Tuesday, June 30, 2015

Ước Mơ Đời Tôi - Chúc Anh - PPS Duy Quang

Thân mời quý Anh/Chị thân hữu và độc giả mến thơ yêu nhạc thưởng lãm những vần thơ mượt mà, đầy khát vọng của Thi hữu Chuc Anh qua Utube :
Ước mơ đời tôi - CA - Nhạc hòa tấu - Gợi nhớ quê hương -Thanh Sơn.

Sau Cái Chết Sẽ Là Gì ? - BBC Tiếng Việt


“Cái này phải bẻ mạnh một chút nữa mới gỡ ra được,” Holly Williams, một người làm dịch vụ tang lễ nói trong lúc cô cố gắng duỗi các ngón tay, cùi chỏ và cổ tay của John.
“Thường thì công việc của tôi sẽ dễ dàng hơn nếu thi thể còn mới”.
Sinh ra trong một gia đình kinh doanh dịch vụ tang lễ ở phía bắc Texas, Williams, 28 tuổi, tính đến nay đã xử lý khoảng 1.000 thi thể.
Công việc của cô bao gồm việc đưa các thi thể từ khu vực Dallas-Forth Worth về nơi chuẩn bị cho tang lễ.
“Hầu hết những người chúng tôi mang về là từ các nhà dưỡng lão, nhưng cũng có người chết do bị bắn hay tai nạn giao thông,” cô nói.
“Đôi khi có người đã chết nhiều ngày hoặc nhiều tuần mới được phát hiện ra và thi thể của họ đã bắt đầu bị phân huỷ, khiến công việc của tôi trở nên khó khăn hơn”.
John đã chết khoảng 4 giờ trước khi thi thể của ông được đưa đến nhà tang lễ.
Khi còn sống, ông làm việc tại một mỏ dầu và là người khá khỏe mạnh. Ông bỏ thuốc lá từ hàng chục năm trước và cũng ít uống rượu. Thế nhưng cơn đau tim vào một buổi sáng tháng Giêng đã khiến John ngã quỵ và qua đời ở tuổi 57.
Giờ đây, nằm trên chiếc bàn sắt của Williams, thi thể của John đã chuyển lạnh và ngả màu tím-xám, dấu hiệu cho thấy quá trình phân huỷ đã bắt đầu.


Tự phân hủy
Thế nhưng cơ thể của người chết không ‘hoàn toàn chết’ mà vẫn chứa nhiều sự sống ngay trong quá trình phân huỷ.
Nhiều nhà khoa học xem thi thể là một hệ sinh thái xuất hiện ngay sau khi chết và chuyển hoá qua nhiều giai đoạn sau khi quá trình phân huỷ bắt đầu.
Quá trình phân huỷ bắt đầu chỉ vài phút sau khi chết, bắt đầu bằng giai đoạn ‘tự phân’.
Ngay sau khi tim ngừng đập, các tế bào sẽ không còn được cung cấp oxygen. Enzyme bắt đầu tiêu hoá màng tế bào và rò rỉ ra ngoài trong lúc các tế bào bị tan rã.
Điều này thường bắt đầu đầu tiên ở gan, vốn giàu enzyme, và ở não, nơi có tỷ lệ nước cao. Dần dần, tất cả các mô đều bị tiêu huỷ theo cách này.
Các tế bào máu bị tổn thương sẽ bắt đầu trào ra khỏi cách mạch máu bị vỡ và khiến da đổi màu.
Nhiệt độ cơ thể cũng bắt đầu giảm cho đến khi bằng với nhiệt độ xung quanh. Sau đó, xác bắt đầu cứng dần, bắt đầu từ mí mắt, hàm, cơ cổ, cho đến tay chân.
Ở người sống, thành phần tế bào cơ có thể co duỗi nhờ hoạt động của hai loại protein có cấu tạo dạng sợi là actin và myosin, vốn di chuyển sát nhau.


Sau khi chết, các tế bào này bị mất nguồn cung cấp năng lượng và ngưng hoạt động khiến các cơ bị cứng lại, còn các khớp xương không duỗi gập được nữa.
Trong giai đoạn đầu, hệ sinh thái xác chết thường chỉ bao gồm vi khuẩn sinh sống trên và trong cơ thể.
Cơ thể chúng ta chứa một lượng lớn vi khuẩn, từ bề mặt cơ thể cho đến nội tạng. Tuy nhiên nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất là ruột, nơi sống của hàng nghìn tỷ vi khuẩn thuộc hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn họ khác nhau.

Hệ miễn dịch ngưng hoạt động

Tháng Tám 2014, Gulnaz Javan, một nhà khoa học pháp y từ Đại học Bang Alabama tại Montgomery đã cùng các đồng nghiệp công bố kết quả nghiên cứu về cái mà họ đặt tên là ‘thanatomicrobiome’ (bắt nguồn từ từ thanatos, tức ‘cái chết’ trong tiếng Hy Lạp).
“Nhiều mẫu nghiên cứu của chúng tôi đến từ các vụ hình sự,” Javan nói. “Nhiều người chết vì tự vẫn, bị mưu sát, dùng ma tuý quá liều hoặc tai nạn giao thông, và tôi đã lấy mẫu mô từ đó. Do vấn đề đạo đức nên chúng tôi cần được sự đồng ý khi lấy các mẫu mô đó.”
Hầu hết nội tạng đều được bảo vệ trước vi khuẩn khi chúng ta còn sống.
Tuy nhiên ngay sau khi chết, hệ thống miễn dịch ngưng hoặc động, khiến vi khuẩn tự do lan ra khắp cơ thể.


Vi khuẩn thường bắt đầu lan ra từ ruột, tại các đoạn tiếp giáp giữa ruột non và ruột già.
Không bị kiềm chế, chúng bắt đầu đánh chén ruột trước, từ trong ra ngoài, sau đó đến các mao quản của hệ tiêu hoá và các hạch bạch cầu, lan sang gan và lá lách, rồi từ đó lên tới tim và não.
Javan và nhóm của bà đã lấy mẫu xét nghiệm từ gan, lá lách, não, tim và máu từ 11 thi thể của những người đã chết từ 20 - 240 tiếng đồng hồ. Nhóm nghiên cứu sử dụng hai công nghệ xét nghiệm DNA tối tân khác nhau, kết hợp với các thông tin sinh học để phân tích và so sánh thành phần vi khuẩn trong mỗi mẫu phẩm

Các mẫu xét nghiệm lấy từ các bộ phận cơ thể khác nhau của cùng một thi thể rất giống nhau, trong khi các nội tạng giống nhau từ nhiều thi thể lại rất khác nhau.
Điều này có thể là do cấu tạo khác biệt của các quần thể vi khuẩn trong từng thi thể, hoặc do thời gian chết khác nhau.

Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng dù các quần thể vi khuẩn trải qua nhiều thay đổi sau cái chết, sự thay đổi này là khá đồng đều, giúp các nhà nghiên cứu có thể ước tính khá chính xác được thời gian chết từ ba ngày đến 2 tháng.
Nghiên cứu của Javan cũng cho thấy các vi khuẩn tràn vào gan 20 giờ sau khi chết và chúng cần khoảng 58 giờ để lan ra khắp các nội tạng.

Như vậy, sau khi chúng ta chết, vi khuẩn sẽ lan ra khắp cơ thể một cách hệ thống, và các bác sỹ pháp y có thể dựa vào thời gian vi khuẩn lan từ nội tạng này sang nội tạng khác để ước tính thời gian chết.
“Sau cái chết, cấu tạo các quần thể vi khuẩn thay đổi,” Javan nói.
“Vi khuẩn lan sang tim, lên não và cuối cùng mới đến các cơ quan sinh sản”.
Có một điều rõ ràng là các nhóm thành phần vi khuẩn khác nhau thì liên quan đến các giai đoạn phân hủy khác nhau.


Phân huỷ tự nhiên
Đối với hầu hết chúng ta, hình ảnh thi thể là một điều đáng sợ. Nhưng đối với các thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp y Ứng dụng ở đông nam Texas, việc tiếp xúc với tử thi là chuyện thường nhật.
Đi vào hoạt động từ năm 2009, trung tâm này nằm tại một khu rừng thuộc sở hữu của Đại học Sam Houston State (SHSU).
Vào cuối năm 2011, các nhà nghiên cứu từ SHSU là Sibyl Bucheli và Aeron Lynne đã cùng các đồng nghiệp đã mang hai thi thể đến đây và quan sát sự phân huỷ trong môi trường tự nhiên.
Sau khi quá trình tự phân bắt đầu và vi khuẩn đã lan ra khắp nội tạng, xác bắt đầu bị thối rữa.

Các mô mềm bắt đầu chuyển hoá thành khí, chất lỏng và muối.
Quá trình thối rữa bắt đầu ngay trong thời gian đầu, nhưng thực sự rõ rệt khi vi khuẩn kỵ khí tham gia hoạt động.
Việc thối rữa liên quan tới sự chuyển vai trò hoạt động từ các loài vi khuẩn ưa khí, vốn cần oxygen để sống, sang các loài kỵ khí, vốn không cần đến oxygen.
Chúng ăn các mô cơ thể, làm lên men chất đường rồi từ đó sinh ra khí methane, hydrogen sulphide và ammonia tích tụ trong cơ thể, làm trương phồng khoang bùng và đôi khi cả các bộ phận cơ thể khác.
Điều này khiến cơ thể bị chuyển màu rõ rệt hơn.
Trong lúc các tế bào máu tiếp tục rò rỉ ra từ các mạch máu đã tan rã, các vi khuẩn kỵ khí tiếp tục biến các phân tử haemoglobin, vốn từng đưa oxygen đi khắp cơ thể, thành sulfhaemoglobin.
Sự hiện hữu của loại phân tử này trong cơ thể khiến màu da thi thể chuyển sang màu xanh đen đặc trưng cho thấy việc phân hủy đang diễn ra.

Ký sinh trùng

Các loại khí tiếp tục tích tụ trong cơ thể, gây phồng rộp bề mặt da.Tiếp đến sẽ là giai đoạn từng mảng da lớn bong ra, chỉ còn dính hờ vào cơ thể đang phân rã.


Cuối cùng các lượng khí và các lớp mô đã chảy nước thoát ra khỏi cơ thể, mà thường là qua đường hậu môn và các lỗ tự nhiên khác cùng các vết da rách trên cơ thể. Đôi khi áp suất quá lớn khiến khoang bụng phình to tới mức nổ toác ra.
Việc sưng phồng lên thường được coi là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn sau của quá trình phân hủy, và một nghiên cứu khác gần đây cho thấy việc chuyển biến này được xác định bằng việc thay đổi trong thành phần vi khuẩn trong xác chết.
Cơ thể trong quá trình phân huỷ trở thành hệ sinh thái của vi khuẩn, côn trùng và các loài ăn xác.
Hai loài thường gắn với quá trình phân huỷ là ruồi nhặng.
Ruồi nhặng phát hiện ra mùi thi thể bằng ăng-ten trên đầu, sau đó hạ cánh xuống thi thể và đẻ trứng và các khe hở.
Mỗi con ruồi có khả năng đẻ 250 trứng, và trứng sẽ nở thành giòi trong vòng 24 tiếng.

Giòi bò nhung nhúc làm nhiệt độ bên trong xác chết tăng cao (Hình: Science Photo Library

Những con giòi này ăn xác và trở nên lớn hơn, cho đến khi chúng đủ sức chui ra khỏi cơ thể và phát triển thành ruồi.
Quy trình này tiếp tục cho đến khi chúng không còn gì để ăn.
Nếu hội tụ đủ các điều kiện cần thiết, một thi thể phân huỷ sẽ có một số lượng lớn giòi bên trong.
Các ‘đàn giòi’ tỏa nhiều nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong cơ thể lên 10 độ C.

Nếu như chim cánh cụt thường xuyên di chuyển để giữ ấm thì những con giòi này lại di chuyển liên tục để hạ nhiệt.
Sự hiện diện của ruồi thu hút các loài săn mồi khác như bọ cánh cứng, kiến, nhện, vốn ăn trứng ruồi và ấu trùng. Kền kền và các loài ăn xác khác cũng có thể bị lôi cuốn.
Nếu không có các loài ăn xác, những đàn giòi này sẽ ăn hết các mô mềm rất nhanh.
Nhà khoa học Carl Linnaeus ghi lại trong một nghiên cứu năm 1767: “Ba con ruồi có thể tiêu thụ hết xác chết của một con ngựa nhanh không kém gì một con sư tử”.

Có thể dùng thiết bị bay phía trên phân tích đất để phát hiện ra thi thể bị chôn vùi bên dưới (Hình: Getty Images) 

Đất màu mỡ

Xác chết bị phân huỷ giúp làm thay đổi thành phần hoá học của phần đất bên dưới, tạo nên những thay đổi có thể duy trì trong nhiều năm.
Những phần còn lại trong cơ thể mang lại chất dinh dưỡng cho đất, và sự di chuyển của giòi giúp mang phần năng lượng bên trong lan ra một môi trường rộng hơn.
Toàn bộ quy trình này tạo nên một ‘đảo thi thể phân huỷ’ - một khu vực đất đai màu mỡ.
Theo một ước tính, trung bình, một cơ thể người có 50-75% là nước và mỗi kg xác khô thải ra 32g nitrogen, 10g phosphorous, 4g potassium và 1g magnesium ra đất.
Các loài giun đất và các loài thực vật nhờ đó trở nên khoẻ mạnh hơn.
Những nghiên cứu về những thay đổi đối với môi trường xung quanh có thể giúp các nhà điều tra lần ra những thi thể bị chôn trong các vụ án mạng.
Việc nghiên cứu lớp đất quanh mộ cũng giúp ước tính tốt hơn thời gian chết.
Một nghiên cứu hồi năm 2008 chỉ ra rằng chất khoáng vô cơ phosphorous rỉ từ cơ thể vào trong đất ở mức cao nhất vào 40 ngày sau khi chết, trong khi đối với nitrogen là 72-100 ngày.
Hiểu biết rõ hơn về những quy trình này sẽ giúp các nhà nghiên cứu pháp y một ngày nào đó ước tính chính xác hơn thời gian một thi thể được chôn cất trong một ngôi mộ bí mật.
Bản gốc tiếng Anh bài viết đã được đăng trên BBC Future

Xuôi Tay Cũng Một Kiếp Người - Đỗ Công Luận

Monday, June 29, 2015

Bầy Chuột Bàn Chuyện "Tránh Mèo" - Ngô Nguyên Phi


Nó có uy đến nỗi không cần vồ, chỉ cần trừng mắt một cái thì chú chuột xấu số kia phải chết cứng. Mèo ta có tính kiên nhẫn là phục kích chuột, và có tài đánh hơi, khiến cho bầy chuột ngày đêm lo sợ. 

Một hôm, tình thế khẩn cấp, Chuột chú ra lệnh tập họp một dòng họ nhà chuột lại để bàn việc . 

Thần dân nhà Chuột có mặt đầy đủ. Chuột chúa nói: 
- Con mèo độc ác kia quả là một Sát tinh đối với chúng tạ Nó sát hại con cháu ta không biết bao nhiêu mạng. Các ngươi có kế hoạch gì để bảo tồn nòi giống ta không. 
Bầy chuột đưa mắt nhìn nhau run sợ. Bỗng có chú chuột nhắt đưa ý kiến: 
- Không gì bằng chúng ta bỏ nơi này đi đến nơi khác lập nghiệp! 
Chuột chúa lắc đầu: 
- Không dễ đâu! Dẫu gì cũng là quê hương của ta. Vả lại nơi khác chưa chắc đã không có mèo. Hơn nữa, nơi kia thức ăn có dồi dào không? Thổ ngơi có thích hợp không? 

Nghe Chuột Chúa nói thế, ai nấy đều lặng thinh. Bỗng mụ chuột già nói: 
- Cổ nhân có câu: "Một cọp khó cự bầy chồn". Mấy bác Chuột Cống, Chuột Chù bự con cần phải liên kết với nhau phục kích, bất ngờ tấn công mèo, đánh cho nó một trận chắc chắn loài độc ác đó không dám bén mảng đến nữa. 
Chuột chúa nói: 
- Mèo đánh hơi tài lắm, không phục kích nó được đâu! Vả lại một cái nhảy cao của nó cao tới trời, dẫu chúng ta có ngàn chuột cũng không làm gì được mèo! 
Bấy giờ có một chú chuột tham mưu dõng dạc nói: 
- Không cần phục kích, cũng không cần đi xa, tôi có một diệu kế.  Hãy lấy chuông đeo vào cổ mèo.  Khi ta nghe tiếng chuông là biết sát tinh đến, ta chui vào hang là xong! 
Bầy chuột nghe nói cả mừng, nắm tay nhau nhảy nhót. 
Hồi lâu chuột chúa gật đầu nói: 
-Kế hay! Nhưng ai dám đeo chuông vào cổ mèo. 
Bầy chuột nhìn nhau run sợ, không ai lên tiếng. Chuột chúa thở dài nói: 
- Nói thì dễ, thực hành thì mới là khó! 

Ngô Nguyên Phi

Lời Bàn: Xưa nay nhiều người chủ trương 'Biết và làm' có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng: 'Khó biết àm dễ', có người nói ngược lại: 'Biết dễ làm khó', lại có người nói: 'Biết và làm phải đi đôi'. Dù gì, tất cả đều ở trên lý thuyết. Bài ngụ ngôn ở đây đưa ra một trường hợp nan xử, trăm mưu ngàn kế, không kế nào thành, bỗng có một sáng kiến 'đeo chuông vào cổ . . . tử thần' Mới nghe tưởng dễ, ai nấy đều vui mừng. Một phần họ cho đó là sáng kiến hay, nhưng phần lớn ai nấy đều nghĩ rằng: 'Ai đó làm thế cho mình, chứ mình không nhúng tay vào việc nguy hiểm'. Kết quả không ai dám làm công việc đeo chuông đó. Việc đời là vậy. 'Trâu đứng không ai xả, trâu ngã nhiều kẻ cầm dao'. Nói được mà làm không được đã đành, còn có ý 'ngồi mát ăn bát vàng'

Tai ...Hại Khi Gửi Email Mà Không Bỏ Dấu!


Tư Suyễn bị suyễn từ nhỏ! Khi vượt biên qua Canada bị lạnh nên càng khổ sở vì bịnh này hơn! Thời may có người chỉ cho Thày Tám là người biết chút ít thuốc Nam có thể chữa được chứng bịnh suyễn kinh niên! Tư Suyễn tới gặp thầy!
Tư Suyễn: Tui bị bịnh suyễn vật hơn hai chục năm rồi! Xin thầy chữa trị dùm bao nhiêu tiền tui cũng chịu!
Thày Tám: - Tui chữa bịnh làm phúc nên không lấy tiền! Anh đưa tay cho tui bắt mạch xem sao!
Sau khi bắt mạch thầy cho toa:
- Bịnh này đã thành kinh niên chỉ còn cách này để chữa thôi! Lấy một nhúm lông lợn rừng màu đen, đốt thành tro trộn với mật ong, vo thành viên nhỏ như hạt đậu! Mỗi sáng nuốt 3 viên liên tiếp trong một tháng thì bịnh suyễn sẽ lui!

Bên Canada có nhiều mật ong nhưng lông lợn rừng thì không kiếm được vì lợn rừng không ở xứ quá lạnh! Tư Suyễn bèn email về cho ông bố bên VN để kiếm giùm! Tư Suyễn viết tiếng Việt không dấu như sau:

"Kinh tham bo,
Con co vai hang ve tham gia dinh, con ben nay vi lạnh nen binh suyen cua con cang ngay cang nang! Thoi may co TBM la mot thay lang tot, ong chi cho con mot thang thuoc co the chua dut binh suyen cua con! Trong do co mot thu ma con khong the tim duoc ben nay, do la long lon rung! Ben nay cung co long lon rung nhung chung khong co mau den nhu ben ta! Bo rang kiem khoang may tram gram roi gui qua cho con nhe! Bo nho phai la "long lon rung" " mau den" moi co hieu qua do! Mong tin bo! Con,
Tư Suyễn "

Chừng hai tháng sau, Tư Suyễn nhận được một gói hàng nhỏ, trong đó có một nắm lông loăn quăn và một lá thư của ông bố!
Con,
Đọc thư con xong cả gia đình rất lo lắng cho sức khoẻ của con! Bố đã bảo mẹ con lo việc này, tuy thế mẹ con lông rụng rất ít! Mỗi lần tắm xong mẹ con chỉ lượm được vài cọng thôi!
Sợ con trông nên mẹ con đã bảo chị và mấy em gái con thu lượm lông rụng của chúng! Thu cả tháng mới được hơn trăm gram. Con dùng tạm đi! Mẹ và chị em con vẫn đang tiếp tục thu lượm thêm hằng ngày! Nếu không đủ mẹ con sẽ qua nhà bác Hai nhờ họ thu góp thêm cho mau đủ số con cần! Con nói phải là lông rụng mới được, nếu chỉ là lông thôi thì bố đã bảo mẹ con chúng nó cạo sạch sành sanh thì con tha hồ dùng rồi! Lông bà nội và bà ngoại con rụng nhiều hơn, nhưng chúng đã trắng phau cả rồi chắc không có công hiệu nên bố không thu lượm của họ! 

Chúc con dùng thuốc tốt và chóng khỏi bịnh! Lần tới bố sẽ gửi cho con nhiều hơn!

Sưu tầm

Thiên Đường Mê Hoặc - Trầm Vân


Những Câu Nói Quá Đúng!

Đừng quan tâm tới những kẻ nói xấu sau lưng bạn, vì chỗ của họ là ở đó. Mãi mãi sau lưng bạn mà thôi.


Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa.


Đừng sợ hãi kẻ thù trước mặt mà hãy đề phòng những người bạn giả dối sau lưng.

Bạn bè ranh giới của nó thật mong manh. Trong cuộc vui không biết ai là bạn. Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai.


Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.

Kim Hoa sưu tầm

Khung Thơ 5 - Tăng Hòang

Mời xem những khung thơ đầy nghệ thuật được kết hợp thành một youtube tuyệt vời

Phận Lưu Đày - Bảo Giang


Cho đến nay, cuộc hành trình về quê hương của dân Do Thái có lẽ là chuyến hành trình dài nhất trong lịch sử của loài người. Gọi là dài nhất bởi vì, một đứa bé vừa chào đời, được mẹ quấn trong tấm khăn lúc rời Ai Cập, đến khi vào được miền đất hứa ở Canaan thì đã tròn 40 tuổi. Nhìn lại mà phát khiếp. Lúc đi ai cũng tưởng chỉ năm ba bữa nửa tháng là cùng, không ngờ những 40 năm! Nếu biết trước chuyến đi dài thế, chắc là có nhiều người chẳng muốn đi nhỉ?

1. Với người Do Thái.
Chẳng nói ra thì ai cũng biết đó là cuộc hành trình có qúa nhiều tang thương, nước mắt. Ra đi là tay trắng, mất nhà, mất của, mất nghiệp. Trên đường đi thì mất người thân, cha mẹ anh em. Đã thế, đời sống vật chất thì trăm bề thiếu thốn. Ấy là chưa kể đến những cuộc chiến vật lộn với cơm ăn, áo mặc hay với nhiều sắc dân trên đường đi. Mà mỗi cuộc chiến là hao xương, tốn máu. Trong cảnh khốn khổ ấy, có bao nhiêu tóan người đã quay về xin làm nô lệ cho người Ai Cập? Có những tên tuổi nào luôn theo phá rối để làm nản lòng dân? Hoặc gỉa, có bao nhiêu kẻ làm ăng ten cho Ai cập? Sách không viết lại, nhưng chắc chắn không thể là con số không? Đau thương nhi? Chuyện của  một ngày về, tiếng là về quê hương, nhưng thực ra là lao thân vào cuộc lưu đày trên sa mạc để trốn chạy kẻ bạo tàn.

2. Phần dân ta thế nào?
Chuyện kể rằng, vào hậu bán thế kỷ 20, nói toạc ra rằng, vào năm 1975, sau ngày gọi là tàn chinh chiến, lớp sóng đỏ như bầy qủy dữ, từ diêm phủ tràn xuống phương nam. Từ đầu đường, xó chợ cho đến các dinh thự. Từ thôn quê cho đến thị thành, hay ở bất cứ nơi đâu có ngọn cờ đỏ phe phẩy bên tấm hình có nắm lông mồm là ở nơi ấy truyền đi bài ca chiến thắng trên những xác người.

Mặt tinh thần còn tang thương hơn. Chúng xô đổ mọi lề luật và phẩm gía con người. Những Tự Do, Công Bằng, Nhân Phẩm, Nhân Quyền, Hạnh Phúc của con người. Những gía trị luân lý đạo đức của xã hội. Những gía trị Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín là trật tự của nền Văn Hóa dân tộc, đều bị lớp sóng đỏ vùi dập xuống tận chốn bùn đen. Những niềm tin lành thánh, những bao dung, nhân ái, đạo hạnh của tôn giáo thì bị chúng bôi nhọ, phỉ báng. Chỉ còn trơ lại trên mặt hồ dơ dáy những con lăng quăng nhảy múa tìm sống. Làm cho cả nước rơi vào vòng nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc trong tiếng reo hò, hoan lạc của bầy đoàn cờ đỏ không nhân tính:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ…
thờ mao chủ tịch, thờ sit ta lin bất diệt” (Tố Hữu)

Phận người dân nam, trong bối cảnh ấy, dĩ nhiên, là gặp đen đủi. Sự nghiệp Quốc Gia thời tan nát, của từng gia đình là trắng tay. Của thanh thiếu niên là học hành dang dở. Rồi vợ chồng, cha mẹ, anh em, con cháu, dâu rể, ngưòi thân cho đến bạn bè là hát câu ly biệt. Kẻ vào tù, người ngồi khám, bước vào đáy đường tuyệt vọng. Miếng ăn là bo bo, khoai mì, nói chi đến chuyện độc lập, hạnh phúc. Toàn cảnh người dân Nam đều  mang thân phận cá nằm trên thớt hay vướng lưới, mắc câu. Tất cả chỉ còn lại những đôi mắt trắng. Bộ vây, cái đuôi thì thỉnh thoảng đập phạch… phạch trên cái thớt hay vũng nước đỏ!

Chẳng mấy hôm sau, khi nền luân lý của xã hội và tôn giáo bị xô đổ, cộng sản bắt dân đi dưới hàng biểu ngữ, “sống theo gương Hồ đục nước”, xã hội của nước Văn Lang xưa đẹp thế, nay tràn ngập những tội đại ác. Vợ giết chồng. Con đấu tố giết cha mẹ, người tình giết người tình. Làng xóm thân thuộc chém lẫn nhau. Ra đường, vào lớp, tặng cho nhau mũi dao chỉ vì một cái nhìn. Những con cháu của bà Trưng, bà Triệu thì được nhà nước cấp giấy đưa đi phục vụ tình dục trên khắp năm châu. Đã thế, còn bị lột trần truồng ra để chào mời khách làng chơi quốc tế bằng một khẩu hiệu do cháu Triết, một trong những cháu ngoan và là đầy tớ lớn của nhân dân đề ra: “vào đi các ông ở Việt Nam có nhiều gái!”.
Có đủ tủi nhục chưa? Chắc là đã qúa thừa rồi, nên có hàng triệu triệu người, xem ra đã chán sống trên mảng đất cuả quê hương bị cắm cờ đỏ, nên liều ngửa mặt lên mà kêu giời. Giời phần ở xa quá, lại tưởng rằng cái giống dân này nó kêu mình cứu nó, nên không nghe thấy. Nào ngờ, họ gào cho trời xập xuống để chết chung với lũ giặc cho bớt nhục! Nghe đến tội nghiệp.
Cũng trong cảnh bị thất điên, bát đảo vì lũ giặc Hồ, người  dân Việt kêu Trời, Trời không nghe, đành liều mạng phóng mình vào dòng biển xanh. Khi mở mắt ra, họ bắt gặp câu chuyện tưởng rằng trong chốn thiên cung:
-         Thế nào, anh chị, ông bà, thấy khoẻ chưa?
-         Hả, cái gì?
-         Nhà anh chị, ông bà, ở đâu, sao lại đến đây một mình hay đi với ai đây?
-         Khổ lắm các ông ơi. Chồng tôi chúng bắt, cha tôi chúng giết. Nhà tôi chúng cướp…  May mà tôi còn giữ lại được cái quần rách này, nên vội ôm lấy đứa con mà bơi ra biển lớn đấy!
-         Oh God, brave hearts! Còn ông thế nào nhỉ?
-         Tôi đã dẫn cả vợ con, bỏ chạy và trốn chúng từ 20 mươi năm trước rồi. Quê xưa thì không về được. Một hôm ngủ dậy lại thấy nó để đôi dép râu ở trước cửa là thần hồn nát thần tính. Chẳng kịp gọi vợ, chờ con, kêu cháu, liều mạng mà xuống tàu ông ạ.
-          Ơ, em nhỏ, sao thế này hả em? Cha mẹ em đâu, đừng khóc nữa em?
-         Cháu chả biết, khéo mà chết dọc đường rồi!
-         Còn anh, có phải là người lính không?
-         Phải… phải…. Sỹ khả tử, bất khả nhục!
-         Ôi dũng cảm, cực kỳ dũng cảm!

Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện buồn của người anh hùng, những người ở bên kia bờ đại dương theo nhau tặng cho những thuyền nhân tấm khăn sạch. Dặn là lau cho khô đi những dòng lệ và đau khổ. Dặn là hãy vui lên, hãy nhìn đến tương lai mà sống. Dặn là hãy giữ lòng sắt son, “đừng nghe những gì Việt cộng nói, mà  hãy nhìn kỹ những gì chúng làm” nhá.  Dặn rằng, hãy nuôi nấng lấy ý chí cho một ngày về. Nghe thế là dân tôi nhẩy cẫng lên mà mừng rỡ. Mừng vì ta còn sống với chí nhớn thì xá gì cái hồ nước đục kia. Có ngày ta rửa cho sạch sẽ!

Trong khi đó, sách sử của dân Do Thái ghi là trên đường về quê thì gặp toàn những tai ương. Hết sắc dân này đuổi đánh đến sắc dân khác ra ngáng đường đòi tiền mãi lộ. Vậy mà họ đi qua được. Phần dân nam ta lại khác. Sau khi vượt biển nhớn thì như là đã vào “nước thiên đàng” vậy. Mà là thiên đàng thật! Lúc đầu là cơm bưng nước rót, rồi sau đó từng nhà, từng người được bảo lãnh đi khắp cả mọi nơi để lập nghiệp. Kế đến, trẻ thơ vào trường học tiếng nước người, học làm người nhân bản. Thanh niên, thiếu nữ khỏe mạnh, có sức, có khả năng thì đi làm, học nghề, học nghiệp. Ông bà gìa lớn tuổi, không thể lao động thì  người ta cấp nhà, cấp tiền cho cuộc sinh sống. Mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Không giàu có như đại gia, nhưng tiền bạc lúc nào cũng ấm túi. Được trợ giúp thế, có lẽ nào không có ngày về trong vinh quang!

Mấy hôm sau, khi tiền bạc đã bắt đầu rủng rỉnh, “tối sam banh, sáng sữa bò”, cuộc sống hết khô khan, người Việt vẫn buồn. Mãi đến khi nhận được tin báo: Thưa ông, thưa bà, thưa em… những người thân như vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của qúy ngài bỏ lại sau lưng khi lao vào dòng biển xanh, đã được chính phủ lo liệu, hoàn tất thủ tục rời Việt Nam. Họ sẽ đến đoàn tụ vơi qúy vị vào ngày tháng….. xin chúc mừng! Thế là ta reo vui. Ôi sung sưóng, đại sung sướng! Sung sướng quên cả cám ơn!

Tôi không biết những ngưòi rời Ai Cập xưa kia có ai gởi tiền, gởi qùa về cho những người không kịp ra đi không nhỉ? Những người ra đi trong khốn khổ kia có lo sợ người thân còn ở lại sẽ bị hành hạ và bị chết đói hay không? Sách không ghi khoản này, nhưng tôi đoán mò là làm gì có đô la Mỹ, Úc, Canada hay Euro… mà gởi về cơ chứ! Chuyện người dân Nam xa xứ thì hoàn toàn khác. Khác đến độ đau thương. Có anh cựu quân nhân than rằng: chẳng có cái khổ nào hơn cái khổ hôm nay. Suốt tuần lo đi cày, cuối tuần thì lo đi kiếm chỗ gởi tiền về cho vợ nuôi con! Người khác chêm vào, chuyện ấy làm gì có đau thương như chuyện sáng đi biểu tình chống Việt cộng, chiều về lại đi gởi tiền về Việt Nam. Gởi mười đồng tiền thật, chúng nuốt trọn mười rồi in ra mớ giấy lộn để trả cho ngưòi nhà của mình. Vậy mà vẫn phải gởi! Sau lời anh nói là những tiếng nghiến răng nghe ken két. Lũ cộng thật khó mà có chỗ dung thân! Chờ xem!

3. Đi trong nước mắt, có về trong hân hoan?   
Vượt lên trên tất cả mọi lao nhọc khốn cùng của 40 năm, người Do Thái đã có được cái đích họ nhắm đến. Về lại quê hương. Ở đó, họ đã có được một hơi thở êm đềm nhất, tuyệt vời nhất và được sống và chết với mảnh đất được gọi là quê hương của mình! Họ có Moises, David, Salomon, uy danh thiên hạ. Về điểm này, xem ra họ may mắn hơn nhiều sắc dân bị lưu đày khác. Cách riêng, hơn hẳn dân ta!

Bởi lẽ, cái mốc 40 năm của người Do Thái xưa, dân Nam ta đã gần bắt kịp rồi. Nhưng ngày về quê hương nghe sao diệu vợi…. Bao giờ mới đến đây? Trước kia, ông gìa năm tư bỏ bắc, trốn cộng sản chạy vào nam, tưởng mươi hôm, vài ba năm rồi trở về làng xưa. Kết qủa, trăm người đi thì có đến 97 người chết tại miền nam. Trong đó, có một số may mắn, trút hơi thở trong ngày còn Tự Do. Một số khác tràn nước mắt, uất hận vì khi lìa đời lại phải nhìn thấy cái đôi dép râu, cái mũ cối phủ kín cuộc đời của chúng úp chụp ngay trước cửa nhà.

Vài ba người khác nhanh chân, phóng mình qua biển nhớn. Chuyến đi vô định, vẫn mơ có ngày về. Kết qủa, nhiều phần là gởi nắm xương tàn nơi xứ lạ, hoặc nằm trong “bình Tiểu”. Như thế, có đi mà không có về? Buồn không? Buồn mà người ta vẫn muốn đi qua biển lớn mới là chuyện bất thường. Bất thường hơn nữa là, người phải trốn chạy kẻ bạo tàn, lại trở thành người lao nhọc, vất vả nơi xứ lạ để nuôi sống kẻ bạo tàn trên quê hương mình để cho chúng thêm tàn bạo! Xem ra người mình có lòng đại lượng, bao dung biết mấy!

Chuyện kể rằng, sau khi mua xe, tậu nhà, vợ chồng, con cái anh em đã đoàn tụ, cuộc sống, dù phải trải qua bằng mồ hôi, nước mắt trong hãng xưởng hay do đuợc cấp dưỡng, dân Nam ta nào có chịu ngồi yên. Phải lo cho ngày “áo gấm về làng” chứ! Chờ mãi, sốt ruột, có người lên hỏi trời. “Trời cưòi thằng bé nó ham chơi”! Giận Trời, họ đến hỏi “tội” người bảo lãnh năm nao. Người bị hỏi ngơ ngác:
-         Té ra các anh các chị, qúy ông bà chưa ai về Nam à?
-         Về à? … về cả rồi, nhưng nào thấy vinh hoa, chỉ thấy màu cờ máu. Chỉ thấy những tủi nhục của toàn dân và uất hận thôi!
-         Lạ nhỉ? Cả ông lính, ông bắc kỳ, em bé mồ côi năm nào đều về rồi hay sao?
-         Tất tần tật. Mười ngưòi đi thì đã 8, 9 người về!
-         Không có vinh quang thật à?
-         Làm gì có!
-         Nếu vậy thì qúy ông bà chẳng nên trách trời, cũng không thể trách chúng tôi không giúp.
-         Sao lại không trách?
-          Quý ông bà thấy đấy. Thời đệ nhất cộng hòa, TT Diệm thiếu 150.000. đôla mà mất sự nghiệp. Và chỉ có 3 triệu bạc VN họ lấy mạng của ông ta. Thời Đệ nhị Cộng Hòa, Việt Nam chỉ thiếu có 5, 7 trăm ngàn đô la tiền viện trợ, chính quyền sụp đổ, các ông thành dân mất nước. Nay ông bà xem, hàng năm các ông, qúy bà chuyển về, hoặc gánh về Việt Nam hàng tỷ, tỷ đôla. Đã thế, trên các chuyến bay từ Úc, Mỹ, Âu Châu, Canada về Việt Nam thì chật ních người Việt và đầy những hàng hóa ngoại. Các ông đem quần bò, váy ngắn, hàng hiệu về có khác chi “áo gấm về làng”. Tuy không biển lọng vua ban, nhưng xe hơi, tầu bay đưa đón, xem ra việc “vinh quy bái tổ” xưa không bằng! Nói ra thì bảo là lắm nhời. Chính dân tôi đây nom thấy cũng phải ghen tức, vì chẳng có mấy người có đủ tiền bạc để mà holiday thay đi chợ như thế…
-         …. Ơ hay….
-         Nếu các ông, các bà không viện trợ cho bọn gian ác ấy hàng tỷ tỷ đôla hàng năm thì chúng đã chết nhăn răng ra từ cuối thế kỷ trước rồi, cần chi phải đến hôm nay!
-         Ông nhầm rồi, chúng sống là do cướp của và giết người dân tôi đấy.
-         Thì cứ tin là do chúng cướp của giết người, tham nhũng mà có. Vậy hàng tỷ tỷ đôla của các ông bà gởi về nó ở đâu trong lúc người nhà ông vẫn khổ, dân Nam vẫn khốn cùng? Xem ra, các ông thương…. cộng hơn thương dân mình. Trời cũng cũng chẳng cứu được, nói chi đến con người!
-         … không còn cách nào khác à?
-          Có. Có một cách đây. Nếu trên những chuyến bay từ Mỹ, Âu châu, Úc Châu vào Việt Nam, trên đó không có bất cứ người Việt Nam nào “về” Việt Nam. Và cũng chẳng có một đồng bạc nào gởi qua các lỗ đen, hay gởi qua ngân hàng chuyền về Việt Nam thì tôi dám cá cược cái… Tòa Nhà Trắng với ông rằng, chẳng cần tới 5 năm, chúng sẽ dẫy đành đạch trên thớt. Khi ấy ông tha hồ mà lóc vẩy chúng ra!
-         Ngoài ra…
-        Thì ông bằng lòng vậy! Cứ cúi mặt xuống mà đi!


© Bảo Giang

Sunday, June 28, 2015

Raffi Hagopian - Violin and Louis Aston Knight - Paintings

Tranh phong cảnh tuyệt đẹp và nhạc nền violin

Con Đường Tháo Chạy Của Đại Gia Đỏ - Giáo Già (danlambao)


...Có những con đường tháo chạy chánh thức. Còn có những con đường đen và con đường vòng bên ngoài luật pháp, hay chen qua các kẻ hở của luật pháp, khiến bây giờ người ta có thể nhận diện và nhận dạng các đại gia đỏ lũ khủ trà trộn trong cộng đồng nhiều người đã thấy nhưng không chịu điểm mặt...


Thị trấn Buford thuộc Tiểu bang Wyoming, miền Trung nước Mỹ, nằm trên đường nối liền hai thành phố lớn NewYork và San Francisco, nằm trên cao độ 8000, có diện tích rộng khoảng 40.000m2, với nửa năm lạnh buốt và xa chốn phồn hoa đô thị, cho tới đầu tháng 4 năm 2012, chỉ có 1 cư dân duy nhứt là ông Don Sammons, 61 tuổi. Ông này từng mua Buford vào năm 1992 và trở thành Thị trưởng của thị trấn kể từ năm 2007. Buford đã một thời có đến hai ngàn dân.

Ngày 5 tháng 4 năm 2012, một cuộc đấu giá thị trấn được tổ chức bởi công ty độc lập Williams & Williams thu hút nhiều khách, không chỉ cư dân Mỹ mà cả người từ 46 quốc gia trên thế giới tấp nập kéo đến để xem và tham gia đấu giá. 


Hàng loạt hãng thông tấn, báo chí, nổi tiếng của Mỹ và các nước như BBC, CNN, Telegraph... cùng có mặt. Chủ nhân thị trấn là ông Don Sammons đã chấp bút giá mua một cách chóng vánh trong cuộc đấu giá diễn ra chỉ 11 phút, từ 100 nghìn ấn định ở mức đầu tiên, lên đến 900 nghìn đôla về tay ông Phạm Đình Nguyên, sinh năm 1975, từ Sài Gòn bay sang Hoa Kỳ tham dự, để trở thành cư dân duy nhất, với một cửa hàng tiện lợi, một trạm xăng, một trạm điện thoại, một cửa hàng bách hoá, một căn nhà 3 phòng ngủ, một nhà kho, nhà đậu xe, với khoảng 1.000 lượt người ghé qua mỗi ngày.


Ngày 3.9 Thị trấn Buford nổi tiếng với 1 công dân duy nhất này chính thức đổi tên thành PhinDeli tổ chức buổi khai trương long trọng bao gồm cả việc phân phối các mẫu cà phê PhinDeli miễn phí cho khách tham dự, với nhiều quan chức của tiểu bang Wyoming, kể cả Thống đốc tiểu bang. Sau đó, ông Nguyên, chủ tiệm kiêm thị trưởng, thuê một người Mỹ trông lo tất cả hoạt động của thị trấn.


Theo số liệu của National Association of Realtors (NAR) thì doanh nghiệp bán nhà cho người nước ngoài đến Mỹ trong năm 2010 có số thu 82 tỉ đôla, so với năm 2009 là 60 tỉ. Việc người nước ngoài vào Mỹ mua nhà không phải là chuyện lạ vì luật ở đây cho phép dễ dàng; nhưng việc bán một thị trấn nhỏ trong lúc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ còn kéo dài lại được một doanh nhân từ Việt Nam bay qua mua với giá cao là điều ngạc nhiên cho nhiều người. Do vậy đã có dư luận cho rằng đây là cuộc tháo chạy ngoạn mục, cắm sào cho con đường tháo chạy đang được các đại gia đỏ cho tiến hành, qua nhiều dạng thức khác nhau; điển hình như trong thập niên trước, nhiều đại gia từ Việt Nam qua Mỹ mua nhà tại những khu mới xây cất ở ngoại ô Sacramento, thủ phủ Tiểu bang California, để đầu tư. Họ mua nhà trả hết một lần bằng tiền mặt rồi cho thuê, khi giá nhà lên cao họ bán đi kiếm lời. Có nhiều nơi đại gia mua nhà cho con là du học sinh ở đi học, rồi nhờ “luật sư” tìm các kẻ hở của luật pháp cho con lưu cư hợp pháp, rồi đưa thêm người trong gia đình nhập cư, làm cuộc tháo chạy trước. Cũng với dụng ý tháo chạy, một số công ty từ Việt Nam đã qua Mỹ mua khách sạn, cơ sở thương mại ở California, Texas...

Một trường hợp rất đáng lưu ý là đại gia đỏ Tràm Bê, chủ tịch công ty chế biến thực phẩm Son Son Co. ở Việt Nam, vào năm 2009, đã mua khu thương mại Wallco Shopping Mall, rộng 50 mẫu, toạ lạc tại thành phố Cupertino, cạnh San Jose, California, với giá 64 triệu đô trả bằng bằng tiền mặt. Theo những nguồn tin chưa được phối kiểm thì đây là những địa điểm rửa tiền của các đại gia đỏ, khởi đầu cho cuộc tháo chạy trong tương lai Việt Nam bị biến thành một lãnh thổ tự trị của Tàu, theo “Thỏa Ước Thành Đô”, hoặc nỗ lực “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” của toàn dân Việt thành công.


Mới đây tin tức dồn dập đưa lên các hệ thống truyền thông và các trang mạng điện tử cho biết một đại gia đỏ lừng lẫy, tên Henry Nguyễn, con rễ của Thái Thú Nguyễn Tấn Dũng, đã bỏ số tiền lớn, trong số ít nhứt 100 triệu đô la, để mua lại quyền sở hữu Câu Lạc Bộ Chivas USA [theo Sports Illustrated ngày 30/9], đội banh đang chơi trong Câu Lạc Bộ MLS.


Được biết, sau khi hoàn tất việc mua Chivas USA, các ông chủ sẽ đóng cửa CLB này trong tối thiểu hai năm để tái thiết lại, từ việc kiếm sân vận động mới, đổi tên cũng như thương hiệu của đội banh. Đội banh sẽ vẫn ở Los Angeles nhưng họ sẽ phải xây sân vận động tại khu vực này. Do vậy, nó được đổi tên thành Los Angeles Football Club (Los Angeles FC) và dự kiến sẽ tham gia tranh tài vào năm 2017. Đồng thời, một sân banh sẽ được xây cất và hoàn thành vào năm 2017 [xem hình], với chi phí lên đến 250 triệu mỹ kim; có 22 ngàn chỗ so với các cầu trường túc cầu khác trong hiệp hội túc cầu Bắc Mỹ MLS.

Vài cuộc tháo chạy tiêu biểu của các đại gia đỏ nêu trên làm sáng hơn cuộc tháo chạy theo con đường “du học sinh” ra nước ngoài để “cắm sào”. Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), CSVN hiện có trên 100.000 du học sinh (DHS) theo học tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ; nhiều nhất là Úc (khoảng 25.000 người). Xếp thứ nhì là Mỹ (14.888 người), kế tiếp là Trung Quốc (12.500), Singapore (7.000), Anh (6.000), Pháp (5.540), Nga (5.000), Nhật Bản (3.500). Trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc.

Số DHS sau khi tốt nghiệp đều tìm cách định cư tại nước sở tại. Nhiều DHS không muốn về lại Việt Nam là nét tiêu biểu cho cuộc tháo chạy. Nếu việc vượt biên ngày trước được thực hiện bằng cách “mua bãi” với 6 lượng vàng; hoặc đi “bán chánh thức” thì cũng phải nộp ít nhứt 10 lượng vàng cho công an; thì du học ngày nay chỉ cần chứng minh tài chính và khả năng chi trả học phí, ăn ở, trung bình khoảng 30,000 USD/năm; con số được coi như quá rẻ cho các đại gia đỏ.


Cuộc tháo chạy này coi như có sự đồng thuận của Mỹ. Đúng vậy, chính Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã cho biết ông vui mừng nhận thấy Việt Nam tiếp tục đưa một số lượng lớn sinh viên đến Hoa Kỳ để học đại học [Xem hình 24/28 sinh viên Việt Nam vừa tốt nghiệp khóa điện tử và cơ khí theo học bổng IVS tại ĐH Portland State, Oregon]. Được biết, số sinh viên Việt Nam học tập và nghiên cứu tại Mỹ đứng đầu con số sinh viên nước ngoài từ khu vực Đông Nam Á. Theo Viện Giáo dục Quốc tế của Mỹ (IIE) hồi cuối những năm 90, mới chỉ có hơn 1.500 sinh viên Việt đi du học tại Mỹ và tăng trưởng đều đặn kể từ đó. Việt Nam lọt vào top 20 quốc gia có nhiều du học sinh nhất ở Mỹ trong niên khóa 2006-2007 và lọt vào top 10 kể từ năm 2010-2011...


Hơn nữa, vào ngày 30 tháng 11 năm 2012, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận Dự Luật STEM-HR 6429. Tên chính thức của dự luật này là Trình độ Khoa Học, Công Nghệ Học, Kỹ Thuật Học hay Toán Học (tức Science, Technology, Engineering or Mathematics, viết tắt là STEM). Dự luật này sẽ cấp 55.000 thẻ xanh cho các sinh viên du học đạt được những trình độ cao cấp sau khi học xong ở các trường đại học Hoa Kỳ. Dự luật này đã đóng dấu ấn cho con đường tháo chạy của các đại gia đỏ. Nó cho biết người hôn phối và các con của đương đơn, của chương rình STEM, sẽ được cấp chiếu khán phi-di-dân để ở Mỹ và sau đó, người hôn phối hoặc cha mẹ của chương trình STEM có thể nộp đơn bảo lãnh họ qua chương trình đoàn tụ gia đình bình thường. Đó chỉ là con đường tháo chạy chánh thức. Còn có những con đường đen và con đường vòng bên ngoài luật pháp, hay chen qua các kẻ hở của luật pháp, khiến bây giờ người ta có thể nhận diện và nhận dạng các đại gia đỏ lũ khủ trà trộn trong cộng đồng nhiều người đã thấy nhưng không chịu điểm mặt.

18.06.2015