Tuesday, February 28, 2017

Canh Chua Rau Muống, Thịt Gà


Trong bốn mùa ở xứ Úc, mùa hè là mùa trồng được nhiều rau muống nhứt. Mùa này, rau muống vừa rẻ vừa tươi non có thể ăn thả dàn thỏa thích để bù những khi trái mùa rau muống 1ký tới mười đồng.  Ngoài việc đem xào tỏi, xào chao, luộc chấm tương hoặc chẻ quăn ăn với bún riêu, bà bếp cũng thường nấu canh chua với thịt gà. Cách nấu rất nhanh, đơn giản mà cũng ngon không thua gì món canh chua thập cẩm khóm, giá, bạc hà, cà chua, đậu bắp, tôm cá lung tung. 

Vật liệu :
- Hai bó rau muống cọng to lặt lấy chỗ non ngắt từng khúc ngắn  
- Vài trái cà chua từ huồm huồm tới chín đỏ 
- 1 trái ớt chuông đỏ xắt lát mỏng
- Ngò gai, rau om xắt nhỏ 
- 1kg gà (đùi, cánh hoặc ức tùy thích)
- 1 vắt me hột ngâm nước, lượt bỏ hột, lóng cặn
- Muối - Đường - Nước mắm - Bột ngọt

Rau muống lặt lấy khúc non

Cà chua xắt múi cau

Gà thigh fillet

Cách làm :
Bắc nồi lên lò, phi tỏi, xào sơ thịt gà cho thơm, chế 1,5 lít nuớc sôi vào nấu cho chín thịt gà, chắt nước me và cho cà chua vô nấu tiếp. Khi cà vừa chín, nêm nếm chua ngọt mặn cho vừa ăn, thả rau muống vào, dùng đũa đảo sơ rồi tắt lò ngay để rau còn xanh.
Khi múc ra tô, rải ngò, gai rau om và vài lát ớt chuông hoặc nếu thích cay thì cho ớt hiểm hay ớt sừng trâu lên mặt. Món canh chua này mà có thêm dĩa sườn xào mặn thì bữa cơm sẽ ngon miệng hơn bất cứ cao lương mỹ vị nào. Mời quý bạn nấu thử coi sao.



Bon appétit!

 Người Phương Nam

Hoa Bưởi Tháng Ba - Đỗ Công Luận

Bốn Cái Ngu Thời Hậu Di Dân


Người Việt Nam ta thường có tình cảm gia đình rất sâu nặng, người đi trước giúp người đi sau ...
Ông bà ta thường nói:
“Trên đời có 4 cái ngu:
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”  Ở Mỹ, tôi xin phép được sửa lại 4 cái ngu theo ý của riêng tôi:
“Trên đời có 4 cái ngu:
Làm mai, bảo lãnh, co-sign, cho tiền”.
Làm mai, co-sign thì chắc nhiều người biết tại sao ngu rồi, tôi không bàn thêm nữa. Hôm nay tôi xin được phép góp vài ý kiến cá nhân về cái chuyện dài bảo lãnh và cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam .
Người Việt Nam ta thường có tình cảm gia đình rất sâu nặng, người đi trước giúp người đi sau. Sau khi được sang định cư ở nước thứ ba là bắt đầu lo giấy tờ bảo lãnh người thân. Các văn phòng lo dịch vụ di trú, đoàn tụ mọc ra như nấm và không bao giờ thiếu khách hàng. Hết lo bảo lãnh người thân ruột thịt như cha mẹ, vợ chồng, con cái xong, thì đến bảo lãnh anh chị em, con cháu, họ hàng, bạn bè xa gần.

Nhiều người bảo lãnh thân nhân sang Mỹ xong, chỉ một thời gian ngắn sau đó là gây gỗ, cha mẹ anh em không thèm nhìn mặt nhau, có khi chính gia đình vợ chồng người bảo lãnh cũng gẫy đổ vì những người thân từ Việt Nam sang đâm thọc.

Người ở Việt Nam bây giờ nếu biết làm ăn buôn bán, tham nhũng, hối lộ, chạy chọt thì cũng có tiền bạc rủng rỉnh, nên khi có giấy tờ bảo lãnh của thân nhân về, họ đi Mỹ định cư mà cứ như là đi du lịch dài hạn, ở được thì ở, không được thì về.

Khi qua Mỹ, họ tưởng đâu ở Mỹ là thiên đàng, việc làm dễ kiếm, đủ loại trợ cấp nhà nước nên khi đụng vào thực tế phủ phàng sau mấy tháng qua Mỹ ăn ở không chẳng có đồng nào trợ cấp, người bảo lãnh cũng không khá giả gì hơn, họ bất mãn và tháo lui về lại Việt Nam, nhưng vẫn không quên để lại con cái ở Mỹ nhờ anh em, bà con chăm sóc giùm cho mấy đứa nhỏ có tương lai!

Có người Việt Nam mới qua Mỹ có mấy ngày, đi ăn nhà hàng Việt Nam ở khu Little Saigon, khẩu vị khác với ở Việt Nam, đã không ngần ngại chê bai “đồ ăn Việt Nam ở Mỹ dở ẹt, thịt cá đều là đông lạnh, ăn không vô!”.

Ban ngày ở nhà khu yên tịnh, chủ nhà đi làm hết, không có xe cộ ở nhà để xuống phố Bolsa, thì rên rỉ “nhà gì đâu mà ở khu vắng vẻ như chùa Bà Đanh, ở nhà suốt ngày giống như ở tù bị giam lỏng!”.

Có nhiều anh Việt kiều về Việt Nam lấy vợ, rước nàng về Mỹ, được một, hai tháng, thấy nàng suốt ngày gọi điện thoại về Việt nam vì nhớ cha nhớ mẹ, bill điện thoại mỗi tháng không dưới 200 đô. Ban đêm hay cuối tuần thì bắt anh chồng chở đi shopping, tiêu xài thoải mái, cà thẻ tín dụng không cần biết bao nhiêu. Anh chồng kêu đi học Anh văn, học nghề thì viện đủ lý do để khỏi đi, ở nhà để chồng nuôi cho sướng. Không biết một hai năm sau, anh chồng có còn chịu nổi nữa không ?

Có một cặp vợ chồng đang êm ấm, rước bà mẹ chồng và cô em chồng qua thì trong nhà bắt đầu lục đục. Bà mẹ chồng thấy con trai mình đi làm về vào bếp phụ vợ nấu cơm thì khó chịu, chì chiết con dâu là không làm bổn phận làm vợ, làm dâu đúng tiêu chuẩn Việt Nam của bà. Cô em chồng thì luôn nói xấu chị dâu với anh mình những khi chị dâu đi làm. Như vậy thì ai mà chịu đời cho thấu.

Có một gia đình người bạn mà tôi được biết, bảo lãnh cả gia đình người chị chồng từ Việt Nam qua. Qua Mỹ được vài tháng, bà chị chồng xúi dại người chồng mượn tiền ngân hàng cho bà ta để mua nhà vườn ở Riverside để làm rẫy, trồng rau bán cho các chợ Việt Nam. Gia đình người em tan nát khi chủ nợ ngân hàng, credit card gửi thư đòi nợ ráo riết vì công việc làm rẫy không được thuận lợi như ý muốn.

Ông bà ta thường nói:“Cứu vật, vật trả ơn Cứu nhân, nhân trả oán” Câu này tôi thấy rất là đúng. Người Việt Nam được thân nhân bảo lãnh sang Mỹ bao nhiêu năm nay, có mấy ai còn biết nói tiếng "cảm ơn" người đã đùm bọc cưu mang gia đình mình từ những ngày đầu mới đến Mỹ. Có mấy ai còn liên lạc, còn gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, chúc Tết “khổ chủ” ngày xưa. Hay đã giận hờn nhau, không thèm nhìn mặt nhau từ lâu lắm rồi?

Bây giờ, xin được nói qua chuyện cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam.Thấy có nhiều hội đoàn sốt sắng làm các công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo khó ở Việt Nam, tôi rất là cảm phục. Tôi chỉ xin lưu ý các cá nhân đã và đang đóng góp cho các công tác từ thiện ở Việt Nam, có nhiều người còn dấn thân về Việt Nam, đem tiền tận tay giao cho các tổ chức cứu trợ ở Việt Nam.

Với kinh nghiệm cá nhân, tôi không còn tin tưởng nhiều các tổ chức cứu trợ từ thiện ở Việt Nam dưới sự quản lý của nhà nước. Nếu có cho tiền xin đừng để lại tên tuổi, chỉ gây phiền phức cho mình sau này.Người đại diện ở Việt Nam, có khi tay mặt nhận tiền, nhưng tay trái bắt đầu ghi tên Việt kiều vào sổ phong thần, để điều tra lý lịch, công ăn việc làm của mình ở hải ngoại, để sau này dễ dàng chụp mũ khi cần.

Họ làm báo cáo chi tiết nhưng không bao giờ báo cáo huê hồng ít nhất 10 % cho người kêu gọi đưọc tiền đóng góp từ hải ngoại, gọi là tiền “bồi dưỡng”. Nhiều khi các hội đoàn ở hải ngoại biết rất rõ việc này, nhưng vẫn phải nhắm mắt làm ngơ để quà cứu trợ được đến tận tay đồng bào nghèo khó.
Muốn qua sông phải lụy đò .
Muốn thương dân Việt phải “dò” mới tin .

Xin hãy “dò” kỹ nguồn tin trước khi trao tiền, và đừng tin tưởng quá đáng vào tổ chức từ thiện của nhà nước như Hội Phụ Nữ Từ Thiện chủ trương giúp phụ nữ nghèo tạo dựng lại cuộc sống. Xin hãy tìm hiểu kỹ càng hoạt động của họ trước khi bỏ tiền ra giúp họ.Vài hàng góp nhặt, hy vọng mọi người đọc xong sẽ suy nghĩ và thông cảm với tác giả . 



Thứ Bảy, 24 Tháng 9 Năm 2011 04:55 Tác Giả :  Vô danh

Rất Sài Gòn - Trầm Vân

Monday, February 27, 2017

Tại Sao Không Nên Ăn 3 Bữa Một Ngày?


Khi quyết định ăn hay không, hãy lắng nghe dạ dày của bạn chứ đừng nhìn đồng hồ bởi răm rắp thực hiện ngày đủ ba bữa chưa chắc đã tốt cho sức khỏe.


Theo nhà nghiên cứu lịch sử Abigail Carroll, những bữa ăn ngày nay xuất phát từ ảnh hưởng cấu trúc văn hóa của người di cư châu Âu tác động đến người Mỹ bản địa. Thói quen ăn ba bữa một ngày bắt nguồn từ sự áp đặt của người di cư Châu Âu khi họ đến Mỹ định cư. Những người bản địa Mỹ thường ăn bất cứ khi nào họ đói chứ không phải lúc đồng hồ chỉ giờ sáng, trưa hay tối. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, con người bắt đầu biến bữa giữa ngày thành bữa trưa chính và bữa sau giờ làm thành bữa tối, rồi dành chỗ cho bữa ăn sau giấc ngủ vào buổi sáng.

Trong cuốn sách mới của mình tên là "Three Squares: The Invention of the American Meal", bà Carroll nói rằng người châu Âu định cư trên đất Mỹ ăn vào những giờ quy củ. Họ xem điều này là văn minh hơn người bản địa - những người ăn uống theo ý thích, dùng thực phẩm theo mùa và thi thoảng còn nhịn đói.

Đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa đảm bảo cho sức khỏe. Chẳng hạn, theo bà Carroll, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng trong ngày có thể là hệ quả từ các chiến dịch quảng cáo của các công ty ngũ cốc và nước trái cây.

Thực tế, một nghiên cứu năm 2014 do Đại học Bath (Anh) cho thấy, một người dù ăn sáng hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến tổng lượng calo họ tiêu thụ trong ngày. Những người ăn sáng nạp nhiều calo hơn người bỏ bữa nhưng lại loại bỏ lượng calo thừa vào cuối ngày, nghĩa là tổng lượng tiêu thụ calo như nhau.

Nghiên cứu mới cho thấy bỏ bữa và nhịn đói có thể thực sự có lợi cho sức khỏe, giúp giảm cân và củng cố hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu tương tự của Đại học Alabama (Anh) cho thấy ăn sáng hay không chẳng tạo sự khác biệt nào đến người ăn kiêng đang cố gắng giảm cân.

Thử nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo, với các bữa cách nhau tầm 8 tiếng, chẳng hạn từ 9h sáng tới 17h chiều sẽ khỏe mạnh và mảnh mai hơn so với những con chuột khác ăn cùng lượng thực phẩm như vậy nhưng các bữa ăn cách nhau ngắn hơn.

Một nghiên cứu đăng tải năm 2010 trên tạp chí dinh dưỡng của Anh cho thấy, một người dù ăn ba bữa lớn hay 6 bữa nhỏ hơn một ngày thì cũng không tạo sự khác biệt về tổng lượng calo họ nạp vào. Các nhà nghiên cứu thấy không có sự khác biệt giữa cân nặng hay nội tiết giữa hai nhóm. Năm ngoái, một nghiên cứu của Đại học Warwick cũng cho kết quả, không có sự khác biệt giữa những phụ nữ ăn hai bữa mỗi ngày và nhóm ăn năm bữa một ngày.

Nghiên cứu mới cho thấy, việc nhịn ăn có thể thực sự tốt cho sức khỏe. Phe ủng hộ chế độ ăn theo tỷ lệ 5:2, tức giới hạn thực phẩm chỉ 500 calo vào hai ngày trong một tuần, nói rằng việc hạn chế thức ăn này giúp giảm cân, tăng tuổi thọ và làm huyết áp thấp hơn.
Một nghiên cứu cho thấy nhịn đói hai ngày hay hơn nữa có thể giúp khởi động lại hệ thống miễn dịch, đặc biệt nếu nó đã bị hư hỏng do tuổi tác hay điều trị ung thư.

Valter Longo, một chuyên gia về tuổi thọ tại Đại học Southern California cho biết, khi bạn đói ngấu, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng. Một trong những việc nó có thể làm để tiết kiệm năng lượng là tái chế nhiều tế bào miễn dịch không cần thiết nữa, đặc biệt là những tế bào đã bị phá hủy.

Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng, nhịn đói 2-4 ngày mỗi 6 tháng buộc cơ thể phải ở hình thức sinh tồn, sử dụng nguồn mỡ và đường dự trữ, phá bỏ những tế bào già cỗi. Cơ thể sau đó sẽ gửi một tín hiệu báo các tế bào gốc phải tái sinh và xây dựng lại toàn bộ hệ thống cơ thể.

Vương Linh (Theo Medicaldaily.com)
Nguồn: vnexpress.net

Nắng Tháng Giêng - Trầm Vân

Tâm Thư Của Bố Dạy Con Trai “Chọn Vợ” Khiến Nghìn Người Chia Sẻ, Vạn Người Yêu Thích


Hãy tìm một cô gái thường cằn nhằn con về cách con tiêu tiền, thường giận con vì về muộn, thức khuya, hay ca thán vì mùi thuốc lá, bia rượu nồng nặc. Một người vợ để chung sống cả đời cần những “tính xấu” như thế.

Dưới đây là những lời tâm huyết của người cha dành cho con trai của mình về cách chọn vợ rất thấm thía và đã chạm đến trái tim của tất cả mọi người:
" Khi chọn vợ, con đừng đặt bao nhiêu tiêu chuẩn này kia, cũng đừng nhìn hình mẫu như Mẹ của con. Ngày cưới Cha, Mẹ con chỉ là một người bình thường, còn rất nhiều khiếm khuyết. Đàn ông cần thời gian để gây dựng sự nghiệp thì phụ nữ cũng vậy, họ cần thời gian để hoàn thiện bản thân mình. Quan trọng con phải là một người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ, nếu cô ấy yêu con sẽ nỗ lực trở nên hoàn hảo hơn.
Yêu ai thì phải nói, theo đuổi hết mình, đừng bao giờ để cho phụ nữ phải mở miệng nói trước lời yêu. Đàn ông mà không chủ động được trong tình yêu thì cũng không làm nổi việc gì.

Khi con chưa qua tuổi 30, vẫn còn độc thân là rất bình thường. Cha chỉ sợ 30 tuổi con vẫn lông bông chưa rõ nghề nghiệp, tương lai mù mịt, ước mơ vẫn nằm trên giấy. Còn tình yêu à, lúc nó chưa đến con hãy hưởng thụ cuộc sống riêng. Nhưng nhớ, đừng để độc thân quá lâu nhé, con trai.

Sẽ có thời điểm, con phân vân giữa nhiều cô gái, yêu một cô gái xinh đẹp hay cô gái hiểu mình? Con ạ, lúc đó hãy nhớ giữ lấy cô gái nào từng làm mình khóc. Đó chính là người phụ nữ con yêu!
Hãy tìm một cô gái thường cằn nhằn con về cách con tiêu tiền, thường giận con vì về muộn, thức khuya, hay ca thán vì mùi thuốc lá, bia rượu nồng nặc. Một người vợ để chung sống cả đời cần những “tính xấu” như thế.

Cuộc đời con sẽ gặp nhiều người phụ nữ, có người sẽ muốn bên con trọn đời nhưng sẽ có không ít người chỉ muốn nhìn vào ví tiền của con. Người muốn gắn bó với con cả đời cô ấy sẽ chăm sóc cuộc sống của con, còn người suốt ngày lo tình cảm của cô ấy thì chỉ nhìn vào ví tiền mà thôi!

Khi yêu một người phụ nữ thật lòng, họ có thể khóc vì con, tủi thân, giận dỗi nhưng đừng để người phụ nữ ấy im lặng. Bởi khi phụ nữ đã im lặng họ sẽ rời xa con đấy.

Đừng bao giờ đánh phụ nữ, tuyệt đối không! Dù họ có dùng lời lẽ nặng nề hay hành động trẻ con như thế nào. Im lặng và rời đi là tất cả những gì con hãy làm lúc đấy. Phụ nữ mà, hãy chỉ để yêu thôi.
Nếu không còn yêu thì chẳng còn gì phải nói!Nếu con mắc sai lầm thì hãy dũng cảm thừa nhận và xin tha thứ, cầu xin hay khóc trước người phụ nữ con yêu không có gì là xấu hổ. Không dám nhận trách nhiệm, ruồng rẫy người ta mới là người đàn ông đáng trách!

Một cô gái đẹp có thể làm con cuốn hút nhưng sắc đẹp rồi cũng phai nhạt theo thời gian, hãy ở bên cạnh cô gái khiến con cảm thấy cuộc sống ổn định bình yên, vì con mà thay đổi, vì con mà yêu thương.

Làm đàn ông khi yêu hãy mang cho người ấy cảm giác an toàn, nếu cô ấy ghen tuông vô lý hay kiếm cớ gây sự thì đừng tức giận, đừng nổi nóng, đừng vội vàng nói lời chia tay, hãy xoa dịu cô ấy bằng tình yêu của con, yêu thì mới ghen, hãy cho cô ấy thấy con xứng đáng là người đàn ông được cô ấy tin tưởng như thế nào...."

Theo khampha.vn

Giọt Tương Tư - Đỗ Thị Minh Giang

Sunday, February 26, 2017

Những Câu Nói Hay - Youtube Marian Tran

Mẹ Kiếp: Đứa Nào Bán Nước? - Bùi Bảo Trúc


Thư gởi bạn ta,

Đứa nào bán nước? Đoạn video xem được trong internet về chuyến đi mới đây của một nhóm người đến đảo Song Tử Tây, một hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa, cho thấy cảnh một sĩ quan hải quân Cộng Sản Việt Nam đứng giải thích cho những người trong chuyến đi về một cột mốc bằng xi măng dựng trên đảo.

Bằng giọng Bắc đặc sệt, người quân nhân này vừa chỉ vào tấm bia xi măng vừa nói rằng cột mốc là một bằng cớ quan trọng có thể dùng để trưng ra làm bằng cớ về chủ quyền của Việt Nam trên đảo. Anh ta chỉ vào tấm bia có từ ngày 22 tháng 8 năm 1956 do hải quân Việt Nam Cộng Ḥa dựng lên nhân một chuyến đi thị sát nghiên cứu và thăm đảo. Tấm bia ghi rõ quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng Ḥa. Anh ta nói rằng tấm bia rất quan trọng vì nó chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên đảo. Anh ta nói thêm đó là bằng chứng lịch sử xác thực do hải quân của “chế độ cũ”, tức là chế độ Ngô Đ́nh Diệm dựng lên. Kế đó, anh nói thêm đó là tấm bia ghi rõ Việt Nam Cộng Ḥòa chứ không phải Cộng Ḥòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Rồi anh chỉ vào một chi tiết khác của tấm bia và nói đó là biểu tượng của “ngụy quân Sài G̣òn và chính phủ Ngô Đình Diệm.”

Mẹ kiếp, các con muốn dùng những thứ ấy trong những tranh chấp về lãnh thổ với Bắc Kinh thì trước hết, các con phải thay đổi ngay cái lối ăn nói mất dậy, vô giáo dục của các con. Tiếp tục gọi chính phủ ở miền nam vĩ tuyến thứ 17 là “ngụy quyền” thì các tài liệu, lập luận của các con liên quan đến Trường Sa và Hoàng Sa sẽ không có giá trị gì hết.

Các con coi Việt Nam Cộng Ḥa là “ngụy quyền”, là “chính quyền lập ra để chống lại chính quyền hợp pháp của nhân dân chống xâm lược”. Các con coi chỉ có các con mới là chính quyền hợp pháp (tức là chính phủ Việt Nam Cộng Ḥòa của cả hai nền cộng hòa ở nam vĩ tuyến 17 là bất hợp pháp) thì tại sao các con lại lôi các tài liệu bằng chứng lịch sử của chính quyền “ngụy” ra để chống lại lập luận xâm lược của Tầu Đỏ bây giờ?

Các con phải bỏ ngay cái lối ăn nói mất dậy, vô giáo dục của cả nhà các con mỗi khi nói về các chính phủ ở nam vĩ tuyến 17 trước năm 1975 thì mới có thể trưng ra những bằng cớ hợp pháp về chủ quyền của Việt Nam tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Làm như thế mới có được sức mạnh đoàn kết của toàn dân mà các con rất cần vào lúc này. Phải công khai nhìn nhận các nỗ lực và hy sinh của người dân và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đối với toàn vùng lănh thổ của đất nước.

Ngày nào mà các con không chịu công nhận và ghi ơn những hy sinh của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa trong trận hải chiến kéo dài từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, và tiếp tục cái lối ăn nói mất dậy gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy”, thì ngày đó các con sẽ vẫn chỉ là một bọn phản quốc, sẵn sàng cắt đất, dâng đảo ngoài khơi và sẵn sàng ăn cứt cho bọn Tầu Cộng.

Nên nhớ tấm bia của quân đội Việt Nam Cộng Hòa dựng lên ngày 22 tháng 8 năm 1956 không có nghĩa là chỉ từ ngày đó trở đi, chủ quyền của Việt Nam mới có trên đảo, mà còn cả trước đó nữa. Bắc Kinh không hề có bất cứ một chứng cớ nào có thể đưa ra về chủ quyền của chúng trên các đảo này.

Nhưng cái này khó hơn cho các con trong những tranh cãi về lãnh thổ với Bắc kinh. Tấm bia của Việt Nam Cộng Hòa dựng lên ngày 22 tháng 8 năm 1956 thì ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức là sau ngày dựng tấm bia hai năm, thì thủ tướng của các con gửi cha nó một công hàm cho Chu Ân Lai nói rằng nhà nước của các con “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 58 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc”.

Cũng trong bức công hàm ô nhục đó, Phạm Văn Đồng còn viết thêm là sẽ “chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng quyết định của Bắc Kinh trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể”.

Rành rành ra như thế rồi thì làm thế nào các con vô hiệu hóa được cái công hàm khốn nạn đó. Chính thủ tướng của các con đã ngu xuẩn và nhanh nhảu viết bức công hàm đó chỉ 10 ngày sau khi Bắc kinh tuyên bố láo lếu về chủ quyền của bọn chúng, và tình nguyện nhìn nhận, tôn trọng quyết định ngang ngược xâm lăng của bọn Tầu.

Đến nay, các con mới quýnh quáng không biết ăn làm sao, nói làm sao vì cái miệng mắc bố nó cái quai công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng. Trong khi đó, sau 38 năm các con vẫn chưa dám nói về trận hải chiến ở Hoàng Sa và các hy sinh của hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Các con vẫn không dám gọi thẳng bọn Tầu khốn nạn là bọn xâm lược thì các con chống Tầu thế chó nào được, và các con vẫn tiếp tục đàn áp những tiếng nói yêu nước khi người dân Việt lên tiếng về việc lãnh thổ của cha ông bị bọn chó Bắc kinh xâm chiếm thì các con sẽ không bao giờ có được hậu thuẫn và ủng hộ rất cần của toàn dân để chống lại Trung quốc.
Mẹ kiếp bây giờ đã thấy rõ đứa khốn nạn chó dại nào bán nước cầu vinh chưa?

Bùi Bảo Trúc 

Hòang Thảo Vẩy Rồng = Kim Điệp - Phong Lan

Ăn Cơm Chưa ? (食飯未 ?) - Bình Nguyên Lộc


Tôi là người gốc Triều Châu nhưng từ nhỏ đến lớn chỉ học tiếng Việt và chỉ giao du với bạn VN và ngay cả cái nhà tôi ở cũng ngay trung tâm thành phố (ngay trước Hội Đồng Xã Tân An - Cần Thơ) và xung quanh là nhà của các công chức VN. Vốn liếng tiếng Tiều của tôi lúc đó rất ít nhưng lớn lên, cho đến giờ tôi vẫn có một suy nghĩ: tại sao người ta gặp nhau hay hỏi "Anh khỏe không?", "How are you?" "你好嗎?" nhưng duy nhất thời đó người Triều Châu ở VN găp nhau lại hỏi "食飯未?" (chẹ bừng quề) có nghĩa là "Ăn cơm chưa?"

Nghe bà nội tôi kể: hồi đó bên Tàu nghèo lắm, nhất là ở quê hương của bà, không đủ cơm ăn, một nắm gạo nấu nước, người lớn uống nước cháo, gạn xác cháo cho con ăn đỡ dạ. Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều người Triều Châu bỏ nước ra đi làm cu-li hay bất cứ công việc vất vả nặng nhọc vì chỉ mong tìm chút tiền để gởi về giúp đỡ gia đình và cho đến bây giờ trên thế giới, doanh gia người Hoa thành công lớn và giàu có trong thương nghiệp, đa số đều gốc gác Triều Châu.

Sau tháng 4 năm 1975, thời gian đầu, không đủ gạo, gia đình tôphải ăn cơm độn. Với anh em tôi thì không thấy gì, không để ý mà còn thấy lạ, còn thích nữa là đằng khác (có lẽ vì chưa đói qua) nhưng tôi thấy bà nội tôi khóc. Bà nói không muốn trở lại thời kỳ đói khổ bên Tàu, nhưng cũng chỉ tạm có mấy tháng rồi thôi, không bao giờ có màn cơm độn lần nữa.
Tôi cho tới giờ vẫn còn bâng khuâng đó nên vẫn muốn tìm hiểu tại sao người Tiều ở VN gặp nhau hay hỏi "Ăn cơm chưa?" mà không bao giờ hỏi "Khỏe không?", vẫn không thấy gì giải thích đặc biệt trên mạng nhưng lại tìm được một truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Đọc hết câu chuyện trong bài viết, tôi cảm thấy nghẹn ngào, rưng rưng có lẽ nó bây giờ đã giải đáp dù cho chưa thỏa mãn nhưng cũng đáp ứng phần nào cho chút suy tư của tôi. Mời các bạn:

 Lưu Khâm Hưng

ĂN CƠM CHƯA ? (食飯未 ?) - Bình Nguyên Lộc
Bà sơ rút nhiệt kế ra khỏi nách tôi, chăm chú đọc nhiệt độ,mặt lộ vẻ ngạc nhiên như không tin ở điều mà bà đọc thấy. Bà dòm mặt tôi, đoạn đọc lại một lần nữa. 

Tôi đang hồi hộp vì đoán rằng có chuyện không hay thì bà đã nhảy ra khỏi phòng, làm cho tôi hốt hoảng đến cực điểm.

Tôi mắc chứng thương hàn, sốt mê man mấy tuần nay, vừa tỉnh lại chứng kiến sự bối rối của con người áo đen bé loắt choắt ấy, làm tôi ngỡ, tôi chết đến nơi.

Nhưng gương mặt tươi của bác sĩ Chaput hiện ra nơi khung cửa, giúp tôi an lòng lại ngay. Giờ ấy còn sớm quá, bác sĩ, chắc mới đến nhà thương, chưa kịp mặc áo choàng, còn vận thường phục.

Bà sơ theo sau nói:

- Hắn không còn nhiệt độ nữa, chắc hắn phải lạnh lắm, vì sự thay đổi đột ngột nầy, tôi cho hắn uống Potion de Todd, bác sĩ nhé!

- Phải đấy.

Đoạn bác sĩ hỏi tôi:

- Ông nghe thế nào?

- Như vừa tái sanh, thưa bác sĩ.

- Tốt! Mới nghe, tôi hoảng lắm,vì nhiệt độ xuống thình lình, có thể là triệu chứng của sự chảy máu ruột... nếu ông lén ăn gì.

Tôi cười, một cái cười héo hon của con người sốt liên miên hăm tám ngày, mà không ăn uống gì cả trong thời gian đó. Bác sĩ dặn thêm, trước khi rời buồng tôi:

- Vài hôm nữa là thèm ăn, nhưng phải nhịn, ăn là lủng ruột ngay. Ngoan lên nhé!

Quên nói rõ, là tôi mắc bịnh nầy trước chiến tranh, vào thuở mà loài người chưa tìm ra thuốc trị thương hàn. Nhà thương cứ để vậy, tiêm thuốc nâng đỡ cho trái tim khỏi lụy, rồi ai kháng chết được, thì sống, ai yếu lắm, là đi.

Như vừa được tái sanh! Tôi nói không quá lố lắm đâu. Vi trùng thương hàn phá rối sinh lý con người một cách kỳ lạ lắm. Tôi nghe yêu đời ghê hồn và dòm ra sân nhà thương tỉnh Bình Dương (bấy giờ là Thủ Dầu Một), tôi thấy khóm bông gừa, thứ bông hèn ấy, sao mà hôm nay lại đẹp lạ lùng.

Trưa hôm đó, bác sĩ Chaput khoe với tôi rằng, ở trại bố thí III, một con đồng bịnh với tôi cũng vừa khỏi. Ông ta sung sướng về chuyện ấy lắm,vì con bịnh các trại bố thí chết nhiều quá, khiến dân chúng hiểu lầm, nhà thương bỏ bê người nghèo khó. Sự thật, thì sở dĩ, số tử ở đó lên cao theo tỷ lệ, vì các con bịnh nghèo, thường để thật nguy kịch mới vào nhà thương và khi vào điều trị, không có người nhà theo để săn sóc, nhà thương chỉ vừa đủ người lo thuốc men thôi. Còn những sự săn sóc (rất cần) phải được người nhà lo lấy mới mong lành bịnh.

Tôi yêu đời, và cố nhiên, yêu kẻ đồng bịnh vừa khỏi cùng một lượt với tôi. Ba hôm sau, được nuôi dưỡng bằng nước xúp và bột Ý, tôi đã chống gậy đi được, và mục tiêu phiếm du đầu tiên của tôi là trại III.

Kẻ đồng bịnh với tôi là một cô gái Trung Hoa, hai mươi tuổi, con gái đang thì, cái ngực tất phải to, thế mà tôi trông cô ta xẹp lép như con khô hố. Cái mền cô ta đắp, như dán sát vào chiếu nhà thương.

Người bạn đồng bịnh với tôi, đi không được như tôi. Trong cơn nóng sốt không ăn, người nhà tôi có mua Sérum Glucosé cho bác sĩ bơm vào tôi, nhờ thế mà tôi không suy lắm. Con bịnh nghèo nầy, thì khỏi hưởng món xa xí phẩm ấy, mà nhà thương không sắm được, vì kém tài chánh.

Tuy nhiên, nhìn sơ cô gái, tôi cũng thấy là cô ta đẹp lắm. Hoa tàn kia mà còn mang dấu vết thời tươi thắm thay, huống chi đây chỉ là một đóa hoa thiếu nước lọ trong chốc lát thôi... Cứ theo người cùng trại với Á Lìl, thì cô ta là một đứa bé "mua". Chú Xừng Hinh, chủ tiệm chạp phô ngoài chợ, năm xưa về thăm quê quán bên Tàu, gặp mùa lụt lội, đói kém, đã mua đứa bé ấy ba mươi đồng bạc. Bạc Trung Hoa với bạc Đông Dương thuở ấy tương đương giá với nhau, thì các bạn biết, con bé ấy rẻ là dường nào.

Chú Xứng Hinh cũng khá, xem Á Lìl như con chú, chớ nhiều thằng khác, nó nuôi những con bé "nước lụt" ấy cho đến thời trổ mã, bắt làm lụng cho bù với số tiền mua, rồi lại hưởng luôn chúng là khác.

Như chủ nó, Á Lìl là người Triều Châu. Phụ nữ Triều Châu để rìa tóc phủ lên trán, xem rất ngây thơ và có duyên. Họ lại đẹp người hơn tất cả các thứ người Trung Hoa khác. Á Lìl lại là gái dung nhan có hạng trong thứ người đẹp nầy, nên tình thương kẻ đồng bịnh của tôi, bỗng nhiên, tăng lên gấp bội, vì tôi mới có hăm ba tuổi.

Nếu như ở ngoài, chắc không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện yêu một ả nô tỳ, cho dẫu là nó đang đẹp lộng lẫy. Nhưng ở đây, nó là con bịnh, đồng hạng với tất cả con bịnh khác.

Một ngày, tôi chống gậy xuống trại III đến hai lần, lần nào tới nơi, tôi cũng đứng lại nơi cửa trại, để thở dốc một hơi, rồi mới vào được.

Á Lìl đoán biết tình cảm của tôi đối với nó, nên lần nào, mắt nó cũng sáng lên, khi nghe tiếng gậy của tôi nện cồm cộp trên gạch.

Từ năm lên chín, mãi đến bây giờ, nghĩa là từ năm bị bán và đưa sang nước "An Nam", con nô tỳ nầy chưa được ai nói ngọt với nó lời nào cả. Bây giờ, bỗng nhiên có một dân mặc bi-da-ma riêng, lân la thăm hỏi nó, thì làm sao nó không rưng rưng lệ sung sướng được.

Mặc dầu chỉ được uống nước cháo với đường hạ, con ở Á Lìl cứ càng ngày càng hồng hào ra. Con gái, dường như, có dự trữ trong người những sức mạnh gì như cứ chực vùng lên, không cần ăn gì cho bổ lắm, họ cũng cứ béo tốt ra.

Má Á Lìl cạn dần lên, trông ngon như hai trái đào ở bảy phủ Triều Châu mà Á Lìl thường ca tụng với tôi.

Trông Á Lìl, tôi nghĩ ngay đến những phi tần bên Tàu ngày xưa, cũng tuyển lựa trong đám dân "nước lụt" như vầy. Thì ra, con gái Trung Hoa, ngàn đời, vẫn đẹp và vẫn để mà tiếp tế cho các cung tần. Á Lìl sẽ làm bé chú chệt già đại phú nào đây, một ngày kia.

Hôm ấy, Á Lìl ngồi dậy được, nhưng còn phải ăn cháo hoa với hàm-yũu. Cháo với vị mặn giúp Á Lìl tươi tỉnh hẳn ra. Nó tiếp tôi bằng một bài hát gì đó, tôi không hiểu, nhưng rất thích nghe. Cái giọng mũi của người Triều Châu, khi hát lên, nghe líu lo rất dễ yêu, nhứt là dễ thương, nghe như là họ khóc cảnh sống lầm than của họ.

Á Lìl cắt nghĩa cho tôi biết rằng, bài hát ấy nói đến cái mặt trăng nho nhỏ và tròn tròn. Nó mới giải thích tới đó, thì người nhà chú Xừng Hinh mang cho nó một gàu-mên cơm. Mắt con Lìl sáng hơn là khi tôi mới vào thăm nó nữa. Tôi hỏi:

- Nhà đem cơm từ bao lâu rồi?

- Ngóa thèm quá, chỉ mới nhắn đem vô lần đầu thôi.

- Lìl không nên ăn cơm vội. Bác sĩ không có dặn gì sao?

- Bác sĩ nói tiếng Tây, ngóa đâu có hiểu. Bà Sơ biết chút ít tiếng Annam, dặn đừng cho ăn đồ cứng, ăn thì lủng ruột chết liền.

Á Lìl nói xong cười ngặt nghẹo, một hơi, rồi tiếp:

- Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.

- Lìl không hiểu, chớ ruột Lìl đã bị vi trùng làm cho mỏng lắm rồi đó.

Á Lìl lại cười một giây nữa, mà rằng:

- Bị thuốc của thằng Tây làm cho mỏng thì có. Thầy biết sao không? Hổm nay ông Tây chích cho ngóa chết mà ngóa không chết, nên ổng bỏ đói cho ngóa chết đó.

Á Lìl nói rồi vừa kéo gàu-mên cơm lại, vừa nói:

- Ăn cơn với ngừng (gừng) nấu dấm thì tốt lắm, như người Annam ăn với muối tiêu vậy mà, chết sao được.

Tôi bối rối quá. Hôm ấy có Má Mẹ, người cai quản các bà Sơ, từ Sàigòn lên Bình Dương thanh tra, nên bà Louise bận tiếp đón bà Mẹ Bề Trên ấy, không còn ai cho tôi cầu cứu để thuyết lý Á Lìl. Các thầy khán hộ thì đã dặn con bịnh cữ kiêng xong là nghe tròn bổn phận, không theo dõi họ để ngăn cản gì nữa. Còn tôi, tôi ngại một điều, mà cũng chẳng khỏi.

Khi tôi giựt lấy gàu-mêm cơm, thì Á Lìl giận dỗi trách:

- Cố lứ nói thương ngóa, sao không cho ngóa ăn cơm?

- Vì thương mới không cho ăn.

Thật thế. Nếu Á Lìl chỉ là một cô gái xấu xí, tôi cũng không nỡ để cho nó tự tử một cách gián tiếp như vậy. Huống chi trong mấy ngày vui mừng tái sanh ấy, tôi lại điên dại mà yêu đứa nô tỳ nầy.

Lìl cười gằn hỏi:

- Thương gì lại bỏ đói?

- Vì ăn thì chết ngay.

- Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.

Á Lìl lập lại câu hồi nãy, rồi khóc mùi mẫn.

Thật là em nhỏ, mất miếng ăn một cái là khóc bù lu, bù loa. Nhưng không sao, tôi sẽ dỗ em nhỏ, thì em nhỏ nín chớ gì.

Tôi định bụng như thế, nhưng tôi lầm.

Lần đầu tiên, tôi rờ đến Á Lìl. Tôi vuốt tóc trán nó và nói rằng:

- Lìl nín đi, rán nhịn, rồi vài bữa khỏi hẳn, tôi sẽ đưa Lìl đi ăn tửu lâu Triều Châu Đại La Thiên ở Chợ Lớn, có nhiều món ngon bằng một vạn thứ cơm gừng dấm nầy. Ở Đại La Thiên có chè thịt heo nè, có cù lao nè.

Nhưng Á Lìl cứ khóc, khóc như mẹ chết không bằng, lâu lắm nó mới nói được trong tấm tức, tấm tưởi:

- Ngóa nhớ tía má của ngóa quá. Tía má ngóa vì không có cơm ăn nên chết. Tía ngóa chết đi được một tháng, thì má ngóa bán ngóa cho Xừng Hinh lấy tiền mua gạo cho mấy em của ngóa ăn. Nhưng cả nhà ăn giỏi lắm được mười ngày, chắc rồi cũng chết hết. Cơm sao lại giết người? Không cơm mới nguy chớ!

Nghe Á Lìl nhắc tới nguồn gốc nó, tôi đau xót vô cùng. Cơm là giấc ác mộng của người Trung Hoa từ mấy ngàn thế hệ nay, cho đến đỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: "Ăn cơm chưa?"

Nhưng làm thế nào cho con bé dại dột nầy hiểu rằng, không cơm thì chết đã đành, mà có cơm, lắm khi cũng chết.

Vả, Á Lìl không cả quyết ăn vì thèm nữa, mà ăn để trả thù sự chết đói của cả nhà nó, thì làm sao mà thuyết phục nó được. Có lẽ nó đang nhìn cơm, mà nói thầm: "Ừ, ngày xưa, cha mẹ tao không có mầy nên chết, bây giờ gặp mầy đây, tao có dung tha đâu! Tao ăn cho sống dai, mặc kệ lũ nó bày điều, đặt chuyện".

Biết nói làm sao cũng không xong, tôi xách gàu-mên mà đi; sau lưng tôi, Á Lìl chửi rủa om sòm bằng tiếng Tàu. Nếu nó mà rượt theo được, chắc nó một mất, một còn với tôi, để cướp cơm lại.

Chiều hôm ấy, tôi trốn luôn, đến sáng ngày hôm sau mới dám chống gậy qua trại III.

Á Lìl vắng mặt trên giường. Thấy tôi ngơ ngác tìm quanh, một bà lão vừa ho sù sụ, vừa nói:

- Nó chết đêm rồi thầy à, hồi năm giờ sáng, người ta đã khiêng nó xuống nhà xác.

- Trời ơi! Sao lại chết? Tôi giậm chân mà hỏi câu ngớ ngẩn ấy.

Người khán hộ ở đâu sau lưng tôi đáp hộ bà lão:

- Chảy máu ruột!

- Sao lại chảy máu ruột?

- Vì ăn!

- Trời ơi!

Bà lão ho, rồi lại nói:

- Thầy giựt cơm của nó mà trốn đi, thì chiều lại, người nhà nó đem cơm vô nữa. Nó ăn xong, tối lại kêu đau bụng, vằn vật tới khuya mới chết.

- Sao bà không mời bác sĩ dùm nó?

- Có, tôi có cho bà Sơ hay, bả có kêu thầy đây.

Bà chỉ vào thầy khán hộ, thầy ta lắc đầu thở ra và giải thích:

- Tôi có tiêm thuốc cho nó, nhưng không gọi bác sĩ...

- Sao vậy?

- Vô ích. Chỉ có sang máu mới có một chút xíu hy vọng cứu nó. Nhưng ai sẽ cho máu nó? Còn thuê người để lấy máu thì tiền đâu?

Là con trai, tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi dưới gió to. Đứng tần ngần giây lâu, tôi hỏi bà lão:

- Nó có nói gì hay không bà, lúc nó hấp hối?

- Có. Nó có kêu thầy...

- Kêu tôi? Có nhắn gì hay không ?

Nó kêu khóc rằng: "Thầy hai ơi, té ra, quả thật không cơm cũng chết, mà ăn cơm cũng chết. Ngóa nghèo dốt, biết đâu. Trước kia tía má của ngóa nghèo nên không ăn cơm, ngày nay ngóa nghèo nên không biết, hai lần đều chết. Thầy hai ơi, ở lại mạnh giỏi nhá!"

Tôi không còn là con trai nữa, nhưng tôi không khóc tiếc thương một cô gái đẹp. Tôi chỉ khóc vì một gia đình sống không tên, không tuổi bị thảm kịch cơm làm tuyệt nòi, chỉ còn một mống thôi. Mống ấy trôi dạt đi xa ngàn dặm, qua cái xứ có cơm nhiều nầy, mà lại cũng không thoát khỏi thảm kịch cơm.


Ngày nay, mỗi khi nghe một người Trung Hoa chào ai: "Ăn cơn chưa?", tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn mối tình thương đầu của tôi.

Bình Nguyên Lộc 
Nguồn: luukhamhung.blogspot.com

Ly Cà Phê Sáng Hôm Nay - Đỗ Công Luận

Thế Giới Sắp Có Thêm Châu Lục Thứ 8?

Núi Cook - đỉnh cao nhất của New Zealand, cũng được xem là điểm cao nhất của "lục địa" Zealandia nhô lên trên mặt nước  - Ảnh: AFP

Các nhà khoa học tin rằng bên dưới New Zealand là một châu lục thứ 8 vì nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một lục địa, vấn đề chỉ còn là sự công nhận nữa mà thôi.

Theo đài BBC, châu lục thứ 8 đang chờ đợi được công nhận này được giới khoa học địa chất gọi là Zealandia, một châu lục mà phần lớn diện tích của nó bị chìm dưới nước ở vùng tây nam Thái Bình Dương.

Trên thực tế, châu lục mới này không phải "người lạ", có thể bạn đã nghe nói về những đỉnh núi cao nhất của nó, đó là những phần nhỏ của châu lục nhô ra khỏi mặt nước, một trong số ấy chính là New Zealand.

Các nhà khoa học cho rằng phần đất có diện tích khổng lồ nằm bên dưới lãnh thổ New Zealand và đang chìm trong nước này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một châu lục, và chỉ cần xới xáo lại một nỗ lực thúc đẩy mọi người thừa nhận nữa mà thôi.

Trong bài báo khoa học xuất bản trên tạp chí của Hội địa chất Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết Zealandia có diện tích tới 5 triệu km2, tương đương với khoảng 2/3 diện tích của nước Úc láng giềng.
Khoảng 94% của Zealandia nằm dưới nước và chỉ có vài hòn đảo cũng như 3 khu vực đất rộng khác nổi lên khỏi mặt nước là Đảo Bắc, Đảo Nam và New Caledonia.

Vị trí của Zealandia trong sơ đồ các mảng lục địa trên Thế giới - Ảnh: GNS

Mặc dù với nhiều người, tiêu chí nổi lên khỏi mặt nước là đặc trưng quan trọng để xác định một châu lục, nhưng các nhà nghiên cứu còn xem xét một bộ tiêu chí khác mà Zealandia thỏa mãn như nhô lên so với các vùng xung quanh, có đặc điểm địa chất học đặc trưng, một vùng diện tích được xác định rõ…

Tác giả chính của bài báo khoa học, nhà địa chất học người New Zealand Nick Mortimer, cho biết các nhà khoa học đã nghiên cứu những dữ liệu để khẳng định về sự tồn tại của châu lục thứ tám Zealandia trong hơn hai thập kỷ qua.

Vài năm trước, sao Diêm Vương (Pluto) đã bị giới khoa học loại ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời, làm thay đổi những gì đã được dạy trong sách giáo khoa suốt nhiều thập kỷ.
Trên thực tế không có bất cứ tổ chức khoa học nào là nơi chính thức công nhận các châu lục. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi theo thời gian nếu các nghiên cứu trong tương lai chấp nhận Zealandia bình đằng như bảy châu lục khác mà chúng ta đã biết.

Và nếu vậy, Trái đất của chúng ta sẽ có 8 chứ không phải 7 châu lục nữa

Nguồn: tuoitre.vn

Saturday, February 25, 2017

What Will Matter!

Tại Sao Tôi Từ Bỏ Cờ Đỏ Để Đi Với Cờ Vàng - Đặng Xương Hùng


Quan sát những tranh luận xung quanh vụ Mai Khôi, tôi muốn viết đôi chút về quá trình nhận thức của một người từ bên cờ đỏ nay ủng hộ cờ vàng. Tôi muốn chia sẻ với cả hai bên, cả bên cộng đồng hải ngoại và cả bên nhen nhúm đấu tranh, tức bắt đầu từ chối cờ đỏ. Sao cho cả hai bên đều có cách tiếp cận bao dung hơn và thấu hiểu nhau hơn. Tôi cho rằng vụ Mai Khôi không phải là đầu tiên mà cũng không phải là cuối cùng, sẽ tiếp tục có những vụ tương tự. Tranh luận qua lại là cần thiết, nhưng làm sao sau mỗi lần tranh luận, hai bên càng thông hiểu và gần lại với nhau hơn, tránh được sự trục lợi của cộng sản. 

Cách đây khoảng mười lăm - hai mươi năm trở về trước, người Việt trong và ngoài nước chúng ta rõ ràng bị chia rẽ bởi một làn ranh rạch ròi : cờ đỏ - cờ vàng. Hoặc anh đứng bên này, hoặc anh đứng bên kia. Hiện nay tình trạng này đã khác đi rất nhiều. Đã có rất nhiều người dân trong nước công khai chối bỏ cờ đỏ. Nhiều người đã bước hẳn sang với cờ vàng, nhưng cũng còn không ít người, tuy họ đã bước ra khỏi cờ đỏ nhưng cũng chưa muốn bước vào với cờ vàng. Hoặc là do họ chưa dám, còn sợ phiền nhiễu của cộng sản, hoặc do họ chưa thực sự sẵn sàng. Cho nên số này thường có khuynh hướng chờ đợi một lá cờ mới. 

Số người này rất dễ gây ra câu chuyện cờ đỏ - cờ vàng, khi họ bước vào những sinh hoạt chung cùng với những người bên cờ vàng. Nếu họ khéo ứng xử thì có thể chỉ dừng ở mức tranh luận. Nhưng cũng có người vụng về hoặc thiếu mềm dẻo, thì rất dễ gây ra nhưng cuộc tranh cãi lớn.

Nhưng có một thực tế đáng mừng là người dân trong nước khước từ thẳng thừng cờ đỏ ngày càng nhiều và số người dân nằm trong lòng cờ đỏ, hiểu ra vấn đề, bắt đầu yêu mến và ủng hộ cờ vàng, ngày càng đông. Chưa bao giờ đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước chia sẻ thương yêu và đùm bọc nhau hơn như lúc này. Đồng bào trong nước đã công khai tri ân chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, đây đó cờ vàng đã xuất hiện ở trong nước. Đồng bào hải ngoại ngày càng ghi công và biết ơn người dân trong nước, nhất là những người đã đứng lên đấu tranh, phải chịu đè nén và tù đầy của cộng sản.

Lời tâm sự mà tôi muốn chia sẻ cùng với đồng bào hải ngoại phía cờ vàng là cách tiếp cận theo dạng, nếu anh không chấp nhận cờ vàng tức anh vẫn còn ở phía cờ đỏ cộng sản, có lẽ không còn phù hợp trong lúc này nữa. Tôi không tin những chỉ trích gay gắt theo dạng này, đến từ đồng bào hải ngoại mà phần lớn đến từ sự chọc ngoáy của dư luận viên cộng sản. Làm như thế không những họ vừa làm mờ đi hình ảnh thân thiện của cờ vàng, mà còn nhân cơ hội đó, lôi kéo ngược trở lại số người mới chập chững bước vào cuộc đấu tranh.

Tôi không dám trách, nhưng cũng thấy cần phải nói rõ tâm trạng của mình khi cũng từng bị coi là « cộng sản nằm vùng ». Những lúc đó đau lắm lắm, đồng bào ơi. Nó như một lưỡi dao cắt ngang lòng nhiệt huyết. Lúc đó, phải cố kìm lòng để tự nhủ, thời gian sẽ là thước đo, chứng giám cho mình.

Những con người vừa mới dấn thân vào đấu tranh, cần lắm một sự bao dung và thân thiện. Với tấm lòng bao dung và những cử chỉ thân thiện con người sẽ sáng suốt hơn để dễ phân định giữa cảnh giác và nghi ngờ. Bao dung và thân thiện có thể làm biến đổi người khác. Kinh nghiệm của tôi là khi tôi đã tin và yêu những con người bên cờ vàng, thì mới là lúc tôi chọn cờ vàng. 

Đối với đồng bào còn trong lòng cờ đỏ và những người bắt đầu ghét cờ đỏ, tâm sự của tôi là cần luôn luôn tự tìm hiểu để thay đổi nếp nghĩ. Cộng sản mong muốn xóa bỏ cờ vàng trong lòng người dân. Cả bằng đe dọa, cả bằng tuyên truyền cộng sản đã cố tạo ra nếp nghĩ của người dân : cờ vàng là xấu, phải xa lánh. 

Với nhận thức cộng sản toàn làm những điều trái khoáy, nên tôi thấy cần có thói quen lật ngược lại vấn đề, tự đi tìm hiểu, đặt câu hỏi « tại sao ? », nhất là với những gì mà cộng sản muốn tuyên truyền. 
Có tìm hiểu chúng ta sẽ dễ nhận ra rằng cuộc chiến đẫm máu tại Việt Nam là do tham vọng của cộng sản gây ra. Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ mong muốn sống trong hòa bình, để phát triển như Hàn Quốc hiện nay. Có tìm hiểu chúng ta sẽ nhận ra rằng cái ác đã thắng cái thiện, bên tiểu nhân đã thắng bên quân tử, bên chính nghĩa đã bị thua bên hoang dã, phi nghĩa. Xóa Việt Nam Cộng Hòa là xóa đi một chế độ dân chủ còn non trẻ để rồi cộng sản đã áp đặt một chế độ độc tài, những kẻ mu muội, bất tài lên lãnh đạo đất nước, đưa đất nước tụt hậu quá nhiều so với thế giới văn minh.
Có tìm hiểu chúng ta mới trả lời được câu hỏi tại sao đồng bào tị nạn hải ngoại lại chân trọng lá cờ vàng. Để rồi thấu hiểu, thông cảm hơn với những đòi hỏi, đôi khi đến mức hơi khắt khe về thái độ với cờ vàng. 

Trước đây, tôi vẫn cứ nghĩ những câu chuyện về những đầy đọa của cộng sản với công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa; những thảm họa thuyền nhân vượt biển trốn chạy cộng sản tìm tự do, có phần hơi nói quá lên. Nhưng sau này, khi được trực tiếp nói chuyện, tôi mới thấu hiểu những mất mát mà người dân miền Nam phải hứng chịu khi họ bị cộng sản « giải phóng ». Mỗi cá nhân, mỗi gia đình là một câu chuyện bi thương. Họ đã mất quá nhiều, để có thể dễ dàng dị ứng với những gì liên quan đến cờ đỏ, đến từ cờ đỏ. 

Có tìm hiểu chúng ta mới thấy, chỉ có lá cờ vàng mới thực sự chống Trung Quốc để bảo vệ giang sơn. Trái lại, cờ đỏ đang làm chư hầu cho kẻ thù phương Bắc. Chính vì thế mà cách đây không lâu, những nhóm như No U, con đường Việt Nam … khi đi biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa, vẫn trương cờ đỏ. Nay họ đã nhận thức ra, không mang cờ đỏ nữa.

Có tìm hiểu chúng ta mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Cờ đỏ là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, đã bị Hồ Chí Minh rước về Việt Nam. Cờ vàng đã có từ thời Vua Thành Thái. Cờ vàng đã được Nhà nước Quốc Gia Việt Nam của ông Trần Trọng Kim, treo tại Hà nội trước năm 1954. Thậm chí trong cái ngày 19/8/1945, người dân đã mang cờ vàng để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng đã bị Việt Minh giật xuống để cướp chính quyền. 

Một trong những yếu tố làm cho các nước phương Tây phát triển, văn minh đó là tính kế thừa, bảo quản và gìn giữ truyền thống. Cộng sản đã quá ngu muội, tưởng rằng xây dựng được một chế độ mới bằng cách phủ nhận hoàn toàn các chế độ trước. Đó chính là nhân tố tạo ra sự thất bại của các chế độ cộng sản. Điều trân quý của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và của cờ vàng là biết kế tục những lựa chọn của các chế độ phong kiến Việt Nam.

Nhận thức là một quá trình, tôi tin rằng, cùng với thời gian người dân trong lòng cờ đỏ sẽ khắc phục được nếp nghĩ mà họ đã bị cộng sản cài đặt, đối với cờ vàng. Và rồi họ sẽ dần dần nhận ra rằng cờ vàng là biểu tượng của dân chủ, nhân quyền và tự do.

Nước Nga, sau khi cộng sản bị sụp đổ, cũng đã lựa chọn cờ Sa Hoàng. Vậy nên, xin cho tôi chia sẻ một niềm tin rằng, sau này khi cờ đỏ bị phế bỏ, một chế độ dân chủ tại Việt Nam cũng sẽ lựa chọn tiếp nối cờ vàng, thông qua một cuộc bỏ phiếu của toàn dân.

Đặng Xương Hùng
16/1/2017

Chỉ Có Ở Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam

Cho thần thánh... 

....Và cho người

Bao Công Xử Án Mất Cắp Đồ Sân Bay

Friday, February 24, 2017

Thêm Người Bạn Giã Cuộc Chơi - Đỗ Công Luận

Hãy Cảm Ơn Cuộc Đời Vì Chúng Ta Vẫn Còn Đang Sống


Bạn sẽ làm gì nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình? Nếu hôm nay bạn vẫn đang phải vật lộn với những khó khăn thường ngày trong thế giới này, vậy xin chúc mừng vì chúng ta đều là những người còn đang sống trên chuyến hành trình cuộc đời.


Một buổi tối, tôi đang lái xe về khách sạn sau một cuộc họp dài lê thê. Đó là một đêm trăng tuyệt đẹp, bầu trời quang đãng lạ thường. Khoảnh khắc hiếm hoi này khiến tâm trí tôi trở nên vô cùng tĩnh lặng, yên bình.
Vợ tôi gọi điện nói rằng cô muốn chắc chắn là tôi vẫn còn đang còn sống bởi vì “ngày tận thế” vừa mới trôi qua. Cô ấy nói đùa rằng tất cả mọi người nên ăn mừng vì điều đó.

Steve Jobs, nhà sáng lập của Apple, thường hỏi câu này trong các bài phát biểu của mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, bạn sẽ làm gì?”. Điều ông ấy muốn chỉ ra là mọi người hãy làm những điều mà bản thân cho là quan trọng và đừng lãng phí bất cứ phút giây nào.

Đôi khi, tôi không thể không nghĩ về những điều mà người ta có thể làm nếu chỉ được sống một ngày duy nhất. Có lẽ một số người sẽ đi thưởng thức những món ăn ngon, những thú vui vật chất; một số sẽ tiêu xài tất cả số tiền mà họ có; những người khác thì có thể sẽ lo lắng hay căm phẫn bất bình.
Tôi biết cũng có nhiều người sẽ dành khoảng thời gian cuối cùng này cho gia đình của họ; có người sẽ đến nhà thờ, giáo đường, hay chùa miếu để nương tựa tâm linh.

Cách mà con người lựa chọn để sống ngày cuối cùng có thể phản ánh thái độ của mỗi cá nhân đối với cuộc sống và thế giới quan khác nhau của họ.
Nếu đó là ngày cuối cùng của tôi, tôi sẽ thiền định với gia đình tôi và để cho cuộc sống của mình trở về với cát bụi trong tĩnh lặng.
Vài năm trước đây ở Trung Quốc, tôi đã gặp một người bạn bị kết án 2 năm tù giam vì dám phản đối chính phủ. Cô ấy nói rằng 2 năm ở trong tù khiến cô nhận ra rằng hạnh phúc cá nhân chỉ liên quan đến ba từ: Biết ơn, yêu thương và thỏa mãn.
Hãy biết ơn những người khiển trách ta. Vì họ giúp ta tăng trưởng định tuệ.
Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã. Vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.
Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta. Vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.
Hãy biết ơn những người đánh đập ta. Vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Hãy biết ơn những người lừa gạt ta. Vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.
Hãy biết ơn những người làm hại ta. Vì họ đã tôi luyện tâm trí cho ta.
Chúng ta nên trân trọng tất cả những gì chúng ta có được và đối xử tốt với tất cả mọi người, bao gồm cả bản thân mình, bởi vì chúng ta thực sự là những người còn sống sót.
Từ quan điểm của tôi, mỗi ngày trên hành tinh này chính là ngày cuối cùng. Rất nhiều người đang mê lạc trong cõi hồng trần này, vẫn đang cảm thấy lo lắng, giận dữ và sợ hãi.
Nếu bạn vẫn còn đang gặp những trắc trở của cuộc đời, hãy chấp nhận lời chúc mừng của tôi, bởi vì bạn vẫn còn đang tồn tại.

Theo Vision Times

Viết Sai Chính Tả!


Một cán bộ lớn có danh vị tiến sĩ ở XHCNVN sang Mỹ du lịch. Lúc trở về, ông ta oang oang:
 - Ở MỸ Phòng vệ sinh, bảng đề "NAM"  nhưng nó viết ngược, thành "MAN",
Còn nữ, thì thay vì viết "VỢ NAM" nó ghi nhầm thành "WOMAN".

Thiệt là! Viết sai chánh tả cả. Vậy mà cũng tự hào là đất nước văn minh, mới chết chứ !!! 

Một "đỉnh cao trí tuệ" khác thì nói Mỹ sang VN bị thua trận nhủng học đủọ̉c cách ăn thịt chó... nên trong siêu thị chỗ nào cũng bán: CHÓ NÓNG....hot dog....hê hê 

Lượm trên net

Ly Cà Phê Sáng Nhớ - Trầm Vân

Người Việt Gốc Me - Hòang Ngọc Trâm


Sau tháng tư năm 1975, gia đình tôi trải qua những thay đổi lớn. Ba tôi là trụ cột kinh tế của gia đình, nhưng ông là một công chức của Việt Nam Cộng Hòa, nên tất nhiên ông không thể làm việc dưới chế độ Cộng Sản. Từ đó, gia đình tôi bắt đầu những năm tháng đầy khốn khó.

Gần nhà tôi có một người hàng xóm gọi là "chú Hường" hành nghề chích thuốc dạo, nhưng chú ấy bí mật hoạt động nằm vùng cho Cộng Sản; trước 30/4/1975 chú Hường thường được gọi đến nhà chúng tôi để chích thuốc mỗi khi có người bệnh, và chú rất thích ba tôi vì ba tôi đã đối xử rất tử tế và rộng rãi với chú. Sau 30/4/1975, chú Hường đến nhà và nói thật với ba tôi rằng chú là Cộng Sản và đang làm việc với chính quyền địa phương, nhưng vì chú quý trọng ba tôi, nên chú sẽ giúp cho ba tôi thoát khỏi đợt "tập trung cải tạo", bằng cách chú sẽ không ghi tên ba tôi vào danh sách "ngụy quân - ngụy quyền", mà thay vào đó, chú đưa ba tôi vào danh sách "tình nguyện" đi khai khẩn vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn; và chú dặn ba tôi hãy khai trong lý lịch là hành nghề giáo viên trước 30/4.

Vì vậy, ba tôi cùng với hai anh lớn trong gia đình phải "cắt hộ khẩu" để đến sống tại vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn. Ba tôi vẫn là chủ của căn nhà mà má tôi, tôi và các em tôi đang sống, nhưng vì đã "cắt hộ khẩu", nên mỗi lần ba tôi và các anh tôi về thăm nhà, thì má tôi phải đi trình báo cho tổ trưởng dân phố biết, nếu không thì trong đêm đó, ba tôi và các anh tôi sẽ bị bắt đến đồn công an vì "tạm trú bất hợp pháp"! Hồi đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu gì nhiều về chính trị và pháp luật, nhưng tôi vẫn cảm thấy lạ lùng và thường hay tự hỏi "Nhà này của ba và các anh tôi, họ đã sống tại đây với chúng tôi suốt bao nhiêu năm, vậy mà giờ đây mỗi lần về thăm nhà thì họ phải đi báo cáo cho tổ trưởng dân phố biết để làm gì nhỉ? Bây giờ ba và các anh của tôi không còn quyền gì trong căn nhà này nữa sao?"  Thắc mắc như vậy nhưng tôi cũng chẳng hỏi ai vì lúc nào tôi cũng thấy má tôi tất bật, còn ba và các anh thì thỉnh thoảng mới về nhà, ai cũng bận bịu, lo lắng về một điều gì đó.

Sau một năm sống tại kinh tế mới Phú Nhơn, ba và các anh tôi đã bỏ hết sức để cày cuốc trồng trọt, nhưng đất ở đó chỉ toàn là sỏi đá, tốn tiền mua hạt giống để trồng bắp và các loại đậu nhưng không thu hoạch được gì. Trồng khoai mì, khoai lang, nhưng cũng chẳng đủ để ăn, ba và các anh tôi phải đi vào rừng đốn củi, đốt than, rồi phải xuống Vạn Giã làm thợ chài lưới trên các ghe kéo giã để kiếm tiền. Tiền thu được chỉ đủ sống qua ngày và trả tiền xe về thăm nhà, lâu lâu mới đem về nhà được vài ký gạo. Không thể chịu nổi cuộc sống quá khổ cực, mất tự do, mà không thấy một tương lai nào sáng sủa cho bản thân và các con, ba tôi quyết định vượt biển, dù biết rằng vượt biển là phải đối diện với tù tội hoặc đối diện với cái chết vì những trận bão tố khủng khiếp bất ngời ngoài biển khơi. Tuy nhiên, ông thà chết chứ không thể cam chịu một cuộc sống như trong địa ngục trần gian.

Thế là ba tôi hợp tác với một nhóm bạn thân, người góp của, kẻ góp công để tổ chức vượt biển. Những người bạn thân của ba tôi thì lo việc mua ghe và mọi phí tổn khác. Ba tôi và hai người anh lớn của tôi thì lo việc tìm bãi, chôn dầu, cất giấu nước và lương thực... Và cuộc vượt biển đã được thực hiện vào mùa thu năm 1977. Ba tôi cùng người anh kế của tôi và các bạn của ông đi thoát được, nhưng vì một phần kế hoạch bị thất bại bất ngờ vào phút chót, nên anh cả của tôi đã bị rớt lại cùng một số người.

Vì ba tôi và các anh tôi không có hộ khẩu chung với má tôi, nên chính quyền điạ phương không phát hiện ngay được sự vắng mặt của ba tôi và anh tôi. Sau đó, khi họ bắt đầu nghi ngờ rằng ba và anh tôi đã vượt biển, thì họ cũng không có lý do gì để làm khó dễ má tôi, vì khi họ gọi má tôi lên phường để gặn hỏi chuyện vượt biển của ba và anh tôi, thì má tôi đã trả lời: "Tôi không biết gì về chồng con tôi cả. Họ đã cắt hộ khẩu đi kinh tế mới hai năm rồi. Khi nào họ về thăm nhà thì tôi gặp được họ, còn thường ngày thì tôi nghĩ là họ đang sống tại kinh tế mới Phú Nhơn. Nếu các ông có biết tin gì về chồng con tôi thì cho tôi hay với."

Thế nhưng, cũng vì không có cùng hộ khẩu với má tôi, mà anh cả của tôi phải trở thành "người Việt gốc me".
Bị rớt lại sau chuyến vượt biển ấy, anh cả của tôi không còn chỗ ở. Về lại căn nhà lá ở kinh tế mới ư? Công an ở địa phương đó sẽ bắt anh ngay. Về nhà với má và các em ư?  Lại càng bất khả, vì công an khu vực ở đây đã từng bắt nhốt anh cả của tôi nhiều lần với lý do "anh không có hộ khẩu tại nhà này, anh không được sống tại đây". Nay lại thêm tình nghi rằng anh đã tham gia vượt biển, thì chắc chắn họ sẽ bắt anh ngay lập tức, nếu họ thấy anh lảng vảng về nhà má tôi.

Thế rồi từ đó, trừ những ngày, những tháng và những năm bị nhốt trong các trại giam và nhà tù, thì anh cả của tôi phải lang thang ngủ nhờ ở nhà người quen này một đêm, nhà bạn bè khác một đêm, còn những hôm anh lén về nhà để thăm má, thì anh phải leo lên ngủ trên mái nhà, vì nếu ban đêm công an có ập đến soát nhà, thì anh hy vọng rằng họ có thể không thấy anh, hoặc anh có thể dễ tẩu thoát hơn.

Có một đêm anh cả tôi ngủ trên mái nhà, bị nhiễm lạnh, trẹo cả bắp thịt sau cổ. Sáng sớm, anh nằm trên mái nhà mà quằn quại vì đau đớn. Má tôi phải nhờ hàng xóm giúp khiêng anh xuống đất...
Mỗi lần lén về nhà, anh cả tôi thường đi ban đêm. Vậy mà có lần anh cũng bị công an bắt ngay nơi góc đường gần nhà. Lần đó anh bị nhốt 12 ngày tại đồn công an phường để họ điều tra về "các hành vi phản động" của anh. Má tôi phải nhờ cậy người quen giúp cho "chạy chọt" thì họ mới thả anh ra và đe doạ rằng: "Không bao giờ được lảng vảng về khu vực này một lần nào nữa."

Khi không còn chỗ để ngủ nhờ một đêm, và cũng không dám lẻn về nhà má nữa, thì anh cả tôi phải đi ngủ ở thềm nhà ga, ở bến xe đò, ở trong các sạp chợ... Có rất nhiều đêm, anh tôi cùng một người bạn thân đã thuê chiếu ngủ tại ga Nha Trang, dưới những hàng cây me. Má tôi có dẫn tôi đến đó thăm anh, và tôi thấy có rất nhiều gia đình cũng đang sống lây lất màn trời chiếu đất quanh sân ga và trong cái công viên tồi tàn dơ dáy trước ga.

Thuở đó, chúng tôi đùa với nhau, gọi anh cả tôi cũng như bạn anh ấy và những người sống lây lất ở ga Nha Trang là những "người Việt gốc me". Má tôi đã khóc hết nước mắt khi nhìn thấy con mình vô tội mà phải sống lang thang ngoài đường như thế.

Rồi sau bao nhiêu lần vượt biên không thành, bao nhiêu lần vào tù ra khám, anh cả của tôi và người bạn thân của anh ấy cũng thành công. Giờ đây đại gia đình chúng tôi sống tại Úc. Ở đất nước tự do này, chúng tôi có thể cư ngụ bất cứ nơi đâu chúng tôi muốn, mà chẳng bao giờ cần báo cáo cho một chính quyền địa phương nào cả. Chúng tôi có một cuộc sống thực sự an lành, tự do và hạnh phúc.

Một lần, cách đây không lâu, vài bạn người Úc của tôi nhìn thấy bức hình những người Việt Nam nằm bên lề đường, gần đó có một tấm bảng viết những dòng chữ gì đó, thì họ tò mò hỏi tôi về ý nghĩa của bức hình ấy. Tôi giải thích cho họ rằng đó là bức hình chụp cảnh những người Việt Nam bị chính quyền tham nhũng chiếm nhà, cướp đất, nên không còn chỗ ở, phải sống lây lất bên lề đường; còn những dòng chữ đó mang ý nghĩa chua chát rằng "trên đất nước độc lập, tự do này thì chúng tôi phải nằm co bên vệ đường để ngủ qua đêm".

Tôi giải thích thêm cho họ biết rằng "độc lập - tự do - hạnh phúc" là cái phương châm luôn luôn gắn liền với tên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Rồi tôi kể cho họ nghe câu chuyện của gia đình tôi. Thật là khó khăn để giải thích các bạn Úc hiểu vấn đề "hộ-khẩu" ở Việt Nam, vì ở Úc chưa bao giờ có khái niệm về "hộ-khẩu".  Sau khi nghe tôi kể chuyện, họ vô cùng ngạc nhiên và nói: “Thực là buồn cười, chính phủ Việt Nam đã hành động hoàn toàn trái ngược với cái phương châm mà họ đưa ra. Nước Úc đâu có cần phải đưa ra một phương châm như vậy, nhưng nước Úc lại thực sự có độc lập, tự do và hạnh phúc. Chúng tôi càng ngày càng hiểu lý do tại sao các bạn đã bỏ nước ra đi..." Rồi họ vui vẻ nói thêm: “Bây giờ, gia đình bạn là người-Úc-gốc-Việt”!

Từ 1975 cho đến nay, bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng ở Việt Nam giờ đây vẫn có rất nhiều người không còn nhà cửa, vì đất đai của họ đã bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" bởi một chính quyền tham nhũng. Nhiều người không được đền bù, và nhiều người chỉ được đền bù bằng một giá rất thấp, không đủ cho họ đi mua một chỗ khác để ở. Trong khi đó, những vùng đất bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" sẽ nhanh chóng biến thành tiền bạc, đất đai, nhà cửa, khách sạn... của tầng lớp cai trị.

Không có nhà để ở, họ đành ở trên lề đường, ngủ tạm ở bất cứ nơi nào họ có thể.  Giờ đây, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, rất nhiều hàng cây cao đã bị đốn sạch. Thỉnh thoảng tôi thầm nghĩ: "Có còn những hàng cây me bên những nhà ga để họ đến trải chiếu ngủ đỡ vào ban đêm như anh cả tôi và bạn của anh ấy ngày xưa không? Hay họ phải ngủ dưới gầm cầu, trong ống cống... trong những đêm lạnh lẽo?"

Xem tấm hình chụp cảnh những người dân oan mất nhà mất đất ở An Giang nằm dọc theo những vệ đường với tấm bảng ghi khẩu hiệu "DÂN AN GIANG - ĐỘC LẬP TỰ DO NẰM CO VỆ ĐƯỜNG VÌ MẤT NHÀ ĐẤT", tôi buồn và xót xa làm sao. Bây giờ chúng ta gọi họ là "người Việt gốc …" gì nhỉ?

3/2015

Hoàng Ngọc Trâm