Người Phương Nam
Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Saturday, November 23, 2024
Yếm Thắm - Yếm Đào - Nguyễn Duy Phước
Friday, November 22, 2024
Đại Úy Trở Về - Lê Phú Hải
Lê Phú Hải
http://vietnamthuquan.eu/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2nvnqnmn31n343tq83a3q3m3237nvn
Món Quà Cuối Cùng - Mary Barrett - Diệu Lý dịch
Alainne Olivers vô cùng kinh ngạc: ai là người
gửi cho cô gói bưu phẩm này? Chắc có sự nhầm lẫn, cô tự nhủ và xem xét kỹ gói
giấy. Địa chỉ của cô được viết chính xác, với nét chữ rõ ràng và cầu kỳ. Cô
không đủ can đảm để mở nên đặt nó lên bàn. Tên người gửi thật lạ lùng: P. Si
tình, phố "Sắc màu" 35. Nhưng rồi óc tò mò đã thắng, cô bóc lớp giấy
bọc ngoài. Bên trong, cô trông thấy một cái hộp nhỏ, bên trên là một vũ nữ tí
hon. Cô xoay chiếc chìa khóa, vũ nữ tí hon cử động theo bản nhạc trích trong
tác phẩm nổi tiếng "Sông Danuyp xanh".
Tim cô đổ nhịp dồn dập. Đây là món quà đầu tiên
mà John tặng cô từ khi còn chưa cưới. Sau khi anh mất, cô bán nó cho một tiệm
đồ cũ. Hoảng hốt, cô mặc áo khoác và đi ra thị trấn.
Cô hỏi người chủ tiệm đồ cũ:
- Ông Stayer, ông có thể cho tôi xem cái hộp tôi
đã để lại cho ông không?
Ông ta trả lời sau một thoáng ngập ngừng:
- Vâng, tôi còn nhớ cái hộp đó... Nhưng cách đây
không lâu, tôi đã bán nó rồi.
- Vậy ông có nhớ người mua không?
- Một người lạ.Trông anh ta khá dễ thương, khoảng
30 tuổi. Theo tôi nghĩ, anh ta không phải người ở đây. Anh ta cũng không quan
tâm tới giá cả của cái hộp.
Tim cô như ngừng đập. John cũng từng như vậy...
Đêm nay Olivers ngủ không ngon giấc. Cô mơ thấy John, người chồng đã qua đời...
Khi họ mới quen nhau, anh cũng chừng 30 tuổi, đẹp
trai, trung thực và có cá tính. Lúc đó, anh đã là một luật sư có tiếng, quan
tâm đến cả chính trị. Anh có thể cưới được vợ giàu, nhưng anh đã chọn cô. Dòng
họ của cô vốn lâu đời và nổi tiếng, song hoàn toàn kiệt quệ về tài chính và cô
đã quyết định bán dần tài sản để sống.
Một tuần lễ sau, cô lại nhận được một gói bưu phẩm khác, cũng cùng một người gửi. Một chiếc kim gài áo bằng cẩm thạch, quà cưới của John. Hai chân cô muốn khuỵu xuống. Chồng cô là người phóng khoáng, song anh không cho cô có cơ hội tiêu tiền một mình. "Anh muốn được tự tay chăm lo cho em" - Anh nói với vợ như vậy. Trong suốt thời gian chung sống, cô không bao giờ có quá 5 đôla trong túi. Thời gian đầu, sự hào phóng của anh làm cô rất vui, nhưng dần dần, trong cô xuất hiện lòng ham muốn được tự lập ngày càng mãnh liệt.
Những gói bưu phẩm tiếp tục đến mỗi tuần. Những
món quà của John trở lại với cô theo đúng thứ tự mà cô từng được tặng: chiếc
vòng đeo tay có gắn kim cương nhân dịp lễ đặt tên thánh của cô, đôi bông tai
nhân dịp lễ Giáng sinh...; sau những chiếc thìa bạc quà tặng nhân ngày cưới, là
chiếc bình hoa John tặng cô trong một chuyến du lịch. Cô bắt đầu cảm thấy bấn
loạn. Chỉ còn một món nữa thôi. Nếu cô nhận được nó thì giống như John đã đội
mồ sống lại.
Khi gói bưu phẩm được đưa tới, hai tay cô run lẩy bẩy, mãi mới mở
ra được. Đúng là cái mà cô đang đợi. Cái hộp nhỏ bằng cẩm thạch dùng đựng
thuốc, một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Đó là vật cuối cùng cô mang tới tiệm đồ
cũ.
Tối nay Alainne đi nằm sớm nhưng không ngủ được.
Khi đang trằn trọc trên giường, cô nghe thấy tiếng gõ cửa, rồi có tiếng chuông.
Cô khoác áo ngoài, chậm chạp đi về phía cầu thang dẫn ra cửa lớn. Khi tay đã
đặt lên ổ khoá, cô thấy mình sắp ngất. "John..." - Cô thều thào rồi
quỵ xuống sàn. Cô tin chắc rằng phía sau cánh cửa kia là người chồng đã chết
của cô. Cô đã dùng thuốc độc trong cái hộp cẩm thạch kia pha vào cà phê cho
anh, mỗi ngày một ít. Khi anh chết, cô thấy hoan hỉ: cuối cùng cô cũng đã có
tiền riêng.
Chủ tiệm đồ cũ Stayer gõ thêm lần nữa rồi thất vọng quay về. Ông
đã nóng ruột mong đến giờ phút mà ông sẽ gửi cô món quà cuối cùng trong những
món quà đẹp đẽ. Ông đã trả lại chúng cho cô theo đúng thứ tự mà cô đã mang tới.
Cuối cùng, hôm nay ông muốn được bày tỏ tình yêu đối với cô. Thật tiếc là cô
lại đi vắng. Ông sẽ quay lại. Bó hoa này sẽ còn tươi đến ngày mai.
Bó hoa còn tươi lâu hơn... Hai ngày sau, Stayer đặt nó lên nấm mộ
của Alainne.
Mary Barrett
Diệu Lý dịch
Thursday, November 21, 2024
Đỉnh Ngu Trí Tuệ - Lỗ Trí Thâm
Khám
xét áo, quần, chỉ có độc nhất một mẩu giấy nhỏ viết: ”Chán đời vì hụt hẫng
tình yêu..”
4/-Trại giam Nam
Hà,
Vào mùa đông rét mướt năm
1979. Cán bộ công an Hà Nội đến thanh
tra..
Lỗ Trí Thâm
Thủ Đô Little Saigon
Nghề Thầy - Nguyễn Văn Sâm
Trong đời đi dạy học, tôi có rất nhiều học trò từ nửa thế kỷ trước như học trò Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho , Petrus Ký Saigon hay học trò Văn Khoa và sau này là lớp học trò nhí của trường Tiểu học bên Mỹ, tất cả đến nay tuổi đời suýt soát 60-70 đều đã thành đạt trong cuộc sống, nếu có rải rác đâu đó những kẻ không thành công thì chắc cũng đã thành nhân, đã sống cuộc đời đàng hoàng tử tế, tôi luôn tin tưởng vào số học trò ngày xưa của mình, vì họ đã được hưởng một nền tảng giáo dục rất nhân bản trong chế độ cũ
Ăn Đậu Nành Tốt Xấu Ra Sao? - Huỳnh Chiếu Đẳng
Nguồn
tin và chi tiết: https://fortune.com/well/article/soy-health-benefits/?utm_source=flipboard&utm_content=user/fortune
HCD
tóm tắt bản tin:
Đậu
nành có tốt cho sức khỏe không? Đây là những gì các chuyên gia nói
Ani Freedman •
Fortune Well
Mặc dù đậu nành
phổ biến khắp nơi, nhưng có nhiều tin đồn liệu nó có tốt cho bạn hay không. Để
có câu trả lời, Fortune đã nói chuyện với các chuyên gia - đây là những gì bạn
cần biết.
Theo Bộ Nông nghiệp,
Mỹ là nước trồng đậu nành lớn nhất thế giới.
Nó được cho là một trong những cây trồng quan trọng nhất, cung cấp protein cho động vật và con người, ngoài việc được chế biến thành nhiên liệu sinh học, dầu thực vật và các sản phẩm thực phẩm khác. (hiện nay 99% đậu nành đang trồng là loại GMO, nó với bắp là hai loại cây lại tạo nhiều nhất)
Chuyên gia dinh
dưỡng Lauren McNeill, cho biết mối lo ngại về đậu nành bắt nguồn từ hai nghiên
cứu được công bố vào năm 1987 và 1998. Các nhà nghiên cứu phát giác ra rằng đậu
nành làm tăng nguy cơ ung thư vú của chuột. Lý do đậu nành chứa phytoestrogen,
có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen (kích
thích tố nữ) sẽ khiến bạn có nguy cơ ung thư vú cao hơn, vì hoạt động của
estrogen có thể hoạt động như một chất xúc tác cho sự phát triển của ung thư.
Các mối quan tâm
khác về đậu nành là nó có khả năng ức chế tuyến giáp trạng, nghiên cứu trên động
vật và ống nghiệm.
Nhưng những
nghiên cứu đó về cơ bản là thiếu sót, McNeill nói.
McNeill nói với
Fortune có bằng chứng thực sự đậu nành tốt sức khỏe con người.
Một số nghiên cứu
gần đây đã phát giác ra rằng đậu nành không có tác động đáng kể đến chức năng
tuyến giáp. Một nghiên cứu năm 2010 phát giác ra rằng không
có tác động nào từ đậu nành đối với testosterone hoặc các hormone giới tính
khác ở nam giới.
Bác sĩ Neil
Iyengar, một bác sĩ ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở
New York cho biết: “Chúng tôi hiện có tài liệu rất rõ ràng cho thấy không có mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ đậu
nành và tăng nguy cơ ung thư và tăng tái phát ung thư,”
Bs Iyengar thấy
có lợi cho bệnh nhân của mình vì lợi ích sức khỏe tổng thể và tuổi thọ đến từ
chế độ ăn uống thực vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu nành không chỉ
giúp giảm nguy cơ ung thư của bạn, mà còn có thể cải thiện kết quả sức khỏe rộng
rãi. Ông nói. “Thực tế tôi sẽ khuyên mọi người kết hợp đậu nành như một phần của
chế độ ăn uống bảo vệ ung thư lành mạnh.”
Một nghiên cứu
năm 2009 trên 5.042 phụ nữ ung thư vú ở Trung Quốc - từ 20 đến 75 tuổi bị bịnh
trong khoảng từ tháng 3 năm 2002 đến tháng 4 năm 2006 - cho thấy những người ăn
đậu nành nhiều (hơn số còn lại) có nguy cơ tử vong và tái phát ung thư thấp hơn
đáng kể. Trong khi đó đối với nam giới, tiêu thụ đậu nành dường như cũng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền
liệt, theo một nghiên cứu năm 2018.
Nghiên cứu năm
2019 giải thích rằng phytoestrogen có liên quan đến một số lợi ích, bao gồm
chức năng tim mạch và nhận thức, sức khỏe da, giúp giảm cân và giảm thiểu các
triệu chứng mãn kinh.
Bác sĩ Iyengar
nói nên nhớ là đậu nành càng “xử lý” ít càng tốt (ít chế biến thì tốt hơn).
Xin hiểu cho rằng tôi không phải là người chuyên môn đâu, chuyển cho các bạn
đọc để tham khảo mà thôi.
Wednesday, November 20, 2024
Thiền Ngôn & Cảnh Đẹp Nhật Bản
- Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của
ta. Ta và của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm
"ta" gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những yếu tố
hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác (sensation), tri
giác (perseption), phản ứng tâm lý (mental action and reaction), tâm thức
(mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà tạo thành quá trình sự sống
(living process), trong đó không có gì là ta và của ta cả.
Viên Minh.
- Khi
tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm di động thì
tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của tâm hoạt động này. Bất
an và tham ái cũng được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ chuyển động
này, bạn sẽ săn đuổi đàng sau tư tưởng hình thành mãi, và trở thành nạn nhân của
nó
Anh Thập chuyển
Thầy Cô, Bạn Bè … Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) Mai Khánh Thư - Phạm Doanh Môn
Đã về hưu muời năm, cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi.
Ngồi trước bàn phím computer …, ký ức đưa tôi về
quá khứ hơn 50 năm về trước trên đại lộ Hùng Vương với ngôi trường trung học
công lập đồ sộ của thành phố xinh đẹp Mỹ Tho: trường trung học Nguyễn
Đình Chiểu. Tôi chợt nghĩ rằng - cũng như tôi - nếu những ai đã từng mài
đũng quần dưới mái trường này thì ít nhiều cũng có những kỷ niệm buồn, vui về
ngôi trường thân yêu này.
Mới đó mà đã 54 năm trôi qua, kể từ ngày tôi rời ngôi trường này.
Trung học Nguyễn Đình Chiểu thân thương của tôi ơi! Trải qua bao chuyện bể dâu, thầy cô, bè bạn ai còn ai mất? Hôm nay, ngồi viết lại nhữung dòng này, biết bao kỷ niệm đẹp của thời học trò bỗng trở về và gợi nhớ trong tôi. Đối với tôi, những kỷ niệm này một “tài sản quý giá” mà tôi luôn chắt chiu, trân trọng! Thỉnh thoảng, khi nhàn rỗi tôi lại lôi ra “gậm nhấm” và cảm thấy rất vui khi có cái “gia tài” này.
Thưa quý thầy cô và bè bạn,
Hồi ức này viết về những sự việc xảy ra trên 50 năm dựa vào bộ nhớ sơ sài của một người đã bước qua tuổi “bảy bó” (mượn chữ của nhà văn Hoàng Hải Thủy). Có thể có những điều đúng và chắc chắn cũng có những sai sót. Rất mong đưọc quý thầy cô và bè bạn niệm tình bỏ qua và giúp đỡ bổ sung những thiếu sót. Đây chỉ là hồi ức sơ sài, nhớ gì viết nấy … những lời tâm tình mộc mạc của một học sinh viết về ngôi trường yêu dấu ngày xưa.
Và bây giờ xin mời thầy cô, bè bạn cùng dạo bước
vào vùng kỷ niệm ngày xưa!
Xin chân thành cảm tạ.
Mai Khanh Thư- Phạm Doanh Môn
-------------------------
Trước hết, xin được nói sơ qua về cái duyên tôi đến với trường trung học Nguyễn Đình Chiểu (NĐC)
Đuợc biết, trường trung học Nguyễn Đình Chiểu đuợc
thanh lập năm 1879, là ngôi trường trung học lâu đời thứ hai tại Việt Nam, chỉ
sau trường trung học Lê Quý Đôn (1874). Năm 1956, sau khi trường nữ trung học
Lê Ngọc Hân đuợc thành lập thì trường NĐC chỉ dành cho nam sinh. Tuy nhiên cũng
có ít nữ sinh theo học ban C tại đây vì trường Lê Ngọc Hân không có ban C.
Gia đình tôi vốn sinh sống ở tỉnh Kiến Tường, một
tỉnh lỵ nhỏ bé nằm cạnh sông Vàm Cỏ Tây (bây giờ là thị xã Kiến Tường thuộc
tỉnh Long An). Tôi theo học bậc trung học tại trường trung học công lập Kiến
Tường từ lớp đệ thất tới lớp đệ nhị (tức lớp 6 tới lớp 11). Sau khi học xong
lớp đệ nhị và đậu tú tài I thì tôi được chuyển lên học tiếp lớp đệ nhất tại
trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, vì khi đó trường trung học Kiến Tường chưa
có lớp đệ nhất.
Vào trường NĐC, tôi được xếp vào lớp đệ nhất B2
(ban toán – Pháp Văn) và học tại dãy lớp phía bên phải khi đi từ cổng vào, đối
diện hơi xéo với dãy văn phòng. Tôi có hơi bỡ ngỡ khi bước vào ngôi trường lớn
này. Lớp tôi học gồm khoảng phân nửa là các học sinh NĐC học tiếp lên, phần còn
lại là học sinh từ các trường khác chuyển đến và muốn được nhận vào thường phải
đậu tú tài I hạng bình thứ trở lên. Vì vậy trong lớp tôi có nhiều học sinh rất
giỏi, có ba bạn đậu tú tài I hạng ưu là Lê Quang Liệt, Nguyễn Văn Thạnh và Trần
Văn Lộc, số còn lại phần lớn đều đậu hạng bình thứ hoặc bình.
Từ . Sau 30/4/1975 khi miền Nam bị cộng sản cưỡng
chiếm, rất nhiều gia đình đã phải liều mình, vượt bao hiểm nguy để vượt biên,
tìm đến bến bờ tự do, trong đó có nhiều thầy cô, học sinh trung NĐC.
Mọi người đã mất liên lac với nhau sau bao năm.
Riêng tôi, cũng đã mất liên lạc với quý thầy cô, bạn bè … rất nhiều năm. Phần
tôi , sau khi sang Úc định cư cũng cố gắng tim cách liên lạc với quý thầy cô,
bạn bè trường NĐC …
Về thầy cô, tôi có đuợc hân hạnh gặp được thầy Lê
Phú Thứ vài lần. Về bạn bè cùng lớp thì có gặp đuợc Nguyễn Thanh Kỳ, Trần Hữu
Đức, Trần Công Tiếng .
Cũng có nghe và liên lạc qua internet được vài
giáo sư như thầy Huỳnh Chiều Đẳng, thầy Tô Văn Lai, thầy Nguyễn Văn Sâm , thầy
Dương Văn Ba. …dù tôi không được học với quý thầy này.
Tôi cũng có liên lạc với anh Đoàn Xuân Thu, học cùng niên khoá nhưng khác lớp. Anh Đoàn Xuân Thu hiện là nhà văn nổi tiếng ở Melbourne.
Bức tượng bán thân cụ Nguyễn Đình Chiểu trong sân trường Nguyễn Đình Chiểu
Bây giờ xin được lần lượt ghi lại:
VỀ BAN GIÁM HIỆU
Ban giám hiệu gồm thầy hiệu trưởng, thầy giám học, thầy tổng giám thị và các thầy giám thị.
Thầy hiệu trưởng Phan Văn Huấn
Hình như là giáo sư Pháp Văn. Thầy hơi to con nhưng
không cao lắm và có nước da sạm nắng. Thầy rất hiền và ít la rầy học sinh. Sau
khi tôi rời trường NĐC, nghe nói thầy về làm việc ở nha trung học. Nhà thầy ở
Sàigòn trên đường Lạc Long Quân, quận 11 khá gần nhà tôi, trong thời gian học ở
Sàigòn, thỉnh thoảng tôi có ghé nhà thầy vì con của thầy – Phan Đình Huân - học
chung lớp đệ nhất B2 với tôi.
Cũng nghe tin thầy đã mất cách đây khá lâu . Cầu nguyện hương linh thầy đuợc về cõi Vĩnh Hằng.
Thầy giám học Lâm Văn Bé
Là giáo sư sử-địa. Thầy luôn đeo kính cận dầy, ít cười và có vẻ nghiêm nghị. Học trò rất sợ khi có chuyện gì phải lên gặp thầy! Thầy không dạy lớp nhưng thầy là giáo sư sử-địa giỏi và thầy có in sách luyên thi sử-địa tú tài II bán rất chạy.
Sau khi thầy Huấn đổi đi thì thầy Bé lên làm hiệu
trưởng và sau này làm chánh sở học chánh rồi trưởng ty văn hoá giáo dục tỉnh
Định Tường. Có thời gian thầy làm tổng thư ký viện đại hoc Tiền Giảng.
Nghe nói thầy cùng quê có bà con rất gần với phu
nhân cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Thầy hiên định cư ở Canada và dành thời giờ viết
sách biên khảo
Thầy Lâm Văn Bé
Về thầy tổng giám thị, rất
tiếc tôi không còn nhớ tên.
Ngoài thầy hiệu trưởng và thầy giám học, chúng tôi còn thường xuyên gặp các thầy giám thi. Các thầy giám thị phụ trách trông coi kỷ luật. Trong số các thầy giám thi, tôi nhớ nhất thầy Khánh (tôi quên họ!). Thầy rất khó nên chúng tôi đặt cho thầy biệt danh “Cò Khánh”. Với biệt danh này chúng tôi có ý nói thầy như cảnh sát (police) vậy. Mỗi sáng, thầy Khánh thường đứng trước cổng trường nhìn học sinh vào trường, học sinh nào không bỏ áo trong quần hoặc bỏ áo trong quần hơi luộm thuộm hoặc quên đeo phù hiệu thì đều bị thầy Khánh chiếu cố gọi vào ngồi ở phòng giám thị chờ tới khi nào học sinh vào hết thầy mới trở vào giảng “moral”. Học sinh nào không có phù hiệu phải trở về nhà, học sinh nào không bỏ áo trong quần thì phải sửa lại rồi mới được vào lớp! Riêng tôi, có một lần vì được nghỉ học hai giờ đầu nên la cà ra chợ Mỹ Tho chơi do đó bỏ áo bên ngoài quần cho có vẻ người lớn. Gần tới giờ học, nghĩ thầy Khánh không còn ở cổng trường nữa nên cứ tỉnh bơ để áo ngoài quần vào trường … nhưng không ngờ vừa bước vào cổng đã thấy thầy Khánh xuất hiện và gọi vào phòng giám thị. Hôm đó, thầy Khánh định gửi tôi lên phòng giám học vì thầy nói lớp lớn phải làm gương cho lớp nhỏ! Hú vía!!
VỀ NHỮNG THẦY CÔ CỦA TÔI
Thầy Bùi Văn Chi
Năm học đệ nhất tôi được học toán với ba thầy. Thầy Chi dạy môn Hình học với số giờ nhiều nhất (4 giờ/tuần). Thầy Chi dáng người thấp nhưng trông khá bệ vệ, thong thả. Thầy là một trong vài giáo sư toán nổi tiếng của thành phố Mỹ Tho.Thầy thường mặc áo sơ mi có đai nhỏ ở cuối gấu và bỏ ngoài quần. Thầy đến trường bằng chiếc xe Vespa màu xanh. Thầy ít nói và khá nghiêm nên chúng tôi cũng hơi sợ. Khi lên lớp, lúc nào thầy cũng mang một cây com-pa gỗ và một cây bút ăng-ten. Tuy mang theo com-pa nhưng không hiểu sao thầy cũng ít dùng tới vì tôi thấy thầy vẽ vòng tròn không dùng com-pa nhưng “rất tròn”. Khi vẽ hình xong, thầy kéo cây bút ăng ten ra, dùng nó chỉ vào hình vẽ để giảng bài. Thầy giảng kỹ càng, chậm rãi và dễ hiểu. Thầy thường quan sát chúng tôi, nếu thấy ngơ ngác chưa hiểu thì thầy lại từ tốn giảng lại. Khi vẽ hình, thầy dùng nhiều phấn màu và những đường nét đậm, nhạt làm cho hình rõ ràng. Tôi học được nơi thầy về phong cách dạy toán và đã đem ra áp dụng khi đi dạy. Vào những tuần cuối cùng thầy thường đem những đề thi tú tài toán trong sách Pháp để chúng tôi làm thử vì thầy biết đề thi toán tú tài thường tương tự với đề thi toán tú tài Pháp. Thường khi chúng tôi muốn hỏi thêm thầy về một bài toán nào thì thường phải đưa sách cho thầy xem đầu bài rồi thầy mới giải. Nếu chỉ đọc hoặc viết ra giấy thì thầy từ chối không giải. Tôi nghĩ vì thầy sợ chúng tôi ghi chép lại không đầy đủ, vì nếu thiếu một điều kiện có khi bài toán không giải được làm mất thời giờ!
Ngoại trừ những gì cần hỏi thầy về toán, chúng tôi ít dám nói chuyện với thầy. Nghe nói trước khi về dạy ở NĐC, thầy là chánh thanh tra phòng mật của Nha khảo thí (phòng lựa chọn, in ấn đề thi tú tài).
Cách đây hơn chục năm qua hội NĐC-LNH Pháp, được biết thầy đã qua đời tại Pháp. Xin được gửi những dòng này như là nén hương lòng muộn màng đến người thầy đáng kinh của chúng tôi.
Thầy Nguyễn Hữu Thông
Chúng tôi được thầy Thông hướng dẫn môn đại số và giải tích. Thầy Hữu Thông dáng người cao ráo, hoạt bát và nhanh nhẹn với giọng nói rõ ràng, sang sảng. Thầy rất vui tính và có vẻ gần gũi với học trò. Thầy Chi và thầy Hữu Thông là một cặp giáo sư toán giỏi và nổi tiếng ở Mỹ Tho thời đó. Tôi biết thầy Hữu Thông, ngoài những giờ dạy ở NĐC, hầu hết thời giờ còn lại, thầy dạy ở các trường tư và các lớp luyện thi tú tài khác (như lớp luyện thi Pascal nổi tiếng cuối đại lộ Hùng Vương). Thầy giảng bài rất mạch lạc và dễ hiểu. Tôi giỏi môn đại số là nhờ thầy.
Vẫn còn nhớ, ngày dạy đầu tiên, thầy cho làm một thử một bài tập kìểm tra. Hôm đó tôi làm bài khá. Tuần sau trả bài lại và chỉ có mình tôi làm đúng gần hết bài. Thầy gọi tên và khen tôi trước cả lớp làm tôi hơi mắc cở … nhưng cũng khoái chí và nở lỗ mũi!
Tôi nghe nói hiện nay thầy vần còn sinh sống ở thành phố Mỹ Tho.
Thầy Nguyễn Quốc Thông
Thầy Quốc Thông dạy môn số học. Mỗi tuần chúng tôi được học với thầy 2 giờ. Thầy Quốc Thông dáng người cao, một chút nghiêm nghị, thầy cận thị khá nặng, luôn đeo kính gọng nhỏ. Giọng Hà Nội nhỏ nhẹ, đều đều đôi khi làm cho chúng tôi hơi buồn ngủ. Một phần môn sô’ học cũng hơi khô khan nên không lôi cuốn chúng tôi nhiều! Ngoài những giờ dạy ở NĐC, thầy thường về Sàigòn để tiếp tục hoàn tất chương trình cao học toán ở trường đại học khoa học. Nghe đồn thầy học rất xuất sắc và năm sau thầy đã tốt nghiệp cao học toán với hạng danh dự.
Thầy là bạn thân của thầy Nguyễn Trần Trác, giáo sư lý-hóa trường nữ trung học LNH thời đó. Tôi thường hay gặp hai thầy đi chung với nhau trên đại lộ Hùng Vương. Mới đây, tôi được thầy Trác cho biết, thầy Quốc Thông đã sang định cư bên Mỹ và khi sang Mỹ, dù đã lớn tuổi nhưng thầy vẫn ghi danh hoc thêm về toán và đã hoàn tất học vị tiến sĩ toán hạng ưu. Thầy là một tấm gương miệt mài học tập cho chúng tôi noi theo.
Thầy Nguyễn Văn Kiến
Thầy Kiến hướng dẫn chúng tôi môn lý-hóa. Thầy rất điển trai và ăn mặc lịch sự đúng mốt. Thầy là giáo sư hướng dẫn lớp tôi năm đó. Là một giáo sư lý-hóa nổi tiếng nên cũng như thầy Hữu Thông, thầy khá bận rộn với những giờ dạy ở các trường tư thục và các lớp luyện thi tú tài. Bài giảng của thầy rất rõ ràng và mạch lạc. Thầy rất vui tính và thích “nói lái”. Khác với những giáo sư khác khi vào lớp thường đọc tên học sinh trong sổ đìểm danh, thầy Kiến không làm như vậy mà chỉ gọi trưởng lớp hỏi một câu ngắn “ai vắng?” với giọng miền Nam “ai giắng”. Mấy ngày đầu chúng tôi không hiểu nhưng sau này mới biết là thầy dùng lối nói lái. Cũng cần nói thêm là lớp tôi đều là nam sinh. Khi giảng về lý-hóa, đôi khi thầy hay phụ đề thêm những chuyện “tiếu lâm” để minh họa thêm cho lý thuyết vào làm cho cả lớp cười bể bụng. Trong giờ thầy, thỉnh thoảng mấy thằng bạn “trời đánh” hay phá tôi, chúng thường thưa với thầy: “Thưa thầy, Môn nó viết bài không chừa lề !”. Thầy không nói gì mà chỉ cười mím chi. Bài thi lý-hóa tú tài II năm đó tôi được điểm gần tối đa cũng chính là nhờ thầy cho chúng tôi luyện tập làm bài thi thử rất nhiều.
Cách đây hơn hai chục năm, qua cô Ngọc Hân, được tin thầy mất trên đường vượt biên, khi tàu vượt biên gặp hải tặc Thái Lan, thầy đã xung phong lên mũi tàu nói tiếng Anh cho họ biết đây là tàu vượt biên nhưng bọn hải tặc đã bắn chết thầy. Thật tội nghiệp. Chúng tôi thật đau buồn khi biết được hung tin này. Nguyện cầu hương hồn thầy được về chốn vĩnh hằng.
Thầy Phúc (xin lỗi tôi quên họ của thầy)
Thầy Phúc dạy Pháp Văn (sinh ngữ 1) lớp tôi. Thầy dáng người cao nhưng hơi gầy, nhác nhác giống thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Có lẽ do ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp nên tôi thấy thầy khá nghiêm. Khi đi dạy lúc nào thầy cũng thắt cà vạt chỉnh tề, đôi khi mặc vest nữa. Thầy luôn luôn xách một cái cặp trong đó có nhiều tranh ảnh nước Pháp và luôn luôn có cuốn tự điển Larouse nhỏ dày cộm. Trong giờ Pháp Văn, thầy trò đều phải sử dụng tiếng Pháp, hầu như không nói tiếng Việt. Tôi vốn không nói giỏi tiếng Pháp nên cũng hơi ngán giờ thầy, mặc dù tôi làm bài khảo sát (etude text) thường được điểm cao. Vẫn còn nhớ câu danh ngôn “Nul ne peut se vanter de se passer des autres” tạm dịch là “Không ai có thể tự hào là mình không cần đến người khác” mà thầy hay nói để nhắc nhở chúng tôi về tính khiêm tốn mà mọi người cần có.
Từ ngày rời trường NĐC tôi không được tin gì về thầy nữa.
Thầy Lê Phú Thứ
Thầy Thứ là giáo sư Anh Văn nổi tiếng của trường NĐC và cả thành phố Mỹ Tho thời đó. Thầy rất vui tính và gần gũi với học trò. Thầy thường gọi học sinh là “chú”. Tôi nghĩ thầy gọi vậy vì thầy coi chúng tôi như những người em của thầy. Trước đây tôi hơi kém về môn Anh Văn nhưng sau một năm được thầy Thứ hướng dẫn tôi trở thành học sinh giỏi về môn này đến nỗi thầy cũng phải ngạc nhiên. Có thể vì vậy mà ba chục năm sau khi gặp lại thầy ở Úc thầy vẫn còn nhận ra tôi. Mặc dù năm đệ nhất, môn Anh Văn (sinh ngữ 2) chỉ có hệ số 1 nhưng nhờ thầy có phương pháp giảng dạy lôi cuốn cộng với sư thương yêu, gần gũi học trò nên lớp tôi nói chung và cá nhân tôi nói riêng, đều cố gắng học môn này và cả lớp đều tiến bộ thấy rõ. Riêng tôi năm đó, từ một học sinh “thường thường bậc trung” về môn này đã trở thành một học sinh giỏi về Anh Văn và cuối năm tôi đã đạt điểm cao trong kỳ thi tú tài II.
Thầy Lê Phú Thứ sang đinh cư ở thành phố Melbourne
(Úc) đầu thập niên 80. Thầy là cố vấn của hội NĐC-LNH Úc Châu và với vai trò
này thầy đã giúp hội nối kết lại với quý thầy cô và các cựu học sinh. Thầy rất
tích cực tham gia các sinh hoạt của hôi. Thầy còn sinh hoạt trong hội cựu học
sinh Petrus Ký nữa. Qua những bài viết, tôi thấy tên thầy được nhắc nhở rất
nhiều. Điều này chứng tỏ học sinh rất thương yêu và kính trọng thầy.
Cuối năm 2000, trên đường đi Sydney tham dự buổi
phát hành đặc san truờng Petrus Ký, thầy cô có ghé Canberra thăm tôi và các bạn
tôi. Sau đó tôi cũng còn được gặp thầy cô vài lần nữa trong các dịp ra mắt đặc
san của hội NĐC-LNH Úc Châu
Hình
chụp tại War Memorial (Viện bảo tàng chiến tranh) Canberra năm 2000 trong dịp
thầy từ Melbourne về Sydney tham dự đại hội cựu học sinh Petrus Ký. Thầy ghé
Canberra thăm một số cựu học sinh trung học NÐC (thầy Thứ ngồi bên trái)
Thầy đã về cõi vĩnh hằng cách đây gần hai chục năm . Sự ra đi của thầy đã để lại bao nhiêu tiếc thương cho quý thầy cô và học sinh NĐC-LNH Mỹ Tho.
Thầy Trần Quang Minh
Thầy Minh dạy môn Triết. Dáng người thầy nhỏ nhắn. Thầy có bộ ria đẹp và luôn được chăm sóc cắt tỉa rất khéo. Thầy nói ít và có pha chút “gàn gàn”. Đúng là giáo sư triết! Học trò chúng tôi thường lén gọi “thầy Minh Râu”. Cũng có thể trong trường còn có thầy khác trùng tên nên gọi vậy cho dễ phân biệt. Môn triết vốn khô khan nhưng nhờ phương pháp giảng dạy linh hoạt pha chút khôi hài nên chúng tôi rất thích giờ học này. Nói ra đìều này không biết có đúng không nhưng rõ ràng tôi bị ảnh hưởng khi thầy dạy môn lý luận hoc, thầy nói đại ý toán chỉ là môn khoa học thuần lý, do đó chỉ dựa vào một số tiên đề ban đầu rồi từ đó cứ suy luận tiếp nối ra những định lý … và như vậy không cần biết đến những gì xảy ra chung quanh ta. Thậm chí, có thể khởi đầu nếu nói 2 nhân 2 là 5 thì từ đó người ta vẫn có những chuỗi lý luận tiếp theo được … Điều này khác với những môn lý-hóa, vạn vật là những môn khoa học thực nghiệm nên có liên hệ đến những sự vật chung quanh. Chính vì hiểu như vậy mà sau này lên đại học tôi không còn mặn mà với môn toán nữa mặc dù ở trung học tôi luôn xuất sắc về môn này! Tôi rất thích học triết và lối dạy triết của thầy Minh.
Sau khi rời trường NĐC, tôi nghe nói thầy Minh là giám học của trường. Được biết thầy định cư ở Mỹ và thầy cũng qua đời hơn mười năm rồi. trước đây, thầy là hội trưởng hội ái hữu NĐC-LNH Mỹ. Thầy cũng đã tốt nghiệp cao học tại Mỹ. Thầy là một tấm gương hiếu học cho chúng tôi.
Thầy Vũ Tuyên
Thầy Vũ Tuyên gốc người Hà Nội nhưng không hiểu sao họ tên thầy chỉ có hai chữ. Thầy dạy môn sử-địa. Thầy giảng bài như diễn thuyết khiến chúng tôi cứ há mồm ngồi nghe vì hấp dẫn quá! Đặc biệt khi dạy về sử, thầy kể lại những trận đánh trong thế chiến thứ nhất, thứ hai cứ như thật. Học trò cứ ngồi nghe mà không phải ghi chép nhiều nên rất thích. Vào lớp thầy thường nói thao thao bất tuyệt do đó thầy thường bị thiếu giờ. Tôi để ý thấy thầy ghi trong sổ đầu bài tựa bài dạy nào thì phải vài tuần sau thầy mới dạy tới bài đó! Nói theo lối nói bây giờ thì thầy luôn luôn bị “cháy giáo án!”.Năm đó môn sử-địa thi theo lối trắc nghiệm nên cũng dễ thở cho chúng tôi! Sau khi rời trường NĐC tôi không tin tức gì về thầy nữa.
Rất tiếc tôi không còn nhớ thầy (hay cô) dạy môn vạn vật cũng như môn thể dục. Nếu các bạn nào còn nhớ xin bổ sung giúp.
VỀ BÈ BẠN LỚP CỦA TÔI
Như đã nói ở trên, tôi chỉ học ở NĐC có một năm lớp đệ nhất, hơn nữa đây là năm cuối bậc trung học nên hầu như chúng tôi mọi người ai cũng lo tập trung học do đó không có những sinh hoạt chung với nhau như những lớp dưới. Lớp đệ nhất B2 gồm phân nửa là học sinh NĐC học tiếp lên, còn lại là học sinh từ các trường tư thục khác và để được nhận vào học thì phải đậu tú tài I từ hạng bình thứ trở lên do đó lớp chúng tôi có nhiều học sinh giỏi. Các bạn tôi và ai cũng miệt mài đèn sách để hy vọng cuối năm đạt được mảnh bằng tú tài II hạng cao để có cơ hội bước vào trường đại học mình muốn hoặc đuợc đi du học. Tôi còn nhớ tên một số bạn như Lê Quang Liệt, Nguyễn Văn Thạnh, Phạm Văn Lộc, Trần Hữu Đức, Phan Đình Huân, Trần Mạng, Nguyễn Văn Hòa, Cung Đình Hồng, Ngô Hồng Nho, Nguyễn Thanh Kỳ, Trần Công Tiếng….
Nguyễn Văn Thạnh, dáng người to con, đẹp trai, em của Nguyễn Quang Hưng, Thạnh học nhảy lớp đệ tam và thi tú tài I đậu hạng ưu, gia đình Thạnh có tiệm vàng ở chợ Mỹ Tho. Nghe nói Thạnh học Dược và bây giờ đang là một đại gia thành công ơ thành phố Mỹ Tho. Thạnh đúng là mẫu người “đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi!”.
Phạm Văn Lộc người nhỏ nhắn, ít nói, hình như học Luật rồi chuyển qua học quốc gia hành chánh.
Trần hữu Đức,
bạn học chung với tôi ở Trung học Kiến Tường, học rất giỏi, Đức học chứng chỉ
MGP ở đại học khoa học đậu hạng bình thứ (không có ai đậu bình chứng chỉ này!),
sau đó vào đại học sư phạm đệ nhị cấp ban toán đại học sư phạm Sàigòn, ra
trường năm 1974 về dạy ở trung học Kiến Tường là quê của Đức. Ba của Đức là cán
bộ tập kết, có chức vụ lớn ở Kiến Tường nhưng không hiểu sao do một vài bất
đồng nên năm 1976 Đức đã nghỉ dạy, về sống ở thành phố Long An và là giám đốc
một công ty cung cấp phân bón cho tỉnh Long An. Cũng là một đại gia có cỡ. Đức
nhậu có hạng nên trong nhà Đức luôn luôn có hàng tá chai rượu tây hảo hạng.
Nghe nói Đức đã phải vào nhà thương cấp cứu vài lần về chuyện rượu này! Đầu năm
2011, khi gia đình tôi về VN, tôi có gặp và nhậu với Đức vài tiếng. Hôm đó, có
lẽ vì sau 40 năm mới gặp lại nhau, vui quá nên Đức và tôi uống hơi nhiều và khi
về Đức bỏ quên cặp táp trong đó có một ít giấy tờ và tiền bạc. Khi biết và trở
lại thì chiếc cặp không còn nữa!
Cách đây khoảng mười năm, sau một chầu nhậu, trên
đường về nhà, Đức lái xe hai bánh và bị té ngã, bị hôn mê… đuợc đưa vào bịnh
viện Chợ Rẫy và sau hai tuần thì mất. Đức có hai người con du học ở Sydney và
đã được định cư ở đây.
Cách nay vài năm, trong dip lên Canberra chơi, vợ
chồng em Trần Hữu Nghị (con trai Tran Hữu Đức) có ghé thăm gia đình tôi.
Trần Hữu Đức và tôi trên đường đi dự cuộc họp mặt cựu giáo chức và học sinh Trung học Kiến Tường dịp tết Tân Mão 07/2/2011. Đức và tôi học chung với nhau từ lớp đệ thất tới đệ nhất tại hai trường trung học Kiến Tường và Nguyễn Đình Chiểu và đây là lần gặp mặt lại sau 40 năm! Người còn lại trong hình là anh Trần Văn Ngỡi cũng là một cựu học sinh đồng thời cũng là cựu giáo sư NĐC nữa đó nghe. Anh Ngỡi là giáo sư vạn vật NĐC 1972.
Phan
Đình Huân là con thầy hiệu trưởng
Phan Văn Huấn, Huân rất giống thầy Huấn. Cũng như Thạnh, Huân học nhảy lớp
đệ tam để thi tú tài I. Huân rất hiền. Huân học đại học khoa học, trong
thời gian học ở Sàigòn, thỉnh thoảng Huân và tôi có đến nhà nhau chơi.
Các
bạn Lê Quang Liệt, Trần Mạng, Nguyễn Văn Hòa, Cung Đình Hồng …
tôi chỉ gặp lần cuối trong các lớp luyên thi vào đại học ở Sài gòn giữa năm
1970. Không biết bây giờ các bạn này ở đâu? Ai còn, ai mất?
Ngô
Hồng Nho định cư ở thành phố
Brisbane và đã mất cách đây hơn mười năm. Mặc dù cùng sinh hoạt trong hội
NĐC-LNH Úc Châu nhưng tôi không nhớ Nho và chúng tôi cũng chưa có dịp nói
chuyện với nhau. Sau khi Nho mất, nghe anh Thẩm kể thì tôi biết Nho học cùng
lớp đệ nhất B2 với tôi. Thật đáng tiếc!
Riêng vê trường hợp Nguyễn Thanh Kỳ thì khá hy hữu, Kỳ và tôi cùng sinh sống ở thủ đô Canberra (Úc), cùng sinh hoạt trong hội NĐC-LNH Úc Châu nhưng chúng tôi mới biết cùng hoc chung lớp đệ nhất B2 cách đây vài năm. Kỳ rất hiền và ít nói, hiên Kỳ đang làm việc ở sở bưu điện Canberra. Chúng tôi vẫn thường xuyên tới nhà nhau chơi khi có dịp. Phu nhân của Kỳ, chị Nguyễn Thị Duyên cũng là một cựu học sinh LNH. Chị Duyên trước đây là một manager ở sở bưu điện Canberra. Cả hai hiện nay cũng đã nghỉ hưu lâu rồi.
Hình
chụp năm 2012 trong dịp chị Phạm Thị Phia từ Pháp qua Úc thăm các cựu học
sinh NĐC - Lê Ngọc Hân (thứ nhất từ phải anh Nguyễn Thanh Kỳ , thứ ba từ phải
chị Phạm Thị Phia)
Ngồi thứ nhất bên phải là Trần Công Tiếng
Lời
kết:
Trải qua
một cuộc bể dâu, thầy cô tôi, bạn bè tôi, ai còn, ai mất? Nếu có bạn nào đọc
được những dòng này xin tin cho nhau nhé. Thời gian cũng không cò nhiều, hy
vọng trái đất tròn và chúng ta còn cơ hội gặp lại thầy cô bạn bè ngày xưa.
Canberra
những ngày cuối xuân 2024
Mai Khánh Thư - Phạm Doanh Môn