Friday, June 30, 2017

Mười Điều Người Nóng Tính Cần Khắc Cốt Ghi Tâm - Youtube Marian Tran

Có Chăng Món Ăn Kích Dục - BS Nguyễn Ý Đức


Ham muốn tình dục là một cảm xúc đặc biệt không thể thiếu trong tình yêu nam nữ. Các tác nhân đó có thể là các món ăn, nước uống, hóa chất hoặc dược phẩm. 

Vấn đề muôn thuở
Tìm kiếm phương thức hoặc chất kích dục không phải là việc làm mới đây. Nó đã là điều mong muốn của con người từ thuở xa xưa và sẽ tiếp tục dài dài, chẳng khác chi người ta tìm thuốc trường sinh bất tử.

Các tác nhân này có thể là một hương thơm, dáng đẹp, vẻ tươi mát hoặc rượu, hóa chất, thuốc kích thích, một số thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, các chất được truyền tụng không phải vì thành phần hóa học mà do hình thù “giống” như cơ quan sinh dục nam nữ.
Ý niệm “giống như” này không phải là vô căn cứ. Nó bắt nguồn từ “Niềm tin ký hiệu” - Doctrine of signatures được danh y dược thảo Hy Lạp -Paracelsus nêu ra từ thế kỷ thứ 16. Theo thuyết này, khi tạo ra sự vật, Thượng đế đánh dấu bằng một ký hiệu với mục đích riêng. Do đó hình dạng, màu sắc, hương vị của mỗi thảo mộc đều có thể dùng để trị bệnh. Một lá cây hình dạng giống như lá gan có công dụng chữa bệnh gan. Sò huyết gợi hình cơ quan sinh dục nữ cho là có tác dụng tốt về tính dục.

Người Việt Nam thường có quan niệm “ăn gì, bổ nấy”. Cho nên mới có “tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn” với lộc nhung, hải mã, đảng sâm, đỗ trọng, tinh hoàn dê, bò rừng hầm thuốc bắc… Các triều đại vua chúa Việt Nam, Trung Hoa đã có những bài thuốc “nhất dạ lục giao”, những món ăn cung đình ích dục.

Một số món ăn thông dụng
Nấm đất
Người giàu tưởng tượng thích ăn nấm vì vẻ tương tự bề ngoài giữa nấm với cơ quan sinh dục nam. Nhà chuyên môn về cây thuốc nổi danh của Anh (1616 - 1654) Nicolas Culpepper viết rằng, nấm khơi động lòng ham muốn nhục dục của nam cũng như nữ. Trong khi đó thì tại Pháp, vào thế kỷ 19, thực phẩm đêm tân hôn của chú rể bao gồm nhiều ngọn nấm rất gợi tình.
Về khía cạnh dinh dưỡng, nấm có nhiều kali, sinh tố B6, B1, E, folic acid, chất xơ… Vitamin E được coi như cần thiết cho sự sản xuất hormone nam, tăng sức mạnh tình dục.

Chuối
Cũng có hình dạng giống như cơ quan sinh dục nam, chuối được coi như món ăn kích dục khá phổ thông. Thực tế chuối có nhiều kali, magiê, vitamin B6 là những chất cần thiết cho việc sản xuất kích thích tố nam. Chuối cũng chứa enzyme bromeliad mà nhiều người cho là có tính cách khích lệ dục tính nam.

Hạt hạnh nhân
Mùi thơm có tính cách khêu gợi, mời chào của hạt hạnh nhân được nhiều phụ nữ ưa thích.
Từ thuở xa xưa, hạt hạnh nhân được ví như biểu tượng của sự màu mỡ sinh sản. Hạnh nhân lại có nhiều vitamin E, magiê.

Sô-cô-la
Vào ngày Lễ tình yêu, số lượng sôcô- la bán ra nhiều gấp bội so với những ngày khác trong năm. Người ta tặng nhau sô-cô-la khi cho và nhận tình yêu cũng như trong dịp sinh nhật, lễ hội. Để nói là “Tôi yêu bạn”.

Có nghiên cứu nói là sô-cô-la chứa hóa chất phenylethylamine có tác dụng hưng phấn, tương tự chất “yêu đời” endorphins có tự nhiên trong cơ thể. Lại còn hóa chất theobromine ảnh hưởng lên sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh, tương tự chất kích thích caffeine. Sô-cô-la cũng nhiều antioxidant hơn là trong rượu vang mà nhiều người tin tưởng cho là vũ khí lợi hại giúp ước tình lên cao.

Cà phê
Nói tới sô-cô-la thì cũng không nên quên cà phê, một chất vẫn được cho là có tác dụng kích thích thần kinh não, khiến con người tỉnh táo. Chẳng thế mà hầu hết các loại nước giải khát trên thị trường đều có ít nhiều caffein.
Tuy nhiên cũng nên lưu ý là, dùng ít thì caffein kích thích nhưng uống nhiều thì lại có tác dụng ngược lại.

Sò tươi
Sò đã được dân Hy Lạp xưa coi như thức ăn kích dục. Hình dáng con sò há miệng cũng khiến nhiều người liên tưởng tới cơ quan sinh dục phụ nữ.

Có nghiên cứu cho hay sò chứa nhiều chất kẽm, cần thiết cho việc sản xuất kích thích tố nam. Sò cũng có chất mucopysaccharride, tăng sản xuất tinh dịch. Sò tươi nên uống với một ly champagne thật lạnh để thêm phần lãng mạn lứa đôi. Nhưng cũng nên cẩn thận vì sò chứa vi khuẩn vibrio có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Mật ong
Những cặp vợ chồng mới cưới đều đưa nhau qua một thời gian gọi là “trăng mật” - Honeymoon.
Mật ong có khoáng boron giúp cơ thể sử dụng và chuyển hóa hormon nữ estrogen. Mật cũng có nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng khác.

Tỏi
Từ nhiều ngàn năm, người Trung Hoa đã hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của tỏi sống.
Ngoài công dụng như gia vị, tỏi tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn, tiêu hóa thực phẩm, một kháng sinh mạnh và chất kích dục tốt.
Chất allicin của tỏi có tác dụng tăng lưu hành máu trong huyết quản. Mà sự cương dương là do sự tụ nhiều máu vào bộ phận sinh dục nam.

Ý kiến các nhà nghiên cứu
Theo GS. Robert Shmerling, Đại học Y Harvard, “khi không có bằng chứng và không có khả năng xác định chất kích thích thì cũng khó mà phủ nhận”. Theo ông, các món ăn như: trứng cá muối, nấm đất, ốc sên và một số thực phẩm khác được coi như hỗ trợ tình yêu chỉ vì sự hiếm hoi và giá tiền quá cao của chúng.

Trái ớt với tin tưởng có khả năng kích dục vì hình dáng cũng như vị cay cay thì cuốn “The Chilli Pepper Encyclopedia” của DeWitt có ý kiến là không có tác dụng kích thích dục tính, dù là về hình thức cũng như cấu trúc. Tuy nhiên, ớt có tác dụng giảm đau nhờ chất capsaicin và tăng tiết dịch vị bao tử.

Nhà sành ăn người Pháp Jean Anthelme Brillat - Savarin, trong tác phẩm “The Physiology of Taste” viết về nấm đất như sau: “Nấm đất không phải là món ăn kích dục thực sự, nhưng trong một số hoàn cảnh, nấm đất có thể làm cho phụ nữ trở nên âu yếm hơn và nam giới đáng yêu hơn”.

Cynthia Finley, nhà tiết chế dinh dưỡng tại Đại học Harvard quả quyết rằng, chưa có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh các thực phẩm đó tác động như chất kích dục. Món ăn tình yêu chỉ là huyền thoại. Theo chuyên viên này, phương thức hữu hiệu nhất là vận động cơ thể và ăn uống đầy đủ.

Như vậy, để có đời sống tình dục tốt đẹp, mọi người nên:
- Dinh dưỡng đầy đủ với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Có đời sống tinh thần thanh thoát, thoải mái.
- Có sự thương yêu chân tình với nhau.
- Có sự nâng niu, sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau trong hoạt động yêu đương.
- Áp dụng một chương trình vận động cơ thể đều đặn.
Suy dinh dưỡng, trầm cảm cũng là yếu tố giảm ước muốn và khả năng hoạt động tình dục rất nhiều. Mà sau một bữa ăn thịnh soạn, cơ thể quá mập, khả năng “phòng the” cũng “xìu xìu, ểnh ểnh”, kém ngoạn mục đấy. Và nếu có rối loạn cương dương, giảm ước muốn tình dục thì nên đi bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân rồi điều trị.


BS. Nguyễn Ý Đức 

Tháng Sáu Giã Từ - Đỗ Công Luận

Nếu, Lại Là Nếu… - HạTrắng (Danlambao)


Chuẩn bị vào năm học mới, chúng ta sẽ lại được chứng kiến cảnh các ông bố, bà mẹ mắc võng thâu đêm, vượt rào, chen lấn trước các cổng trường tiểu học để xin cho con mình một xuất đi học.

Báo đảng hôm 26/7 đưa hình ảnh hàng trăm phụ huynh mang theo chiếu, gối từ sáng sớm đến trước cổng trường tiểu học Tuy An (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) để chờ nộp hồ sơ xin học cho con vào lớp 1. Cảnh mang chăn gối, lều chõng thức thâu đêm suốt sáng, rồi chen lấn xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau, phá cả cổng trường chỉ là hình ảnh bề ngoài mà thôi. Để xin một xuất cho con em mình được đi học dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa”, các ông bố bà mẹ còn phải chuẩn bị cả năm trời để liên hệ, làm quen với các thầy cô giáo, các quan chức làm việc trong ngành giáo dục. Và thủ tục “đầu tiên” không thể thiếu là Tiền. Phải có tiền mới được đi học. Đương nhiên rồi. Nhưng người ta không khỏi ngỡ ngàng khi biết số tiền xin học cho một bé vào lớp một lại có thể lên đến con số hàng chục triệu đồng. Thậm chí có người mới chỉ “mua đơn trái tuyến” đã phải chi trả số tiền lên đến con số nghìn USD.

Sẽ còn rất nhiều điều để nói quanh chuyện “xin học”, “đi học” và chuyện “giáo dục” tại Việt Nam thời cộng sản. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là thiếu trường học. Vì đâu thiếu? Tham nhũng, đương nhiên rồi. Nếu không có tham nhũng hoặc tham nhũng bị hạn chế, hẳn là nhiều trường học đã được xây dựng.

Trong một bài viết hôm 11/6/2017 cho chuyên mục “Nói với người cộng sản” của Đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi, tác giả Tiến Văn đã thống kê như sau: “để xây dựng một bệnh viện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế có sức chứa 1000 giường bệnh thì cần khoảng 4000 tỉ đồng. Chi phí dự toán để xây dựng một trường trung học cơ sở cho 500 học sinh, đạt tiêu chuẩn hiện đại, có cả bể bơi, sân bóng, phòng thí nghiệm là khoảng 100 tỉ đồng”. Tác giả này cũng liên hệ đến các dự án thua lỗ do chính báo chí “lề đảng” đưa tin như Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên, Bột giấy Phương Nam, Nguyên liệu sinh học Dung Quất. Ông gọi đấy là “những dự án đắp chiếu chờ chết với số vốn đã tiêu tốn lên tới 30 ngàn tỉ đồng”. Tác giả Tiến Văn khẳng định: “nếu như không có 4 dự án đắp chiếu vừa kể, người dân chúng ta đã có thêm 8 bệnh viện hiện đại 1000 giường bệnh hoặc con em chúng ta đã có thêm 300 ngôi trường trung học rộng rãi, hiện đại”.

Một thông kê nho nhỏ như trên để chúng ta hình dung một cách cụ thể mức độ tham nhũng, tàn phá đất nước của bọn cai trị cộng sản kinh khủng đến cỡ nào.

Thiếu trường học, thiếu bệnh viện, thiếu tất cả những cơ sở vật chất, tinh thần để phục vụ đời sống (dù tối thiểu) cho người dân, nguyên nhân cốt lõi: tham nhũng. Và nguyên nhân duy nhất dẫn đến tham nhũng chính là thể chế chính trị độc tài toàn trị do cộng sản áp đặt. Dẹp bỏ đảng độc tài, mọi vấn đề của đất nước sẽ được giải quyết.


Thursday, June 29, 2017

Gửi Nhớ Xa Xôi - Trầm Vân

Rốt Cuộc Điều Gì Là Của Ta?


Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước.


1. Vợ (chồng) có phải là của bạn không?
- Không phải!
Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước.

2. Con cái có phải là của bạn không?
- Không phải!
Bố mẹ và con cái tuy là có quan hệ huyết thống, nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ mang tính Nhân Duyên. Hiếu đạo, tình cảm, chăm sóc lẫn nhau v.v... Những điều ấy tạo nên một gia đình vui vẻ. Nhưng sau cùng, khi bạn bước sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể tiễn bạn đi, chứ không có khả năng đưa bạn trở lại.

3. Tiền tài có phải là của bạn không?
- Không phải!
Bạn ra sức, nỗ lực kiếm tiền, sau rồi lại nghĩ cách tiêu đi. Cho dù tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, đó cũng chỉ là vật ngoài thân, sinh không đem đến, tử không đem đi.

4. Nhà cửa, xe cộ có phải là của bạn không?
- Không phải!
Tuy bạn không ngừng nỗ lực để có được những thứ đó, nhưng khi bạn ra đi… Tất cả trở về con số không. Nhìn này, tôi có thể bắt lấy mặt trời bằng tay không?

Vậy rốt cuộc điều gì là của bạn?
Sức khỏe
- Thân thể của bạn cũng không phải của bạn, chúng thuộc về 4 Duyên: Đất, Nước, Gió Lửa tụ hội, vì thế cũng thuộc về vô thường... Nhưng trên sự tương đối mà nói, thân thể bạn có khỏe mạnh thì cuộc sống của bạn mới có chất lượng, sinh mệnh mới được kéo dài. Không có một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với không có gì cả. Cho nên chúng ta sống được một ngày, cũng là một ngày phúc phận, cần phải trân quý chính mình.

Trí tuệ - (Panna)
- Sai lầm lớn nhất của đời người, là đánh đổi sức khỏe để lấy vật ngoài thân.
- Bi ai lớn nhất của đời người, là dùng hạnh phúc để đổi lấy phiền não.
- Lãng phí lớn nhất của đời người, là dùng thời gian để giải quyết những phiền phức do chính mình tạo ra. Nói chung, tất cả những điều này đều xuất phát từ nội tâm thiếu sáng suốt của bạn.

Trên thế gian không có gì quý hơn một sức khỏe dồi dào, và một tinh thần mạnh mẽ khởi đi từ trí tuệ nội tại của bạn.

Bởi vậy, nhà Phật có câu "Duy Tuệ Thị Nghiệp", (chỉ có trí tuệ của bạn là sự nghiệp đích thực của bạn).
- Xác thân là cây đèn.
- Trí tuệ là ánh sáng của ngọn đèn.
Bạn hãy khéo nhận ra đâu là gia bảo thực sự, và sử dụng vào những việc ý nghĩa nhất cho kiếp sống của mình.

Ngân Khánh (TH)
http://giadinh.net.vn

Tâm Thành Phước Nguyện - Đỗ Công Luận

Cách Trị Kính Xe Bị Mờ Do Mưa Và Sương Mù


Khi lái xe mà trời mưa lớn, khi buổi sáng trời lạnh kiếng xe mịt mờ, phải vặn hơi nóng và chờ cho tan mù, và vặn "quạt hơi phá mù" tối đa, nhưng lâu mới hiệu quả.

Không cần như vậy.

Các đây hơn 20 năm, tôi ở San Francisco, xứ sương mù. một hôm tôi thả bộ đi chơi buổi sáng, thấy có một ông Mỹ bôi cái gì đó vào kiếng xe. Tôi hỏi ông bôi chi vậy? Ông nói là để "phá mù" và "đi mưa".

Thứ đó có bán trong các tiệm phụ tùng xe hơi. Có tên là "RAIN-X" trong chai màu vàng, chai nhỏ bằng 3 ngón tay, chỉ có ba bốn đồng chi đó, chai lớn thì bằng bàn tay, giá đắt hơn ( Một chai 4 đồng, tôi dùng trong nhiều năm chưa hết)

Cách dùng : bôi lên kiếng như sau:

Chùi kiếng xe cho sạch, để khô

Nhỏ vài giọt RAIN-X lên kiếng và lấy khăn giấy thoa vòng tròn, thật mỏng.

Thế là khi đi mưa, khỏi dùng quạt nước, mưa viên lại thành từng hạt tròn, lăn ngược lên trên trần xe. Kiếng trong veo, thấy đường dễ dàng.

Khi mù bám vào kiếng xe buổi sáng, chỉ cần quay gạt nước 1 cái thôi, là trong veo, và mù không bám thêm trong khi xe di chuyển.

Cứ một năm bôi chừng 3 lần chứ không cần bôi nhiều.

Sưu tầm

Vần Thơ Nhớ Người - Trầm Vân

Tại Sao Lại Bị Ung Thư? BS Hồ Ngọc Minh


1. Tại sao tôi có nếp sống tốt, ăn uống cẩn thận, tập thể dục thể thao đều đặn nhưng lại bị ung thư?
Câu hỏi nầy, tôi đã được nghe khá nhiều lần, từ một số bệnh nhân hay những người quen biết. Thí dụ, một đồng nghiệp của vợ chồng tôi, một bác sĩ Sản Phụ Khoa, chưa hề hút thuốc lá bao giờ, nhưng đã bị ung thư phổi, qua đời cách đây 3 năm.
Hầu hết các sách vở trước đây đều dạy rằng, ung thư xảy ra vì hai yếu tố, di truyền và môi trường sống. Nói như vậy, theo hiểu biết gần đây, không hoàn toàn đúng nữa. Một nghiên cứu mới nhất, đăng trên tờ báo Y Khoa Science, cuối tháng 3 năm 2017, cho thấy ung thư còn có thể xảy ra do…hên xui may rủi.

Như ta đã biết, các tế bào trong cơ thể thường xuyên nhân đôi, để bù đắp, thay thế cho những tế bào đã chết vì già cỗi hoặc bị thương tích. Trong tiến trình nhân đôi chuỗi DNA, những lỗi lầm, đột biến có thể xảy ra. Trường hợp nặng, đột biến có thể gây ra ung thư cho chính cá nhân ấy trong thời gian tương đối ngắn. Còn nếu đột biến nhẹ, sẽ di truyền qua đời con cái, và cũng có thể gây ra ung thư cho thế hệ sau nầy.

Theo hai nhà nghiên cứu Bert Vogelstein and Cristian Tomasetti từ bệnh viện Johns Hopkins Kimmel Cancer Center, 66% ung thư xảy ra vì những đột biến trong khi tế bào nhân đôi, may nhờ rủi chịu, khó tránh khỏi. Phần còn lại, 29% do yếu tố môi trường, và 5% do di truyền từ đời trước. Lý thuyết nầy cũng được so sánh, tương đồng với thống kê dịch tể ( epidemiology ), nghĩa là 70% bệnh nhân bị ung thư không hiểu vì lý do gì. Có thể cũng vì thế mà một số trẻ em chẳng may bị ung thư rất sớm, không phải vì lý do môi trường và nề nếp sống, hay vì trong gia đình đã có người bị ung thư.

Có ai đó đã so sánh, khi ta bước vào đời, không khác gì bước vào một sòng bài, đen đỏ và rủi may thường xuyên xảy ra, chỉ khác là khi ra đi, sẽ với bàn tay trắng. Tuy nhiên, không vì thế mà ta lại…buông bỏ, sống liều mạng. Tuỳ theo loại ung thư, thí dụ như ung thư phổi, vẫn tuỳ thuộc vào yếu tố môi trường và nề nếp sống nhiều hơn. Ngoài ra, tuy rằng những lỗi lầm về DNA xảy ra thường xuyên, nhưng 95% lại ở trong vùng tĩnh lặng của chuỗi DNA, nên không gây ra đột biến có hại về gene, vì thế không phải ai cũng bị ung thư cả. “Trời kêu ai nấy dạ” nhưng đừng có tình nguyện lên tiếng trước khi bị trời kêu.

2. Nâng ngực có thể gây ra ung thư vú
Nhân nói chuyện về ung thư, mới đây, cơ quan FDA, Food and Drug Administration, có báo động về 9 trường hợp ung thư vú hiếm thấy, gọi là anaplastic large cell lymphoma, có liên hện đến việc sử dụng các bịch nước muối hay bịch silicon để độn vú. Thật ra phát hiện nầy không gì mới, mà đã thường xuyên xảy ra khoảng 10 ca mỗi năm, từ khoảng năm 2010. Nghiên cứu cũng cho thấy, ung thư thường xảy ra nếu bịch túi độn có bề mặt nhám thay vì trơn láng. Bề mặt túi độn được làm nhám để có thể bám chặt vào tế bào vú. Hơn một nửa trường hợp, tế bào ung thư được phát hiện ở chung quanh túi độn. Lý do có thể vì bị viêm kinh niên (chronic inflammatory) hay bị nhiễm trùng nhẹ kinh niên, dẫn đến ung thư. Hầu hết những ca ung thư nầy phát triển chậm và chữa trị được nếu khám phá kịp thời. Một khi phát hiện, túi độn sẽ được tháo bỏ, và bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng hoá học trị liệu chemotherapy , hay chiếu điện radiation. Cũng theo Hội Bác Sĩ Giải Phẫu Thẫm Mỹ Hoa Kỳ, American Society of Plastic Surgeons, mỗi năm có khoảng 350000 ca mỗ nâng ngực ở Mỹ, và 10 đến 11 triệu phụ nữ trên toàn thế giới đã và sẽ nâng ngực, trung bình có khoảng 10 ca ung thư phát hiện, với nguy cơ ước tính vào khoảng 1/300000.

3. Đàn ông ngắm nhìn ngực của phụ nữ thường xuyên sẽ sống thọ hơn
Có thể phụ nữ nâng ngực để làm đẹp cho chính mình, cho người yêu của mình, và còn làm đẹp…cho đời. Sự việc đàn ông ngắm nhìn ngực của phụ nữ theo…sách vở, là chuyện…kỳ kỳ, và kém lịch sự. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy hầu hết đàn ông, nếu là đàn ông, đều đã nhìn ngang…nhìn dọc người khác phái, không ít… thì nhiều lần, và đó là bản năng sinh lý bình thường. Một nghiên cứu được bảo trợ bởi tờ báo Playboy và ông cựu Thủ Tướng Ý, Silvio Berlusconi, theo dõi 500 người tình nguyện…ngắm vú của phái đẹp. Kết quả cho thấy, tình nguyện viên có áp suất máu giảm hơn bình thường, yêu đời hơn và ít bị stress, ít bị nghẽn mạch máu và đột quỵ tim, với tuổi thọ ước tính kéo dài hơn 5 năm.

4. Thức giấc, đi tiểu đêm
Một nhóm nghiên cứu gia người Nhật, đã công bố nghiên cứu của họ tại hội nghị European Society of Urology conference ở London, cho thấy quý ông thức giấc đi tiểu đêm, không phải do bị vợ ngắc nhéo vì ham ngắm nhìn vú người phụ nữ khác, hay vì ham ăn…vụng, mà vì ham ăn…mặn. Việc thức giấc nửa đêm để đi tiểu ảnh hưởng hơn 50% đàn ông trên 50 tuổi. Việc mất ngủ làm tăng stress, ảnh ưởng đến sức khoẻ. Lý do vì ăn mặn, sẽ khát nước, uống nước nhiều hơn và đi tiểu nhiều hơn. Đàn ông lớn tuổi, khả năng cân bằng về nồng độ giữa muối và nước không còn nhạy bén vì thận suy, vì thế khi nằm ngủ, nước sẽ thải ra nhiều hơn. Vì thế, muốn bớt đi tiểu đêm, đàn ông trên 50 nên bớt ăn…mặn!

5. Yếu thận
Khi nói đến chuyện đi tiểu đêm, lại phải nói thêm đến tình trạng sức khoẻ của hai quả thận. Ở đây tôi không bàn đến chuyện yếu sinh lý, như nói theo Đông Y, rằng yếu sinh lý vì do yếu thận mà ra.
Có hơn 20 triệu người Mỹ bị suy yếu thận, được xem là một bệnh thầm lặng vì không có một triệu chứng gì báo trước cả. Một khi trái thận bị suy yếu, có thể tiến đến tình trạng thận bị hư hại, lại đưa đến suy tim, và một khi chất độc tích luỹ trong máu, hệ quả là tử vong. Một khi thận bị hư, bệnh nhân cần phải thường xuyên đi lọc máu trong khi chờ đợi được ghép thận.

Hai lý do chính làm suy thận là cao huyết áp và tiểu đường, vì thế nếu bị hai chứng bệnh này, nên yêu cầu bác sĩ cho thử máu và thử nước tiểu để kiểm tra sức khoẻ của trái thận. Đồng thời để giảm nguy cơ bị hư thận, về cơ bản, nên ăn uống cẩn thận, vận động thể dục tốt để giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

BS Hồ Ngọc Minh

Wednesday, June 28, 2017

Mười Hai Câu Châm Ngôn Thâm Thúy Của Người Nhật - Youtube Marian Tran

Đặc Sản Sóc Trăng Hút Hồn Lữ Khách

Chùa Mã Tộc còn gọi là chùa dơi Sóc Trăng (Ảnh internet)

Ẩm thực Sóc Trăng mang những nét giao thoa tuyệt vời nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những nét đặc sắc không nơi nào khác có được.

Về Sóc Trăng, không chỉ được tham gia các lễ hội độc đáo như Ooc-om-Bok, đua ghe ngo, thăm các chùa chiền có lối kiến trúc đặc biệt, đi chợ nổi, thăm vườn cò… mà còn được thử các món ăn mang đậm dấu ấn của ba nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer.
Những đặc sản Sóc Trăng pha trộn tinh túy của thiên nhiên cùng cách chế biến và sử dụng nguyên liệu khác biệt sẽ khiến cho khách tới đây trải nghiệm hương vị có một không hai.

Bún nước lèo
Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu ông thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.
Nước lèo hay nước dùng của bún này được nấu theo phương pháp riêng nên trong vắt, không hề có chút cặn nào. Nước lèo thơm vị cá lóc đồng, sả và nhiều loại gia vị khác.
Bún trước khi cho vào tô, được trụng qua nước sôi, thêm tôm, thịt cá phi lê, thịt heo quay... rồi chan ngập nước lèo. Bún này phục vụ cùng đĩa rau sống đủ loại: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống...

Bún nước lèo không chỉ có nước lèo mà còn rất nhiều thành phần ngon lành khác như tôm, cá, thịt heo quay… (Ảnh: Internet)

Để tròn vị hơn, bạn có thể vắt thêm chanh, cho ớt tươi vào tô bún và trộn đều. Cái hương thơm dịu của cá cùng với mặn mòi nước mắm làm tôn lên cảm giác nơi đầu lưỡi: ngọt tôm cá, giòn béo thịt quay và dịu dịu của nước lèo rất khác với bún bò Huế hay phở. Bún nước lèo trong veo là đặc trưng của riêng miệt vườn, của riêng Sóc Trăng.

Bún gỏi dà
Với xuất phát điểm là gỏi cuốn, bún gỏi dà được biến tấu dần dần và trở thành món khoái khẩu của người dân bản xứ. Bún gỏi dà gồm các nguyên liệu chính như các thành phần trong món gỏi cuốn: bún tươi, rau sống, giá đỗ, thịt ba rọi, tôm, đậu phộng, tương xay và thêm một số phụ liệu khác như sườn non, nước dùng.

Bún gỏi dà có nguồn gốc từ món gỏi cuốn, được biến tấu một chút trở thành đặc sản Sóc Trăng. (Ảnh: Internet)

Nước dùng cùa bún gỏi dà được ninh từ xương heo, chế thêm nước me chua nhẹ và tương hạt thơm. Nhìn tô bún với những con tôm đỏ au, thịt ba rọi ngon, giá đỗ, sườn non, chút rau xanh, đậu phộng rang và tương phía trên, cùng nước dùng xâm xấp, khó có ai làm ngơ được.
Bún gỏi dà - đặc sản Sóc Trăng - khi ăn phải cho thêm tương ớt, vắt miếng chanh vào mới đúng chuẩn. Từng miếng bún dai mềm hòa chung nước dùng ngọt thanh và các thành phần khác tạo nên món ăn ngon và hấp dẫn với cả những người khó tính nhất.

Bánh ống
Món ăn vặt này rất quen thuộc với người Khmer. Không chỉ là thứ quà khiến trẻ con mê mẩn, đó còn là bữa sáng và bữa nhẹ buổi chiều của người lớn. Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống.

Bánh ống tròn tròn, dài dài, thơm nức mùi lá dứa, dừa nạo và muối vừng (Ảnh: Internet)

Hiếm có thứ bánh nào mà nhanh chín như bánh ống, chỉ khoảng 2 phút là xong mẻ bánh. Bánh có màu xanh mát của lá dứa, nhìn rất ngon mắt, lại được rắc lên trên dừa nạo và muối vừng càng hấp dẫn.
Bánh ống ăn ngay lúc còn nóng là ngon nhất. Bột gạo mịn, dẻo với mùi thơm dịu của lá dứa và beo béo dừa nạo, bùi bùi muối vừng cộng hưởng với nhau tạo thành bản nhạc mùi vị khó quên.
Đối với người Sóc Trăng dù đi đâu về đâu cũng luôn nhớ món ăn ngon lành, đơn giản này như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

Bánh pía
Mang âm hưởng ẩm thực của người Triều Châu, bánh pía kết hợp với những nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên miền Tây, tạo ra hương vị riêng và dần nổi tiếng, trở thành thương hiệu của Sóc Trăng.

Bánh pía mang âm hưởng ẩm thực của người Triều Châu kết hợp nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên miền Tây. (Ảnh: Internet)

Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Lâu dần người ta coi đó là một cái tên cho loại bánh hình tròn, dẹt này. Bánh có vỏ làm từ bột mì và đường kính. Nhân thì đa dạng: sầu riêng, khoai môn, đậu xanh, với lòng đỏ trứng vịt muối, khoai, mứt các loại…

Bánh sau khi được nặn thành hình thì được đem nướng cho chín. Bánh pía hấp dẫn với màu vàng ươm, mùi sầu riêng ngây ngất. Tuy nhiên, nếu không chịu được mùi sầu riêng thì bánh pía không phải là món khoái khẩu. Ngược lại, lỡ mê hương vị loại quả đặc biệt này sẽ nhớ mãi bánh pía ngọt thơm, ít béo này. Đã đi qua Sóc Trăng, ai cũng mua về vài bịch bánh pía để làm quà là vì thế.

Cháo cá lóc rau đắng
Cái tên đã nói lên tất cả. Từ gạo, cá lóc và rau đắng, người dân nơi đây chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền mình.
Nồi cháo được ninh thật kĩ. Chọn con cá lóc đồng thật to, luộc chín, lột da tách thịt cá ra riêng đĩa. Hái thêm rổ rau đắng thật mỡ màng nữa là đủ vị.

Món cháo cá lóc rau đắng không hợp với tất cả mọi người mà chỉ dành cho người thích ngọt sau đắng. (Ảnh: Internet)

Cháo vừa bắc trên bếp xuống múc ra tô, cho vào chút thịt cá lóc, gắp đũa rau đắng trộn chung, để đậm vị hơn thì cho thêm chanh, chút mắm rồi cứ thế múc ăn là ngon thấu trời.
Tuy nhiên, vị đắng của thứ rau miền Tây không thích hợp với nhiều người. Đa số, người thử lần đầu không thích món này vì cảm giác vị đắng lấn át hết các vị khác. Nhưng đối với người thích thì sau vị đắng đó là sự thăng hoa của rất nhiều yếu tố trong bát cháo.
Cái vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau giòn giòn đắng đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh cùng với cái nóng đang lan tỏa trong miệng của cháo dù đơn giản nhưng lại quyến rũ vô cùng.

Bún tiêu giò
Lại một lần nữa, món ăn mang hết nguyên liệu vào trong cái tên của mình. Món bún tiêu giò có các thành phần chính là bún, tiêu và giò heo. Nước lèo của bún tiêu ngoài vị ngọt của xương, của thịt thì đậm vị tiêu, cay nồng và nóng.

Bún tiêu giò nhìn có vẻ ngán, ăn lại cay nồng nhưng rất đáng để thử bởi khó nơi nào nấu ra thứ nước lèo sặc tiêu như thế này (Ảnh: Internet)

Thịt bắp bò được sơ chế rồi hầm chín sau đó thái thành lát mỏng vừa ăn. Đôi khi, nhiều người nấu còn cho thêm thịt vịt để tránh đơn điệu cho món bún.
Khi ăn, cho bún vào tô, thêm giá trụng, húng, kinh giới, hành tím, thịt bắp giò… vào rồi chan nước lèo lên là xong. Và như thói quen ăn uống của người miền Tây, người ăn có thể cho vào thêm chút ớt, chút chanh.
Chỉ thế thôi là người Sóc Trăng đã xong bữa sáng ấm bụng hay bữa chiều no dạ. Món bún tiêu giò ngon nhất khi thưởng thức những ngày trời mưa ngập trời xứ này. Khi ấy, cái nồng của tiêu không còn khó chịu mà khiến ta ấm áp hơn nhiều lắm.

Bánh cóng
Lại một món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng. Bánh cóng - đặc sản Sóc Trăng - hay còn có tên gọi khác là bánh cống, bánh sầy hoặc sài cá nại theo tiếng Khmer. Bánh cóng ngày nay phổ biến ra rất nhiều tỉnh khác thuộc miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Cần Thơ.

Bánh cóng là một trong những món ăn tiêu biểu nhất, đáng thử nhất Sóc Trăng nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung (Ảnh: Internet)

Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn.
Từng chiếc vàng ruộm, lại nổi lên hình tôm đỏ. Ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh… chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được.
Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau.
Thật không thiên vị chút nào khi nói bánh cóng là một trong những loại bánh ngon nhất đất Việt.

(Theo Eva)

Một Ngày Không Net Buồn Thay - Đỗ Công Luận

Tha Phương Cầu Thực - Tạp Ghi Huy Phương

Công nhân Việt Nam chuẩn bị rời Hà Nội để đi lao động ở ngoại quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

Người ta định nghĩa “tha phương cầu thực” là đi nơi khác (ngoài quê hương) để kiếm ăn (mưu sinh!). Sau tháng 4-1975, chính quyèn mới ở Việt Nam thường cho những người bỏ nước ra đi, đến một quốc gia khác sinh sống là để kiếm “bơ thừa sữa cặn,” vì miếng cơm manh áo, là những người “ tha phương cầu thực.”

Không ai hãnh diện phải bỏ quê hương, làng mạc, mồ mả tổ tiên để di cư sang xứ khác vì cơm áo. Một đất nước vì chính kiến khiến người ta phải bỏ nước ra đi, một đất nước không giữ chân được người dân làm ăn sinh sống trên quê hương mình mà phải bỏ xứ kiếm ăn, là một đất nước có những nhà lãnh đạo tồi.

Thử nhìn lại đất nước chúng ta ngày hôm nay, một xứ nông nghiệp mà lâm vào tình cảnh, đến mùa lúa, không có người canh tác. Hầu hết nông dân đều đã bỏ xứ ra đi tìm nơi khác, nghề khác để làm ăn. Chính quyền trước cảnh đất ruộng bỏ hoang đã hứa sẽ cung cấp giống lúa tốt, chịu mặn, nhưng con số nông dân chịu một nắng hai sương cấy cày không còn lại bao nhiêu. Ông Ðặng Thanh Quang, phó chủ tịch huyện Trần Ðề, Sóc Trăng kêu gọi cha mẹ, vợ con những người bỏ xứ hãy vận động họ quay về làm đất cho kịp vụ lúa mới…

Hồi tháng 9-2016, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố bản “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016,” cho thấy, cơn sốt nông dân bỏ ruộng đồng, từ nông thôn ra thành thị giờ đã trở nên trầm trọng. Không chỉ nông dân ở miền Bắc, miền Trung là những nơi khí hậu không thuận lợi cho nông nghiệp, mà còn cả nông dân từ đồng bằng sông Cửu Long, nơi từ xưa được gọi là vựa lúa Đông Nam Á.

Theo cuộc tổng điều tra dân số của VN, từ năm 2009-2014, mặc dầu có 97,000 người từ nơi khác đến đồng bằng Cửu Long, nhưng từ 1984-89 đã có 92,000 người, năm 1994-99 có 230,000 người, năm 2004-2009 có 733,000 người, năm 2009-2014 có 544,909 bỏ vựa lúa Cửu Long để đi xứ khác mưu sinh, kiếm ăn. Tính ra trong vòng 30 năm, hơn 1 triệu rưỡi người đã bỏ xứ sở của mình, một nơi có tiếng là mảnh đất mầu mỡ, trù phú nhất Việt Nam để đi tha phương cầu thực. Trong mười tháng đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26,000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê, Kiên Giang con số này là 20,000, Sóc Trăng là 10,000 người.

Đó là chuyện những nông dân của khu vực đồng nằng sông Cửu Long, còn ngư dân vùng biển của quê hương lại lâm vào cảnh tệ hại hơn. Họ không còn đánh bắt được trong vùng biển quê hương, một phần biển đã nhiễm độc, một phần ra khơi thì bị tàu lạ (Trung Cộng) xua đuổi đánh dập, bắt bớ, nên đành phải làm những ngư dân đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của các nước láng giềng.

Từ tháng 1-2013 đến tháng 3- 2017, đã có 134 tàu với hơn 1,000 ngư dân của tỉnh Bà Rịa (Xuyên Mộc - Long Điền) bị nước ngoài bắt giữ do xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái phép; trong đó, 132 tàu với 997 ngư dân bị Indonesia bắt giữ; hai tàu khác do Malaysia bắt giữ. Malaysia tố cáo lãnh hải của họ bị các tàu cá Việt Nam xâm phạm nhiều nhất. Dựa trên số liệu các vụ bắt giữ của nhà chức trách Malaysia trên Biển Đông, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Shahidan Kassim ngày 8/4 cho hay trong tổng số 273 vụ bắt giữ từ năm 2010 tới tháng 2 năm nay, các tàu cá Việt Nam chiếm phần lớn. Gần đây, ngư dân Việt Nam lại lân la đến Papua New Guinea và vùng biển Úc Châu để bắt trộm hải sâm, một số đã bị bắt tù và phạt tiền, khiến đại diện Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phải sang Port Moresby, thủ đô của PNG để ký cam kết hứa ngăn chận ngư dân xứ mình đến trộm hải sâm ở đây nữa!

Biển Đông bị Trung Cộng khống chế, ngư dân Việt phải tha phương vào vùng biển cá nước khác kiếm ăn, lớp bị bắt, lớp bị giết, lớp bị săn đuổi, lớp bị bắn chìm.

Ngư dân miền Trung vốn tay chài tay lưới, sống với nghề biển lâu năm, nay trở thành công nhân “xuất khẩu” bất đắc dĩ, nôm na là bỏ nghề, lưu lạc đi làm thuê xứ người.

Xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) 20 năm trước, khi chưa có phong trào ra nước ngoài làm thuê (xuất khẩu lao động) thì xã này cũng như hầu hết đất ven biển miền Trung khác, lam lũ quanh năm, nhưng không đủ ăn, đói nghèo, cơ cực. Ngày nay nhờ đám tha phương cầu thực, làm thuê tận Nam Hàn, đường làng sạch sẽ, nhà cửa cất lên san sát, khang trang không thua gì nơi phố thị.

Chúng ta cứ tưởng tượng một xã ven biển, tính tới tháng 3-2016, đã có tới gần 2.700 người đang đi làm thuê ở Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, Đài Loan...làng xóm mới được “đỏ da thắm thịt” như hôm nay!

Cũng như thế, Cương Gián, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giàu có bậc nhất xứ Nghệ nhờ nguồn thu từ tha phương. Xã hiện có khoảng 2.000 người đi làm ăn ở các nước như Nam Hàn, Đức, Nga, Thái Lan, Lào... Nhờ nguồn ngoại tệ gửi về từ nước ngoài mà đến nay, xã có trên 1.000 nhà dân xây nhà lầu trị giá cả triệu đô la, trong đó có nhiều gia đình có xe hơi.

Hiện nay nhà nước có chính sách đào tạo cho ngư dân trong độ tuổi từ 18 đến 35, để đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc làm thuê. Nhưng muốn đi sang các nước này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn, số ngư dân không có tiền chạy “xuất khẩu” đã tìm cách trốn qua Tàu, làm thuê, như làm bánh kẹo, ở các nhà máy chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Việt Hoa.

Ở trong nước thì dân vào đến tận miền Nam, Vũng Tàu, Biên Hoà để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, ai thuê gì làm nấy.

Với những ngư dân Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, một khi biển chết, tương lai chết dần chết mòn theo, kéo theo nhiều nhóm ngành nghề khác đành phải ly hương kiếm ăn. Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục đi du lịch nước ngoài như Lào, Thái Lan, nhưng thực tế là đi tìm kế sinh nhai. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung, chỉ cần đi xe hơi hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ tục nhập cảnh là được vào đất Thái Lan.

Ngày nay số người cầu thực ở Lào không ít, người sang Lào làm ăn cho biết: "Đi làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé máy bay!” Sở lao động Thương binh Nghệ An cho biết, lượng người làm hộ chiếu, giấy thông hành tăng đột biến, vào những ngày cao điểm có thể tới 1,200-1,300 người một này.

Một điều xót xa là ngày càng có nhiều học sinh ở các xã Lộc Sơn và Lộc Bổn (huyện Phú Lộc-Thừa Thiên) bỏ học để theo người thân sang Lào làm thuê, mà nhà trường và chính quyền không thể ngăn chặn... Nhiều năm trở lại đây, năm nào trường cũng có 30-40 học sinh bỏ học khiến cho các lớp học ngày càng trống vắng, số học sinh toàn trường giảm đáng kể.

Tỉnh Kiên Giang thì số nông dân rời quê đi làm ăn ngoài tỉnh tăng khá nhiều, chủ yếu do mất mùa bởi hạn hán và nước ngập mặn thời gian qua. Tại huyện An Biên, năm 2015, cả huyện có khoảng 6.000 lao động đi làm ngoài, trong 4 tháng đầu năm nay con số này đã tăng lên 1.400 người. Dân phải rời quê kéo cả nhà đi Saigon, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, thậm chí lên tận Tây nguyên làm thuê kiếm sống!

“Tha phương cầu thực” trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên tha phương thấy mình ra khỏi được cảnh bần cùng, đói rách.

Khổ một nỗi, đất nước nghèo đến nỗi người Việt Nam phải đi móc túi tha phương tận bên đất Nhật, bên Thái Lan.

Việt Nam thích làm cường quốc, thì lần này được gọi là cường quốc “tha phương cầu thực,” quốc sách là bỏ làng làm thuê, ở mướn lần hồi kiếm ăn.

Huy Phương

Tuesday, June 27, 2017

Phượng Đỏ Hoe Mắt Sầu - Trầm Vân

Những Gì Đáng Sợ Hơn Cái Chết? - Vũ Thạch


Nhân đọc tin hàng trăm người chết tại một thôn Phước Thiện, Quảng Ngãi với 90% do bị ung thư, xin gởi lại quí bạn đọc bài sau đây).

"Chết diễm phúc phải là chết già, trên giường, và có người chung quanh khóc ầm ĩ".

Ít nhất đó là hình ảnh hầu hết người Việt chúng ta được dậy từ thuở nhỏ. Hơn thế nữa, chúng ta còn nghĩ  hình ảnh "chết lý tưởng", "chết êm ả" đó cũng là ước muốn chung của loài người. Chí ít cũng bao gồm mọi người thuộc văn hóa Đông phương.

Nhưng thật thế không?

Có ngay thí dụ: Một trong những điều giới võ sĩ đạo Nhật sợ nhất là phải chết già, chết trên giường. Họ tha thiết cầu phật khấn thần để đừng phải chết như vậy. Cảnh một samurai lưng còng, chân tay run rẩy, không cử động được theo ý muốn, ngay cả đi đứng cũng phải cậy dựa vào người khác là cơn ác mộng đối với họ. Rõ ràng viễn cảnh trở nên "vô dụng" đối với họ đáng lo hơn cái chết.

Và có thể nói hầu hết chiến binh phương Đông, từ Mông Cổ đến Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, đều khoái được "da ngựa bọc thây" hơn nằm giường.

Sang đến văn hóa phương Tây thì người ta lại càng không thích để lại hình ảnh chết già. Người càng có học, có tài, có tiếng càng muốn cả người thân lẫn công chúng chỉ nhớ tới thời điểm cực thịnh mà họ đẹp nhất, thành công nhất, quyền thế nhất, hay sáng chói nhất về trí tuệ. Rõ ràng họ quan tâm đến di sản họ để lại hơn cái chết rất nhiều.

Do đó, quan điểm 'chết già là sướng' chẳng đáng được điểm cao đến thế đâu. Và ngược lại 'chết lúc chưa già' cũng chưa chắc đáng sợ như ta vẫn nghĩ. Còn lắm thứ đáng sợ hơn cái chết nhiều.

Nhiều cán bộ lớn tuổi tâm sự điều mà họ sợ nhất vào cuối cuộc đời là phải nhìn lại những gì họ đã làm hay không làm trong những năm dài đã qua. Từ đó, họ sợ những nạn nhân đang chờ họ ở thế giới bên kia hơn sợ cái chết, vì chết chỉ là ngưỡng cửa bước qua trong khoảng khắc. Với thời đại Internet, chúng ta có thể thấy được khá nhiều lãnh đạo đảng đi qua giai đoạn cuối đời như vậy, kể cả những hung thần một thời như Tố Hữu, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, ...

Cũng có lãnh đạo sợ phải đối diện những người bạn đang chờ họ bên kia thế giới hơn cả cái chết. Đó là những đồng đội mà họ từng phản bội hay bỏ rơi để giữ an toàn cho bản thân, kể cả những người đứng lên theo lời kêu gọi của họ. Chúng ta có thể thấy loại ân hận đó ở những ông Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp, ...

Và cũng có những lãnh đạo sợ phải thừa nhận mình đã sống qua cả một cuộc đời vô ích, vô nghĩa, vô vị. Vì quá lo an toàn cho bản thân mà chẳng để lại được gì, chẳng hoàn thành được gì. Mà cái chết, tức lằn ranh sau cùng của an toàn, vẫn đến, chẳng né tránh được. Hơn thế nữa, họ phải thừa nhận chính họ là một phần của cỗ máy đem lại điêu linh cho biết bao người khác. Chúng ta có thể nhận ra loại tâm tư này ở những ông Phạm Văn Đồng, Trần Quang Cơ, ...

Trong tình trạng thê thảm của dân khí hiện nay, chúng ta khó còn cảm được lời dạy của cha ông: Chết vinh hơn sống nhục. Nhưng 5 chữ đó là kết tinh kinh nghiệm sống của biết bao cuộc đời. Một trong những lý do chết vinh hơn sống nhục là vì "sống nhục" chỉ được một thời gian ngắn rồi vẫn dẫn đến cái chết, mà luôn là "chết nhục". Mọi hối tiếc vào lúc sắp "chết nhục" đều đã quá trễ.

Qui luật đó ứng dụng cho cả nhân loại chứ không riêng gì người Việt. Gần 80 năm trước, hàng triệu người Do Thái khi gần chết trong trại tập trung của Đức Quốc Xã mới quặn lòng hối tiếc đã không tham gia kháng chiến vì sợ chết; hối tiếc đã không mang thân ra hứng đạn cản đường cho vợ con chạy trốn vì sợ chết; hối tiếc đã riu ríu kéo cả nhà lên xe vào trại tập trung vì sợ chết, ... để rồi giờ đây vẫn chết, chết riêng từng người, chết từng phần cơ thể vì kiệt lực, và chết với nhận thức từng người trong gia đình mình ở đâu đó cũng đang chết dần ở mức dưới hàng súc vật như mình. Đối với họ cái đau của hối tiếc lớn hơn cái đau của sự chết.

Ngày nay, tại nước ta, cả dân tộc đang bị đẩy vào loại chọn lựa đó. Gần nhất là những bà con tại 4 tỉnh miền Trung đang sống dở chết dở vì thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Nhiều người đang phân vân: đứng lên đấu tranh đòi tẩy rửa môi trường bây giờ có thể bị trấn áp nhưng dẫu có chết đi nữa thì vẫn hơn cảnh ngồi nhìn từng người trong gia đình nhiễm ung thư, đau đớn nhiều năm tháng, rồi lần lượt ra đi, kể cả bản thân mình. Cái đau của hối tiếc sẽ lớn hơn nhiều cái đau của sự chết. Còn nếu đứng lên đấu tranh giành lại môi sinh bây giờ, gia đình mình sẽ sống.

Dĩ nhiên câu hỏi lương tâm này cũng được đặt ra cho từng người chúng ta chứ chẳng riêng gì bà con 4 tỉnh miền Trung. Chất độc nay không chỉ có trong cá mà trong hầu hết mọi loại thực phẩm và không từ một ai trên cả nước. Liệu chúng ta có dám chấp nhận để đứng lên mạnh mẽ đòi nhà cầm quyền phải đóng ngay các cánh cửa dẫn chất độc vào Việt Nam? hay ngồi chờ ngày ung thư đến đón từng người trong gia đình ra đi?

Và còn nhiều quốc nạn khác nữa, đặc biệt là số phận của đất nước sau thời điểm 2020. Liệu chúng ta có dám chấp nhận để đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước ngay  bây giờ, bất kể những kẻ cứ nhất định ôm chân quân xâm lược? hay ngồi chờ ngày "chết nhục" dưới chân chủ mới như dân tộc Tây Tạng?  Đến lúc đó có muốn chọn lại cũng đã quá muộn.
oOo 

Chẳng ai muốn tìm lấy cái chết nhưng nghĩ cho cùng chết có phải là chuyện khủng khiếp nhất chưa?

Vũ Thạch

Xóa Bụi Thời Gian - Đỗ Công Luận

Thư Ba Viết Cho Con - Nguyễn Thị Thêm


Hôm nay ngày Father's Day
Ngày của những người cha, trong đó có ba và con. Những người được ơn trên cho nhận một thiên chức vô cùng tốt đẹp và cao quý. Ngày mình có một đứa con.
Ngày đó ba đã hân hoan và xúc động khi bồng con trên tay. Thằng con trai đầu tiên, người sẽ thay ba gánh vác gia đình và duy trì giòng tộc.

Khi bà nội con cuống quít mừng rỡ la lên "Con trai",  ba đứng bên ngoài phòng sanh nghe như trái tim mình ngừng đập. Ba quên đi sự đau đớn của má con, quên đi những lúc má con trân người chịu đựng. Quên đi hai bên bờ sống chết người mẹ vượt cạn một mình. Trong phút chốc vui mừng ba đã ích kỷ như vậy đó. Người đàn ông trong ba lúc đó chỉ nghĩ đến con. Đứa con trai đầu lòng yêu quý của ba.
..........

Bây giờ ba đang ngồi trên chiếc xe lăn, hai tay yếu đuối không thể lăn vòng tròn để chiếc xe di chuyển. Hai chân ba bất động và đôi mắt không còn nhìn rõ những cụm hoa cuối vườn.
Chiều qua má con hỏi ba:
-"Father's Day ông muốn quà gì?"
Ba nhìn má con và Ba nói thật lòng:
-" Tôi không cần chi cả. Tôi chỉ cần mình ở bên tôi".
Má con cười, đôi má nhăn nheo hơi đỏ. Bả là vậy đó con, già rồi nhưng nếu ba nói câu nào có vẻ tình tứ một chút là bả đỏ mặt mắc cở. Cuộc đời má con gắn liền với ba từ ngày bả còn con gái. Con gái miệt vườn nước da trắng bóc vì tàng cây bóng mát quanh năm. Bả đẹp lại giỏi thêu thùa bánh trái nên bà nội con chấm cho ba từ ngày ba còn chưa tốt nghiệp trung học.

Còn ba, con trai một trong một gia đình khá giả. Bà cố con cưng ba như ngọc như vàng vì ba là cháu trai đích tôn. Ông bà nội con khó lòng la mắng hay đánh ba một cái. Lúc nào cái bóng bà cố con cũng phủ xuống bao che mọi tội lỗi của ba.
Cho nên từ ngay lúc còn nhỏ ba đã thuộc loại con cưng. Ba luôn vòi vĩnh, muốn gì được đó. Ba coi mình như là cái rốn của vũ trụ mà vũ trụ đó là trái tim yêu thương của ông bà cha mẹ.

Ba có thể hất tung chén cơm xuống đất nếu không vừa lòng, chị của ba phải loay hoay đi dọn, lại còn bị la cho một trận là không biết dỗ dành em. Ba đi chơi nhiều hơn đi học nhưng bà nội ba lại bảo ba còn nhỏ không nên học nhiều tổn hại sức khỏe. Ba có thể lấy tiền bao bạn bè ăn xài mà không bị la rầy. Ông nội con la mắng thì bà cố bao che nói :" Tiền của mày không để cho nó xài thì để cho ai"

Con ơi! cái tư tưởng con trai là nhất, con trai nối dõi tông đường đã làm bà cố con đưa ba vào con đường ích kỷ. Ba không quan tâm tới mọi người xung quanh, chỉ nghĩ đến mọi người phải phục vụ và chìu theo ý mình.

Ba chưa hề nghĩ đến sự cực khổ cha mẹ lo cho mình ăn học. Ba chưa hề nghĩ đến bữa cơm mình ăn là do mẹ chăm chút nấu nướng. Quần áo mình mặc là chị phải giặt sạch sẻ, ủi phẳng phiu cho mình lich sự đến trường. Con mắt ba luôn nhìn phía trước đẹp hơn, tốt hơn để ước muốn và đòi hỏi.

Rồi bà cố con mất, ông nội của con qua đời trong một tai nạn. Gia đình ta suy sụp không còn được như xưa. Nhưng bà nội con vẫn gánh gồng để cho ba không bị thiệt thòi, để ba không cảm thấy hụt hẫng vì thân phận mồ côi. Ba vẫn đến trường và  vẫn mang ý nghĩ mình tất cả.

Ba đi học, ba đi chơi, ba sống trong cuộc sống vui tươi của lứa tuổi học trò tươi đẹp. Cho đến một hôm ba về nhà thấy bà nội con nằm trên giường bệnh. Chị của ba cuống quít bên cạnh mẹ. Thì ra do lao lực quá nhiều, bà nội con đã ngã quỵ trên đường đi chợ.  Trái tim và thân hình yếu đuối của bà không chịu nỗi với phong ba và bão táp của đời sống.

Chị của ba phải thay mẹ buôn bán nuôi em và lo thuốc men cho mẹ. Ba không còn có những bửa sáng ngon lành vì cô con phải lo cho bà nội trước khi đi đến chợ dọn hàng. Buổi trưa ba ăn qua loa gói xôi hay ổ bánh mì chứ không còn tiền rủng rỉnh để ăn ngon như mình thích. Những bạn bè xôi thịt ngày xưa không còn chơi với ba như trước. Họ lẫn tránh mỗi khi ba đến gần. Ba mới biết sự hào phóng của mình ngày xưa là sai lầm lớn. Ba đã phung phí tiền bạc của cha mẹ và cuộc đời mình một cách sai lầm.

Ba như người tỉnh mộng, khi nhìn cô của con gầy rạc đi trông thấy vì vất vả. Nhìn bà nội con trên giường bệnh  đau đớn rên siết từng cơn. Ba nghĩ  mình phải làm một điều gì đó để chuộc lại lỗi lầm. Ba vụng về nhóm lửa nấu cho mẹ mình bình nước. Ba phát hiện công việc đơn giản mà mẹ và chị mình làm hàng ngày không dễ dàng chút nào. Những đóm lửa nhỏ nhoi lóe lên rồi không bắt được mồi chợt tắt. Như những mơ mộng hão huyền, những tự cao tự đại về vai vế đàn ông trong gia đình cũng tàn lụn theo.

Ba cố gắng nhiều lần. Thổi lửa ho sặc sụa. Tro bay tung mù trời. Bụi bám đầy mặt, ba mới nấu được bình nước. Ba vụng về pha trà rồi đem đến cho nội của con. Ly nước đầu tiên trong đời tự tay ba nấu đem mời mẹ khiến bà nội con đã khóc. Bà khóc vì thương ba, vì sự suy sụp của gia đình. Bà khen nước ngon lắm nhưng bây giờ ba mới biết là nó rất hôi khói. Đó là lần đầu tiên ba làm một công việc đúng nghĩa của một người đàn ông có trách nhiệm với gia đình.

Con có biết không , ba đã từng nấu cơm dưới khê, trên sống  mà cả nhà vẫn chịu khó ăn. Nếu ngày xưa với cơm này ba đã quăng đủa và mắng mỏ, giận hờn. Nhưng bây giờ ăn hạt cơm mình nấu ba mới biết bài học ở trường dạy mình là đúng; "Phải biết quý hạt gạo do người nông dân làm ra. Biết quý chén cơm do người nấu cho mình ăn"

Ba chưa bao giờ thấy mình trưởng thành  như lúc đó. Buổi sáng thay vì tới lớp sớm để la cà như xưa. Ba phụ cô của con lo cho nội ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa rồi mới tới trường. Tan trường ba ra chợ phụ cô con dọn hàng rồi chị em về nhà cơm nước. Ba không còn thấy mình cần những thứ xa xỉ, những quần áo hợp thời trang, vì đồng tiền làm ra vô cùng vất vả. Căn nhà trở nên ấm cúng hơn, thân tình hơn vì mọi người đều biết nghĩ cho nhau, lo lắng cho nhau.

Ba hãnh diện thấy mình như vậy mới là đàn ông. Ba có cánh tay rắn chắc của thanh niên để chẻ củi thay cho chị. Ba có thể quay nước đầy lu để bà nội con xài. Ba tự mình giặt những bộ đồ mình thay ra mà không cần ai làm dùm. Ba hiểu rõ vị trí của mình trong gia đình. Ba sẽ là cánh tay của chị, là niềm vui và hy vọng của mẹ. Ba không còn tự tôn tự đại để phân biệt chuyện đại sự  của đàn ông và chuyện cơm nước bếp núc là của đàn bà. Ba hiểu hơn ai hết câu nói "Khi đói thì đầu gối phải bò"

Ba không ngờ những việc ba làm đã lọt vào đôi mắt xanh của mẹ con, cô bạn đẹp người đẹp nết mà ai cũng thích. Ba đã thoát xác từ một tên học trò lười, ăn chơi lêu lỏng để thành một người con có hiếu, một người đàn ông biết tháo vác lo cho gia đình.

Bà nội và bà ngoại con là đôi bạn học ngày xưa, nội rất thích mẹ con khi mẹ con còn là một cô bé gái. Ngày đó theo mẹ đi chơi, ba thích leo trèo để hái trái cây trong khu vườn rợp bóng. Mẹ con nhỏ nhắn dễ thương loay hoay đâm muối ớt hai đứa cùng ăn, nói cười thơ ngây, vui vẻ. Nhưng  càng lớn ba lại thích ở thành phố nhiều hơn vì  những thú vui hợp với lứa tuổi. Ba trở nên ngổ ngáo vì được cưng chiều và mẹ con càng lúc càng xa tầm với của ba.

Khi  gia đình lâm cảnh khó khăn, Bà nội con bị bệnh, mẹ con thường thay mẹ mình đến nhà thăm viếng nội, đôi khi ở lại nấu cho nội tô cháo hay phụ cô con vào những ngày kỵ giỗ trong nhà. Ba đã phát hiện vẽ đẹp thùy mị, dịu hiền nơi cô bạn học cũ. Ngoài gương mặt xinh đẹp, mẹ con còn có một tấm lòng. Biết yêu thương và tha thứ, giỏi giang nhưng không kiêu ngạo, khoe khoang.

Trong tình hình đất nước chiến tranh, ba phải lên đường nhập ngũ. Mẹ con tiễn ba với giọt lệ ngấn mi. Trong quân trường và suốt những tháng ngày chiến đấu, đối diện với tử thần, ba nhớ mãi đôi mắt mẹ con hôm ấy. Tình yêu của người con gái trao cho ba âm thầm kín đáo.  Ba thấy mình không thể chần chờ, ba nhờ những cánh thư từ KBC gửi về để thay ba gửi đến mẹ con những lời giao ước.

Thế là những cánh thư  của hai người yêu nhau cho ba một niềm an ủi vô bờ trong những ngày chiến tranh khốc liệt. Ba yên tâm vì bên cạnh nội con đã có người ân cần chăm sóc. Chưa  có một lễ nghi chính thức nào nhưng mẹ con đã gánh vác vai trò của một người con dâu trong gia đình ba. Ba càng thương yêu và trân trọng mẹ con hơn.

Mẹ con đã lên xe hoa về nhà ba vào một sáng mùa Xuân tươi đẹp. Sau lễ cưới, ba lại lên đường ra đơn vị. Mẹ con ở lại nhà làm một chinh phụ chờ chồng. Mẹ con đã thay ba lo cho nội khi cô con đi lấy chồng xa. Trong một lần về phép, mẹ con đã mang trong người giọt máu của ba. Con thành hình từng ngày trong tình yêu của mẹ xen lẫn nỗi hoảng hốt lo sợ từng ngày khi chiến tranh càng ngày càng khốc liệt.

Cơn lốc xoáy 30/4/75 tàn khốc tràn về. Ba bị bắt buộc buông súng đầu hàng trong oan ức. Xuôi ngược trong dòng người xuôi Nam hỗn độn, ba đã về lại nhà với hình dáng tang thương của người lính bại trận. Không còn bút mực nào diễn tạ tậm trạng của ba lúc ấy. Xôn xao mừng rỡ gặp lại vợ con. Uất hận trào dâng khi chứng kiến xác đồng bào, đồng đội chết thảm thương. Nhục nhã khi mình phải  cỡi bỏ quân phục và vũ khí để mưu cầu sự sống. Tất cả những điều đó làm ba mất phương hướng và suy sụp tinh thần.

Một lần nữa mẹ con dìu ba đứng  dậy. Mẹ con đã tìm cách trấn an và bảo vệ ba bằng tất cả khả năng mình. Rồi việc gì đến đã đến, ba phải khăn gói 7 ngày đi học tập theo lệnh chính quyền mới. Nhưng sự thật là ra đi không biết được ngày về.

Ba bị tù  CS 10 năm, bị chuyển từ Nam ra Bắc. Những khổ cực, gian lao  nơi núi rừng Việt Bắc đã hũy hoại cuộc đời ba. Mấy lần ba tưởng mình đã chết. Những cơn đói, những trận sốt rét rừng vùi dập thân thể người tù. Nhưng ba tự nhũ "Phải sống  để còn về đoàn tụ" Ba tha thiết được về để giúp đỡ mẹ con, và tìm cơ hội để con thoát ra khỏi cái địa ngục đang giam hảm tương lai.

Bà nội con vì yếu đau, thuốc men không đủ lại nhớ thương ba nên đã vĩnh viễn ra đi. Mẹ con một lần nữa thay ba lo cho nội những ngày cuối đời và mồ yên mã đẹp. Con à! Nói sao hết những gì mà mẹ con đã làm cho ba, những gì mà mẹ con đã hy sinh cho cha con ta có được ngày hôm nay.

Ba đã được trở về nhà với một thân thể tàn phế. Hai chân ba đã bị cả bó tre nứa đè lên trong một lần lao động trên đồi. Bạn  tù đã đặt ba lên bè để xuôi theo dòng nước chuyển ba về lán trại. Tưởng đâu ba đã chết vì vết thương mưng mũ mà thuốc men không có. Nhưng nhờ ơn trên, ba đã vượt qua và được trả về nhà . Một tay mẹ con đã lo cho ba và gia đình ta qua cơn khó khăn, đói rách.

Thú thật! Ba có công tạo con ra, nhưng công ơn của mẹ con mới thật là vô cùng  không sao kể xiết. Mẹ con đã hy sinh cho chúng ta biết bao nhiêu. Không có ba con vẫn trưởng thành và sống tốt. Nhưng nếu không có mẹ con, ba không biết mình sẽ làm sao để chống chọi nghịch cảnh.

Hôm nay ngày lễ Father's Day, ba lại ngồi viết những dòng này cho con, bởi vì ba bắt được trong đôi mắt con dường như không vui. Con có ý phàn nàn là các con của con yêu mẹ chúng hơn con. Ngày Father's Day chúng tỏ ra không mặn mà bằng ngày Mother's Day của mẹ.

Đừng như vậy con à! Người phụ nữ lúc nào cũng bị thiệt thòi nhiều hơn chúng ta. Khi con tan sở, con có thể yên tâm cùng bạn bè vui chơi, tiệc tùng. Nhưng vợ con phải vội vã về nấu ăn cho cả gia đình, lo cho con cái. Khi con có thể đi công tác xa nhà cả tuần lễ mà vẫn an vui thì vợ con chỉ cần vắng nhà 3 ngày thôi căn nhà đã đổi khác.

Trong trái tim người mẹ, con cái là tất cả. Người phụ nữ dù ở quốc gia nào, chủng tộc nào cũng vẫn gắn liền đời mình với hai chữ hy sinh. Ba công nhận ở đây người phụ nữ được tôn trọng và hưởng quyền lợi nhiều hơn. Nhưng đó là sự công bằng của xã hội. Còn trong gia đình người mẹ vẫn là chỗ dựa tốt nhất cho những đứa con. Dù người mẹ ấy có làm đến Tổng thống hay chỉ là một người công nhân vệ sinh bình thường.

Ba nhớ lời bà nội con đã nói với ba:
-Má không ép con về vấn đề hôn nhân. Nhưng má chỉ dặn con một điều là chọn vợ không phải chọn người thật đẹp. Mà hãy chọn người có trái tim thật tốt. Chọn cho mình một người vợ còn có nghĩa chọn cho con mình một người mẹ đức hạnh và biết hy sinh.
Mẹ con là người phụ nữ đó, Mẹ con đã cho con tất cả những gì bà có. Ba nghĩ vợ con cũng vậy nếu con đem hết tình yêu và niềm tin đặt vào trái tim của cô ấy.

Con à! Hôm nay là ngày Father's Day. Hai cha con ta đều có quà và là những người quan trọng nhất. Mẹ con và vợ con đã chuẩn bị những thức ăn thật ngon cho cha con ta.

Chúng ta là những người đàn ông, là người cha trong gia đình. Ba đã lớn tuổi lắm rồi, lại đau yếu, thương tật. Thời gian còn lại của ba không nhiều lắm đâu con. Cuộc đời ba bị thất bại rồi. Điều ba thấy mình làm đúng nhất là đã đem được vợ con qua đây. Mẹ con đã có một cuộc sống an bình tuổi già. Không vất vả lo lắng vì miếng cơm manh áo hay thuốc men bệnh hoạn. Còn con đã được hưởng không khí tự do và sống theo lý tưởng của mình. Đó là điều ba mãn nguyện.

Ba đã làm cha và con đã trưởng thành. Con đang làm cha và con của con hãy còn nhỏ. Hãy yêu thương và giáo dục chúng đúng hướng nghen con. Dạy chúng phải mạnh dạn dấn thân , thực hiện lý tưởng và làm một người đàn ông đúng nghĩa. Biết yêu thương, tha thứ  và san sẻ trách nhiệm gia đình.

Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con. Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.

Nguyễn thị Thêm