Tuesday, April 30, 2024

Truyện Tháng Tư: Dưới Tầng Địa Ngục - Hồ Đắc Huân

 

Vận nước chuyển đổi, sau ngày 30 tháng 4, 1975 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) kết thúc! Thay vì hòa hợp, hòa giải dân tộc để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phú cường thì ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội say men chiến thắng, tạo dựng lên hằng trăm nhà tù lớn, nhỏ với mỹ từ “cải tạo” để giam giữ: Quân, Dân, Cán, Chính. Ðảng phái, tôn giáo, giới trí thức, văn nghệ sĩ,… của Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước vì nhiều lý do khác nhau.

Qua thông cáo của Ủy Ban Quân Quản Saigon và các địa phương họ đã ra lệnh tập trung thành phần trên trong thời hạn một tháng để học tập chính sách của đảng Cộng Sản. Bản chất Cộng Sản đã lộ nguyên hình khi họ ấn định thời gian ngắn hạn là “một tháng” để đánh lừa sự thành tâm của các viên chức và sĩ quan của miền Nam Việt Nam muốn thi hành đúng đắn mọi yêu cầu của kẻ chiến thắng để rồi an phận trở về với công việc canh tác, sản xuất,… của người công dân trong thời hậu chiến.

Nhưng tiếc thay, họ đã tráo trở lợi dụng cơ hội nầy để giam giữ những người chiến bại một cách dài hạn “không bản án” và được mệnh danh “trại tập trung cải tạo.” Thời gian bị tù đã kéo dài ít nhất là 3 năm, còn lại đa số chịu đựng khổ nhục trong vòng 7, 10, 18 hay 20 năm.

Trong số tù nhân có hơn 30 tướng lãnh và trên 400 đại tá. Căn bản chính yếu để giam tù được căn cứ theo lý lịch của tù nhân để trả hận thù bằng nhiều hình thức như bắn bỏ, tra tấn, nằm nhà cùm, giam vào ngục tối để chịu đói lạnh, lao động khổ sai, bệnh nặng không thuốc men làm cho nhiều người phải vùi thây dưới tầng địa ngục.

Trong vòng ba mươi năm nữa, những quân nhân thuộc vào thế hệ trẻ nhất của cả hai bên đã tham gia vào cuộc chiến 1945-1975 sẽ lần lượt qua đời. Thế hệ kế tiếp muốn tìm hiểu lịch sử của thời cha ông sẽ phải tìm đọc những tài liệu, sách báo, phim ảnh có tính cách lịch sử do những người trong cuộc lưu lại.

Là tù nhân qua hai trại Kỳ Sơn và Tiên Lãnh, tôi xin ghi lại những chuyện đau thương nhất mà chính tôi đã từng chứng kiến.

Các chuyện được hình thành không nhằm mục đích gây thêm lòng hận thù và chia rẽ mà chỉ nêu lên những kinh nghiệm đau thương trong lịch sử cận đại để cho các thế hệ tiếp nối học được những kinh nghiệm quý báu hầu tránh được những lỗi lầm tai hại của những người đi trước vì thiếu đạo đức cũng như kiến thức trong việc lãnh đạo toàn dân mà chỉ dựa trên lòng đố kỵ và mưu đồ trả thù khiến cho tương lai của dân tộc Việt mỗi ngày một tuột xuống hàng thấp nhứt của lịch sử nhân loại.

Cộng Quân tiến vào Ðà Nẵng:

Vào ngày 29 tháng 3, 1975, Cộng Quân tiến vào thành phố Ðà Nẵng không gặp một sự kháng cự nào đáng kể vì những đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) đã triệt thoái bằng không và hải vận vào Nha Trang hay Sài Gòn…

Tổ chức hành chánh của thành phố Ðà Nẵng và tỉnh Quảng Nam:

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, thành phố Ðà Nẵng trực thuộc Trung Ương còn hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín được biệt lập. Khi Cộng quân cưỡng chiếm thành phố Ðà Nẵng và 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, họ đã sát nhập lại gọi là tỉnh Quảng Nam Ðà Nẵng.

Các trại tù tại Quảng Nam Ðà Nẵng:

Những trại tù mang tên của những địa danh: Hội An, Vĩnh Ðiện, Hiếu Ðức, Hòa Cầm, Phú Túc, Thượng Ðức, An Ðiềm, Kỳ Sơn, Tiên Lãnh,… là nơi ngục tù của các sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa.

Lừa bịp ngay ngày đầu:

Cưỡng chiếm các thành phố miền Nam, Ủy Ban Quân Quản kêu gọi những viên chức, sĩ quan của chế độ cũ mang theo tiền ăn 1 tháng để học tập. Nhưng tại Ðà Nẵng vào sáng ngày 5 tháng 4, 1975 Ủy Ban Quân Quản thông báo: “Ðúng 8 giờ sáng hôm nay, tất cả sĩ quan chế độ cũ tập trung đầy đủ, không chậm trễ tại số 2, Ðống Ða để nghe nói chuyện tình hình đất nước.” Tập đoàn Cộng Sản đã dùng nơi nầy như cái “nôm” để tóm gọn các sĩ quan. Ðến tối họ chuyển tất cả những người đã đến trình diện về Vĩnh Ðiện, Hội An để giam giữ.

Không đưa tù quan trọng ra Bắc:

Cuối năm 1975, Trung Ương ra lệnh chuyển ra Bắc tất cả các sĩ quan chế độ cũ trước đây giữ chức vụ quan trọng đang bị giam giữ tại Kỳ Sơn, Tiên Lãnh và An Ðiềm. Viên Tỉnh Ủy Quảng Nam Ðà Nẵng liền trình xin Trung Ương giữ tại chỗ các cải tạo viên qua các lý do sau đây:

– Quân đội Mỹ đã chọn Ðà Nẵng để đổ bộ đầu tiên 2 Tiểu Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến vào ngày 8 tháng 3, 1965.

– Quảng Nam Ðà Nẵng đi đầu trong công tác diệt Mỹ cứu nước.

– Bộ đội, công an Quảng Nam Ðà Nẵng có đủ khả năng, kinh nghiệm để quản lý cải tạo tốt, làm ra nhiều của cải vật chất để nuôi tù, cung cấp cho tỉnh và đóng góp về trung ương.

Trung ương đã chấp thuận đề nghị trên.

Trại tù “cải tạo” Kỳ Sơn (Hình minh họa)


Kỳ Sơn là tên của một xã thuộc huyện Tam Kỳ gần mỏ vàng Bông Miêu chừng 3 cây số, có đường trải nhựa và sông Bông Miêu chảy qua, rừng già âm u, thời tiết rất lạnh, có nhiều thung lũng để canh tác. Kỳ Sơn có 4 trại tù: trại 1, 2, 3 và 4 giam giữ toàn sĩ quan từ cấp chuẩn úy đến cấp đại tá, phần đông phục vụ tại Quân Ðoàn I. Các trại trên trực thuộc Tổng Trại 2 do bộ đội quản lý. Trung Tá Việt Cộng Ngô Câu làm tổng trại trưởng. Ðến ngày 28 tháng 9, 1978, tổng trại chuyển giao tù còn lại cho công an quản lý tại hai trại Tiên Lãnh và An Ðiềm.

Sau đây là những chuyện đau buồn nhất đã xảy ra tại địa ngục Kỳ Sơn:

Trung Tá Lê Ðình Ái, Ðại Úy Nguyễn Văn Lộc vượt thoát khỏi trại tù Kỳ Sơn.

– Trung Tá Lê Ðình Ái, sinh ngày 12 tháng 3, 1943 tại Huế, khóa 13 Ấp Chiến Lược, sĩ quan trừ bị Thủ Ðức, quận trưởng quận Tiên Phước.

– Ðại Úy Nguyễn Văn Lộc, số quân 58/600.570, sinh tháng 10, 1938 tại Ðịnh Tường, Trường Không Quân Việt Nam, phi công quan sát Sư Ðoàn 1 Không Quân.

Hai anh Ái và Lộc bị tù trại 1 Kỳ Sơn. Tuy khác tổ trong lao động thường gặp nhau trò chuyện, cả hai đồng tâm muốn trốn trại nên bàn kế hoạch vượt thoát. Móc nối được người thân cung cấp cho giấy tờ. Ðúng 9 giờ sáng ngày 20 tháng 11, 1975, hai người trốn khỏi nơi lao động gặp nhau tại điểm hẹn rồi tức tốc di chuyển nhanh bằng xe Honda chờ sẵn ra khỏi khu vực, băng theo đường rừng vượt thoát về hướng Nam. Hay tin tù trốn, Tổng Trại 2 bủa vây lục kiếm suốt 2 tuần không tìm được. Cuộc vượt thoát hết sức gian nan. Hai anh biết rất rõ địa thế rừng núi của 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi vì thường hành quân trước đây. Bài học mưu sinh thoát hiểm lúc học sĩ quan được áp dụng để sống còn.

Qua 27 ngày len lỏi trong rừng già khi ra đồng trống hết sức mừng vui nhìn thấy xe chạy ở Quốc Lộ 1 nên bàn nhau ra lộ đón xe đò đi tiếp. Tắm rửa, cạo râu, thay quần áo dân sự xong điền tên vào giấy tờ, nghĩ lấy lại sức rồi đến cầu Bà Di, Ðập Ðá Bình Ðịnh đón xe. Khi xe ngừng xui ơi là xui! Lại gặp ngay đoàn xe chở công an từ Bắc vào công tác trong Nam. Lỡ rồi, hai anh vẫn lên xe tự nhiên. Phụ xe cho ngồi ghế xếp phía sau. Qua cặp mắt nghi ngờ của tên công an ngồi cạnh. Ðến trạm kiểm soát Cam Ranh tên công an ngồi cạnh báo nhân viên kiểm soát để xét giấy tờ. Kiểm soát giấy thấy không nghi ngờ nên tiếp tục cho đi. Hú hồn ! Hai anh vui mừng không xiết kể.

Về đến Saigon, anh Lộc tìm đường vượt biển. Thật tội nghiệp về sau nghe tin anh Lộc đã mất tích trên biển cả. Còn anh Ái gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam. Ðến ngày 27 tháng 12, 1977 lại bị bắt, tiếp tục ăn cơm tù. Tháng 9,1986 được thả ra rồi tổ chức vượt biển thành công. Tháng 4, 1990 cả gia đình định cư tại Hoa Kỳ.

(Tuy cuộc vượt thoát của anh Ái thành công song những đau thương tan vỡ gia đình rồi tù tội từ ngày về lại Saigon qua câu chuyện dài chính anh Ái kể lại hết sức thương tâm cho một chiến hữu VNCH đã gãy súng theo vận nước).

*Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương tự tử sau một năm trong tù!

Thiếu Tá Phạm Văn Lương số quân 54/226-453, sinh vào tháng 11, 1934 tại Quảng Trị, xuất thân khóa 4 Cương Quyết Thủ Ðức, sau theo học ngành Quân Y. Nguyên bác sĩ trưởng khu Ngoại Thương, Tổng Y Viện Duy Tân Ðà Nẵng.

Trước 1975, qua hệ thống truyền thông và báo chí khá đông người miền Nam biết đến Thiếu Tá Phạm Văn Lương qua các việc ông đã làm:

– Mang lựu đạn đến tiền đình Hạ Viện yêu cầu Hạ Viện điều tra làm sáng tỏ việc bắn chết Y Sĩ Ðại Úy Hà Thúc Nhơn, người bạn cùng khóa Quân Y, phục vụ tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang đã can đảm đứng lên chống bọn tham nhũng giết một sĩ quan tố tham nhũng tại bãi biển Nha Trang.

– Thực hiện thành công cuộc giải phẫu lấy đầu đạn M79 ghim trong người quân nhân Ðinh Né.

– Trách nhiệm tổ chức việc gom tử thi trên đại lộ Kinh Hoàng (Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972) đưa về mai táng, lập bia kỷ niệm tại Quảng Trị.

– Xây dựng làng Ðồng Thạnh tại Hội An, Quảng Nam định cư đồng bào phía Bắc Quân Khu 1 lánh nạn Cộng Sản (ngân khoản do Bác Sĩ Phan Quang Ðán, Quốc Vụ Khanh, tài trợ).

– Ngày 29 tháng 3, 1975, Cộng Quân cưỡng chiếm Ðà Nẵng, Bác Sĩ Lương cùng một số bác sĩ khác ở lại nhiệm sở Tổng Y Viện Duy Tân cứu chữa đồng bào và thương binh. Cùng lúc Ðài BBC Luân Ðôn loan tin Bác Sĩ Phạm Văn Lương đã được Cộng Sản cử làm thị trưởng Ðà Nẵng.

– Ngày 5 tháng 4, 1975, Cộng quân tập trung các bác sĩ đưa vào giam tại Hội An, trong số có Bác Sĩ Lương, rồi di chuyển đến Tổng Trại 2 Kỳ Sơn, Quảng Tín. Các bác sĩ đều bị đưa về trạm xá Kỳ Sơn làm việc chuyên môn ngoại trừ Bác Sĩ Vương Ngọc Lâm cho đi lao động bởi gia đình ông chống Cộng triệt để.

– Ngày 25 tháng 8, 1975, có thêm Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Cơ (gốc Y Sĩ Dù) nguyên chỉ huy trưởng Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương Huế từ trại giam Hiếu Ðức chuyển lên trạm xá.

Qua một năm trong trạm xá Tổng Trại 2 tù Kỳ Sơn, Bác Sĩ Lương cùng các bác sĩ khác tận tình cứu chữa các bệnh nhân gồm bộ đội, tù binh và dân chúng trong vùng.

– Chủ Nhật, 28 tháng 3, 1976, bà Ðỗ Khánh Niệm lên thăm chồng, trong dịp nầy Bác Sĩ Lương ngồi bên vợ, bà Lương sắp thức ăn mời chồng. Ông không thiết tha việc ăn uống mà chỉ than cùng vợ: “Chắc anh khó về lắm em ơi!!! Có người tố cáo anh cùng Bác Sĩ Phan Quang Ðán là CIA,…”

Hai vợ chồng đang bịn rịn dặn dò việc nuôi dạy các con, bỗng có tiếng la lớn của vệ binh: “Hết giờ thăm nuôi, về lại trạm xá.” Bác Sĩ Lương và vợ đứng dậy, nước mắt bà Lương trào ra, chân ông Lương không dỡ lên được, đàng sau lưng tên vệ binh mang súng AK hối thúc đi về, bà Lương lau nước mắt nhìn đồng hồ lúc ấy là 12 giờ trưa. Ðó là giây phút biệt ly định mệnh của hai vợ chồng Bác Sĩ Phạm Văn Lương. Khoảng cách giữa hai người mỗi lúc một xa thêm, rồi hình bóng Bác Sĩ Lương khuất dần dưới ngọn đồi thăm nuôi trại Kỳ Sơn.

Một tuần sau, vào ngày 3 tháng 4, 1976, Bác Sĩ Lương đã uống nhiều viên thuốc ngủ cùng 10 viên cloroquine làm người ông quay cuồng, lăn lộn. Bằng mọi cách các bác sĩ tại trạm xá cố gắng cứu chữa nhưng ông Lương báo là đã uống quá nhiều thuốc nên không thể cứu được. Sau khi thốt lên lời từ biệt mọi người, mắt ông từ từ nhắm lại.

Tin Bác Sĩ Lương tự tử được loan truyền nhanh chóng trong anh em tù, ngược lại Ban Chỉ Huy Trại cho biết Bác Sĩ Lương chết vì trúng gió!

Ít ngày sau, thân nhân thăm nuôi đưa tin về Ðà Nẵng: Bác Sĩ Lương đã tự tử chết.

Nhận được hung tin, bà Lương lên trạm xá khóc lóc đòi biết rõ nguyên nhân cái chết của chồng mình. Lúc đầu cán bộ trạm xá cho biết không có chuyện Bác Sĩ Lương chết nhưng bà tiếp tục than khóc và la ầm lên. Thiếu Tá Việt Cộng Ðinh Văn Nhất là trưởng Trại 1 liền tới cho bà biết: Bác Sĩ Lương chết vì trúng gió. Viên y sĩ Việt Cộng nói thêm là đã chôn cất Bác Sĩ Lương cẩn thận. Số ván dự trù để đóng bàn mổ cho Bác Sĩ Lương sử dụng lại được dùng vào việc đóng quan tài cho ông. Bà Lương xin chuyển xác chồng về Ðà Nẵng nhưng trại không chấp thuận.

– 1984, mộ phần Bác Sĩ Lương được dời về Hội An, an nghỉ trong nghĩa trang gia đình người bạn thân.

– 1985, bà quả phụ Phạm Văn Lương cùng 7 người con (4 trai, 3 gái) và các cháu được thân nhân bảo lãnh sang định cư tại Hoa Kỳ. 

 

Trung Tá Võ Vàng bị bắn chết như thế nào? ̣Hình minh họa)


Trung Tá Võ Vàng, số quân 60/211.412, sinh tháng 10 năm 1940 tại Quảng Ngãi, khóa 17 Lê Lai, trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 21/BÐQ, quân sự vụ trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 5, Sư Ðoàn 2 Bộ Binh.

Ðược chỉ thị của Ban Chỉ Huy trại 1 Kỳ Sơn, hai vệ binh Ðinh Văn Hương và Âu Thái Trương tức Bốn hướng dẫn toán tù binh thuộc nhà 9, khối 2 đi lao động tại khu Cò Bay, Bông Miêu. Sau khi cắt đặt lao động, hai vệ binh gọi đích danh anh Võ Vàng đi theo vệ binh Trương cắt đốt về làm chổi.

Ðộ chừng 15 phút, một loạt AK nổ dồn lúc ấy là 10 giờ sáng ngày 13 tháng 4, 1976. Anh em tù nghi là vệ binh Trương đã bắn anh Vàng vì ngày hôm trước có sự sắp đặt để cãi nhau giữa vệ binh nầy và anh Vàng tại khu thăm nuôi. Quả thật liền thấy tên Trương chạy ra hớt hải la lên: “Tên Vàng đá, đạp tôi để giật súng, may phát hiện kịp nên bắn chết nó rồi.”

Thật ra đây là một hành động sắp xếp bắn anh Vàng để trả thù của Cộng Sản. Trước đây Trung Tá Vàng đã chỉ huy Tiểu Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân tham chiến vào dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Ðến năm 1973, anh chỉ huy Trung Ðoàn 5, Sư Ðoàn 2, tái chiếm cửa khẩu Sa Huỳnh. Tại hai nơi nầy đều gây tổn thất nặng cho Cộng Quân thuộc Liên Khu 5.

Ít ngày sau bà Võ Vàng nhận được hung tin tức tốc đến trại Kỳ Sơn, tại đây Ban Chỉ Huy trại đã báo cho bà biết là chồng bà đã đánh vệ binh, cướp súng nên bị bắn chết. Trại có trao cho bà 1 biên bản về sự việc xẩy ra trong đó có 5 chữ ký của đại diện trại và tù, cùng 1 biên bản kiểm kê tư trang.

Sau khi Trung Tá Vàng bị bắn chết, bà quả phụ Võ Vàng nhũ danh Lê Thị Ðường, giáo sư trung học tại Quảng Ngãi, bị nhà trường thông báo cho nghỉ dạy (trước 1975 bà Ðường là hiệu trưởng Trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi).

Ðể tránh hậu quả của việc xét lý lịch ba đời cho các con nên bà cùng 6 con (2 trai, 4 gái) đành liều chết vượt biển qua Hồng Kông. Cuối cùng gia đình cố Trung Tá Võ Vàng được may mắn định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 8, 1984.

Ngôi mộ anh Vàng được cải táng vào năm 1997.

*Âm mưu ám hại Trung Tá Võ Vàng đã được nhân chứng sống, Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, số quân 61/203.947, sinh tháng 10-,1941 tại Nam Ðịnh (cựu SVSQ khóa 20 Nguyễn Công Trứ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, bị Trung Cộng bắt giữ tại Quảng Châu, sau cuộc hải chiến với VNCH ngày 20 tháng 1, 1974 tại quần đảo Hoàng Sa) trình bày rất chi tiết trong chương trình Huynh Ðệ Chi Binh của đài truyền hình SBTN do nhà văn Huy Phương phụ trách vào tháng 4 năm 2008.

*Trung Tá Nguyễn Văn Tố và Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt thoát chết trong đêm tối

– Trung Tá Nguyễn Văn Tố, sinh tháng 5, 1930 tại Thừa Thiên. Số quân 50/201.605, khóa 2 VBÐP Huế.

+ Tham mưu trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên
+ Phó thị trưởng thành phố Huế.
+ Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Phú Yên.
+ Trung tâm phó Trung Tâm Ðiều Hợp Bình Ðịnh Phát Triển Quân khu 1.

– Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt sinh tháng 6, 1940 tại Saigon, số quân 60/701.173, khóa 13 Ðệ Nhị Dương Cưu Trường HQNT. Phân cuộc trưởng Hải Cảng Sâu Tiên Sa Ðà Nẵng (con rể ông Nguyễn Văn Kiểu, nguyên đại sứ VNCH tại Ðài Loan, bào huynh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu).

Vào lúc 12 giờ 30 một đêm đầu tháng 7, 1976 tại Trại 1 Kỳ Sơn, một vệ binh mang súng AK vào nhà 9 gọi anh Nguyễn Văn Tố và sang nhà 6 gọi anh Nguyễn Công Anh Kiệt đi nhanh ra ngoài rồi dẫn đến phía ngoài vọng gác cổng chính của trại. Nơi đây có sẵn vệ binh Trương tức (Bốn) tay cầm AK chờ sẵn. Anh Tố và Kiệt đoán chúng sắp đem mình đi bắn rồi vì trước đây vệ binh Bốn đã được chọn bắn Trung Tá Võ Vàng vào ngày 13 tháng 4, 1976 tại khu Cò Bay Bồng Miêu.

Sau khi Bốn nhận 2 anh Tố và Kiệt xong chỉ tới ngồi nơi tảng đá gần đó. Tại đây anh Tố nói nhỏ với anh Kiệt: “Chắc chúng đưa mình ra bờ rào bắn rồi hô hoán là trốn trại. Sự tù tội chắc còn lâu dài lắm. Thôi chết sớm khỏe xác mình, vợ con bớt khổ trong việc lặn lội lên rừng sâu, núi thẳm thăm nuôi.” Qua lời anh Tố, anh Kiệt thở dài!!!.

Thời gian lo lắng lần đến 2 giờ 30 sáng, thấy đèn pile lập lòe sáng rồi lần hồi một cán bộ từ Bộ Chỉ Huy xuống nói nhỏ gì với tên Bốn xong về lại. Lúc nầy hai anh Tố và Kiệt rất hồi hộp, chắc chúng sắp đem mình đi bắn rồi. Hai anh thầm cầu nguyện theo tôn giáo của mỗi người. Năm phút sau, tên Bốn gọi anh Tố và Kiệt đến rồi bảo hai anh về lại nhà ngủ để mai tiếp tục lao động.

Suốt đêm nầy hai anh không sao ngủ được và cứ lo lắng mãi, kể từ sáng hôm sau hai anh Tố và Kiệt luôn được quản giáo theo dõi sát cho đến khi chuyển qua Trại 4 rồi đến Trại Tiên Lãnh.

Ðến ngày 28 tháng 9, 1978, toàn bộ tù nhân Kỳ Sơn được chuyển đến trại Tiên Lãnh. Ba ngày sau khi đến Tiên Lãnh, hai anh Tố và Kiệt liền vào nhà cùm cùng với một số sĩ quan khác chúng cho là nguy hiểm.

Hai tháng sau khi đến Tiên Lãnh, một buổi chiều qua âm thanh rùng rợn của 2 tiếng kẻng, tất cả mọi tù nhân vào phòng đóng cửa sắt. Công an trang bị vũ khí rải canh giữ từng phòng một. Các cửa nhà cùm được mở ra, khoảng 100 tù nhân từ các phòng biệt giam được đưa ra ngoài trói lại bằng dây dù cột vào nhau với 5 người một do một công an canh giữ rồi chuyển đến Trại Ðồng Mộ, Nhà Trắng để giam tiếp, trong số tù trên có hai anh Tố và Kiệt bị giam cho đến 1983.

Ðến 1988, cả hai anh Tố và Kiệt mới nhận giấy ra trại sum họp gia đình. Ngày 24 tháng 6, 1992, anh Tố cùng vợ và 4 người con được các con cháu cùng đông thân hữu vui mừng chào đón tại phi trường Los Angeles theo diện H.O. 10.

Anh Kiệt đã sang Hoa Kỳ và định cư tại Houston, Texas. Chắc chắn hai anh Tố và Kiệt chỉ quên đêm tối ấy tại Trại 1 Kỳ Sơn khi nào được thuyên chuyển về Vùng 5 Chiến Thuật (thế giới bên kia, hy vọng bên ấy không có hận thù). 

Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên trốn trại thành công, thời gian sau bị bắt lại (Hình minh họa)

Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên sinh tháng 1, 1946 tại Thừa Thiên, Số quân 66/100.004, thiếu sinh quân khóa 20 Nguyễn Công Trứ/Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Khối Kế Hoạch, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 2 SVSQ Trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị, tiểu đoàn trưởng Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.

Vận nước đổi thay, Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên cũng như hằng trăm ngàn chiến hữu của mình không thoát khỏi ngục tù khổ sai Cộng Sản. Chúng đưa anh vào Trại 1 Tổng Trại 2 Kỳ Sơn Quảng Nam Ðà Nẵng.

5 tháng 9, 1976: Sau khi thả một số tù, Trại 1 giải tỏa, số tù còn lại nhập vào Trại 4. Chúng tôi khoảng 40 người đưa vào Nhà 9, Khối 4. Ða số cấp bậc trung tá, về thiếu tá có các anh Nguyễn Tâm Miên, Phạm Văn Hồng, Nguyễn Văn Lai và tôi. Ðặc biệt ít ngày sau có Thiếu Úy Ông Văn Tụng nhập vào! Từ đó chúng tôi rất dè dặt qua các câu chuyện khi có viên thiếu úy nầy!

Những chiến hữu xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, Võ Bị Quốc Gia trong tinh thần giúp đỡ bao bọc khắng khít nhau với các bạn đồng khóa, đồng môn bất cứ hoàn cảnh nào nhất là trong lao tù Cộng Sản. Một phần thời gian họ học ở trường lâu dài, hơn nữa với nội quy, chương trình học được sắp xếp rất ư khoa học để khi tốt nghiệp trở thành cán bộ có đạo đức, văn võ song toàn. Cùng xuất thân Khóa 20 Ðà Lạt nên hai thiếu tá Miên và Hồng chơi thân nhau, luôn chia sẻ ngọt bùi, lại có tâm ý trùng hợp là muốn trốn trại. Ðến khi thực hiện trốn trại tiếc thay Thiếu Tá Hồng không cùng đi được lý do bịnh hoạn kéo dài.

Sắp xếp xong với người thân qua chuyến thăm nuôi trước đó, người nhà đã đưa cho Miên 1 thẻ bầu cử chưa điền tên với đầy đủ chữ ký, con dấu cùng vài giấy tờ khác. Trước đó 1 ngày, chính Hồng là người đã điền tên vào chỗ trống lý lịch cho Miên sử dụng trong lúc đi đường.

Là nhà trưởng nên việc cắt đặt lao động do chính Miên phụ trách.

Một ngày đầu tháng 9, 1977, sau khi phân công anh em đi lao động, Miên liền lấy cây rựa ra cổng trại báo cáo vệ binh đi đốn củi. Thật nhanh đến điểm hẹn có người chờ sẵn với xe Honda. Thay xong quần áo dân sự chạy nhanh vào hướng Saigon. Chiều lại, điểm danh thấy thiếu Miên. Trại báo động, tìm kiếm thâu đêm, lúc nầy Miên đã thoát ra khỏi khu vực trách nhiệm của Quân Khu 5 Việt Cộng.

Cuộc vượt thoát thành công, sống tại Saigon ít tháng, đáng tiếc! Vì lý do nào đó cán bộ trại tìm được vào tận Saigon bắt Miên đem về trại đưa vào nhà cùm.

28 tháng 9, 1978: Tất cả tù do bộ đội quản lý được chuyển giao công an trại Tiên Lãnh trong đó có Miên và không thoát khỏi cảnh vào phòng biệt giam, qua nhiều năm kế tiếp.

Sau nầy nghe tin Thiếu Tá Miên đã sang Hoa Kỳ qua chương trình H.O.

*Trung Tá Ngô Hoàng, bị bắn tại Kỳ Sơn!

Trung Tá Ngô Hoàng, sinh vào tháng 2, 1932 tại Thừa Thiên. Số quân 52/200.968, Khóa 10, Trần Bình Trọng, Võ Bị Ðà Lạt.

– Trưởng phòng Phản Gián An Ninh Quân Ðội Quân Khu 2.

– Trưởng ty An Ninh Quân Ðội, tham mưu trưởng Tiểu Khu Phú Yên.

– Sĩ quan thanh tra Trung Tâm Ðiều Hợp Bình Ðịnh và Phát Triển Quân Khu 1.

1977: Từ Trại 1, Trung Tá Ngô Hoàng, khối phó khối 4 chuyển qua Trại 4 Kỳ Sơn. Ông bị cận thị rất nặng. Sau thời gian dài cùng anh em tù đến Phú Ninh, Tam Kỳ để khai hoang làm lòng hồ, khi trở về Trại 4 được ít tuần lễ thì xảy ra vụ Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên trốn trại. Hai anh Hoàng và Miên thường ăn cơm chung với nhau.

1978: Vào một ngày đầu năm, khối 4 được lịnh sang Trại 2 để đào sắn. Cơm trưa vừa xong, vệ binh tên Tư đến bảo Ðại Úy Công Binh Nguyễn Ðắc Phúc (khối trưởng) cho người theo anh ta để đi xem bãi sắn khác để ngày hôm sau đào tiếp.

Anh Phúc hỏi: Tôi đi với cán bộ? Vệ binh Tư lắc đầu và nói: Anh ở lại trông coi anh em. Anh cho anh Hoàng, khối phó, theo tôi. Anh Hoàng liền xách cúp đi theo. Vệ binh Tư bảo: rẫy có nhiều gai, anh đem theo rựa để phát quang tiện hơn. Sau khoảng 20 phút, nghe tiếng nổ của một loạt AK. Anh em tù nhìn nhau thở dài, ai nấy đều lo lắng, vì thầm nghĩ chắc anh Hoàng bị tên Tư sát hại. Quả nhiên, vài phút sau tên Tư cầm súng AK chạy ra và hô lớn: “Các anh ngồi yên tại chỗ, thằng Hoàng lấy rựa chặt tôi định giật súng, may tôi nhanh tay đỡ kịp, đã bắn nó chết rồi. Lúc nầy anh em tù nhìn khẩu súng của tên Tư không thấy dấu rựa chặt nơi báng súng. Nhưng đến khi Bộ Chỉ Huy trại lập biên bản cần có chữ ký của anh Phúc, đại diện tù, thì khẩu súng trưng bày có dấu rựa chặt vào báng súng.

Liền sau đó, một số anh em tù trong đó có Trung Tá Lê Văn Thành (số quân 60/211.374, khóa 17, Lê Lai, Ðà Lạt) lấy ván tại khu nhà Trại 2 đóng quan tài chôn anh Ngô Hoàng tại rẫy sắn.

Có điều gây chú ý về con số 4 là con số “kỵ” đối với Trung Tá Võ Vàng và Trung Tá Ngô Hoàng vì hai vệ binh sát thủ gây cái chết cho hai anh, một có tên là Trương tự “Bốn” và một có tên là “Tư.”

Sau 2 cái chết oan nghiệt của anh Vàng và Hoàng, anh em tù Kỳ Sơn hết sức hoang mang lo lắng nhất là các anh cấp tá. Người lo nhiều nhất là anh Tố và anh Kiệt vì khi anh Nguyễn Văn Tố làm tỉnh trưởng Phú Yên thì anh Hoàng là tham mưu trưởng Tiểu Khu. Anh Tố muốn báo tin cho chị Hoàng biết là anh Hoàng bị bắn rồi, chôn ở rẫy sắn, cây cối um tùm rất khó tìm. Khổ nỗi vì chị Tố đã đi thăm anh trong tuần vừa qua, nên anh phải chờ 3 tháng sau, trong lần thăm nuôi kế tiếp, anh mới nhờ vợ về báo tin cho chị Hoàng biết.

Nhận được hung tin, chị Hoàng cùng gia đình liền đến trại Kỳ Sơn 2 để tìm hiểu cái chết của anh Hoàng và xin bốc mộ chồng. Khi khai quật mộ, thi thể anh Hoàng chưa bị phân hủy nên phải dùng rượu để tuốt thịt ra đốt tại chỗ, còn xương thì đem về để mai táng. Cái chết đau thương đầy tủi hận nầy đã gieo vào lòng chị Hoàng một nỗi buồn sâu đậm khiến chị Hoàng phải lâm bịnh nặng trong một thời gian rất dài.

1992: Khi lập hồ sơ theo chương trình H.O. vì các con đã lớn và có gia đình, không hội đủ tiêu chuẩn để xuất ngoại nên chị Hoàng đã quyết định cùng ở lại quê nhà với con cháu.

1994: Từ Hoa Kỳ, anh Tố nhận được thư của chị Ngô Hoàng nhũ danh Nguyễn Thị Hương Thủy, nguyên là y tá của bệnh viện Tuy Hòa trước năm 1975, cho biết về tình trạng gia đình đang gặp khó khăn. Anh Tố cùng một số anh em cựu tù Tiên Lãnh đóng góp được 700 Mỹ kim để gửi giúp chị Hoàng. Chị dùng số tiền nầy để mở quán cơm chay, rồi chuyển sang bán xì dầu, nhưng tiếc thay công việc mưu sinh của chị đều bị thất bại và từ đó anh Tố mất liên lạc với chị Hoàng.

Ngoài những chuyện nêu trên, Tổng Trại 2 Kỳ Sơn còn xảy ra những cái chết đau lòng khác:

– Thiếu Tá Lũy (Trung Tâm Hành Quân Quân Ðoàn I) chết dưới suối do vệ binh sai bắt cá, không may bị đạp phải lựu đạn ném cá từ trước chưa nổ.

– Thiếu Tá Khóa (phi công phản lực) đói lạnh kiệt sức nằm chết trong lùm cây bên bờ sông trong ngày mưa to, gió lớn.

– Thiếu Tá Bình (TTHL Hòa Cầm) ăn chay trường, quản giáo bắt ăn mặn, ông tuyệt thực đến chết.

Riêng tại Trại 2 Kỳ Sơn có nhiều sĩ quan trốn trại, nhiều ngày sau mới bị phát hiện, một số đã vượt thoát, số người bị bắt lại bị chuyển đến trại An Ðiềm để lãnh án tử hình. Còn nhiều chiến hữu khác đã qua đời tại các Trại 2, 3, 4 do trốn trại, đau bịnh, đói lạnh… (người viết không biết rõ chi tiết)

Ðến ngày 28 tháng 9, 1978, số tù còn lại tại Tổng Trại 2 Kỳ Sơn được bộ đội chuyển giao cho công an quản lý tại hai trại Tiên Lãnh và An Ðiềm. 

Trại tù Tiên Lãnh (Hình minh họa)

Tiên Lãnh là một xã thuộc huyện Tiên Phước Quảng Nam, Ðà Nẵng. Thời VNCH là xã Phước Lãnh, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Tín. Trại tù mang tên Tiên Lãnh nằm cạnh ngã ba sông Tranh, cạnh trại có đường trải đá. Theo đường tỉnh lộ cách Tam Kỳ 50 cây số. Ngoài trại chính Tiên Lãnh còn các trại trực thuộc như: Trại Thôn Tư, Thôn Năm, Na Sơn, Ðồng Mộ và Trại Nữ do Công an quản lý. Khác với Trại Kỳ Sơn do bộ đội quản lý chỉ giam sĩ quan chế độ cũ. Trại Tiên Lãnh ngoài sĩ quan còn có thành phần hành chánh, đảng phái, văn nghệ sĩ,… VNCH, tù hình sự và tù phạm Cộng Sản. Các nhà giam xây gạch, cửa sắt, bao bọc bởi nhiều rào kẽm gai kiên cố. Ðặc biệt cán bộ quản lý trại đều là cán binh, bộ đội từng hoạt động tại Liên Khu 5 trước tháng 4, 1975.

Trước 1954 tại Tiên Phước có nhà tù khét tiếng Liên Khu 5 mang tên nhà lao Tiên Hội.

Nhắc đến Tiên Lãnh có biết bao nhiêu điều cần nói. Xin kể hai sự cố đau lòng nhất như sau:

*Trung Tá Nguyễn Văn Bình và Ðại Úy Trần Văn Quy trốn trại Tiên Lãnh không thoát khỏi!

– Trung Tá Nguyễn Văn Bình, sinh tháng 10, 1943 tại Thừa Thiên. Số quân 63/210.574, khóa 19 Nguyễn Trãi, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 51, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh.

– Ðại Úy Trần văn Quy, sinh tháng 9, 1939 tại Kiến An. Số quân 59/153.270, sĩ quan Thủ Ðức. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ.

28 tháng 9, 1978: Từ trại tù Kỳ Sơn chuyển giao công an quản lý tại trại tù Tiên Lãnh. Sau khi đến trại chừng 2 tháng, một buổi sáng nhân cơ hội đi vác củi từ xa về trại. Trung Tá Nguyễn Văn Bình cùng Ðại Úy Trần Văn Quy liền bỏ trốn. Ðoàn tù về đến trại, điểm danh lại thấy thiếu 2 người tù. Ban Chỉ Huy trại tức tốc báo động lùng kiếm suốt một tuần không thấy. Trại báo các Buôn Thượng trong khu vực để theo dõi. Qua tuần lễ thứ 2 không rõ hai anh Bình và Quy qua mưu sinh thoát hiểm thế nào không may bị địch phát hiện. Anh Bình bị bắn chết còn anh Quy bị bắt sống. Thi hài anh Bình đưa về chôn bên vệ đường mòn nơi anh em tù thường đi lao động ngang qua. Anh Quy đưa vào nhà cùm sau một ngày trói ngay nơi cổng để dằn mặt anh em tù.

Nhân dịp nầy người viết xin ghi lại cử chỉ bất khuất của anh Nguyễn Văn Bình: Sáng hôm sau ngày nhập trại Tiên Lãnh, anh em tù tập họp trình diện viên đại úy công an để xác nhận lý lịch. Mỗi tù khi nghe đọc tên phải lấy mũ xuống rồi hô lớn có mặt. Ðến lượt anh Bình (đứng trước tôi) không lấy mũ, chỉ nói nhỏ có thay vì “có mặt” như anh em khác. Tên đại úy nhìn thẳng anh Bình giận dữ lớn tiếng: “Anh có biết lấy mũ xuống không? Anh coi thường tôi. Giờ nầy anh là tù phạm, không phải tù binh hay trung tá ‘ngụy’ đâu.” Anh Bình hết sức tức giận, trước kẻ thù anh đành nuốt hận!

Hành động của anh Bình, in đậm tâm trí tôi không bao giờ quên.

*Thiếu Úy Trần Quang Trân với bản án tử hình

Thiếu Úy Trần Quang Trân, sinh 30 tháng 9, 1949 tại Phú Lộc, Thừa Thiên, sĩ quan an ninh, chi An Ninh Phú Lộc, Thừa Thiên.

Nói đến trại tù Tiên Lãnh phải kể vụ án Trần Quang Trân, một vụ án chấn động Quảng Nam Ðà Nẵng. Cuối 1975 tại Kỳ Sơn có phái đoàn địa chất của tỉnh Quảng Nam Ðà Nẵng đã sử dụng máy dò tìm địa chất của Trung Cộng để tìm vàng tại Bông Miêu. Máy bị hỏng về Ðà Nẵng không tìm ra chuyên viên sửa chữa. Phái đoàn nhờ Tổng Trại 2 tìm cho người sửa. Anh Trân nhận sửa và máy hoạt động tốt trở lại. Từ đó anh Trân được đưa về Bộ Chỉ Huy Tổng Trại để sửa máy. Cán bộ có radio hỏng đều nhờ anh Trân sửa. Anh lén nghe đài BBC, VOA,… có tin hay tìm cách phổ biến cho các bạn tù được tin tưởng biết hầu an tâm.

Ngày 28 tháng 9, 1978, bộ đội bàn giao số tù còn lại tại Kỳ Sơn cho công an trại Tiên Lãnh. Anh Trân được giao theo danh sách chuyên viên. Qua tin đồn anh Trân sửa máy giỏi công an trại nhờ sửa Radio. Có máy anh lén nghe các đài ngoại quốc về sau ráp 1 máy nhỏ để nghe. Những tin quan trọng như: Tôn Ðức Thắng qua đời, Việt Nam đánh qua Campuchia, Trung Quốc xâm lăng miền Bắc, nhất là Hoa Kỳ và Việt Nam thương thảo để chuyển tù Việt Nam Cộng Hòa sang định cư tại Hoa Kỳ,…

Ðược tin anh em tù hết sức vui mừng và phổ biến cho nhau. Ðầu 1981 vụ nghe lén radio bị bại lộ. Ban Chỉ Huy trại cho điều tra, gom bắt gần 100 tù nhân liên quan trong tổ chức nghe radio đưa vào nhà cùm. Ðến ngày 5 tháng 11, 1981 Tòa án Nhân dân Quảng Nam Ðà Nẵng mở phiên tòa suốt một ngày tại Tiên Lãnh để xét xử 92 tù nhân với tội: Âm mưu tổ chức lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam.

Bản án tuyên đọc anh Trần Quang Trân tử hình. Một số khác từ chung thân, 20, 18, 13, 12, 10, 5 và nhẹ nhất là 3 năm còn lại 75 người miễn truy tố chỉ bị phạt giam. Ðặc biệt trong phiên xử anh Trân không gọi ban xử án là quan tòa mà gọi các ông. Anh nói: “Các ông không xứng đáng và có quyền xử chúng tôi, lịch sử Việt Nam sẽ xử tội các ông…”

Viên chánh án luôn đập bàn gọi anh Trân phải thưa quan tòa không được gọi các ông. Sau khi tuyên án tử hình viên chánh án cho anh Trân nói lời cuối cùng. Anh không mất tinh thần, không sợ hãi và hùng hồn tuyên bố: “Tôi không có gì nói với các ông, chỉ tiếc là khả năng của tôi không có cơ hội để phục vụ tổ quốc sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ!!!”

Vào lúc 12 giờ trưa ngày 19 tháng 6, 1982, chúng đưa xe đến tận phòng giam rồi bịt mắt anh Trân để chuyển ra pháp trường. Khi xe ra đến cổng trại anh cố hô to: “Ðả đảo Hồ Chí Minh! Ðả đảo Cộng Sản.”

Khoảng hai mươi phút sau nhiều tiếng súng oan nghiệt nổ để tiễn đưa linh hồn của một anh hùng Việt Nam Cộng Hòa thuộc Trại Tiên Lãnh đã hiên ngang đi vào lòng dân tộc.

Ngày 10 tháng 5, 1989 mộ phần anh Trân được gia đình cải táng và chôn tại xã Lộc Ðiền, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.

Chị Trân nhũ danh Vũ Thị Rần cùng hai con là Trần Diễm Trang và Trần Diễm Nga đã lập thủ tục xin định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Công an Ðà Nẵng từ chối không cấp giấy khai tử nên hồ sơ chưa được giải quyết. Ngày 30 tháng 1, 2008, Ban Ðại Diện Hội Tù Tiên Lãnh gửi đơn đến Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, nhờ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cứu xét và giải quyết nguyện vọng của chị Trân.

***

Những người tù không bản án tại trại Tiên Lãnh không thể nào quên được. Hàng trăm người đã chết trong tù hoặc mang bệnh về nhà rồi chết. Trong số người chết trong trại người viết chỉ nhớ các bạn như sau:

-Trung Tá Trần Phước Xáng, khóa 10, Trần Bình Trọng Ðà Lạt, tiểu khu phó Quảng Nam chết tại khu Nhà Trắng Thôn 5 do bịnh kiết lỵ kéo dài quá lâu.

– Trung Tá Nguyễn Trinh, khóa 4 Cương Quyết Thủ Ðức, tham mưu phó CTCT Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Ðoàn I, chết vì bệnh nặng tại Tiên Lãnh.

– Trung Tá Huỳnh Như Xuân, khóa 19 Nguyễn Trãi Ðà Lạt, trung đoàn phó Trung Ðoàn 3 Sư Ðoàn 1 BB chết tại Ðồng Mộ do bịnh gan.

– Ông Ðinh Văn Biền, bí thư Quốc Dân Ðảng Quảng Nam chết tại Ðồng Mộ do bịnh suyễn kinh niên.

– Thiếu Tá Hồ Minh, phó ủy viên chính phủ Tòa Án Quân Sự Thường Trực Quân Khu 1 nhịn đói đến chết tại Nhà Trắng Thôn 5.

– Thiếu Tá Ðoàn Văn Luyến, Tiểu Khu Quảng Nam, vì đói quá nên ăn nhiều lá sắn và môn, bị phù thũng và qua đời tại Tiên Lãnh.

-Thiếu Tá Trương Ðình Phước, xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, thanh tra Quân Tiếp Vụ Quân Khu 1. Chết vì bệnh nặng.

Thành phần sĩ quan và tù chính trị tại Tiên Lãnh, do bị tù quá lâu nên anh em biết nhau nhiều. Ra hải ngoại rất đông anh em tiếp tục sinh hoạt chính trị, tiêu biểu trong số có người bạn tù chúng tôi hằng quý mến ngay từ trong trại như Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh: 

Y Sĩ Thiếu Tá Phùng Văn Hạnh cứu sống nhiều tù nhân Tiên Lãnh (Hình minh họa)


Y Sĩ Thiếu Tá Phùng Văn Hạnh, số quân 51/120.936, sinh tháng 10, 1931 tại Quảng Nam, được trưng dụng vào quân đội. Nhiệm vụ sau cùng là bác sĩ chỉnh hình tại Trung Tâm Y Tế toàn khoa Ðà Nẵng đồng thời Ông cũng là giám đốc dưỡng đường Ðộc Lập tại Ðà Nẵng (dưỡng đường tư của bác sĩ).

Anh em trại tù Tiên Lãnh không quên được một bạn tù đăc biệt như Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh. Tinh thần chống Cộng rất cao, khi vào tù trại bắt lao động rồi đưa vào trạm t tế chữa bệnh cho anh em tù. Qua lần lao động sau cùng ông đạp nhằm đinh sét bị phong đòn gánh rất nặng phải đưa về bệnh viện Tam Kỳ chạy chữa. Nhờ một số bác sĩ tại đây là học trò cũ của ông đã tận tình chữa khỏi bịnh. Khi trở về Tiên Lãnh ông được tiếp tục giao phó việc chữa bệnh cho các anh em tù. Bác Sĩ Hạnh đã cứu sống biết bao đồng đội bịnh nặng sắp đi vào cõi chết.

Ông được phóng thích sau 12 năm tù, ông vượt biển vào năm 1989, sau đó được sum họp cùng phu nhân là bà Nguyễn Thị Bạch Nhạn và 7 người con gồm 4 trai, 3 gái tại Montréal, Canada. Hiện ông đang vui hưởng tuổi già cùng 8 cháu nội ngoại. Ðiều đáng ghi nhận là tất cả các con của ông đều thành đạt mỹ mãn.

Ông ghi lại những nỗi vui buồn của cuộc đời mình qua 2 tác phẩm:

– Tình Yêu Hiện Sinh, xuất bản năm 2000.

– Một Kiếp Người, xuất bản năm 2004.

Thay lời kết:

Qua tâm ý của người viết cố hồi tưởng lại những gì mắt thấy, tai nghe trong thời gian bị tù Cộng Sản tại Kỳ Sơn và Tiên Lãnh cùng nghe qua lời kể của các bạn tù. Tham khảo ít tài liệu Quân Ðội trước 1975.

Xin cám ơn tất cả mọi người trong cuộc cùng thân nhân và anh em cựu tù Kỳ Sơn, Tiên Lãnh đã cung cấp hình ảnh, tin tức và khuyến khích tôi viết lại các câu chuyện đầy thương tâm để hoàn thành loạt bài này.

Nhân tiện người viết xin có mấy lời cùng các bạn trẻ thân mến:

Sau biến cố năm 1975, các bạn được cha ông tạo cơ hội vượt thoát khỏi chế độ bạo tàn Cộng Sản và may mắn có nhiều cơ hội để học hỏi và tiến thân mưu cầu một tương lại ổn định và tươi sáng. Sự thuận lợi các bạn đang có đã đánh đổi bao sự hy sinh của cha ông đã lâm vào cảnh lao lý. Các chuyện kể trên tiêu biểu cho hàng ngàn vụ đau thương xảy ra trong các trại tù trên toàn quốc.

Hiểu được lý do chính đáng về sự hiện diện của các bạn tại quê người, các bạn nên luôn ghi ơn các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp phần xương máu để xây dựng và bảo vệ miền Nam. Trước 1975 cuộc sống của đồng bào Miền Nam được tự do, hạnh phúc hơn hẳn một số quốc gia trong vùng Ðông Nam Á, thủ đô Sài Gòn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Các bạn hãy hãnh diện về thành quả trước đây, nỗ lực hơn nữa để phục hưng nước Việt trong tương lai được phú cường và không Cộng Sản hầu thực hiện nguyện vọng của toàn dân hiện đang mong ước từng ngày.

Hiện nay, tình hình chính trị trong nước đã chín mùi, ngày toàn dân mong ước không còn xa.

Hồ Ðắc Huân

Quà Con Dâng Mẹ - T.T.B



Lạy  Mẹ  MARIA,

Bỉ trời cạnh Mẹ La Vang

Banneux thánh địa, hân hoan cõi lòng

Tâm tư quà mọn kính dâng

Lên Mẹ, Thiên Mẫu chín tầng cao ngôi !

 

Đây đôi tay, con kính dâng lên Mẹ

Đoái thương con xin hướng dẫn cuộc đời

Giúp đôi tay biết kẽ mắt, tô môi

 Cho lắm kẻ biếng cười,  mi đẫm lệ

 

Đây đôi chân, Mẹ ơi ! Con dâng Mẹ

Giúp bước con đi nhè nhẹ nhịp nhàng

Như nàng tiên nho nhỏ luôn sẵn sàng

Vui thăm viếng kẻ gian nạn khóc hận

 

Đây tiếng nói, Mẹ ơi ! xin đón nhận

Với yêu thương,  tình Mẹ thoáng  qua lời

Luôn dịu xoa, an ủi kẻ đơn côi

Biết nhận thức... Đời, chuỗi kinh dài cầu nguyện !

 

Và sau cuối, đây con tim nho nhỏ

Con kính dâng, xin Mẹ xót thương dùm

Cho  tâm trung máu đỏ mãi thắm hồng

Qua tình Mẹ, vòng tay con mở rộng ...


Giúp nơi nơi  tiếng cười thay lệ đổ

Cho nhà nhà vui ấm cảnh hàn cơ

Tình  Chúa Cha luôn yêu kính tôn thờ

Và ơn Mẹ rợp trời  thương  muôn  thuở ...

 

Mẹ Maria ơi, 

Diễm phúc lắm ... quê người hay đât tổ

Con vẫn luôn có Mẹ cạnh bên mình

Vui, vui... có Mẹ đồng hành

Tri ân, cảm tạ ... thâm tâm con nguyền !

                 

St Gilles,  mùa  Lễ Mẹ 2024

T.T.B

Ngày Cuối Tháng Tư - Tưởng Năng Tiến


Mưa gội sạch cây lá, tưới mát những bãi cỏ úa vàng, thấm ướt đất khô cằn cỗi. Nước mưa, nguồn sinh lực kỳ diệu đã làm vạn vật hồi sinh sau những ngày nắng cháy .

Rồi mưa tạnh, trời quang. Mặt trời lại hiện ra từ một nơi nào đó, rọi những tia vàng ấm khắp nơi. Đất bốc hơi thơm nồng ngai ngái. Cây cỏ sạch tươi dịu mát. Chim chóc ca hát trong trẻo líu lo…

Những buổi chiều mưa não nề diễm tuyệt như vậy rồi cũng mất hút trong đời.

Có những buổi chiều mưa đầu mùa bao nhiêu kẻ bỗng dưng bị bỏ rơi rồi rã ngũ. Hốt hoảng, căm hận, sợ hãi, người ta chạy tán loạn về thành phố. Những thành phố quê hương yêu dấu thoáng chốc mà ngùn ngụt khói lửa. Súng nổ râm ran ở khắp nơi. Dân chúng bồng bế dắt díu nhau để chạy.

Chạy đi đâu nữa? Có còn nơi nào an toàn để chạy khi mà chính mình cũng đành buông súng với sự ray rứt, xót xa, đớn đau, hoang mang, sợ hãi.

Rồi đến những buổi chiều mưa tháng Tư của những năm tháng kế tiếp. Có bao nhiêu kẻ nằm mê man chờ chết bởi những cơn sốt rét ở trại tù binh xa xôi, heo hút. Trong cái cảm giác rối loạn của một thần trí không còn tỉnh táo, người ta vẫn mơ hồ cảm nhận được cái tâm cảm não nề u uẩn vào những lúc chuyển trời u ám. Người ta vẫn cứ nghe tiếng sấm chớp ngang trời và vẫn cứ thầm mong đó là tiếng súng. Chao ôi ! Phải chi mà có những tiếng súng gầm thét vang trời vào những ngày tháng lao tù nghiệt ngã ấy thì dẫu có phải chết, chết ngay tức khắc, chắc chắn cũng có nhiều kẻ cam lòng.

Nhưng người ta đã không chết dù phải chịu đựng hàng trăm thứ đòn thù thâm độc, dù đã trải qua bao nhiêu là cơn sốt thập tử nhất sinh. Con người còn sống được không phải chỉ nhờ vào cái kháng lực mong manh của cơ thể mà còn là nhờ vào cái ý chí khao khát được sống, cái ước mơ có ngày được trở lại thành phố quê hương của mình để nhìn cảnh khói lửa, để nghe súng đạn nổ ròn. Và lần này thì do chính tay họ siết cò…

Cái giấc mơ đó chưa bao giờ đến. Nỗi ước vọng được nghe tiếng súng đại bác nổ vang giữa đêm tù cũng chưa hề xẩy ra trong suốt thời gian người ta bị giam cầm. Vậy mà bao kẻ vẫn cứ mãi trông chờ, ngóng đợi!

Trong bao nhiêu đêm khuya, có người chợt thức giấc vì chợt nghe tiếng súng vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó. Tiếng nổ mơ hồ, nhỏ bé phát ra từ một nòng súng cá nhân đến khi lọt vào thính giác của một tù binh bỗng bùng vỡ lên trong óc họ như tạc đạn.

Tim người ta liền đập hụt đi mấy nhịp, rồi sau đó là những nhịp dồn dập, rộn ràng. Mạch máu da thịt của những người tù căng ra. Mắt người ta mở lớn, trợn trừng trong bóng đêm. Tai vểnh lên như tai của loài thú rừng khi đang rình rập. Họ nằm nín thở, nghe ngóng, chờ đợi đặt hết niềm tin hy vọng vài tiếng súng vừa phát ra. Họ chờ đợi một tiếng nổ kế tiếp, rồi một tiếng nổ kế tiếp nữa. Sau đó là hàng loạt những tiếng nổ xé gió vang trời thì càng tốt.

Rồi họ tưởng tượng thêm, lẫn trong tiếng nổ đều đặn ấy là tiếng nổ ròn tan của những nòng súng cộng đồng. Chưa hết, bằng vào cái ảo giác của những kẻ đã bao năm trông chờ khao khát người ta như nhìn thấy được cả ánh hỏa châu soi sáng đêm tối bao la. Sau đó là bom đạn, phi pháo và nhà cửa, đồn bót cháy sáng một góc trời…

Đã bao nhiêu kẻ ước ao, nếu có phải chết xin cho họ được chết trong bối cảnh khói lửa bom đạn ngất trời như vậy. Không ai có thể đành tâm chết mỏi mòn, khắc khoải giữa những vòng rào thép gai tù ngục. Hận thù không phải là một tình cảm tốt đẹp. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, rửa hận là một điều cần thiết và công bằng.

Suốt những năm dài của đời sống tù binh khắc nghiệt bao người đã nhờ vào sự trông chờ hy vọng để giữ cho mình khỏi bị gục ngã. Niềm hy vọng thỉnh thoảng lóe lên khi họ chợt nghe được tiếng súng nổ; rồi tắt lịm dần trong những giây phút im lặng tàn nhẫn phũ phàng sau đó.

Vậy mà người ta vẫn cứ không thôi trông chờ, mong đợi. Đợi mãi cho đến một lúc, lẫn trong cái tâm trạng mong chờ mòn mỏi người ta bắt gặp trong tâm hồn mình có thêm một thứ tình cảm buồn phiền oán hận.

Người ta oán hận những kẻ đang sống ngoài vòng tù ngục. Chắc chắn họ có nhiều đồng ngũ đang sống lẩn quất bên ngoài, có nhiều đồng ngũ khác đang sống tự do ở những phương trời xa xăm nào đó. Rồi người ta cảm thấy chua chát khi biết mình đã bị bỏ quên cho chết dần mòn, khắc khoải trong vòng tay kẻ thù. Có phải rằng chính họ đã bặm môi, cắn chặt răng bắn đến viên đạn cuối cùng để cho cấp chỉ huy, để cho đồng đội có đủ thời gian “di tản!”.

Và rồi người ta quyết định…. phải tìm cách đào thoát, không ít  kẻ may mắn đã thoát thân.

Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Tháng Tư ở một vùng đất thuộc miền ôn đới. Nơi đây bây giờ không phải là những ngày tháng bắt đầu cho mùa mưa. Ở đây bây giờ là mùa Xuân. Mùa xuân  xứ người.

Một buổi sáng mùa Xuân ở một nơi an bình và phú túc. Đường phố nhộn nhịp người đi. Những bộ quần áo ngắn, mỏng, lạ mắt và đẹp mắt. Những cặp đùi thon. Những cánh tay trần, hồng, trắng, nõn nà. Những bộ ngực căng đầy nhựa sống. Có kẻ lái xe đi giữa phố phường, hòa nhập với giòng người, giòng đời, vui lây với niềm vui của những người dân bản xứ bao quanh. Mùa Xuân đến với vạn vật với mọi người, kể cả người tị nạn.

Bất chợt có một tiếng còi. Tiếng còi lanh lảnh ghê rợn xoáy vào thính giác. Người ta giật bắn người tắp ngay xe vào lề đường. Có một chiếc xe khác thắng gấp phía sau. Một khuôn mặt đỏ gay vì giận dữ quay lại nguýt nhìn, lầu bầu chửi rủa. Người ta không quan tâm đến điều đó. Người ta chỉ muốn ngoái người lại nhìn xem chuyện gì đã xẩy ra?

Không có gì cả. Tiếng còi chỉ do một người vừa thổi để chận đứng giòng xe đang xuôi ngược cho những đứa bé được an toàn băng qua đường đến trường học. Thế thôi ! Thế là thở phào nhẹ nhỏm, rút khăn lau mồ hôi trán.

Hoàn toàn chả có chuyện gì nghiêm trọng cả. Tiếng còi lanh lảnh ở đây không còn biểu tượng cho sự bắt bớ, khủng bố, giam cầm đầy ải nữa. Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Ở đây mọi-chuyện-đều-luôn-luôn-rất-bình-thường.

Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một buổi chiều Xuân. Trời xanh cao, mây trắng nõn, nắng hanh vàng. Có kẻ đứng trước sân nhà, mải mê nhìn những con bướm trắng tung tăng trên thảm cỏ xanh, những con ong bầu bĩnh lượn vòng quanh những khóm hoa… và chợt người ta nghe tiếng súng.

Tiếng súng nổ gần. Người ta lại giật thót người. Ly rượu trên tay sóng sánh. Vài giọt tràn ra tay. Điếu thuốc đang hút dở dang tắt ngấm. Những con chim sâu nhỏ bé đang lẩn quẩn, an bình trên những cành mai hồng thắm vụt cánh bay. Người ta không thấy sợ hãi nhưng chợt cau mày với cái cảm giác bực dọc khó chịu. Không có thêm một tiếng súng nào tiếp theo đó. Không gian, khung cảnh trở lại an bình, yên tĩnh.

Chỉ có tâm hồn người là không an bình nữa. Mặt người ta chợt đỏ lên dù ly rượu trên tay chưa kịp uống. Người ta vừa trực nhận một cái cảm giác hổ thẹn. Tại sao lại bực dọc và khó chịu nhỉ? Có phải vì tiếng súng đã làm hỏng mất một buổi chiều Xuân êm đềm và thi vị không?

Vậy mà đã có lúc người ta thiết tha mong nhớ một tiếng súng. Một loạt những tiếng súng thì càng tốt ! Mới ngày nào tiếng súng nổ còn là dấu hiệu cho sự bạo động quật khởi, báo thù rửa hận. Bây giờ ở một nơi an bình, tiếng súng chỉ còn là biểu hiện cho sự bất an và lâm nguy !

Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một đêm tháng Tư xứ lạ. Có kẻ buổi chiều quá chén, nửa đêm thức giấc không biết mình đang nằm ở đâu? Có tiếng máy sưởi tự động giảm nhiệt độ. Sự đàn hồi của kim loại phát ra những tiếng kêu tí tách. Trong cái cảm giác ngái ngủ người ta tưởng như mình đang nghe tiếng mưa rơi.

Tiếng mưa rơi trên mái tôn của một căn nhà trong một con hẻm lầy lội, hắt hiu vàng ánh điện câu. Đã bao đêm mưa người ta được bao che để sống chui nhủi dưới một mái nhà tôn như vậy. Đã bao đêm người ta thức giấc nằm nghe tiếng thằn lằn tắc lưỡi, tiếng ú ớ của những đứa em thơ nói trong mơ, tiếng động lục đục của những người mẹ già tảo tần lo lắng cho gánh hàng rong bán vào sáng sớm, tiếng xe xích lô nổ ròn đầu xóm. Và đôi khi tiếng ru con ầu ơ buồn não ruột của một người đàn bà hàng xóm.

Chiếc máy sưởi nguội dần, những tiếng kêu tí tách của kim loại đàn hồi từ từ nhỏ lại. Người ta lại nghe như là tiếng mưa rơi trên những mái tranh. Những mái tranh trống lốc, gió thổi tứ bề của trại tù Suối Máu, Cà Tum. Những mái nhà tranh của trại Minh Rồng, Đại Bình, Đại Lộc… người ta đã thức giấc bao nhiêu lần ở những trại tù heo hút đó để nghe tiếng mưa rơi, để chờ mong một tiếng súng vọng về từ rừng thẳm.

Đêm nay ở phương trời xa xăm cũ biết trời có mưa không?

Đêm nay trong vòng rào tù ngục có bao nhiêu kẻ (chợt) thức giấc giữa đêm trường nằm mong chờ khắc khoải trong đói lạnh một tiếng súng mơ hồ?


Và đêm nay – ở chốn xa xôi, an bình này – ai có bạc đầu không?

 

Tháng Tư 1984

TNT

Tháng Tư, Ngày Cuối - Đỗ Công Luận

Monday, April 29, 2024

Khi Kẻ Thắng Sợ Người Thua - Huy Phương


Hơn bốn mươi năm sau khi nhờ làm lính đánh thuê, tay sai bán nước cho bọn ngoại bang Tàu-Nga mà may mắn ăn cướp được Miền Nam Việt Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975, thực tế cho thấy rõ ràng bọn phỉ quyền Hà Nội chỉ may mắn chiếm được lãnh thổ Miền Nam nhờ súng đạn viện trợ của bọn quan thầy Tàu-Nga, chứ KHÔNG BAO GIỜ chiếm được lòng người từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. KHÔNG BAO GIỜ VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ.


Nhiều trăm ngàn người đã chấp nhận, kể cả cái chết, bỏ làng mạc, quê cha đất tổ, tài sản để ra đi, kể cả những người lớn lên ở miền bắc, khi vào Miền Nam sau 30/ 04/ 1975, đã thấy rõ sự thật ở Miền Nam Tự Do và từ đó nhìn ra bộ mặt dối trá ghê tởm của chế độ cộng phỉ hà khắc, độc tài, tàn ác, toàn trị mà lâu nay họ phải chịu đựng.

Dân chúng, và ngay cả những tên cán bộ cộng phỉ nằm trong gan ruột đảng đã tỏ thái độ bất bình, trở thành những cá nhân hay những thế lực chống đối, điều khiến cho Việt Nam ngày nay có nhiều nhà tù giam giữ những người bất đồng chính kiến, dù họ là những người, hay tập thể chủ trương bất bạo động, không hề có vũ khí trong tay.

Khi không chiếm được lòng dân, thì chính thể cai trị phải sợ lòng dân, như người đi đêm sợ bóng ma. Những bóng ma đó được bọn phỉ quyền Hà Nội vốn tiểu nhân, đê tiện, hèn hạ và yếu bóng vía đặt tên là “thế lực thù địch,” “diễn tiến hòa bình,” “gián điệp nước ngoài.”, nhưng chính bọn phỉ quyền Hà Nội mới đúng là “thế lực thờ địch” và cái-gọi-là “diễn biến hòa bình” lại đang xảy ra ngay trong nội bộ của bọn chúng vốn dĩ luôn tranh ăn các gói vay, các gói thầu và tranh giành quyền lực, sẵn sàng bè phái, lợi ích nhóm, cắn xé và triệt hạ lẫn nhau với cái trò hề “đốt lò” lố bịch, nhảm nhí của tên chúa đảng cướp xảo quyệt, tham quyền cố vị.

Lực lượng tay sai là bọn công an vô giáo dục, với khẩu hiệu “còn đảng, còn mình,” theo Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc, Việt Nam có lực lượng an ninh ít nhất là 6.9 triệu tên. So sánh với tổng cộng những người đi làm khoảng chừng 43 triệu, thì cứ sáu người thì có một người làm chó săn, tay sai cho các cơ quan an ninh. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Trang web chính thức của bộ công an cộng phỉ trích lời tên đồ tể Lê Duẩn, cố tổng bí thư đảng cộng phỉ Việt Nam, có câu châm ngôn vuốt ve, dụ ngọt cho bọn công an tay sai “Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với đảng, những người chỉ biết sống chết với đảng, chỉ biết còn đảng thì còn mình!”

Phải chăng bọn cộng phỉ Việt Nam luôn luôn sợ thay đổi, sợ bị lật đổ nên trong xã hội này, nhân viên y tế, thầy cô giáo thì thiếu nhưng công an, chìm, nổi, dân phòng, trật tự khu phố, thì đứng đầy đường để quấy rối và làm tiền người dân.


Ngay khi mới vào Sài Gòn một ngày, bọn cộng phỉ bắc việt hèn hạ và đê tiện đã bắt đầu biết sợ. Sợ người sống, khi họ còn súng đạn trong tay đã đành, bọn cộng phỉ bắc việt còn sợ cả những người đã chết.

Không sợ người chết, cớ sao lại tiểu nhân hèn hạ giật sập bức tượng “Tiếc Thương” và chở đem đi vứt chỗ khác, mồ mả người lính miền Nam thì được rào chắn vây quanh như trại tù, gọi là “Khu Quân Sự” không ai được vào, mà cũng không ai được đem xương cốt ra.

Không sợ người chết, tại sao trong khi tro cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được để ở chùa Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp, lại bị bọn phỉ quyền mọi rợ vô nhân tính bắt phải di đời đi nơi khác, vì sợ đồng bào đến hương khói, chiêm bái, và thờ cúng. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Không những hèn hạ sợ người chết mà bọn chúng vốn dĩ bất nhân và đê tiện còn sợ cả cái tên người chết, dưới thời cộng phỉ, sau khi thân nhân dời mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Điệm và bào đệ của ông là ông Ngô Đình Nhu về Nghĩa Trang Gò Vấp, khi lập bia mộ, bọn cộng phỉ chỉ cho phép được đề “Huynh” và “Đệ,” mà không được phép đề tên thật của hai ông. Qủa thật là không ai tiểu nhân, đê tiện và hèn hạ cho bằng bọn phỉ quyền Hà Nội.

Bọn phỉ quyền Hà Nội còn không biết nhục vì hèn hạ mà còn dám trơ trẽn và lố bịch nói láo rằng đây là ý kiến của thân nhân Việt Kiều về xây mộ, nhưng thử hỏi ai lại muốn bia mộ của thân nhân mình không tên, không tuổi.

Kẻ thắng sợ cả người thương binh bên thua trận, nếu không những lần phát quà, giúp đỡ cho thương binh VNCH ở chùa Liên Trì, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn, vì sao lại bị bọn công an chó săn, chặn đường, quấy nhiễu và cuối cùng phải chấm dứt công việc đầy tính nhân đạo này.


Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sinh viên phản chiến biểu tình đã trương lá cờ của bọn thổ phỉ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà chính quyền Mỹ chưa sợ, sao ngày nay cộng phỉ bắc việt lại khiếp sợ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VNCH trong khi chiến tranh qua đã lâu và cuộc đối đầu không còn nữa.

Rõ ràng, bởi bọn cộng phỉ bắc việt không hề có chính nghĩa trong cuộc chiến tranh xâm lăng ăn cướp Miền Nam Việt Nam nên lúc nào cũng sợ Sự Thật và sợ Chính Nghĩa Việt Nam Cộng Hòa. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Phỉ quyền Hà Nội đê tiện hèn hạ sợ luôn cả những bộ quân phục rằn ri của Người Lính Miền Nam. Bởi nếu không hèn hạ và sợ sự thật thì làm sao lại có vụ kết án Nguyễn Viết Dũng, bị 12 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng” trong khi Dũng chỉ tham gia cùng với người dân ở Hà Nội phản đối việc chặt cây xanh, mà chỉ riêng mình anh bị bắt và đưa ra tòa đơn giản chỉ vì Dũng mặc đồ rằn ri hôm đó.

Bọn phỉ quyền Hà Nội vốn có bản chất tiểu nhân, đê tiện, lưu manh và gian xảo nên luôn luôn sợ những người có ảnh hưởng đến quần chúng, có đám đông hỗ trợ, tức là bọn phỉ quyền Hà Nội luôn lo sợ bị lật đổ. Do vậy các vị lãnh đạo tôn giáo của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành luôn luôn bị bọn chúng cho những con chó săn theo dõi và cô lập, gây khó dễ trong cuộc sống.


Không những bọn phỉ quyền Hà Nội vốn không có chính nghĩa nên không bao giờ được lòng dân mà luôn luôn đứng đối lập với dân, coi dân như kẻ thù, thậm chí coi dân như con cháu trong nhà, hoàn toàn láo xược và trái ngược với cái khẩu hiệu lố bịch và nhố nhăng “đảng là đầy tớ của dân,” như cái giọng khinh bạc của tên phỉ cái vô giáo dục Tôn Nữ Thị Ninh:

“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi.” Phải chăng là theo cách đàn áp, bịt miệng, khủng bố tinh thần, bắt bớ tù đày.

Hồ Chí Minh vốn là một tay lưu manh, điếm đàng, xảo trá, quỷ quyệt, tàn ác, mị dân đã từng nói “Nước lấy dân làm gốc,” nhưng thực sự bọn phỉ quyền Hà Nội đã hy sinh hạnh phúc của toàn dân cho sự tồn vong của đảng cướp của bọn chúng. (Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)

Xưa Nguyễn Trãi từng nói: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân!” Ngày nay, dưới chế độ man rợ và tàn bạo của bọn phỉ quyền Hà Nội, người dân đã hết sợ kẻ cai trị dân rồi, nhưng bọn phỉ quyền Hà Nội này đã bắt đầu run sợ trước những cơn sóng ngầm chống đối của người dân đang chỉ chờ có cơ hội là bùng nổ và tiêu diệt bọn chúng.

Một thể chế mà lúc nào cũng run sợ người dân trước sau gì cũng sẽ đi đến chỗ bị tan rã và bị diệt vong bởi xưa nay chưa bao giờ có chế độ nào tồn tại mãi với thời gian; kể cả những tên bạo chúa một thời hung ác như Tần Thủy Hoàng, Hitler, Benito Mussolini, Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, ......

Ngày nay, tuy bọn phỉ quyền Hà Nội – vốn bản chất chỉ là một lũ tay sai, lính đánh thuê cho bọn đàn anh là bọn cộng sản quốc tế Tàu-Nga – đã may mắn nhờ được bọn chúng chi viện, hỗ trợ mà ăn cướp được Miền Nam Việt Nam, và thống trị được toàn bộ Việt Nam, nhưng trên thế giới ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng bẩn thỉu và tanh tưởi vốn xuất phát từ Trung Quốc của bọn chúng chỉ thấy được treo, hay dám treo trước cổng tòa đại sứ cộng phỉ Việt Nam ở các nước, mà lá cờ này không dám và không thể treo bất kỳ ở đâu, dù ở một xó xỉnh nào.


Bọn phỉ quyền Hà Nội sợ hãi cả những người thua trận, ngày nay đã bỏ nước ra đi. Ở thủ đô Hoa Kỳ Washington DC, đám nhân viên tòa đại sứ cộng phỉ hèn hạ đến mức không bao giờ dám dùng xe ngoại giao (mang bảng số CD) đi vào khu Eden, hay khi về Orange County, bọn chúng chưa dám công khai đi uống cà phê hay ăn phở ở khu Bolsa.

Người ta còn nhớ, ngày Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu, 2007, tên Nguyễn Minh Triết khi tham dự một cuộc họp tại thành phố Dana Point, miền Nam California, đã phải hèn hạ và nhục nhã vào phòng họp bằng… cửa sau.

Vào ngày 17 Tháng Ba, 2015, tên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được mời đến Quốc Hội New South Wales để dự họp, nhưng không dám dùng cửa trước vì sợ trứng thối, cà chua, cũng đành hèn hạ nhục nhã phải nhờ cảnh sát dẫn đi cửa sau.


Còn vô số những sự việc khác nói lên sự sợ hãi của bọn phỉ quyền Hà Nội trước những biểu tượng của Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa như Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Dân Tộc, những bộ quân phục rằn ri của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), những bản nhạc ca ngợi Người Lính VNCH, các tác phẩm văn học nghệ thuật của Miền Nam Việt Nam, và ngay cả đến những kiến trúc xưa, dấu tích của Miền Nam Việt Nam như bùng binh Cây Liễu, các tượng đài, và cả đến việc đổi tên đường các danh nhân lịch sử dân tộc bằng tên của những tên khủng bố khát máu cộng phỉ, ....

Vậy những chuyện này không gọi bằng “sợ”, “hèn hạ”, “tiểu nhân”, thì nên gọi bằng gì nhỉ ? – 


(Sài Gòn trong tôi/ Huy Phương)