa từ tuổi 40
Khi
chúng ta già đi, lượng nước bọt tiết ra cũng ít đi. Nước bọt có thể rửa sạch vi
khuẩn, nếu nước bọt ít đi, răng và nướu của chúng ta dễ bị hôi. Sau khi các mô
nha chu mất dần, nướu răng sẽ bị thu hẹp, đây là triệu chứng thường gặp ở người
lớn trên 40 tuổi.
Thính
lực: Lão hóa từ khoảng tuổi 55
Hơn một nửa số người trên 60 tuổi có thể bị giảm thính lực do
lão hóa . Triệu chứng này gọi là điếc lão hóa, là do sự thiếu “các tế bào lông”
gây ra. Tế bào lông cảm quan trong tai có thể tiếp nhận sự rung động của âm
thanh và truyền âm thanh tới não bộ.
Theo TTVN
Monday, January 27, 2014
Thiên Thai - Văn Cao - Hà Thanh - Liên Như
Mời thưởng thức tiếng hát cố ca sĩ Hà Thanh qua ca khúc Thiên Thai và slide show Liên Như
Gai Hoa Hồng
Ông đúng là ông già khó chịu! – Becky nói với ông già khi cô đi
ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn một
năm nay. Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai
tuần và ông ta làm cho cuộc sống của tất cả các y tá trở thành địa ngục.
Ông ta chửa rủa, quát, đá tất cả những ai lại
gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cố tình đổ thức ăn ra giường để y tá phải đến dọn, và để ông ta
có thể nguyền rủa thêm. Becky không nghĩ là ông
ta có người thân vì chẳng có ai đến thăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian
cô phải chăm sóc ông ta.
Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ.
Becky nhặt bông hoa lên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của
bệnh nhân già kia. Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Becky quay lại
phòng ông bệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vào
thùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô
y tá, cho đến khi cô ngắt đến cánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa
khi cô định quay đi thì ông bệnh nhân già làu bàu:
-Sao cô lại làm thế?
-Tôi chỉ muốn ông thấy những gì ông đã làm? – Becky đáp – Ông đã
phá vỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánh hoa một,
kể từ khi ông đến đây.
Rồi Becky đi ra.
Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo
Becky đến dọn phòng ông bệnh nhân già. Ông
đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu
khăn trải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trong
cái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băng dính một cách
vụng về. Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão
có một quyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một
tờ giấy, có ghi: "Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cả mọi người sẽ quên tôi.
Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờ
có một người thân."
Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng
người bệnh nhân già đó không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này quan tâm đến ông ấy.
Vì ông thấy mọi người đều quên ông ấy, ngay cả
khi ông ấy vẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó
nhớ tới ông...
Khuyết danh
Lính thủy sưu tầm & minh họa
Sunday, January 26, 2014
Saturday, January 25, 2014
Công Thức Nấu Món Ăn Cho Cả Năm
|
Australian National Anthem - Advance Australia Fair
Nhân ngày Quốc Khánh nước Úc, xin mời quý vị thưởng thức bài quốc ca và hình ảnh Úc Đại Lợi
Lan Man Chuyện Ngày Quốc Khánh Úc Đại Lợi - Người Phương Nam
Nước Úc là một đất nước đa
văn hóa đa sắc tộc gồm nhiều giống dân đến từ năm châu bốn biển, tuy nhiên mỗi năm cứ
đến ngày 26/1, tòan thể dân chúng ở khắp các tiểu bang trên nước Úc đều ăn mừng
linh đình trọng thể vì đó là ngày Quốc Khánh của xứ Úc Đại Lợi, cái nôi của giống đại thử kangaroo, và con cù lần Koala.
Di dân hay người tị nạn lúc mới tới Úc nếu có đi học ESL (English as a second language) thì thế nào cũng được học sơ qua về lịch sử lập quốc của đất nước này. Chính ngày này năm xưa 1788 là ngày mà đòan tàu tiên phong (first fleet) gồm 11 chiếc giải tội phạm lưu đày biệt xứ từ Anh quốc dưới sự chỉ huy thống lãnh của Captain Arthur Phillip đã tới vịnh Botany và sau đó thả neo cặp bến dựng cờ ở Sydney Cove tuyên bố lục địa này thuộc chủ quyền người Anh.
Di dân hay người tị nạn lúc mới tới Úc nếu có đi học ESL (English as a second language) thì thế nào cũng được học sơ qua về lịch sử lập quốc của đất nước này. Chính ngày này năm xưa 1788 là ngày mà đòan tàu tiên phong (first fleet) gồm 11 chiếc giải tội phạm lưu đày biệt xứ từ Anh quốc dưới sự chỉ huy thống lãnh của Captain Arthur Phillip đã tới vịnh Botany và sau đó thả neo cặp bến dựng cờ ở Sydney Cove tuyên bố lục địa này thuộc chủ quyền người Anh.
Từ khi nước Úc
được thành lập, chính phủ đã chọn ngày 26/1 làm ngày quốc khánh hằng năm để kỷ
niệm ngày khai hoang lập quốc. Lễ Quốc Khánh được người Úc xem là một
ngày lễ trọng đại không kém gì lễ Giáng Sinh hay tết tây của thế giới, do đó dân Úc mặc sức ăn mừng, vốn đã lừng danh
lười, chịu chơi hơn chịu làm cho nên đây cũng là một cơ hội vui chơi thả dàn hết
ga tới bến. Có rất nhiều sinh họat hào hứng được tổ chức trong ngày này để
thiên hạ có thể du hí cả ngày như đi lòng vòng xem hội chợ sắc tộc, hay những
màn trình diễn lễ hội của thổ dân Úc ở Darling Harbour ngay trung tâm city, ngồi du thuyền
ngắm cảnh vòng quanh Opera House, hoặc xem đua thuyền, đua phà ở Harbour Bridge
và tối lại còn có màn bắn pháo bông ngọan
mục tưng bừng vạn tuế nước Úc.
Mỗi tiểu bang mỗi sinh họat khác nhau nhưng tựu trung đều long trọng đích đáng để cho thế giới biết mặt người miệt dưới cực nam địa cầu ngày nay không còn là một lủ dân mọi rợ thô kệch chỉ biết có cái Boomerang săn thú rừng và câu chào "G' Day" quê mùa đặc trưng của vua cá sấu Crocodile Dundee mà thôi.
Mỗi tiểu bang mỗi sinh họat khác nhau nhưng tựu trung đều long trọng đích đáng để cho thế giới biết mặt người miệt dưới cực nam địa cầu ngày nay không còn là một lủ dân mọi rợ thô kệch chỉ biết có cái Boomerang săn thú rừng và câu chào "G' Day" quê mùa đặc trưng của vua cá sấu Crocodile Dundee mà thôi.
Ai không thích coi náo nhiệt rình rang ngòai đường thì ở nhà tự tổ chức
ăn uống theo ý riêng. Theo tập tục của người Úc, trong những dịp lễ lạc như vậy
nhứt là vào mùa hè thì đại đa số thường
hay làm barbecue ngòai trời, họp bạn bè lại chung vui, ăn thịt nướng uống bia tán
gẫu, nói chuyện tiếu lâm hay hát karaoke tới tối mò tối mịt mới bế mạc ai về
nhà nấy.
Nhưng gia đình ông Nam thì trái lại, người nào cũng sợ nắng, sợ nóng, không thích outdoor nên cả đám họ gồm hai vợ chồng ông Nam, vợ chồng thằng em vợ và đám con cháu "cố thủ" trong nhà mở máy lạnh đặt lò lên bàn thay vì nướng thì luộc, nhúng dấm đồ biển và thịt bò chấm mắm nêm. Khi hai thằng cháu ngọai 8 - 9 tuổi vừa bước vào nhà, bọn chúng đã bịt mũi la ầm lên:
Nhưng gia đình ông Nam thì trái lại, người nào cũng sợ nắng, sợ nóng, không thích outdoor nên cả đám họ gồm hai vợ chồng ông Nam, vợ chồng thằng em vợ và đám con cháu "cố thủ" trong nhà mở máy lạnh đặt lò lên bàn thay vì nướng thì luộc, nhúng dấm đồ biển và thịt bò chấm mắm nêm. Khi hai thằng cháu ngọai 8 - 9 tuổi vừa bước vào nhà, bọn chúng đã bịt mũi la ầm lên:
- Oh my God, what’s
the smell? So stingy, thui hoac! (Trời ơi! Cái mùi gì hôi quá vậy, thúi hoắc hà!)
Thằng rể Úc, cha bầy trẻ cười hì hì chỉnh hai thằng con:
- Hey boys, smelly
but yummy, it’s my favourite food. If
you try, you will be addicted like me one day. (Ê hai thằng nhóc! Nặng mùi chớ ngon lắm đó, tía thích nhứt món này. Nếu hai đứa ăn thử thế nào cũng có ngày ghiền như tía cho coi).
Và xoay qua con gái ông Nam, nó bảo:
- Give me a big bowl please honey, long time Mum didn’t make this food. I have to deep as much as I can today. (Cho anh một chén lớn nghe cưng, lâu quá rồi má không có làm món này, bữa nay anh phải nhúng nhiều nhiều cho bỏ thèm mới được).
- Give me a big bowl please honey, long time Mum didn’t make this food. I have to deep as much as I can today. (Cho anh một chén lớn nghe cưng, lâu quá rồi má không có làm món này, bữa nay anh phải nhúng nhiều nhiều cho bỏ thèm mới được).
Bà Nam cười ngất bảo con gái:
- Thằng chồng con
sao mắc cười quá. Mùi mắm nêm mình nghe còn sợ, hôi cùng nhà mà nó nói
delicious, lại còn xin một tô nữa chớ, nãy giờ cái nhà hôi rình khó chịu quá nhưng ngặt một nỗi không có mắm nêm thì món bò nhúng dấm không đúng điệu, lấy gì ngon!
Annie, nhỏ con gái ông Nam vừa bày
khăn giấy ra bàn vừa nói:
- Who cares! Má nhớ
không, lần đầu tiên mình cho nó ăn món này nó cũng nói smelly vậy nhưng càng ăn
nó càng ghiền, riết rồi nó không còn thấy hôi nữa, nó đã quen mùi Việt Nam lắm rồi.
Một hai tuần mà không được ăn cơm bì, nem nướng, chả giò, bánh hỏi hay bánh cuốn
chả lụa là nó nhắc, món gì có nước mắm là nó mê tít thò lò. Hổm rày nó kêu con
nhắc má cho ăn “deeping things”(đồ nhúng) này đó.
Ông Nam gật đầu hùa theo thằng rể :
- Ừ phải rồi, đồ
Việt Nam của mình ngon thiệt, ăn no rồi cũng còn thèm chớ không như ba cái
hamburger của Mỹ, meat pie của Úc, pizza của Ý, cà ri của Ấn Độ, bụng chưa no
mà đã ngán tới cổ muốn dội. Nó thích đồ
mình là khôn đó, healthy hơn những thứ kia. Nhứt là má con nấu thì hết sảy.
Bà Nam lườm chồng nói:
- Thôi thôi đừng có tán tỉnh dụ khị, làm bộ khen để bắt tui phải nấu hòai chớ gì, tưởng tui không biết ý đồ của cha con ông sao. Con Annie lo bưng mấy dĩa thịt và tôm cá mực trong tủ lạnh ra, em dâu thì múc mắm nêm vô chén cho mỗi người giùm chị, nhớ lấy cái tô hơi trọng một chút múc cho thằng Jose, nó order trước rồi đó. Còn thằng Tony bật cái lò lên cho nồi dấm sôi đi. Tụi mình người lớn ăn món này còn hai thằng nhỏ thì má có chiên hai miếng steak và làm mashed potato cho tụi nó rồi.
- Thôi thôi đừng có tán tỉnh dụ khị, làm bộ khen để bắt tui phải nấu hòai chớ gì, tưởng tui không biết ý đồ của cha con ông sao. Con Annie lo bưng mấy dĩa thịt và tôm cá mực trong tủ lạnh ra, em dâu thì múc mắm nêm vô chén cho mỗi người giùm chị, nhớ lấy cái tô hơi trọng một chút múc cho thằng Jose, nó order trước rồi đó. Còn thằng Tony bật cái lò lên cho nồi dấm sôi đi. Tụi mình người lớn ăn món này còn hai thằng nhỏ thì má có chiên hai miếng steak và làm mashed potato cho tụi nó rồi.
Khi mỗi người đã an vị, con Annie gấp một mớ tôm xú bỏ vào nồi dấm,
trong lúc chờ chín nó kể:
- Hôm qua đi làm về, thằng chồng con nó nói thiếu chút nữa là mắt nó bị infection rồi. Con hỏi nó sao vậy. Nó nói là "a lady hurts my eyes". Đố hết mọi người chớ nó nói như vậy là sao?
- Hôm qua đi làm về, thằng chồng con nó nói thiếu chút nữa là mắt nó bị infection rồi. Con hỏi nó sao vậy. Nó nói là "a lady hurts my eyes". Đố hết mọi người chớ nó nói như vậy là sao?
Cô em dâu bộp chộp đáp ngay không cần suy nghĩ:
- Chắc bà nào đụng
đầu vô mặt nó trúng ngay con mắt nó phải không?
Annie vừa vớt tôm trong nồi ra vừa lắc đầu. Thằng cậu vốn là cái thằng
có óc tiếu lâm, tay thì gấp miếng thịt bò mới nhúng đặt lên miếng bánh tráng đã
trải sẵn, miệng thì nói:
- Để tao ăn cái cuốn này đã rồi tao nói cho nghe.
Cậu ta cắn một miếng nhai ngấu nghiến, hớp một ngụm bia rồi nói tiếp:
-Tao biết rồi, chắc con nhỏ nào ăn mặc hở hang quá để
lòi cái gì ra làm nó thấy muốn nổ con mắt lọt tròng luôn chớ gì?
- Gần đúng, thôi để tui nói cho rồi kẻo ăn mất ngon. A
lady hurts his eyes là như vầy nè. Hôm qua nó đi làm về tới trạm Redfern thì có
một bà aboriginee đen thùi lùi bự tổ bố mặt
mày vằn vện bước lên toa ngồi đối diện với nó. Nhìn bả nó phát nhức mắt nên về nhà mới nói như vậy.
Annie giải thích. Cả bàn cười sặc sụa vì cái kiểu nói khôi hài của thằng rể Úc. Nghe người ta đề cập tới mình và cười um sùm, có lẽ anh ta cũng đóan được chuyện gì nên anh ta lúng túng nhúng vai phân trần:
- Well, I didn’t mean that but she is so ugly. It’s
God’s fault, why unfair? (Tôi không cố ý chế nhạo người ta như vậy, nhưng bà ta
xấu thấy mà khiếp, cũng tại ông trời bất công chớ bộ).
Bà Nam biểu đồng tình:
- Ông trời bất
công thiệt. Cũng là con người như nhau mà người thì da trắng đẹp đẽ, sang trọng
lịch lãm, người thì đen thủi đen thui, không cười không biết đâu là cái mặt,
hình thù lại thô kệch dềnh dàng như con lọ nồi, ai nhìn qua cũng thấy ái ngại
giùm. Cũng may mình được trời cho màu da vàng không đến nỗi xấu xí đến ma chê quỷ hờn. Nhưng da trắng da vàng da đỏ da đen gì thì cắt ra máu chảy cũng màu đỏ
như nhau, người da đen cũng có tim óc,
có cảm xúc biết buồn biết vui biết đau khổ như tất cả mọi con người. Vậy mà thật
bất công tội nghiệp cho họ, thời nào họ cũng bị người da trắng kỳ thị hà hiếp
bóc lột khinh khi.
Như chúng ta biết, lãnh thổ này từ mấy chục ngàn năm trước là của thổ
dân Úc. Sau một chuyến thám hiểm tìm đất của Lieutenant James Cook vào năm 1770,
người Anh đã manh nha có kế họach chiếm hữu khai hoang làm thuộc địa của mình bằng
vào năng suất lao động của đám tù nhân bị tống khứ lưu đày. Do đó, khi thực hiện
ý đồ, họ đã không nương tay giết chóc, đã
gây ra biết bao cuộc tắm máu (massacre) người thổ dân để được làm chủ tòan cỏi châu
Úc rộng lớn mênh mông với vô số tài nguyên quý báu tiềm ẩn dưới lòng đất này.
Thật là tội lỗi vô cùng! Hàng vạn vạn người dân vô tội đã phải chết oan ức tức tưởi thảm thương. Chưa hết đâu, họ còn bắt người thổ dân làm nô lệ cho họ và tách rời con cái với cha mẹ chúng nhằm mục đích hòa đồng chúng với người da trắng, cho chúng đi học, dạy cho chúng biết cách sống văn minh của xã hội lòai người để chúng có được một tương lai ý nghĩa hữu dụng chớ không như thế hệ cha ông chúng từ bao ngàn năm chỉ biết sinh tồn bằng bản năng ăn lông ở lỗ của người rừng. Xét về mặt lý trí thì rất hay rất đúng nhưng về tình thì quá bất nhẫn thương tâm.
Ông Nam thở dài góp ý:
- Thì đúng vậy rồi nhưng rủi ro cho họ sanh ra nhằm
lúc đất nước họ bị họa diệt vong, vô
hình chung trở thành nạn nhân của thời cuộc, mệnh người đi đong theo mệnh nước.
Có cuộc chiếm đất giành dân nào mà không tan tác đau thương đổ máu chết người
như rạ. Bởi vì nếu ta không giết người thì người giết ta thôi. Dưới con mắt của
một thường dân được sống êm đềm trong cảnh thái bình sẵn có như mình thì thấy đó
là một việc quá tàn nhẫn, tội lỗi nhưng đối với những kẻ biết mưu cầu đại sự
thì người ta không nghĩ vậy. Muốn dời sông lấp biển, canh tân mở mang dựng quốc
thì bằng mọi thủ đọan phải san bằng mọi chướng ngại cản đường dù phải tàn độc vô
lương tâm.
Như cha ông mình ngày xưa, muốn Nam tiến thì cũng tàn sát giết hại lân bang, nói tiếng là mở mang bờ cõi nghe cho hay cho đẹp chớ thật ra là đồng nghĩa với xâm lăng chớ khác gì. Nhưng nói cho cùng thì mọi chuyện xảy ra trên đời đều do thiên mệnh, chạy trời không khỏi nắng. Và cũng phải nhìn nhận rằng nhờ vậy, nước nhà mới phát triển, tiến tới chỗ dân giàu nước mạnh vì “trải qua một cuộc bể dâu, những gì còn lại đời sau được nhờ”. Cũng nhờ vậy mà ngày nay mình mới có một nước Úc thịnh vượng hùng mạnh để tị nạn dung thân, một nơi chốn bình an để yên tâm làm lại cuộc đời. Nước Úc không chỉ đón nhận người tị nạn mà còn mở cửa ra cho mọi sắc dân tứ xứ, miễn ai hội đủ điều kiện thì có thể xin di dân tới đây sinh sống lập nghiệp định cư cả đời.
Annie tiếp lời ba nó:
- Còn chuyện dân da đen bị người da trắng kỳ thị đối xử như nô lệ cũng đã xưa đã lỗi thời rồi. Hồi thập niên sáu mươi, con cái người da đen không được đi học chung với con cái người da trắng nhưng ở thế kỷ này, giờ đây đứng đầu nước Mỹ là President người da đen đó. Từ khi ông này chấp chánh cầm quyền, nước Mỹ như được cứu nguy từ kinh tế cho tới chính trị và theo dự đóan của một số quần chúng thì có lẽ ông ta sẽ tái đắc cử trong kỳ bầu cử sắp tới này.
- Còn chuyện dân da đen bị người da trắng kỳ thị đối xử như nô lệ cũng đã xưa đã lỗi thời rồi. Hồi thập niên sáu mươi, con cái người da đen không được đi học chung với con cái người da trắng nhưng ở thế kỷ này, giờ đây đứng đầu nước Mỹ là President người da đen đó. Từ khi ông này chấp chánh cầm quyền, nước Mỹ như được cứu nguy từ kinh tế cho tới chính trị và theo dự đóan của một số quần chúng thì có lẽ ông ta sẽ tái đắc cử trong kỳ bầu cử sắp tới này.
Cô em dâu nãy giờ ngồi nghe và ăn, bây giờ lên tiếng hỏi:
- Annie, hình như
hôm nay có một số người được vô quốc tịch phải không?
- Yes, khỏang mười
ba ngàn người ở khắp cùng các tiểu bang. Ba à, nói tới chuyện citizenship, con
nhớ hồi đó mình cũng vô dân nhằm ngày Australia Day này nè. Mà hồi đó con mới 6 tuổi, đâu có biết gì. Ai ngờ hai mươi năm
sau vào làm trong bộ di trú, chính con là người co-ordinate cho citizenship
ceremony. It’s amazing! Isn’t it?
Nghe con gái nhắc tới sở làm, ông Nam chạnh lòng nhớ lại thời "oanh oanh liệt liệt" sáng vác ô đi tối vác ô về của ông tám năm về trước. Ông kể với Annie:
- Quả thật đời có
nhiều chuyện amazing không ngờ. Hồi xưa lúc còn ở đảo tị nạn, khi gặp nhân viên
phái đòan Úc phỏng vấn, mình chỉ cầu mong sao người ta nhận mình là đội ơn suốt
đời, miễn được tới Úc thì làm bất cứ nghề gì cũng chịu chớ chẳng dám đòi hỏi
trèo cao. Ai ngờ mới qua năm trước, năm sau ba đã được nhận vào làm Immigration
Department chung với người đã phỏng vấn nhận gia đình mình trước kia. Khi gặp lại
ông ta, nhắc chuyện xưa ông ta vẫn còn nhớ rõ vì trường hợp của mình hơi đặc biệt.
Kỳ diệu thật! Trong thời gian ba còn đi làm, có lúc ba cũng làm về citizenship
section, phỏng vấn người xin nhập quốc tịch, đủ mọi sắc dân, đủ mọi ngành nghề
từ thợ tới thầy. Ba dễ dãi tới nổi người ta biết mặt, người này giới thiệu người
kia, ai tới phỏng vấn cũng muốn xin gặp ba cho được pass. Tới bây giờ ba về hưu
đã lâu nhưng ra đường thỉnh thỏang cũng gặp vài người chào làm ba thấy rất an ủi
và ấm lòng tuy ba không nhớ họ là ai. Nghĩ lại, hai cha con mình tuy không tài
giỏi xuất sắc bằng ai nhưng cũng có thể tự hào là đã làm tròn bổn phận công dân, góp sức xây dựng, trả ơn nước Úc được phần nào rồi phải không con?
Bà Nam than thở :
- Nghe hai cha con
ông diễn cái màn mèo khen mèo dài đuôi làm tui tủi thân quá hà. Chỉ có tui là
vô dụng bất tài, ngày tối chỉ biết có nghề nội trợ, không biết gì hơn ngòai phục
vụ mọi người trong nhà như đầy tớ.
Annie vuốt ve tâng bốc má nó:
- Má đừng nói vậy.
Theo con má mới là người quan trọng nhứt đó. Không có má thì tụi này làm gì có
cơm ngon áo đẹp để ra góp mặt với đời. Không có hậu cần thì lấy ai nuôi dưỡng ba quân. Má
nghĩ má là đầy tớ chớ ba với con cũng là đầy tớ vậy thôi. Má thì phục vụ gia
đình còn ba và con phục vụ công chúng, người ta gọi công chức là public servant
chớ có hay ho vẻ vang gì đâu.
Thằng em bà Nam nãy giờ chưa có cơ hội "mở máy" ứa gan lắm nên tằng
hắng lấy giọng :
- Trời ơi! Coi gia
đình bà kìa. Hỏng ai vinh danh mình rồi mình tự vinh danh cho nhau hả? Vui thiệt.
Còn cậu với thằng Jose và Jane đây nữa chi. Chúng tớ cũng là người hữu ích cho nước
nhà vậy chớ bộ đồ bỏ sao. Có ai trong đám này ngồi không ăn bám xã hội đâu. Nói
tóm lại, chúng ta nhờ nước Úc cưu mang mới có được ngày hôm nay thì bổn phận
mình tất nhiên phải phụng sự cho nước Úc huống hồ chi mình đã là con dân nước
Úc từ lâu rồi. Chính người Úc họ cũng nhận thấy dân mình càng lúc càng ăn nên làm ra giúp kinh tế Úc ngày càng thêm phồn thịnh, điển hình là
Cabramatta. Ba mươi mấy năm về trước, Cabramatta chỉ là một suburn hoang vắng, nhà
cửa rải rác lưa thưa, shop siếc thì loe hoe có vài căn nhưng giờ đây đã trở
thành một thủ phủ của người Việt Nam, một khu thương mại trù phú sầm uất thu hút
nhiều du khách phương xa đến nỗi những sắc dân khác đề nghị phải sửa tên là
Vietnamatta cho hợp thời thì đủ biết người mình đã đóng góp nhiều cở nào từ khi
nhập tịch nhận Úc là quê hương.
Bà Nam gật gù khen thằng em:
- Chà, tưởng cậu
chỉ biết giỡn hớt chọc cười thôi chớ ai dè bữa nay nói nghe cũng được quá chớ.
Nhưng mặc dù mình đã sống ở Úc lâu hơn ở Việt Nam, mặc dù mình đã nhận nơi này
là quê hương nhưng đừng quên mình còn có một quê hương Việt Nam ở trong lòng. "Whether we do or don’t live in Vietnam, Vietnam lives in us". OK everybody!
Người Phương Nam
Friday, January 24, 2014
Subscribe to:
Posts (Atom)