Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Saturday, July 31, 2021
Nghiên Cứu: Hai Liều Pfizer, AstraZeneca Hiệu Nghiệm Chống Biến Thể Delta
Hai liều vaccine Pfizer hoặc
AstraZeneca gần như hiệu nghiệm chống biến thể lây nhiễm cao Delta tương tự như
chống biến thể Alpha, theo kết quả một cuộc nghiên cứu đăng tải hôm 21/7.
Biến thể Delta lần đầu phát hiện tại Ấn Độ (trước đây
gọi là biến thể Ấn Độ) và biến thể Alpha được phát hiện đầu tiên tại Anh (từng
được gọi là biến thể Anh).
Giới hữu trách y tế Mỹ từng nói các vaccine hiện hành
tại Mỹ hiệu nghiệm cao chống lại biến thể Delta vốn là chủng chiếm ngự của
COVID hiện nay.
Cuộc nghiên cứu, được đăng trên Tạp chí Y khoa New
England, xác nhận các phát hiện của Cơ quan Y tế Công cộng Anh hồi tháng 5 về
tính hiệu nghiệm của vaccine Pfizer/BioNTech và vaccine Oxford/AstraZeneca, dựa
trên dữ liệu thực tế.
Theo đó, hai liều vaccine Pfizer chứng tỏ 88% hiệu
nghiệm ngăn ngừa các ca nhiễm có triệu chứng vì biến thể Delta, so với 93,7%
chống lại biến thể Alpha.
Hai liều vaccine AstraZeneca chứng tỏ hiệu nghiệm 67%
chống lại biến thể Delta (tăng so với tỷ lệ báo cáo ban đầu là 60%) và 74,5%
hiệu nghiệm chống lại biến thể Alpha so với ước tính trước đây là 66%.
Trong khi đó, các dữ liệu từ Israel ước tính mức hiệu
nghiệm thấp hơn của vaccine Pfizer trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm có triệu
chứng, dù tỷ lệ bảo vệ chống lại bệnh nặng vẫn cao.
Cuộc nghiên cứu đầy đủ đăng tải hôm 21/7 nhắc lại rằng
một liều vaccine không đủ mang lại sự bảo vệ cao. Cụ thể, một liều Pfizer hữu
hiệu 36% và một liều AstraZeneca hiệu nghiệm 30%.
https://www.voatiengviet.com/a/nghien-cuu-hai-lieu-pfizer-astrazeneca-hieu-nghiem-chong-bien-the-delta/5974404.html
Sống Bằng Gì? - Ngô Trường An
Trên
mạng đang chia sẻ hình ảnh, nhiều tài xế công nghệ phải mang theo con nhỏ của
mình ra đường đón khách, vì nhà trẻ đóng cửa do dịch cúm t.à.u.
Nhìn
hình ảnh thấy thương các cháu nhỏ, thương cả cha mẹ trẻ của chúng vất vả mưu
sinh trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài. Có thể, hôm nay không đi khách thì cả
nhà họ không có cái gì để bỏ vào bụng, con họ sẽ đói. Biết rằng, đưa con đi
theo như vậy vừa vất vả, vừa nguy hiểm cho con. Nhưng, có thể, họ chẳng còn đường
nào để chọn lựa!
Trên
thế gian này đất nước nào cũng thế, dân tộc nào cũng thế. Không phải ai ai cũng
có của tích lũy để dành phòng lúc sa cơ. Không phải ai ai cũng vay mượn được dễ
dàng trong cơn bỉ cực. Chính vì điều đó, nên chính phủ các nước trên thế giới,
trước khi ra lệnh giản cách xã hội, thì họ lập tức cấp phát tiền bạc cho dân, để
dân họ có cái ăn trong thời gian không đi làm được.
Còn đất nước thiên đường xã nghĩa
thì hoàn toàn trái ngược! Nhà cầm quyền không những không cấp tiền cho dân đủ sống,
mà ngược lại, họ còn kêu gọi dân đóng góp để nhà nước chống dịch, đóng góp để
chính phủ mua vắc xin. Nhà cầm quyền không cần biết dân sống bằng gì, khi cả
gia đình họ phải ngồi trong nhà hết thời gian này sang thời gian khác.
Ngày
xưa, trên rừng còn có cháo bẹ, rau măng để cầm hơi. Thế nhưng, các ngài còn tổ
chức cướp kho thóc Nhật để có cái mà chia nhau bỏ vào bụng. Ngày nay, giữa phố
xá làm gì có cháo bẹ với rau măng để mà ăn cho qua cơn đói? Vậy, dân họ ăn cái
gì để sống mà khỏi phải ẳm con nhỏ ra đường kiếm gạo đây?
Hỡi
các ngài quản trị đất nước. Trả lời nghe coi!
Ngô Trường An
Nhạc Cấm
🔔🔔THÔNG BÁO
DO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
COVID-19 DIỄN BIẾN PHỨC TẠP, NÊN MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NHƯ
SAU ĐỂ TUYÊN TRUYỀN:
- Đồng Nai cấm hát
bài " VỀ ĐỒNG NAI".
- Nghệ An tạm dừng
hát ca khúc " EM CÓ VỀ XỨ NGHỆ VỚI ANH KHÔNG".
- Hà Tĩnh tạm phong
tỏa 2 ca khúc "MỜI ANH VỀ THĂM HÀ TĨNH" và bài " VỀ HÀ TĨNH
NGƯỜI ƠI".
- Nha trang cũng cấm
luôn bài " NHA TRANG NGÀY VỀ".
- Đà lạt cấm bài
" AI LÊN XỨ HOA ĐÀO".
- Bến tre tạm dừng
ca khúc: "PHẢI LÒNG CÔ GÁI BẾN TRE".
- Trà Vinh thì khuyến
khích các cô không hát bài " EM ĐƯA ANH VỀ TRÀ VINH" .
- Long An tạm dừng
ca khúc: VỀ LONG AN NGHE ANH
- Các tỉnh Miền Tây
nhất trí đóng băng ca khúc " HÀNH TRÌNH TRÊN ĐẤT PHÙ SA".
- Riêng Tp. HCM không cấm bài gì, nhưng khuyến khích mọi người ở nhà hát bài “HÔNG DÁM ĐÂU” và xem phim “Ở NHÀ MỘT MÌNH” nhé. ... Nhìn chung Tất cả đang được khuyến khích hát bài ANH CỨ HẸN NHƯNG ANH ĐỪNG ĐẾN NHÉ .
... giải trí mùa dịch😅😅😅😅
Sưu tầm
Friday, July 30, 2021
Canh Chua, Món Đệ Nhứt Canh Nam Kỳ - Nguyễn Gia Việt
Nhật Ký Phong Thành (số 9): A Lô Bác Sĩ Ơi! - Tuấn Khanh
Tháng 7 này, dù không phải là tháng âm, nhưng chắc cũng sẽ là một tháng đầy khó khăn với bác sĩ Phan Xuân Trung, hiện đang làm việc tại Trung tâm Medic, Quận 10, hay còn gọi là Trung tâm Hòa Hảo ở Sài Gòn.
Khó khăn, là bởi giữa giòng truyền thông về covid-19 phát đi của nhà nước với thông điệp rất rõ: phải sợ hãi và biết vâng lời, thì Bác sĩ Phan Xuân Trung đang có những ý kiến khác biệt. Ông lên tiếng thường xuyên trên trang facebook của mình khiến ngày càng nhiều người quan tâm, thậm chí các đài quốc tế cũng gọi phỏng vấn. Đơn giản, ông đòi hỏi những phân tích khoa học, và để đối phó với covid-19 là những giải pháp khoa học, chứ không thiên về mệnh lệnh chính trị.
Nỗ lực của ông, đang khiến nhiều người nhớ về bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) trong những ngày đầu bùng phát đại dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nhưng hơn thế, có vẻ như ông Trung đang là người phát động cho một chiến dịch bất tuân dân sự trong lòng xã hội, nhân danh lời thề Hippocrates, quyết không bỏ rơi bệnh nhân.
Kiểu nói của ông bác sĩ này, chắc không dễ làm mấy nhà lãnh đạo
xuôi tai. Viết trên facebook, ông Trung bày tỏ “Dân Nam tánh tình bộc trực, thấy
trái tai gai mắt thì lên tiếng. Nói rồi thì bỏ qua, không ghim gút”. Ông không
ghim. Nhưng có người khác ghim – mà ghim dữ nữa. Vì vậy mà kể từ hôm 18-7, trên
mạng bắt đầu xuất hiện những đợt tấn công ồ ạt, nặc danh bởi các “chiến sĩ
thông tin”. Nội dung chửi bới, cắt xén, gạch hình ảnh… của ông nhìn vô cùng
quen thuộc. Thậm chí nhiều người trùng tên Phan Xuân Trung cũng bị các nhóm tấn
công nhảy vào chửi loạn xạ theo lệnh, mà không phân biệt nổi nơi nào là chính
chủ.
Rõ ràng, khó khăn phần nhiều của đợt chống dịch thứ 4 này, từ chủ
trương của thủ tướng Việt Nam, là “phải bảo đảm ổn định sản xuất, và chống dịch
thành công”. Nghe thì cũng có lý, nhưng khi vào thực tế, việc phải đưa người đi
lao động thời dịch giã để giữ vững kinh tế chế độ, đã khiến xã hội không thể
giãn cách hoàn toàn, con số người nhiễm dịch tăng vùn vụt, khiến người bị lây
nhiễm rơi vào tình thế của “giặc dịch phải bị chống”. Các cuộc cách ly gắt gao,
các biện pháp truy vết dai dẳng, rồi báo chí kết tội, lên án những người nhiễm
bệnh… khiến xã hội trở nên vô cùng căng thẳng, kể từ sau đợt nghỉ dài 30-4 và
1-5 năm nay.
Từ đầu tháng 7, những ý kiến của bác sĩ Trung lan dần trên mạng. Dựa vào những con số thống kê người mắc bệnh và người chết ở Việt Nam, ông liên tục nhắc phía nhà nước rằng không thể học bài học đóng cửa, dồn dân như kiểu Vũ Hán, mà nên nhìn vào các số liệu khoa học của tình hình Việt Nam. Nhất là ở Sài gòn.
Một trong những lời nhắc nhở của ông với chính quyền Thành Hồ,
được các “chiến sĩ thông tin” trích dẫn và rủa sả ghê gớm, là ông phản đối việc
đưa trẻ em 3 tuổi, 5 tuổi… đi vào khu cách ly mà không có cha mẹ. Phía báo chí
một chiều thì lại còn đưa những hình ảnh và sự kiện như một kiểu cảm động vì
các em bé này “ý thức chấp nhận hy sinh, khó khăn vì đại cuộc từ tuổi nhỏ”.
Không thể nào hiểu nổi.
Trước đó ít ngày, bác sĩ Trung có bày tỏ rằng nếu cứ nói thẳng
như vậy, chắc không ai nghe, mà đời ông lại còn gặp khó khăn về sau nữa, nhưng
biết làm sao bây giờ nếu thấy chướng mắt mà im lặng. Kiểu nói đó không chạy đâu
được. Dân miền Nam, y chang!
Và cũng với cái giọng miền Nam thẳng thừng không gạt bà con, lời kêu gọi của ông đã chọc giận các “lực lượng yêu nước bằng mồm và bàn phím” trên mạng. Nguyên văn là “Tôi yêu cầu chính quyền trả các cháu bé F1, F0 về với gia đình ngay lập tức. Không nhân danh bất cứ điều gì để bắt các cháu bé vô trại cách ly. Không giường nằm, không bác sĩ, sốt không có thuốc, đói không có cơm! Một sự vô cảm đáng kinh tởm!”
Ngay lập tức, trang Chính trị Việt Nam trên facebook bắn phát đạn
lớn, kêu gọi công an thu thập chứng cứ và khởi tố bác sĩ Phan Xuân Trung ngay lập
tức. Hàng trăm lời bình được điều động vào hưởng ứng, reo hò như đêm giữa ban
ngày. Quái. Đất nước gì mà lúc nào cũng có giai cấp đấu tranh ngồi chồm hổm chờ
sẵn, reo hò đòi đưa người vào tù. Cái gì cũng réo tên công an vào cuộc!
Ngoài các phân tích liên tục cập nhật, và đưa ra giải pháp kêu gọi
chính quyền Thành Hồ không nên sa lầy vào phương pháp chống dịch tốn kém và ít
hiệu quả như hiện nay, bác sĩ Phạm Xuân Trung vài lần dấy động tâm can giới y
bác sĩ, khi nhắc rằng bối cảnh Sài Gòn hiện nay, nhà cầm quyền đang vận động
toàn bộ nguồn lực y tế chỉ để chống dịch, đang bỏ rơi quá nhiều các bệnh nhân
khác, vốn cũng trong tình cảnh ngặt nghèo. Hơn nữa, việc giãn cách bất chấp mọi
vận hành tự nhiên của xã hội như đi khám bệnh, đưa người đi cấp cứu, điều trị…
sẽ khiến xã hội bị bịt mắt trước toàn cảnh thực tế, chỉ biết chạy với tình trạng
mệnh lệnh duy ý chí.
Lời kêu gọi thứ nhất, hôm 10-7, ông viết “Hiện nay do lockdown
toàn thành phố, nhiều cơ sở y tế đóng cửa khiến cho người bệnh bị bỏ rơi. Tôi
kêu gọi quý đồng nghiệp vì danh dự và trách nhiệm của Thầy Thuốc hãy sẵn sàng đến
nhà giúp bệnh nhân. Quý đồng nghiệp hãy ghi số phone, chuyên khoa và khu vực
mình ở lên facebook, zalo để dân chúng gọi khi hữu sự… Đây là lời kêu gọi khẩn
thiết đến quý thầy thuốc. Hãy giúp dân bằng cả trái tim”.
Lời kêu gọi này không chỉ đánh động tình cảm giới y bác sĩ, mà cả còn cả người đọc quan tâm. Trang Fanpage có tên Giúp nhau mùa dịch, với hơn 70.000 người tham gia đã trở thành nơi các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế ghi danh tình nguyện cho kết nối, liên lạc, nhận đi đến nhà người bệnh.
Một người đưa lại tin này, nói mẹ của anh phải chạy thận 2 lần/tuần
trước phong tỏa, gần như tuyệt vọng vì không được đến bệnh viện nữa, khi có các
bác sĩ nhận đến nhà giúp, không khác gì như chết đi sống lại. Một người khác
nói họ cũng không khác gì, người nhà của họ đang ngoi ngóp lâu nay vì không sao
lấy máu để đem đi bệnh viện xét nghiệm INR (chỉ số đông máu), do người nhà bị
tai biến liệt nửa người.
Chuyện cứu người thôi, nhưng cũng đâu dễ qua các kiểu kiểm soát,
chận phạt ở Sài Gòn. Dù nói rõ tính cần thiết và chính đáng. nhưng nhiều y, bác
sĩ bị phạt tiền, hoặc bị đuổi về. Lên tiếng, cũng lại là bác sĩ Phan Xuân Trung.
Ông viết “Dân thì bị hạn chế ra khỏi nhà! Ai bệnh thì cứ nằm chờ chết thôi!
Chính quyền đang làm gì vậy?”
Thật ra, khi chép lại câu chuyện này, mục đích chính của tôi là
nói về một người dám lên tiếng. Sống trong lòng một nhà nước độc tài, việc lên
tiếng thẳng thắn và khác biệt, đồng nghĩa sẽ đánh mất nhiều thứ về sau. Nhưng nếu
thiếu những tiếng nói như vậy, Việt Nam hay Sài Gòn sẽ lộng lẫy nhạt nhẽo. Và
thiếu những con người như vậy, người Việt cũng sẽ hèn mọn trong bình đẳng ngu
muội.
Nếu không có bác sĩ Phan Xuân Trung lên tiếng, những y, bác sĩ
khác có sống với tinh thần lương y của mình không? Tôi đặt hỏi như vậy với bác
sĩ Nguyễn Đại, một người bạn của tất cả gia đình tù nhân lương tâm và TPB-VNCH,
người vẫn rong xe chạy tự nhiên khi có người đau yếu gọi tên. Ông cười hà hà và
nói, rằng lương tâm thúc mình lên đường, chứ đợi ai.
Quả vậy. Không có bác sĩ Trung, chắc chắn hàng ngàn y, bác sĩ khác cũng có chọn lựa đúng của mình. Nhưng nếu có sự lên tiếng ấy, những con người đang sống với lời thể Hippocrates sẽ không thấy cô đơn. Họ được giới thiệu cho thấy rằng lương tâm, vẫn là ánh sáng soi đường giữa dòng đời chằng chịt những mệnh lệnh, thời Sài Gòn phong tỏa.
18/7/2021
Quét Lá Sân Chùa - Nguyễn Thị Thêm
Năm chú Thảo 6 tuổi, ông nội quyết định xuất
gia.
Tin được chuyển đi cho tất cả mọi thành viên
trong gia đình. Kể cả các cô chú đang sinh sống ở nước ngoài.
Trong buổi tiệc họp mặt đoàn viên nhân ngày
giỗ bà cố. Ông nội ngồi trên ghế salon đặt ở giữa nhà, các con cháu dâu rể đứng
ngồi xung quanh. Ông nội uống một ngụm trà rồi thong thả nói:
- Hôm nay các con đã về đây đầy đủ, ba
cũng tuyên bố một việc mà ba suy nghĩ rất lâu. Như tất cả các con đều đã biết.
Ba quyết định vào chùa để tu.
- Ba tu tại gia như bây giờ được rồi. Ba đành
bỏ tụi con đi tu thiệt sao? Ba chú Thảo rướm nước mắt nói.
- Nếu ba giận tụi con điều gì thì ba nói. Tụi
con sẽ sửa sai. Ba đừng vô chùa tu mà tội nghiệp chúng con. Chú Ba nghẹn ngào.
Ông nội không nói gì, Từ tốn đứng lên và chậm
rãi đến bàn thờ Phật thắp thêm hương. Cả nhà nhìn theo dáng đi của ông nội.
Không ai nói một câu nào. Có tiếng thút thít lẫn tiếng thở dài của nhiều người.
Chú Thảo quay lại nhìn mẹ, nhìn các cô chú bác. Mọi người đều lặng lẽ thật buồn
nhìn theo ông nội.
Còn chú, chú không hiểu tại sao ông nội đi tu. Mà đi tu là làm sao? Phải ông nội bị cạo đầu trọc lóc không? Ông nội có ôm bình bát đi vòng vòng trong xóm xin ăn không? Trời nắng chang chang làm sao ông nội chịu cho được. Rồi nhà ông nội ai ở, ai lo cơm nước cho ông nội. Ai nấu nước nóng cho ông tắm. Chân ông nội đau ai bóp cho ông.
Cứ nghĩ đến ông nội không có ở nhà là chú
muốn khóc. Con chó Ki chắc cũng sẽ nhớ ông nội như chú. Giá mà còn bà nội thì
chắc ông nội không đơn độc để muốn đi tu. Chú nhớ bà nội. Nhớ mùi bã trầu, nhớ
những lần mưa dầm chú rúc vào lòng bà nội để nghe bà kể chuyện đời xưa. Bà nội
ơi! Ông nội muốn đi tu rồi bà nội ơi! Ai cản được ông nội bây giờ.
Ông nội chú rất nghiêm, chưa bao giờ chú thấy các cô chú bác trong nhà dám cãi lời hay tỏ vẻ không kính trọng ông nội. Ông nội ít nói, nhưng khi ông nói giọng trầm, ấm nhưng rất nghiêm. Ông có nhiều con và nhiều cháu, nhưng ông chưa bao giờ tỏ vẻ nuông chiều, thiên vị hay gần gũi quá thân mật với một đứa cháu nào. Khi các cháu còn bé, đôi lần ông bồng trên tay nựng nịu rồi trả về cho cha mẹ. Ông cũng không nô đùa hay thích chơi với trẻ con. Ông có thế giới riêng của ông. Sự oai nghiêm trầm tỉnh của ông đã khiến ông là tâm điểm của đại gia đình. Khi ông có một quyết định nào không ai có thể làm trái ý kể cả bà nội.
Cuộc đời ông nội đã trải qua một chặng đường không ít gian lao. Một thân một mình ông dấn thân lập nghiệp. Với tuổi còn trẻ ông tự mưu sinh và nuôi dưỡng mẹ già và lo cho các em. Ông nội là ông anh cả mà các ông chú ngưỡng mộ và kính trọng. Ông là một người đầy quyền lực trong gia đình. Một người ông mà lũ cháu vừa sợ vừa kính yêu. Ông như một cội tùng già gốc rễ thật to và chắc chắn. Uy lực của ông lớn như bóng mát to lớn bao trùm một đại gia tộc. Chú không biết đi tu ra làm sao, nhưng cứ nghĩ ông nội sẽ không ở trong căn nhà từ đường to lớn này chú lại tủi thân muốn khóc.
Nhà chú Thảo cách nhà ông nội chỉ mấy bước
chân. Ba chú cất nhà ngay trong đất vườn ông nội. Mỗi khi nấu một món ngon, ba
chú lại bưng qua nhà nội mời ông ăn trước. Còn chú hay lẽo đẽo theo ông nội hỏi
ông cái này, cái nọ. Chú muốn ông nội sai bảo chú làm việc và thích nghe ông
nội khen:
-Chà! Cái thằng giỏi đa.
Chỉ một câu ông nội khen mà chú thấy mở cờ
trong bụng.
Ông nội thật chậm đốt nhang và cung kính quỳ
lạy ba lạy. Cả nhà cũng quỳ trước bàn Phật và lạy với ông. Ông trở lại ghế
ngồi, uống thêm một ngụm trà, nhìn qua các con một lượt rồi chậm rãi nói:
- Ba không trách gì các con, cũng không hờn
giận ai hết. Ba biết mình già rồi, nhưng nếu bây giờ ba không lo tu thì không
còn kịp nữa. Các con yên tâm, sức khỏe ba còn tốt còn tự lo cho mình được. Ba
muốn những ngày còn lại là được sống cho ý nguyện của mình. Ba muốn quy y Tam
Bảo để thực tâm sám hối, yên tỉnh cuối đời , dẹp bỏ phiền muộn và giải thoát.
- Nhưng rồi ai sẽ săn sóc cho ba. Tụi con...
Chú Tư chưa nói hết câu, ông nội đã đưa tay bảo ngừng lại
- Ba hiểu hết, các con đừng khuyên can ba
nữa. Ba sẽ làm một sa di, mà sa di phải tự mình học và thực hành cam khổ. Các
con đừng lo. Ba sẽ làm được. Ba giao hết nhà cửa, vườn đất cho các con. Từ nay
ba không quan tâm tới nữa. Các con hãy đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.
Chú Tám quỳ xuống, ôm lấy chân ông nội mà
khóc:
- Ba ơi! Ba suy nghĩ lại đi. Ba tu ở nhà cũng
được mà. Con cháu cả bầy mà ba sao nỡ bỏ hết vào chùa ở một mình vậy ba.
Ông nội nắm tay đỡ chú Tám dậy. Ông cười:
-Có gì mà phải khóc. Ba đi tu là thoát ly phiền não mà. Hãy mừng cho ba chớ. Ba đã xin với thầy rồi. Tháng sau vào ngày rằm ba sẽ vào chùa quy y như ý nguyện.
Căn nhà chìm trong bầu không khí thật ảm đạm. Ông nội đã quyết, không ai có thể làm ý chí ông thay đổi. Ông nhất định bỏ tất cả những lụy phiền đời thường, xuất gia tu hành. Ông cắt đứt sợi dây phiền não đã ràng buộc ông. Đó là 10 đứa con và 34 đứa cháu nội ngoại. Trong đó có chú Thảo.
Ngày ông Nội làm lễ xuất gia, cả nhà ai cũng lên chùa. Con cháu về đầy đủ, quỳ chật trong chánh điện. Mặc dù Thầy trụ trì đã giảng một bài pháp để mọi người hoan hỉ mà mừng cho ông nội đã thoát ly ái dục về nương tựa Phật. Nhưng không ai có thể không rơi nước mắt khi thấy ông nội dường như nhỏ lại trong lớp áo sa di. Đầu ông đã cạo trọc và dáng đi của ông đã từ tốn giờ lại còn chậm hơn, chậm hơn theo từng bước chân chánh niệm.
Ông nội đi tu được một tuần chú Thảo khóc đòi
đi theo ông nội. Ba chú không nở để con bỏ học lên ở trong chùa. Nhưng cũng
không yên tâm để cha một mình làm một sa di già cô độc. Mặc dù thầy trụ trì xem
cha như thúc phụ nhưng nguyên tắc nhà chùa người tu phải hành đạo ngay trong
sinh hoạt hàng ngày. Không biết ông có thích ứng được không? Thế là sau mấy
ngày suy nghĩ, ba chú đồng ý đem con lên chùa làm thị giả cho ông nội. Chú Thảo
rời gia đình từ lúc đó.
Chùa khiêm nhường nằm trong một thôn xóm ở
Thủ Đức. Nơi đây đã nhiều năm về trước Sư Bà đã được một Phật Tử cúng dường
miếng đất để xây dựng ngôi chùa nhỏ để tu. Đây là ngôi chùa thứ hai mà Sư Bà
thành lập sau khi ngôi chùa cũ đã tan nát trong một một lần pháo kích.
Sư Bà về đây sống với một chú tiểu mà sư bà
nhận làm con. Chú tiểu ấy là Thầy trụ trì bây giờ. Lúc Sư Bà về đây, Thầy
khoảng 12 tuổi, đang bước vào trung học.
Nghe ông nội kể lại nhà cha mẹ Thầy ở cùng xóm với gia đình ông nội. Khi Thầy còn bé, cha mẹ đút một miếng thịt hay miếng cá là Thầy đều ói ra không ăn được. Do đó vô hình chung Thầy đã ăn chay từ nhỏ cho đến tận bây giờ.
Hồi đó cả làng chỉ có một nhà thờ và một ngôi
chùa nhỏ của Sư Bà. Nhà thờ nằm giữa làng rất rộng rãi khang trang, có nhiều
con chiên sùng đạo. Chuông nhà thờ vang vang thôi thúc mỗi sáng mỗi chiều. Con
chiên tấp nập, cuộc sống an vui.
Cuối làng, nơi yên tĩnh nhất là ngôi chùa của Sư Bà. Sau này chùa cũng có đại hồng chung nhưng chỉ đánh vào những dịp lễ lớn. Còn thì Sư Bà chỉ dùng mõ và chuông khánh giản đơn. Chuông nhà thờ vang xa đến tận ngôi chùa cuối làng. Và đó cũng là thời gian con chiên đi nhà thờ, người bên lương cũng chuẩn bị lên chùa để tụng kinh sám hối.
Sư Bà từ phương xa về đây khai đất lập chùa để Phật Tử có nơi nương náu tâm linh. Những ngày mới đến thật vô cùng khó khăn với đất lạ, người không quen. Lúc ấy Sư Bà là một sư cô còn trẻ, vâng lệnh Sư Ông đi tìm nơi lập mái chùa riêng. Sư Ông sau khi giúp phát hoang miếng đất và cất lên một thảo am tranh lá thì giao lại cho Sư Bà. Ngài và các đệ tử quay về chùa tổ. Cũng may người dân nơi đây khao khát có một mái chùa nên hết lòng bảo bọc sư bà và tích cực làm công quả.
Người góp công, kẻ góp sức. Ông thầy giáo già hiệu trưởng trường làng là một Phật tử thuần hành. Ông kêu gọi phụ huynh học sinh theo đạo Phật đến chùa giúp một tay. Cuối tuần ông hay dẫn các học sinh bên lương đến chùa để làm cỏ hay dọn dẹp vệ sinh. Từ từ trên miếng đất cuối làng hoang vu thành hình một ngôi chùa khang trang, rộng rãi mái lợp tôn, vách bằng đất đơn sơ nhưng ấm cúng và là nơi nương tựa tâm linh. Vườn chùa được trồng cây ăn trái, bông hoa để Sư bà cúng Phật.
Vì đây là vùng định cư của đa số dân miền Bắc di cư lập nghiệp nên niềm tin tôn giáo của họ rất mãnh liệt và có phần háo thắng. Ngôi chùa nhỏ là cái gai trong mắt của một số tín đồ cuồng đạo. Sư Bà chịu không ít những lời thóa mạ hay phá phách để khiêu khích người tu hành nản lòng bỏ đi nơi khác.
Nhiều lần họ quăng phân vào sân chùa. Có lần phân bay vào dính tượng ông Thiện đứng trước chùa. Sư Bà im lặng dọn dẹp, lau chùi. Có khi họ trét vào vách khi Sư Bà đi khỏi. Những hoa trái cúng ngoài bàn hộ pháp hay cúng vong đều bị đánh cắp. Thỉnh thoảng lại có vài người đến gây hấn một cách vô lý. Thế nhưng Sư Bà không nản lòng mà coi đó là thử thách trên con đường hành trì Phật Pháp. Phá mãi cũng chán, lần hồi những người nơi đây đều thấy rằng có thêm một ngôi chùa cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tín ngưỡng của mình. Ngôi chùa nhỏ và vị sư cô trẻ đã có những ngày bình yên. Phật Tử cũng hoan hỉ có nơi để đến tụng kinh, cầu nguyện và tu tập.
Thầy là bạn hồi nhỏ của chú Út chú Thảo. Hai
người mỗi ngày sau giờ học đều thích lên chùa lễ Phật. Trong vườn chùa có trồng
nhiều cây ăn trái rất ngon và sư bà thì rất yêu thương con nít. Sư Bà dạy cho
các chú học chữ, học kinh, tập đánh mõ, đánh chuông và cho các chú ăn thức ăn chay
thật ngon do chính tay Sư Bà nấu.
Mỗi khi có người trong làng bệnh nặng hay qua đời, Phật tử đi theo Sư Bà tụng kinh cầu an hay cầu siêu. Các chú cũng được đi theo. Các chú còn trẻ con nên năng động, hay nghịch hay đùa. Sư Bà thường phạt bằng cách bắt quỳ hương sám hối.
Năm thầy 7, hay 8 tuổi gì đó, Thầy bỏ nhà lên chùa ở luôn, gia đình làm thế nào Thầy cũng không chịu về. Cuối cùng cha mẹ Thầy đồng ý cho Thầy xuất gia và Sư Bà nhận Thầy làm dưỡng tử. Thầy được Sư Bà cạo trọc đầu, chỉ chừa cái vá ở trước mỏ ác. Thầy chính thức làm một chú tiểu nhỏ dễ thương. Theo ngày tháng chỗ tóc ấy dài ra. Thầy móc nó ở vành tai trông rất buồn cười.
Thầy học chung cùng lớp ở trường làng với chú
út. Dù đã được Sư Bà cho xuất gia, nhưng tính tình Thầy rất hiếu động, hay nghịch
phá và ham chơi. Do đó Thầy thường bị Sư Bà phạt quỳ hương. Chú út của chú Thảo
lén Sư Bà thổi cho nhang mau tàn để được đi chơi với nhau. Sư Bà có lúc giả vờ
như không biết chỉ mỉm cười khoan dung. Nhưng có lúc cũng phạt hai chú cùng quỳ
hương vì cái tội gian dối không thực hành đúng tam quy, ngũ giới của nhà Phật.
Sư Bà là một người uyên bác kinh sách, giỏi nấu ăn cũng như thêu may. Nghe nói Sư Bà xuất thân từ một gia đình danh giá nhưng không biết vì sao chọn con đường tu hành. Có những mùa An Cư Kiết Hạ. Sư Bà vào tịnh thất một hoặc hai tháng. Sư Bà phải tịnh khẩu và không giao tiếp với bất cứ ai trong thời gian nhập Hạ. Mỗi khi có việc thật cần Phật Tử viết giấy lòn vào cửa phòng để hỏi. Cửa phòng thật ra chỉ là một liếp cửa được đan bằng những cây trúc nhỏ và được trét đất cho kín.
Khi chiến tranh đến hồi ác liệt, ngôi chùa vắng cuối làng bị nhiều lần pháo kích lẫn đụng độ nên hư hại nặng. Lần pháo kích cuối, đạn pháo rơi vào ngay chánh điện. Ngôi chánh điện tan hoang, Phật bể nát, vườn chùa xơ xác.
Rất may một Phật tử của Sư Ông biết tin này, đã cúng dường một phần miếng đất của mình ở Thủ Đức để Sư Ông cho đệ tử mình lập một thảo am nương náu. Sư Bà chia tay Phật Tử, rời bỏ ngôi chùa đổ nát dẫn Thầy ra đi. Thầy rời bỏ làng quê, gia đình, người thân và người bạn thời thơ ấu để theo Sư Bà.
Sư Bà về đây được một thời gian thì người Phật Tử giàu lòng bố thí đó cúng dường nguyên phần đất của mình để theo con. Sư Bà từng bước xây dựng thành ngôi chùa nhỏ để tiếp tục tu hành và hoằng dương Phật Pháp. Thời gian trôi qua Thầy lớn dần không còn là một chú tiểu nhỏ mà là một vị tăng sĩ được tu học ở Cao Đẳng Phật Học và sau này là Viện Đại Học Vạn Hạnh tại Thành Phố Sài Gòn.
Chú Út của chú Thảo vào quân đội và theo từng chuyến hải hành ra khơi. Mỗi khi tàu về bến có dịp chú lại ghé chùa thăm Sư Bà và người bạn cũ. Một người tu hành, một người lính chiến hai mảnh đời trái ngược nhau, nhưng tình bạn của họ không vì vậy mà thay đổi.
Ngày 30 tháng tư năm 1975, chú Út theo tàu di tản ra nước ngoài. Thầy về chùa cùng Sư Bà tiếp tục tu hành. Sư Bà viên tịch Thầy chính thức làm trụ trì ngôi chùa này. Khi ấy Thầy đã là một Đại Đức được nhiều người kính nể.
Những ngày Bà Nội chú Thảo còn sống, bà cũng hay lên chùa của Sư Bà để thăm viếng và cúng dường. Bà thường dặn dò con cháu. "Nếu một mai nội có nằm xuống thì tuyệt đối không được giết gà, vịt, heo làm đám. Phải cúng chay, tổ chức đám ma đơn giản. Không được rước thầy tụng về tụng kinh đám ma. Họ ê a để lấy tiền chứ không có công đức gì. Hãy lên chùa Sư Bà, thỉnh Thầy về tụng kinh cho nội. Thầy tu từ nhỏ, ăn chay từ nhỏ, con người đạo đức, kinh pháp uyên thâm, sẽ giúp cho hương linh nội siêu thoát."
Lễ tang bà nội, Thầy đến nhà và cùng tăng
chúng tụng kinh siêu độ hương linh một cách chí thành. Tình hàng xóm láng giềng
ngày xưa bây giờ thêm gắn bó. Thầy tôn kính ông nội như một người bác họ. Dìu
dắt ông nội trên con đường tu tập tại gia. Ông Nội cũng thỉnh thoảng lên chùa ở
lại với Thầy để nghe kinh và nghe Thầy giảng Pháp. Lần lần ông nội giác ngộ,
không muốn sống ở nhà với những ràng buộc của gia đình con cái. Ông không còn
muốn vướng bận về nhà cửa, đất đai, những vui buồn đời thường do con cháu tạo
ra. Ông dứt khoát tìm con đường giải thoát.
Thầy nói với ông nội: Đi tu không bao giờ là
muộn, miễn mình có thể dứt bỏ được trần duyên, tâm không bị ràng buộc bởi tham,
sân, si, ái, dục là con đường tu rộng mở. Thầy sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho
ông nội lên chùa Thầy tu hành.
Và thế ông nội chú Thảo trở thành một sa di
già trong ngôi chùa này. Chú Thảo vì thương ông nội cũng theo ông lên chùa mà
không biết rằng số phận mình đã thay đổi từ đây.
Ông Nội được Thầy cho ở một căn phòng nhỏ sau hậu liêu gần phòng của Thầy. Phòng nhỏ nhưng cũng tạm đầy đủ tiện nghi cho một tăng sĩ già. Chiếc giường nhỏ, bàn viết, kinh sách là gia tài bây giờ của ông nội.
Khi chú Thảo đến ở, Thầy cho đem vô một cái ghế bố để chú Thảo làm giường. Từ đây chú Thảo không còn lo lắng cho ông nội như lúc chú còn ở nhà. Chú là thị giả, là người sẽ phục vụ nội mỗi khi ông cần. Chú rất vui mỗi khi ông nội sai bảo. Tối đến chú chờ nội lên giường rồi chú mới đi ngủ. Mà thật lạ, trong giấc ngủ say của trẻ con, chú lại có cảm giác đêm đêm nội lại đến đắp mền hay tấn mùng cho chú.
Cảm giác yêu thương và hạnh phúc đó khiến chú
gần gũi với nội hơn. Chú không còn sợ ông nội như xưa. Ông nội đi tu dường như
ông ít nghiêm hơn. Ông hay cười,nụ cười hiền lành ấm áp.
Chú thương ông nội vô cùng. Có ông nội chú
không còn thấy nhớ nhà mà lại thích được ở đây cùng ông hàng ngày tụng kinh lễ
Phật.
Mỗi ngày ông nội dậy sớm, chú Thảo cũng dậy
sớm theo. Ông nội đi lên chánh điện chú cũng lên theo. Nội ngồi tụng kinh chú
cũng cầm kinh tập đọc theo. Nội thỉnh mỏ, chú cũng tập thỉnh chuông. Những nghi
thức ở chùa chú cũng tập theo nhuần nhuyễn. Nhờ tụng kinh chú biết đọc, biết
viết nhanh hơn. Chú muốn làm chú tiểu được cạo đầu như ông nội nhưng chú chưa
được phép của cha mẹ để xuất gia.
Hè đã hết, chú quyết định ở chùa luôn với ông nội nên thầy trụ trì xin cho chú đi học ở trường Tiểu học gần chùa. Cha mẹ chú Thảo sợ chú sẽ giống ông nội đi tu luôn nên kêu chú về nhà nhưng chú không chịu. Chú quyết ở đây để chăm sóc ông nội..
Mỗi sáng sớm ông nội dậy sớm tụng kinh và đi thiền hành, chú Thảo cũng đi từng bước đi theo. Ông nội lấy chổi quét sân chùa, chú giành lấy làm nhưng nội không cho. Ông nói quét lá cũng là quét đi phiền não tạp niệm, đó cũng là tu. Chú chưa biết tạp niệm là gì nhưng chú cũng tập quét lá theo ông nội. Chú kiếm chỗ lá rụng nhiều để quét cho nội khỏi làm nhiều đau lưng. Quét qua một lát chổi, chú tập niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" như ông nội. Chú cười thật tươi khi sân đã quét xong. Chú rót cho nội một tách trà rồi đưa ông ngồi xuống ghế nghỉ ngơi. Ông nội nhìn chú thương yêu, chú tắm mình trong nụ cười yêu thương đó. Chú hốt những rác bỏ vào thùng và lẩm bẩm: "Những tạp niệm phiền não gì đó của ông nội hãy vào hết đây" rồi chú tung tăng đến trường.
Ông nội không được khỏe, ông đau lưng nhiều và không muốn ăn. Chú Thảo buồn lắm cứ loanh quanh bên nội. Buổi sáng ông nội không ngồi lâu tụng kinh được. Buổi tối cúng sám hối cũng vậy. Ông được thầy trụ trì cho phép ngồi ghế hay đứng lên nếu quá đau. Mỗi buổi sáng, chú Thảo dậy sớm hơn lo cho nội và quét hết sân để kịp giờ đến trường. Chú lại đổ rác và nghĩ một mình "Sao tạp niệm và phiền não hốt mỗi ngày mà ông nội vẫn than đau. Sao mình không đau dù chạy nhảy, làm việc nhiều hơn ông. Nội đã già lại hay đau thật tội nghiệp làm sao"
Hôm nay chú Tám rước ông nội về nhà để đi Bác Sĩ. Chú Thảo thấy mình thật cô đơn. Căn phòng chỉ còn mình chú, chú nhìn qua giường ông nội trống trơn. Chú đã làm bài xong nhưng không thể nào chợp mắt. Chú lên chánh điện và quỳ xuống tụng một thời kinh cầu bình an cho nội. Không có ông nội, chú cũng dậy sớm lễ Phật và quét sân chùa trước khi đi học. Mỗi lát chổi chú không nghĩ gì khác ngoài cầu cho ông nội chú mau lành bệnh.
Một tuần sau ông nội về chùa, chú Tám nói chú muốn giữ ông nội lại cho con gái theo dõi điều trị nhưng ông nhất quyết về chùa. Ông nói đã xuất gia phải ở chùa để tụng kinh niệm Phật. Ông nhớ chùa và nhớ không gian yên tĩnh ở đây. Ông nội bị bệnh thoái hóa cột sống và thần kinh tọa nên đau đớn lắm. Mỗi buổi chiều Trầm con gái chú Tám chạy qua chùa chích thuốc, thăm bệnh ông nội. Chú Tám cũng nấu canh chay gửi sang cho ông tẩm bổ. Có một lần vì thương cha ăn chay không đủ chất bổ dưỡng, chú lén mua thịt về hầm lấy nước cốt rồi nấu canh chay gửi qua chùa. Ông nội nếm thử rồi không ăn. Ông kêu Trầm đem về và nói từ nay ông không ăn đồ ăn chú Tám nấu nữa. Chú Tám sợ quá phải qua chùa quỳ sám hối, ông nội mới tha cho.
Ông nội bệnh càng ngày càng nặng, những cơn
đau làm ông nội sa sút thấy rõ. Bác sĩ khuyên nên đem ông về nhà. Mỗi khi tỉnh
lại ông nội đều nhìn chú Thảo thương yêu, dặn dò chú ráng học giỏi và làm điều
tốt, nhất là nghe theo lời dạy dỗ của thầy trụ trì. Ông nội không dậy nỗi để ăn
hay uống nước, chú Thảo phải nhiểu từng giọt sữa vào miệng cho ông nội cầm hơi.
Thầy nói nội khó thể qua khỏi nên chư tăng ở chùa thay phiên nhau tụng kinh cầu
an. Các chùa khác quanh vùng cũng cử từng phái đoàn tăng ni chúng đến tụng kinh
bên giường ông nội. Một ngày ông nội yếu dần, thầy gọi cả đại gia đình đến chùa
để nhìn mặt ông lần cuối. Con cháu đông đủ cùng thầy trụ trì chuẩn bị
tang sự cho ông nội. Hôm đó chú Thảo đứng bên giường ông nội, nhìn thấy
hơi thở ông yếu dần rồi từ từ dừng hẳn. Thầy dặn đừng ai đụng đến thân thể nội,
ai muốn khóc ra ngoài mà khóc, hãy để nội nghe kinh và nhẹ nhàng theo Phật. Các
thầy liên tục tụng kinh, gia đình nhất tâm niệm Phật theo hồi chuông mõ. Nội
nằm im mắt nhắm yên bình như đang ngủ. Gần dứt hồi kinh, thầy chuẩn bị lấy khăn
phủ mặt nội thì bỗng dưng nội mở mắt. Ông nội nhìn khắp lượt và sống trở lại
khiến ai cũng hoảng kinh.
Ông nội kể rằng tự dưng ông thấy mình hết đau nhức, người nhẹ nhàng như muốn bay lên. Ông thấy một vùng sáng trắng bao bọc xung quanh và như cuốn ông đi. Ông không hiểu điều gì đang xảy ra nên cứ đi theo vùng sáng ấy. Ông đến bên một chiếc cầu, ông đặt chân lên cầu và đi vài bước. Chợt nghe tiếng tụng kinh vang vọng, ông sực nhớ rằng tới giờ tụng kinh sám hối buổi tối nên vội quay quả trở về chùa. Ông nói ông chạy nhanh lắm sợ trễ giờ cúng và ông tỉnh lại thấy mình nằm trên giường.
Thầy và các sư ông chùa khác đều rất mừng coi như đó là hiện tượng lạ, là phước báo hồi sinh của ông nội. Con cháu mừng khôn xiết. Chú Thảo ôm lấy nội mà khóc vì vui. Lạ là khi tỉnh lại, ông nội hết đau đớn, người khỏe mạnh tâm hồn lạc quan vui vẻ.
Thầy cho xây thêm phòng để các khóa tu học có
nơi ăn ở cho các tăng sinh. Ông nội được thầy giao ngó chừng mọi việc khi thầy
đi vắng Ai cũng thương và kính trọng ông tăng già hiền lành tốt bụng. Các phòng
đã xong, các khóa học đã mãn, thỉnh thoảng ông nội được Thầy dẫn đi làm Phật
sự. Ông nội làm thị giả cho Thầy, chú Thảo làm thị giả cho ông nội, chú Thảo
cảm thấy mình hạnh phúc và đầy phước báo khi vẫn còn được chăm sóc cho ông nội
mỗi ngày.
Thầy nói ông nội đã giúp thầy chăm sóc chùa mỗi khi thầy đi vắng. Ông nội xuất gia chưa lâu nhưng đức độ và lòng từ bi khiến mọi người kính trọng. Do vậy thầy dự tính sẽ để ông nội an trú trong sân sau chùa khi ông nội mất. Ông nội sẽ là hộ pháp bảo vệ ngôi chùa này. Ngay những ngày còn sống, thầy cho ông nội chọn phần đất riêng mình. Ông nội chọn một góc cuối vườn chùa. Thầy đã xây cho ông nội một ngôi tháp nhỏ ở đó.
Một năm sau khi tháp ông nội xây xong, một đêm ông nội trở dậy, ông không đánh thức chú Thảo mà tự mình đi vệ sinh. Có lẽ ông bị chóng mặt nên đã té ngã ngay trong căn phòng của hai ông cháu. Ông nội bất tỉnh hai ngày là mất. Đám tang ông nội không quá bi thương vì ai cũng hiểu đã đến giờ ông nội ra đi. Con cháu bịt lên đầu chiếc khăn màu vàng tang chế. Chú Thảo không dám khóc lớn sợ bị thầy la, chỉ lén lau nước mắt, cầu nguyện Phật Di Đà rước hương linh ông nội về nơi Cực lạc. Mọi người tụng kinh cầu nguyện, các tăng ni các chùa đến tụng kinh tiễn đưa vị sa di già về nơi an trú. Đó là ngôi tháp nhỏ nằm khiêm nhường sát hàng rào cuối chùa. Ông nội mãi mãi nằm đây với ngôi chùa ông đã chọn. Đây là mái nhà cuối đời của ông, nơi ông không bao giờ vướng bận chuyện của cải, vườn tược, gia đình, con cháu.
Sau đám tang ông nội, cha mẹ chú Thảo đến xin
Thầy rước chú về nhà. Chú quỳ xuống xin cha mẹ cho chú chính thức quy y. Chú
nói bao năm sống bên ông nội, ngôi chùa này ví như nhà của chú. Chúc muốn suốt
đời ăn chay tu hành, tụng kinh đốt nhang cho ông nội.
Mẹ chú Thảo khóc, ba chú ngồi trầm ngâm. Ông đã đoán được điều này ngay khi cho con lên chùa với cha. Cả tuổi thơ chú Thảo gắn bó ở đây, chú sẽ không thích hợp khi trở về cuộc sống đời thường. Ông gửi gấm chú Thảo lại cho Thầy trụ trì và ra về. Thầy bắt chú Thảo phải hoàn tất những khóa học và vượt qua những bài thi do Thầy quy định Thầy mới chấp thuận cho chú Thảo xuất gia.
Ngày chú Thảo chính thức cạo tóc quy y, Thầy
cũng cạo đầu cho chú như thầy ngày xưa Thầy được Sư Bà cạo. Cũng chừa một chỏm
tóc phía trước để dài vắt sau vành tai. Có lẽ Thầy muốn nhìn lại mình ngày xưa.
Bây giờ ông nội mất, đi đâu Thầy cũng dẫn chú Thảo theo. Chú là thị giả của Thầy
trụ trì. Mỗi sáng, theo thói quen chú Thảo dậy sớm, ra thắp hương ngoài tháp
rồi mời hương linh ông nội vào nghe kinh. Sau thời kinh chú đi quét lá sân
chùa. Những lá cây bàng trồng trong khuôn viên chùa rụng không nhiều nhưng chú
cũng thích quét. Chú cố gắng quét thật chậm như ông nội mà không được. Chú còn
phải đi học, đến trường và còn bài vở phải làm. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình
ên:
-Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp
niệm không ông nội?
Nguyễn thị Thêm
Thursday, July 29, 2021
Không Rượu Mà Say
Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thình và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi: - Ông Phật đi, ông Phật! Cho tui làm Phật với! Tui cũng muốn ... làm Phật! Khà khà! Bộ chỉ mình ông làm Phật được mà thôi à? Há?
Ðức Thế tôn ngồi dậy đi ra. Thấy gã say dơ dáy, y phục tả tơi, Ngài động lòng trắc ẩn gọi thị giả A Nan: - Này, A Nan, ông tắm rửa, cạo tóc và cho ông ta một cái y sạch. Rồi tìm chỗ cho nằm nghỉ. A Nan vâng lệnh. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cạo tóc đắp y, gã say được đưa đến một gốc cây im mát trong tinh xá. Gã đánh một giấc ngon lành cho đến sáng hôm sau.
Khi tỉnh dậy, hắn bỡ ngỡ nhìn quanh
thấy toàn thầy tu mặc áo vàng đi bách bộ, nhìn lại mình cũng đang đắp y, sờ
đầu thấy trụi lũi, hắn kinh hoàng không biết mình là ai, vội vàng bỏ chạy
một mạch ra phía cổng. Các tỳ kheo đuổi theo bắt lại. Nhưng một số khác biết
chuyện, ngăn: - Này, chư hiền, để cho hắn chạy. Hắn chỉ là một gã say, hôm qua
Thế tôn bảo tôn giả A Nan tắm rửa cạo tóc đắp y vào cho hắn đấy.
- Thật thế sao? Tại sao đức Thế tôn
làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia?
- Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng
ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này.
Thế là họ kéo nhau đến hương thất
đức Phật, bạch hỏi:
- Bạch đức Thế tôn, chúng con không
hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Ðấng Thiện Thế
giải rõ cho chúng con.
- Này các tỳ kheo, các ông dường như
trách ta vì đã độ cho một gã say. Nhưng ta hỏi các ông, trong lúc hắn say, tại
sao không cầu chuyện gì khác, mà lại cầu làm Phật? Như thế là hắn đã gieo một
cái nhân tốt đẹp, ta phải giúp duyên cho hắn, vì ta không hẹp gì mà không giúp cho
hắn thành Phật. Vả lại, có bao nhiêu người "tỉnh" biết cầu làm
Phật như hắn? Vậy thì ai tỉnh, ai say? Huống chi, hắn uống
rượu vào mà say, thì bất quá chỉ say vài tiếng đồng hồ rồi tỉnh lại. Cho nên,
bệnh say của hắn, ta không cho là trầm trọng.
Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh. Cái bệnh say đó, say trong vô minh ái dục, ta mới gọi là một chứng bệnh trầm kha!
(Thuật theo chuyện kể của Hòa thượng Trí Nghiêm)
Chết Vì Cười Sặc
Wednesday, July 28, 2021
Thằng "Nước Mắm" - Phương Hoa
Nó đến Mỹ cùng cha mẹ diện HO. Căn cứ theo tuổi trên
giấy tờ, nó được xếp vào lớp tám. Ngày đầu đi học, má nó bới cho hộp cơm trưa,
bà không biết nó mới qua thuộc diện con nhà nghèo, được ăn miễn phí. Cơm trắng
và tôm bạc rim nước mắm là món ăn “quí tộc” mà hồi ở Việt Namnó không mấy khi
có dịp được ăn. Những ngày đầu ở Mỹ, nó chỉ thích mỗi món cơm trắng với tôm
kho, ăn đến no chứ không bao giờ biết chán. Buổi trưa nó cầm hộp cơm theo các bạn
đến nhà ăn của trường. Kiếm một chỗ ngồi, nó mở hộp ra, kê mũi vào đó hít một
hơi. Đang đói, mùi tôm kho nước mắm và mùi cơm trắng hấp dẫn làm nó chảy nước
miếng. Nó xúc một muổng cơm kèm với con tôm, sắp sửa đưa lên miệng thì nghe tiếng
đứa ngồi kề bên nói lớn: - Ê, mùi gì mà “stink,” thúi quá vậy tụi bay?
Nó xoay qua thấy cái thằng đen thui cùng lớp một tay bịt mũi, tay kia quạt lia lịa. Một thằng, có lẽ là dân Á châu, chạy lại nhìn vào hộp cơm của nó, mũi khịt khịt:
- À, đồ ăn của thằng này, có mùi “fish sauce,” nước mắm,
chứ chi mà ồn thế!
Thằng bên cạnh nó bèn la lên, mặt nhăn nhó:
- “Yuck!” Nước mắm! Gớm quá đi!
Nó ngẹn ngào, muổng cơm chưa kịp đưa vào miệng đã phải bỏ xuống. Nó lật đật đem hộp cơm đổ ập vào thùng rác rồi lầm lũi bước đi. Đàng sau tiếng thằng da màu la lớn:
- The “Fish Sause!” A ha! Thằng “Nước Mắm!” và bọn nhóc cười vang phụ họa.
Về nhà nó không dám nói lại, sợ má nó buồn. Nó thương má lắm. Những ngày ba nó đi tù, nhà nó bị đưa đi kinh tế mới. Bà Nội tuổi già sức yếu không chịu được nước độc rừng thiêng nên bịnh hoạn triền miên. Má nó vất vả làm rẫy để nuôi nó và bà Nội, vừa thăm nuôi ba. Nhưng rồi bà Nội mất mà không kịp nhìn mặt ba nó, người con độc nhất của bà. Một tay má nó lo việc tang ma cho bà Nội. Nhà không có tiền nên nó chưa bao giờ ăn được miếng cá miếng thịt cho ngon, ngoài mấy mớ cá “giã cào” kho quẹt với rau lang hoặc cải làng mọc dại. Lâu lâu khi bán bớt mớ bắp mớ khoai, má nó nhín tiền mua vài con tôm bạc về kho, đó là thực đơn “vương giả” nhất trong quảng đời ấu thơ của nó. Vậy mà hôm nay nó đành lòng vất vào thùng rác cái món ăn “cực phẩm” ấy.
Một tuần học đã trôi qua. Giờ ra chơi nó ngồi dưới gốc cây nhìn tụi trẻ nô đùa. Nó chưa có bạn, một phần vì tiếng Anh giới hạn – dù nó đã học được hơn hai năm tiếng Anh và thuộc rất nhiều từ vựng ba nó dạy – một phần vì mặc cảm bị chế nhạo bỡi cái món nước mắm kho tôm, nên giờ “break time” nó thường ngồi một mình. Chợt nghe tiếng “bình bịch” đàng sau, nó quay lại thấy một thằng bự con đang rê banh ào ào về phía sân bóng rổ. Quần jean kéo lê dưới đất, bụi bay mù mịt quanh chân, chiếc áo thun màu xám rộng thùng thình “treo” tòng teng không che được hai cái đầu gối “lọ nồi” nhô ra từ hai chỗ rách. Mái tóc hắn xoăn tít, lởm chởm dưới cái mũ Lynynd Skynyrd đội ngược. Nó nhận ra đó là thằng Jack cùng lớp, cái thằng đã chế nhạo nó hôm nào.
Theo lời thằng Bob và thằng Andrew, Jack chơi bóng rổ rất “cừ,” hắn ném cú nào là vào cú nấy. Jack ở trong đội bóng rổ của trường, thầy cô nói hắn rất có tương lai nên hắn lên mặt “ta đây” lắm. Bạn bè nể phục những cú ném bóng “thần sầu” của hắn, đặt cho cái nick name “Hooper Cooper” và hắn rất tự hào về cái biệt hiệu đó.
Nhồi banh đến cái mức trong sân, Jack dạng chân, hai tay nâng banh ngang trán. Mắt nhìn thẳng lên cái rổ, hắn cong cùi chỏ bên phải, nhún đầu gối xuống rồi bất thình lình phóng lên cùng lúc thả lỏng trái banh, tay phải đẩy mạnh một phát thẳng cánh. Trái banh lao chính xác lên trên miệng rổ, đứng sựng lại, rồi lọt tỏm vào cái vòng, rơi xuống đất.
- “Whoa!” Tuyệt thật! Hooper Cooper! Bob và Andrew chạy lại vỗ tay la ầm ĩ.
Thằng Jack nở mũi ném mấy trái liên tục, trái nào cũng vào rổ đẹp hết biết. Bọn trẻ hò hét, kéo lại thật đông. Nó ngồi xem mà thấy khâm phục thằng Jack vô cùng. Nó cũng mê chơi banh lắm nên định khi nào thằng Jack bớt ác cảm với nó, nó sẽ xin hắn tập chơi.
Tiếng Anh nó chưa giỏi, nhưng toán thì “khỏi chê!” Nó giải được hết những bài tập thầy cho. Có nhiều bài nó giải xong, thầy nói nó giải ngắn hơn cách của ông vài bước. Một hôm, ông thầy bỗng nhiên giao cho nó một nhiệm vụ. Khổ nỗi, cái nhiệm vụ đó lại làm cho thằng Jack nổi khùng. Thế là chẳng những cái mộng học chơi bóng rổ của nó tiêu tùng, nó còn bị thằng Jack lôi vào “vòng ân oán.”
Hôm đó đến giờ toán. Ông thầy gọi nó:
- Hiệp! Tất cả bài tập em đã làm xong. Bây giờ em hãy
đi vòng vòng giúp cho các bạn, nhất là Jack, hãy đến giúp bạn ấy!
Cực chẳng đã, nó bước lại chỗ Jack và nói, giọng tiếng Anh nặng trịch âm Việt:
- “Yu nít hép?” Bạn cần giúp không?
- “Nah!” Hắn gầm gừ và ném cho nó một cái nhìn giận dữ.
Nó quay lại bàn giúp cho Bob, Andrew, và các bạn chung quanh. Với toán không cần nói nhiều tiếng Anh nên nó giúp không mấy khó. Cuối cùng tụi bạn nhìn nó rạng rỡ biết ơn. Kể từ hôm đó, nó trở thành “tutor” của lớp toán.
Nhưng không phải với Jack. Hắn chả cần sự giúp đỡ của
nó. Hắn ngồi gạch gạch, xóa xóa đến hết giờ cũng chỉ xong được có mấy bài. Khi
Bob và Andrew chạy lại rủ đi ra ngoài, hắn điên tiết quẳng cây bút xuống:
- “Damn it!” Đồ khốn kiếp! Phân số với lại phương trình! Chả như bóng rổ, ném một phát là xong ngay!
Thằng Bob cười hì hì:
- Kêu thằng Hiệp nó giúp cho, mày sẽ làm nhanh lắm! Nó
đã giúp tụi tao hiểu được nhiều phép giải rất “thần kỳ.”
- Mày câm đi! Tao, một “Hooper Cooper,” mà để cái thằng khù khờ nói tiếng Anh ngọng nghịu đó làm thầy hả? “No way!”
Ra ngoài, gặp nó ở một khúc quanh, Jack thộp cổ áo nó và dứ dứ cái nắm đấm:
- Ê! “Nước Mắm!” Bày đặc làm giỏi hả? Đừng bao giờ làm cho tao cảm thấy ngu ngốc trước mặt mọi người nghe! Liệu hồn đấy!
- Tôi…tôi…Nó xanh mặt, nhìn quanh cầu cứu. May mà thằng Jack bỏ đi.
Ba nó ngày xưa từng làm việc với cố vấn Mỹ nên tiếng Anh cũng tạm “đủ xài.” Ông xin làm ở một trạm xăng, má nó đi phụ bếp nhà hàng. Nhưng bán xăng được một thời gian thì bị cướp nên ông sợ quá xin nghỉ việc và đi bỏ báo. Tuy phải chạy đôn chạy đáo với việc làm nhưng ba má nó lúc nào cũng dành thời gian dạy dỗ nó. Tối nào ba nó cũng xem bài vở, nhắc nhở nó làm bài tập và rèn luyện tiếng Anh. Nó kể ba má nghe những chuyện ở trường, như là thư viện có nhiều sách đọc đã luôn và ông thầy kêu nó kèm toán cho các bạn. Nhưng nó không dám kể chuyện bị thằng Jack bắt nạt và cái tên “Nước Mắm.”
Lên lớp chín, lớp nó có hai thằng “nhất” được thầy cô
và bạn bè nể mặt. Nó học giỏi nhất, thằng Jack ném bóng rổ giỏi nhất. “Một rừng
không thể có hai cọp,” thằng Jack nổi điên mỗi khi nó được thầy cô khen. Hắn bẹo
má nó:
- Hey, “Con tôm!” Cái đầu mày bé tẹo thế này, chỗ đâu mày chứa nhiều con số thế?”
Nó đã chịu đựng thằng Jack một năm rồi. Nhưng nó học càng giỏi thì hắn ngày càng làm tới, khi véo mũi, lúc kéo tai, hoặc ca bài “Nước Mắm” để chọc cười cho bọn nhãi. Dần dà nó cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến lớp. Đi đâu, làm gì nó cũng nơm nớp ngó trước nhìn sau để xem thằng Jack ở đâu mà tránh. Nó luôn bị ám ảnh bỡi cái mặt đen sì và cái nắm đấm của hắn. Trong cơn mệt mỏi, tuyệt vọng, nó muốn nghỉ học để đi phụ bỏ báo với ba.
Nhưng rồi có một việc xảy ra với nó. Hôm đó nó ôm trái banh cũ ra chơi một mình. Đang rê banh chạy loanh quanh, thình lình một thằng choai choai mặc đồng phục ở đâu chạy tới tung vào nó. Hai thằng ngã lăn ra đất. Ông Jim hàng xóm lật đật chạy ra:
- Trời ơi! Sao lại thế này? Mấy đứa có bị gì không?
Nó cười, nói không sao và giúp phủi bụi cho thằng nhóc Logan, con ông ấy. Ông thấy nó hiền nên bắt chuyện:
- Chú thấy cháu thường chơi một mình, cháu có muốn đi xem các bạn Hướng Đạo sinh họp đội không? Nếu cháu thích, chú sẽ đến nhà xin ba má đưa cháu đi chơi.
Nhìn thằng Loganmặc đồng phục rất oai, nó mừng quá liền
nói cám ơn lia lịa.
Gần tối, ông Jim qua nhà nói chuyện với ba nó. Ông là một “Troop Leader,” trưởng đội Hướng Đạo thành phố. Hai người nói chuyện thật tâm đắc. Họ bàn luận về tiêu chí của Hướng Đạo, là phụ giúp gia đình và học đường rèn luyện cho thanh thiếu niên được mạnh mẽ, cường tráng từ tinh thần đến thể chất, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, và biết thích nghi với mọi hoàn cảnh để thành công dân hữu ích cho đời. Đặc biệt, giúp đào tạo bọn trẻ trở thành những lãnh đạo giỏi trong tương lai.
Tối đó ông Jim giới thiệu nó với đội Hướng Đạo và nó được chào đón rất niềm nỡ. Nó khoái quá, bèn xin ba má ghi danh vào đội ông Jim và trở thành một Hướng Đạo sinh ngay tuần sau đó. Ba nó được mời dự lễ tuyên thệ gia nhập đoàn. Ông vui mừng nhìn nó rạng rỡ trong bộ đồng phục, nâng tay chào và đọc theo lời tuyên thệ “Hoàn thành thật tốt nhiệm vụ đối với Thượng Đế và Quốc gia, chấp hành mọi luật lệ của Hướng Đạo, luôn giúp người, giữ gìn thân thể khỏe mạnh, tâm trí trong sáng, đạo đức, ngay thẳng.”
Từ ngày tham gia Hướng Đạo, nó cảm thấy tự tin, mạnh mẽ, tinh thần rất ổn định. Công tác đầu tiên của nó là theo đội đi volunteer tại một trung tâm homeless. Nhìn cuộc sống của những kẻ không nhà, nó chợt nhận ra là phải nhất quyết học để thành người hữu dụng. Và chẳng biết tự bao giờ, nó không còn cảm thấy run sợ trước thằng Jack nữa.
Nó tốt nghiệp cấp hai, hồi đó là lớp chín, hai năm sau khi đến Mỹ, và được đề cử đọc bài diễn văn. Má nó đã vui đến rơi lệ khi nhìn nó đọc rất hùng hồn và nhiều lần bị ngắt quãng bỡi những tràng vỗ tay nồng nhiệt.
Lên lớp mười, nó tưởng sẽ tránh khỏi cái “nợ đời”
Jack. Ngờ đâu “ma dẫn lối quỉ đưa đường,” hắn lại một lần nữa ngồi cùng lớp với
nó và thằng Bob. Nhưng hình như từ khi biết nó là một Hướng Đạo sinh, và nó
cũng đã cao lớn, thằng Jack bớt “động thủ tay chân,” chỉ thỉnh thoảng phá nó bằng
cách gào lên “Thằng Nước Mắm.”
Hè đến, ngoài việc lấy lớp “advance” ở trường college, nó theo đội đi leo núi, cắm trại, tập bơi, gây quĩ giúp người nghèo, hổ trợ US Army, và luyện kỹ năng sống trong hoang dã. Hoạt động nhiều, nó “ăn như hổ, ngủ như heo”và nó lớn nhanh như thổi. Ngày xưa, mỗi lần nó đem “report card” về khoe thì ba cõng nó chạy một vòng. Bây giờ, mỗi lần nó đem “report straight A” về, nó ẵm ba nó xoay một vòng, vì nó không nỡ để cái lưng còng của ba phải khòm thêm vì nó! Nó đã cao hơn ba rồi còn gì!
Thằng Jack vẫn gầm gừ với nó như “trâu trắng với trâu
đen.” Nhưng lên cấp ba bận rộn và thi đấu thường xuyên, hắn ít có thời gian để
quậy nó. Ngày kia, thằng Jack ném trật trái banh ra lề cỏ. Hắn bị quê với đám bạn
nên vội phóng theo. Bất ngờ ống quần Jean của hắn móc vào cái trụ nước tưới làm
hắn té nhào. Hắn đứng dậy nhưng lại ngã tiếp.
- Oh God…Trời ơi, tao bị gãy chân rồi! Hắn lăn lộn dưới đất la oai oái.
Mấy đứa con gái lật đật gọi 911.
Nó bước lại xem. Bàn chân phải của thằng Jack sưng vù
nơi mắt cá, nó biết là hắn đã bị trẹo gân. Hồi còn ở Việt Nam, bác của nó làm
nghề sửa trặc có chỉ nó cách “nắn gân” và nó thường dùng mỗi khi bạn nó đá banh
bị trặc. Thấy thằng Jack rên la đau đớn, nó tội nghiệp và cái tâm Hướng Đạo
“luôn giúp người” trổi dậy, nó ngồi xuống:
- Để tao xem thử.
Thằng Jack đang nhắm tít mắt kêu gào nên không biết là ai đã nói.
Nó cầm lấy bàn chân của hắn, xoa xoa nắn nắn, rồi bất thình lình giật mạnh.
- Úi da…Chết tao rồi! Thằng Jack rống lên. Mở mắt ra nhìn thấy nó, hắn thét lớn: - “Son of a bitch!” Thằng khốn kiếp! Mày muốn giết tao hả? Rồi hắn dùng bàn chân kia đạp vào mặt nó. Nó bật ngửa, choáng váng mặt mày, máu mũi tuông ra.
Khi xe cứu thương đến, thằng Jack đứng dậy đi tỉnh bơ. Nó thì bị đưa vào nhà thương may hai đường bên dưới mũi. Thằng Jack nói nó bẻ chân hắn để trả thù. Người lớn cũng có vẻ tin thế khi bọn trẻ khai “hai đứa không thích nhau từ lâu.” Vậy là từ ân nhân nó trở thành phạm nhân! Nó ức lắm, nhưng không thèm giải thích. Nhà trường vì nể tình hai đứa trò “đặc biệt” nên chỉ ra hình phạt “cấm đứa nọ lại gần đứa kia.” Sau này nó kể Bob nghe về cái nghề “sửa trặc” và bị hắn chửi, sao hồi đó không chịu nói ra. Bob có nói lại với thằng Jack, nhưng vì lúc ấy sắp tốt nghiệp nên mọi việc rồi cũng trôi qua.
Sau việc này, ba má nó la cho một trận. Sống ở Mỹ khi gặp chuyện, muốn giúp người thì gọi 911, không được đụng đến nạn nhân mà “ách giữa đàng mang vào cổ.” Nhưng việc ấy lại hóa hay cho nó! Không còn phải lo thằng Jack, nó lo “gặt” thành tích học tập ở trường và “hái” huy chương (merit badges) ở Troop Hướng Đạo, quyết chí lấy cho được cái đẳng cấp cao quí “Hướng Đạo Đại Bàng.” Nó luôn học “straight A” và lập rất nhiều thành tích khác. Tên nó được list trong Who’s Who book hàng năm.
Khi nộp đơn lên đại học, thành tích tốt của nó gồm một
cái list thật dài. Đầu tháng Năm năm cuối lớp 12, nó được giấy báo cả bốn trường
đại học nó nộp đơn đều nhận. Nó nhảy cẩn lên vì cái giấy báo của đại học
Stanford. Nó cũng hoàn tất đủ 21 “badges,” chuyên hiệu yêu cầu cho cấp “Hướng Đạo
Đại Bàng” trước khi nó18 tuổi. Trong buổi lễ trọng thể gắn huy chương “Eagle
Scout Award,” ba má nó được hai Hướng Đạo sinh danh dự “hộ tống” lên khán đài.
Họ cũng được vinh danh, và nhận chứng chỉ “Eagle Scout” cho nó cùng lá thư tuyên
dương từ ông “Chief Scout Executive”của Hướng Đạo Hoa Kỳ.
Nó xếp hạng thủ khoa toàn khối 12 và được phát thưởng đặc biệt cùng với chín bạn khác, một ngày trước lễ tốt nghiệp High School. Nhà trường tuyên dương nó về thành tích học tập, tham gia nhiều hoạt động, volunteer, và đặc biệt, họ rất hãnh diện vì nó được nhận vào đại học danh tiếng Stanford. Má nó lại khóc khi nó đọc bài diễn văn tốt nghiệp.
Ngày nó tốt nghiệp Cử nhân cũng là ngày nó nhận việc tại một hảng computer. Ban ngày đi làm, ban đêm học tiếp, và nó tốt nghiệp Master cùng lúc vị hôn thê của nó vừa xong Dược sĩ. Vậy là “Tam hỉ lâm môn,” đại-tiểu-đăng-khoa nhập chung một cuộc. Nó đám cưới với cô Dược sĩ “khác họ cùng làng” rồi mua một ngôi nhà thật khang trang, có hồ bơi và vườn cây ăn trái, ở gần San Jose. Nó bàn với vợ, trở lại vừa học vừa làm để lấy bằng Tiến sĩ trong khi chờ đợi “thằng cu Tý” chào đời.
Tình cờ nó gặp lại Bob tại cuộc diễn hành “Holiday Parade” ở down town San Jose. Là fan hâm mộ, vợ nó muốn đi xem cho tận mặt ngôi sao ca nhạc kiêm nhạc sĩ tuổi “teen” Celeste Kellogg. Mãi lo chen lấn, nó lạc cô vợ, và giật nẩy mình khi Bob chụp lấy nó. Hai đứa mừng rỡ trò chuyện râm rang, quên luôn “super star” Celeste Kellogg đang trình bày bài "Handcuffed To Your Heart" cô mới vừa sáng tác. Bob kể đã tốt nghiệp kỷ sư điện tử, đi làm, và hiện sống gần đó. Tâm sự một hồi, đột nhiên Bob hỏi:
- Mày còn nhớ thằng Jack “Hooper Cooper” không?
- Trong mũi tao vẫn còn cái sẹo, làm sao quên được!
- Ừ, hồi đó nó quá đáng thật! Nhưng bây giờ nó tội nghiệp lắm! Lò mò nó cũng xong được Computer soflware Engineer. Nó làm cho hảng X. từ đó đến giờ, có vợ có con, rồi mua nhà ở gần nhà tao. Nhưng hảng của nó vừa mới bị phá sản. Giờ thì vợ bịnh con đau, tiền nhà khất mãi, điệu này vài bữa nữa nhà băng sẽ kéo thôi! Nó đang lên cơn điên, chạy kiếm job tứ tung. Nó nói chắc có ngày nó phải đi “cướp nhà băng” quá!
Thằng “Hooper Cooper,” cái biệt danh“Nước Mắm,” những tháng ngày bị bắt nạt, và cú đạp như trời giáng từ cái bàn chân đen thùi của hắn. Nó quên sao được mà quên!
Cuối tuần nghỉ sớm, nó lái xe rời hảng. Dừng lại chỗ bảng Stop trước cổng, nó bỗng cảm thấy hơi buồn vì cây thông già không còn lấp lánh ánh đèn Christmas. Người ta đã gỡ hết sau Tết Tây, mấy tuần rồi mà nó vẫn còn thấy nhớ. Ai cũng nói cây thông này là biểu tượng của công ty. Đúng vậy. Cây cao chọc trời, đứng ngạo nghễ giữa nắng lửa mưa dầu và luôn vươn lên xanh tốt. Cũng như cái hảng này. Dù nền kinh tế toàn cầu chao đảo ngã nghiêng, hảng vẫn tồn tại vươn lên cùng các chi nhánh khắp thế giới. Đó là nhờ công sức của mọi người, ai nấy đều cống hiến hết mình cho sự sống còn của hảng. Và họ đã được đền bù xứng đáng. Tháng trước, ông boss đã nói “You deserve it” khi trao cho nó cái “Certificate” và tờ check “Bonus” mà nếu ai nhìn thấy cũng phải “phát ghen.” Nó được chọn là một trong mười manager giỏi nhất năm, từ tất cả các chi nhánh trên toàn thế giới.
Ra khỏi xa lộ 101, nó quẹo vào Tully. Chỉ vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán của người Việt nên khu LionPlazarất nhộn nhịp, tấp nập kẻ ra người vào. Hàng Tết, hoa quả, bánh mức đủ sắc đủ màu chưng bày tràn ra tận cửa. Nó đến tiệm giò chả Đức Hương để mua bánh tét bánh chưng đem về cho cha mẹ hai bên ăn Tết. Má nó thường nói “bánh chưng bánh tét là những thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày xuân,” nên nó ghé mua trước kẻo cận ngày sẽ hết. Cầm giỏ bánh còn nóng hổi trên tay, nó chạnh lòng nhớ lại cái Tết ngày xưa ở vùng kinh tế mới. Cuối tháng Chạp năm đó nó theo bọn trẻ trong làng, lên rừng chặt một khúc củi to cho má nấu bánh chưng, vác về giữa đường gặp một con trăng to rằn ri trông rất khiếp, nó hốt hoảng quăng luôn khúc củi, chạy thục mạng về tay không.
Ngang qua khu hội chợ của cộng đồng Việt, “Tet Festival,” đèn màu rực rỡ cùng tiếng náo nhiệt vọng ra làm nó thấy lòng vui khôn tả. Nó sẽ đưa cả gia đình đi xem hội chợ. Ai cũng nói đến Bắc Cali vào dịp Tết mà không đi xem hội chợ thì thật “uổng một đời,” vì chợ Tết San Jose đổi mới hàng năm với những màn múa lân múa rồng độc đáo, nào thi Hoa Hậu, trình diễn Thời Trang, rồi thì Paris By Night, lúc lại Trung Tâm Asia ca nhạc.
Lên đến down town, vợ nó bỗng gọi nói thèm ăn Big Mac. “Bà bầu” có khác, thèm là phải được ăn ngay, nếu không sau này “thằng cu sẽ chảy nước dãi,” má nó nói vậy. Nó tấp vào McDonald, order một cái Big Mac rồi ngồi chờ. Chợt có tiếng sột soạt ở bàn bên, nó nhìn sang thấy một gã dáng vẻ thiểu não, miệng ngậm cái ống hút, hút xoèn xoẹt vào cái ly đã cạn, mắt chăm chú nhìn tờ báo trước mặt, tay liên tục khoanh tròn. Thấy gã có vẻ quen quen, nó nhìn kỹ, nhận ra đó là thằng Jack. Nó đứng dậy, liếc thấy những chỗ khoanh tròn: Cần người dọn dẹp, làm vườn, phụ bếp…
- Hey Jack! Khỏe không?
Gã giật mình, ngước lên:
- Xin lỗi…you là…
- Thằng… “Nước Mắm”!
Jack trố mắt nhìn nó chằm chằm. Nó không còn là thằng “Nước Mắm” cà tong, rạm nắng ngày nào. Nó cao lớn, trắng trẻo, mặc com lê, xách cặp, dáng oai vệ lãnh đạo.
Nhớ lại chuyện cũ, gã ấp úng:
- Tao…tao…thật xin lỗi…hồi đó…
- Chuyện xưa rồi, bỏ đi! Nó nói, rút tấm danh thiếp trong túi đưa cho gã: - Mày đang tìm việc phải không? Lên trang web này, lấy hồ sơ xin việc điền vào, rồi mang resume đến gặp tao, tao sẽ nộp giúp! Nói xong, nó lại lấy cái Big Mac và bước ra xe.
Jack sững sờ dõi mắt theo chiếc Lexus vừa rời khỏi parking, rồi quay lại nhìn đăm đăm vào hàng chữ trên tấm danh thiếp:
“Hiep Le– Senior Engineering Manager”
Nhìn một hồi, gã bất chợt cười toe, rồi đưa tấm danh thiếp lên môi hôn một phát, nước mắt lấp lánh trên đôi gò má đen bóng, gã hét lớn:
- “God bless you!” Thằng “Nước Mắm!”
Phương Hoa