Friday, July 31, 2015

Giận - Đỗ Công Luận

Mai Em Về - Trầm Vân

Tấm Bia Mộ Vô Danh Ở London


Một đoạn văn khắc trên tấm bia làm chấn động cả thế giới, rất nhiều người thấy hối tiếc vì đã không phát hiện ra nó từ sớm hơn!
Tại hầm mộ trong tầng hầm nhà thờ Westminster nổi tiếng thế giới ở Luân Đôn, có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường. Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn hai mươi tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Newton, Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế nó trở nên bé nhỏ và không được để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.

Mặc dù là tấm bia mộ vô danh như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người mỗi khi đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới bái yết những ngôi mộ của các vị vua đã từng có những chiến công hiển hách nhất thế giới, hay mộ của Dickens, Darwin và những của người nổi tiếng thế giới khác, nhưng không ai là không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này. Họ đều bị ngôi mộ làm cho xúc động mạnh mẽ. Chính xác ra, họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này. Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự:
“Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.
Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.
Nhưng nó cũng như vậy, dường như là không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.
Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra:

Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”

Người ta nói, nhiều nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng trên thế giới đều bị xúc động mạnh khi đọc dòng chữ này, có người nói đó là bài học giáo lý cuộc sống, có người nói đó là một nhân cách hướng nội.
Khi còn trẻ, Nelson Mandela đã đọc những dòng chữ này, đột nhiên có cảm xúc rất nghiêm túc rằng phải tự mình tìm được con đường cải biến Nam Phi, thậm chí là chìa khóa vàng để cải biến toàn thế giới. Sau khi trở về Nam Phi, với tham vọng này, vốn là một thanh niên da đen ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc đầy bạo lực để cai trị, thoáng một cái, ông đã cải biến tư tưởng và thái độ đối xử của mình, từ việc cải biến chính mình, ông bắt tay vào việc cải biến gia đình và bạn bè thân hữu của mình. Sau nhiều thập kỷ, ông đã thay đổi được đất nước của mình.

Hãy luôn mang một tấm lòng lương thiện và làm những điều đúng đắn, nhắc nhở, cải biến bản thân thành một người tốt. Nếu mỗi người đều biết tự quay lại vào trong và cải biến bản thân mình cho tốt hơn, thì thế giới chắc chắn sẽ thay đổi.


Biểu Diễn Tuyệt Vời

OMG Must Watch This Video I Never Seen Like This Talent Before 

Bẫy Tình - Lạc Long Huỳnh Quốc Phú


Thủy bỏ tờ báo xuống, gỡ cặp kính để lên bàn, đôi mắt từ từ khép lại. Nàng vừa đọc một cái tin trên tờ San Jose Mercury News, số ra Sunday, Nov. 6, 2011:
-
TEMPTATIONS AWAIT
Checklist for a trip to Vietnam: Visa, passport, wife’s OK.
-
“Sài Gòn City, Vietnam -- The trouble for Henry Liem begins every time he prepares to return to his homeland.
Getting the required visa from the Vietnamese government is a breeze. It's the "second visa" -- from his wife worried that he will stray over there -- that requires diplomatic skills.
"My wife is always cranky every time I go," said Liem, a philosophy instructor at San Jose City College who visits Vietnam twice a year to teach at a university. "So I rarely disclose my upcoming trip until the last minute. It's pain minimization. The longer she knows, the longer I have to bear the pain."

Bài báo mở đầu bằng câu chuyện của ông Henry Liem nào đó. Ông này về Việt Nam mỗi năm hai lần để dạy triết cho một trường đại học. Không biết ông dạy triết loại gì mà khi xin visa, ông được xã hội chủ nghĩa cho nhập cảnh một cách thật dễ dàng. Tuy nhiên, ngoài cái visa do tòa lãnh sự việt cộng cấp để nhập cảnh, ông còn phải xin thêm một visa nữa để xuất cảnh: đó là cái visa chấp thuận để đi của bà vợ đầu ấp tay gối mỗi ngày.
Một điều nghịch lý là mỗi khi xuất ngoại, hầu hết mọi người đều lo xin visa sớm, để nếu có gì trục trặc, thì còn nhiều thời gian xoay trở. Trong khi cái visa thứ nhì của ông Henry Liem thì ngược lại: phải đợi đến giờ phút cuối ông mới nộp đơn, và không đợi bà vợ có đủ thời gian suy tính cản trở, ông cuốn gói dông cho lẹ!
-
Cả bài báo đại ý nói về tình trạng đàn ông Việt Nam ở ngoại quốc, khi trở về thăm quê hương, thường bị (hay được!) những cô gái tuổi còn rất trẻ tống tình một cách mãnh liệt. Cho dù là người đàn ông thuộc loại “quá đát, mỏi gối chồn chân,” cũng được các nường nhỏ bằng con cháu của mình chiếu cố một cách tận tình, lý do: tất cả chỉ vì tiền chứ không phải vì tình! Có tiền là các nường sẽ chiều chuộng tới bến. Chính vì cái đề tài “Fun for men, pain for women” nên ông ký giả người Mỹ John Boudreau bỏ công để viết và bài được đăng trên trang nhất ngày Chủ Nhật của tờ báo…
-----
Khoảng năm phút sau, để tâm tư lắng đọng, Thủy mở mắt nhìn lên trần, bài báo đã khơi lại tâm tư đau đớn của nàng…
Liếc nhanh về phòng ngủ của Xuân, người chồng của nàng gần bốn mươi năm, có lẽ ông ta còn ngủ, cũng có thể đã thức mà chưa ngồi dậy. Đã hai năm nay vợ chồng nàng ngủ riêng, mỗi người mỗi phòng, giờ giấc tùy hỉ chẳng ai để ý đến ai. Cứ tưởng sau bao năm làm lụng vất vả trên xứ người, vợ chồng nàng sẽ tận hưởng những gì do công lao hai người cực khổ xây dựng, được sống hạnh phúc bên nhau từng phút từng giây vào lúc cuối đời, nào dè…
---
Năm 1954, nhờ thấy được sự tàn ác của cộng sản, gia đình Thủy nhanh chân lên máy bay đi thẳng vào Sài Gòn và định cư tại đó. Hơn nữa Bố nàng là một người khoa bảng cho nên được chính quyền miền nam nhanh chóng chọn để nắm một chức vụ quan trọng, lúc đó nàng chỉ là một “Cô bé Bắc Kỳ nho nhỏ.” Cuộc đời niên thiếu của nàng êm ả trôi qua tại miền nam nắng ấm. Nàng là nữ sinh TV, đọc dí dỏm là Trứng Vịt thay vì Trưng Vương.
-
Năm lên đệ nhị cấp, do sự giới thiệu của bạn bè, nàng quen biết Xuân, cũng là người bắc di cư, lúc đó Xuân đang học Chu Văn An, hơn nàng hai lớp. Bố của Xuân là một thương gia tương đối thành công tại Sài Thành. Cuộc tình học trò Chu Văn An Trưng Vương (CVATV) chớm nở từ đó.
-
Sau đó Thủy và Xuân đều học luật. Năm 1972, Xuân được bổ nhiệm làm Thẩm Phán của một tỉnh lỵ nhỏ ở miền Tây. Sáu tháng sau, đám cưới của Xuân và nàng được tổ chức linh đình tại Sài Gòn để kết thúc cuộc tình năm chữ : “CVATV” (Chết Vì Ăn Trứng Vịt.)
-
Nàng theo Xuân về sống tại một tỉnh lẻ của đồng bằng miền nam. Với bằng cử nhân luật, nàng xin đi dạy tại một trường trung học để cho đỡ buồn, đồng thời có thêm lợi tức. Cũng nhờ khoảng thời gian sống gần gũi người miền nam và đám học trò thật thà chất phác, nàng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với mọi người. Theo nàng nghĩ, người miền nam không có chiều sâu, cho nên không cần phải “đề phòng” như người miền bắc. Chỉ cần nói chuyện một lát, là có thể đoán được người đó nghĩ gì, nàng tự hào như vậy.

Nhờ vào chức vụ, Xuân được cấp cho một ngôi nhà xinh xắn bên cạnh một nhánh của sông Cửu Long. Cuộc sống êm ả mỗi ngày của Thủy như giòng nước trôi qua lại khi thủy triều thay đổi. Đứa con gái đầu lòng của nàng cũng sinh ra tại đây. Nhiều khi nàng ngồi im lặng hàng giờ để nhìn nước trôi mà trong đầu chẳng nghĩ ngợi gì hết. Cũng có lúc nàng cảm thấy nhàm chán vì cuộc sống quá êm đềm, nhưng bây giờ, sau bốn mươi năm cuộc đời, nàng thấy nhớ giòng sông năm xưa và thèm có lại những giây phút vô tư lự quý giá đó.
-
Cứ tưởng cuộc đời êm ả trôi qua, đầu Tháng Tư năm 1975, Bố nàng bất thần gọi điện thoại bảo vợ chồng nàng về Sài Gòn gấp, lý do theo Bố nghĩ: miền nam sẽ mất. Với kinh nghiệm hiểu biết về cộng sản, Bố hoảng hốt hối thúc mọi người chuẩn bị đi tỵ nạn thêm một lần nữa. Vợ chồng nàng không tin lắm vì lúc đó vùng đồng bằng vẫn an toàn không một thị trấn nào bị việt cộng chiếm đóng. Bố nàng phải nhiều lần thúc dục, nàng mới chịu ẵm con cùng chồng trở về Sài Gòn khi Quốc Lộ 4 được khai thông trở lại.
-
Cuộc đời đến với nàng một cách thật dễ dàng, trong khi quân dân miền nam vất vả ngăn chặn kẻ thù vào những giờ phút hấp hối, thì gia đình nàng đã tới Subic Bay ở Philippine, có thể nói là những người tỵ nạn đầu tiên đến căn cứ này. Tài sản của cả hai bên nhà nàng và chồng, coi như mang đi hết, ngoại trừ bất động sản. Sau hai lần tỵ nạn: từ bắc vô nam và từ miền nam sang Mỹ, Thủy không có cảm giác đau khổ của một người vì bất đắc dĩ phải lìa bỏ quê hương, đôi lúc nàng còn có cảm tưởng như là đi du lịch, chỉ sau khi rời khỏi trại tỵ nạn Camp Pendleton để định cư tại Orange County, thì nàng mới phải vật lộn với đời sống vật chất của xứ này. Trong những năm đầu, gia đình nàng được nhận trợ cấp của chính phủ, đứa con trai thứ nhì cũng chào đời lúc đó.

Lợi dụng thời gian được hưởng trợ cấp, vợ chồng nàng đã đi học lại. Năm 1980 Xuân ra trường với bằng kỹ sư điện và gia đình nàng dời lên San Jose vì Xuân nhận được việc làm với lương khá cao. Sau đó Thủy cũng nhận được một việc làm về accounting đúng với ngành nàng chọn học.
Thời gian trôi qua, nơi Thung Lũng Hoa Vàng, cặp vợ chồng Xuân Thủy không mấy chốc trở nên khá giả. Có lúc vợ chồng nàng làm chủ đến năm căn nhà vì biết đầu tư đúng lúc vào thị trường địa ốc.
-
Đến năm 2000, Thủy về hưu vì tài chánh không còn cần thiết để nàng phải lặn lội ra đi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nữa. Vả lại, với số bất động sản đã có, nàng đủ việc để ở nhà quán xuyến. Chỉ có chồng nàng là vẫn còn phải tiếp tục đi làm vì lợi tức cao nhờ lương hậu, cộng với bonus và stock hãng cho. Hơn nữa Xuân phải đi làm để có bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình.

Sau khi về hưu, Thủy được hưởng những giây phút thoải mái sau bao năm làm việc vất vả. Xuân, chồng nàng là một người đàn ông tốt, có trách nhiệm, yêu thương nàng và con cái một cách tuyệt đối. Cả thời gian lấy Xuân, nàng chưa bao giờ thấy chồng mình dối gạt hay làm những chuyện gì có lỗi với nàng. Đôi lúc nàng còn tự hào: nhờ “chăm sóc kỹ lưỡng,” nên Xuân không “thoát” được bàn tay phù thủy của nàng, con gái “Bắc Kỳ” mà…
-
Gia đình nàng và Xuân rất sùng đạo Phật. Sẵn có nhiều thời gian rảnh rỗi, nàng đi chùa để tô đắp niềm tin Phật pháp. Cả nàng và Xuân thường hay bỏ thời gian làm công quả cho chùa và dĩ nhiên cũng là người giúp đỡ tận tình nếu chùa bị kẹt về tài chánh. Cũng chính vì như vậy, vợ chồng Thủy là những người được kính nể đối với ban trị sự của chùa, tiếng nói của hai người rất được mọi người chú ý. Ban đầu, trong những cuộc tổ chức làm từ thiện, chùa đều mời vợ chồng nàng tham gia, sau đó với sự nhiệt tình, chùa nhờ vợ chồng nàng đảm trách tất cả.
-
Năm 2002, chùa đón tiếp một vị sư từ Việt Nam qua chơi. Sau nhiều lần tiếp xúc với vị sư này, vợ chồng nàng quyết định về Việt Nam lần đầu, hầu để nhìn tận mắt cảnh khốn khổ của những người nghèo, nhất là những trẻ mồ côi. Lần đó vợ chồng nàng quả thật động tâm khi thấy những nỗi khổ đau của người nghèo sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi trở về Mỹ, Thủy và chồng thành lập một hội từ thiện, kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để giúp những kẻ khốn khổ bên nhà. Nhiều lần tổ chức quyên tiền, văn nghệ gây quỹ và cả hai đã nhiều lần trở về mang lại bao nhiêu niềm hy vọng cho những người khốn cùng. Thủy và Xuân hăng say làm từ thiện vì nghĩ rằng sẽ để phước lại cho con cái.
-
Có một lần, trong một chuyến về Việt Nam, Xuân gặp lại một người bạn học cũ ở trung học. Tay bắt mặt mừng, cả hai đều thích thú kể chuyện ngày xưa lúc còn học ở Chu Văn An. Sau đó người bạn của Xuân mời vợ chồng nàng đi uống nước ở một quán, gần khách sạn nơi vợ chồng nàng đang trú ngụ. Quán nước này trông khá lịch sự, mặc dù các cô chiêu đãi ăn mặc cũng hơi…mát mẻ.

Lúc mới bước vào quán, Thủy để ý xem cảnh vật chung quanh, cảnh giác mọi hành động lẫn lời nói của mấy cô chiêu đãi. Mặc dù Xuân đáng tuổi bác của mấy cô này, nhưng Thủy không muốn cô nào có hành động lố lăng đối với ông chồng của mình. Nàng đã từng nghe rất nhiều lời bàn của mấy bà đã từng về trước… Có một bà bạn của Thủy kể lại rằng: khi vợ chồng bà vào một quán ăn, một cô chiêu đãi viên đáng tuổi cháu, gọi ông chồng đầu tóc bạc phơ của bà là anh và xưng em ngọt sớt. Bà bạn của Thủy nóng mặt lên lớp cô ta rằng: “Ông ấy đáng tuổi bác của cô mà dám gọi bằng anh xưng em?” Bà này nhận được câu trả lời của cô chiêu đãi: “Ở Việt Nam, chỉ có cha và những người già tới một trăm tuổi, mới được gọi Ba và Bác, xưng con, còn dưới một trăm tuổi thì chỉ đáng làm anh thôi.” Bà bạn của Thủy giận run lên mà chẳng nói được gì, chỉ còn biết hối chồng mình đi về!

Khi người bạn của Xuân gọi thức uống, một cô chiêu đãi buột miệng xưng em làm Thủy giật mình. Nàng trừng mắt nhìn cô ta làm cô này khựng lại, lí nhí thêm vài tiếng rồi bỏ vào bên trong.
Vài phút sau, một cô chiêu đãi khác mang thức uống ra. Cô này có gương mặt hiền lành, dáng điệu hết sức khúm núm. Cô ta mời mọi người dùng nước và gọi vợ chồng nàng bằng bác, xưng con. Thủy nghe cách xưng hô, lấy làm hả dạ và có cảm tình với cô này ngay. Dưới mắt nàng cô gái gợi lại hình ảnh những đứa học trò thật thà chất phát của nàng ngày xưa, lúc nàng đi dạy ở trung học.
-
Trong khi Xuân và người bạn đang kể lại những kỷ niệm năm xưa, thì thình lình có tiếng ồn ào chửi bới làm náo động cả quán, cùng lúc đó, một tên thanh niên hùng hổ bước vào gọi tên Mẫn. Hắn ta chửi bới đòi Mẫn phải đưa tiền cho hắn. Người con gái mặt hiền lành mang nước cho nàng lúc nãy sợ hãi bước ra, thì ra cô ta tên Mẫn.
Tên thanh niên vừa trông thấy Mẫn là tiến tới nắm áo, tát vào mặt nàng một cái nẩy lửa. Mẫn chới với không biết phải làm sao. Tên này bèn giật cái ví từ tay của Mẫn, lục soát lấy hết tiền rồi ném trả cái ví vào mặt nàng, xong xuôi hắn bỏ đi. Trước khi rời quán, hắn không quên hăm dọa là sẽ trở lại lấy thêm…
-
Cảnh tượng xảy ra làm Thủy thật bất mãn, nàng chưa bao giờ thấy một người đàn ông vũ phu đánh một người con gái yếu đuối như tên này. Nhìn vào góc nhà, Thủy thấy Mẫn đang ôm mặt khóc nức nở. Động lòng trắc ẩn, nàng đến hỏi thăm và vỗ về, đồng thời hỏi xem sự tình. Mẫn kể lể, người đàn ông đó là chồng của cô. Hai người lấy nhau bốn năm, có một đứa con gái. Vì chồng cô bị nghiện ngập lại mắc thêm tật cờ bạc, nên cả gia đình bị tan nát. Hắn ta còn lén lút đem cầm miếng đất hương hỏa trong đó có cái nhà của cha mẹ nàng ở dưới quê. Vì muốn chuộc lại miếng đất đó, nàng phải giao con cho mẹ giữ để lên Sài Gòn tìm việc làm. Đã vậy mà Mẫn cũng không được yên, thỉnh thoảng hắn tới đòi đưa tiền cho hắn. Mẫn đã nhiều lần thay đổi chỗ làm, nhưng rồi hắn vẫn tìm thấy. Nói xong Mẫn khóc sướt mướt làm Thủy cảm thấy đứt ruột, lòng xót xa thương hại cho một người con gái thật vô phước.

Sau khi biết rõ sự tình, Thủy sanh lòng hảo tâm, rút trong túi quần ra tờ một trăm đô la dúi vào tay Mẫn, coi như là làm một việc từ thiện. Khi nhìn thấy một trăm đô la Mỹ, Mẫn hoảng hốt đưa lại cho Thủy, nói là không dám nhận sự giúp đỡ của nàng. Cho dù Thủy nói cách nào Mẫn vẫn một mực từ chối và nói: con không dám nhận tiền của bác.

Vì tính thật thà của Mẫn, Thủy càng thấy mến người con gái đáng thương này nhiều hơn. Sau đó Thủy hỏi Mẫn là bây giờ cháu tính làm sao. Mẫn trả lời là không biết phải tính sao nữa, vì chồng nàng đã biết chỗ này rồi, thì nàng phải đi tìm chỗ khác để làm. Hơn nữa chỗ ở của Mẫn cũng bị người chồng vũ phu tìm thấy, cho nên cô ta cũng phải tìm nơi khác trú ngụ.

Đã lỡ mở lòng hảo tâm, Thủy không nỡ bỏ rơi Mẫn. Một ý nghĩ thoáng qua đầu, nàng chực nhớ trong chùa, nơi nàng hợp tác làm từ thiện có một phòng trống. Họ vẫn thường mời vợ chồng nàng đến ở mỗi khi về Việt Nam. Nàng hỏi Mẫn: “Nếu cháu không ngại, bác sẽ gửi cháu vào một chùa để tránh chồng của cháu?” Sau một hồi phân vân, Mẫn đồng ý theo Thủy về chùa.
Sau đó, mỗi lần vợ chồng Thủy về Việt Nam làm từ thiện, Mẫn là một trợ tá đắc lực trong mọi công tác. Cô ta hiền lành giữ đạo làm con nên vợ chồng Thủy càng tin tưởng và thương Mẫn nhiều hơn.
-
Sự việc bắt đầu xảy ra là có một lần, trước ba ngày khởi hành về Việt Nam, Thủy bị đưa vào nhà thương cấp cứu vì bị đau ruột dư. Sau hai ngày nằm bệnh viện nàng được về nhà, sức khỏe không có gì nguy hiểm, chỉ cần thời gian bình phục. Vì công việc từ thiện dính líu đến nhiều người, không thể hoãn lại được, nên Thủy bảo chồng đi một mình. Lần đó đáng lẽ chồng nàng chỉ phải ở lại có một tuần, nhưng Xuân đã ở lại đến ba tuần mới về, với lý do: chậm trễ giấy phép của chính quyền. Sau khi Xuân trở về Mỹ, Thủy thấy cử chỉ và hành động của chồng rất khác thường: Xuân như bị mất hồn, tâm trí như ở đâu đâu và dáng dấp trông thật mỏi mệt. Nàng tưởng là Xuân quá vất vả vì công việc, nên lo săn sóc chồng một cách chu đáo… Thật sự Thủy có ngờ đâu, lần vắng mặt của nàng đó, là lần người con gái hiền lành mà nàng thương mến giúp đỡ, đã ngã vào lòng người “bác” kính yêu và âu yếm xưng “em” với chồng của nàng một cách nũng nịu!

Thật ra, lần về làm từ thiện này của Xuân chỉ cần có một tuần, nhưng chỉ ba ngày sau Xuân đã ôm trọn người con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình trong vòng tay mà chính chàng cũng không ngờ! Sự việc xảy ra quá bất ngờ nên Xuân không biết phải xử trí ra sao. Sau đó Mẫn đòi ra ở riêng, vì nếu còn ở lại chùa thì thế nào chuyện cũng đổ bễ. Hai tuần về trễ cũng vì Xuân phải ở lại sắp xếp chỗ ở cho Mẫn.
-
Sau lần đó, người chồng thân yêu của Thủy có những cử chỉ khác thường. Đôi lúc Xuân tỏ vẻ yêu thương nàng một cách nồng nàn, đôi lúc thì xa vắng như hồn về cõi khác. Xuân thường hăng say nhắc đến việc về Việt Nam làm từ thiện, chàng còn tỏ vẻ quán xuyến tất cả mọi việc để Thủy không phải lo. Hơn thế nữa, Xuân thường hay ỡm ờ là nếu Thủy không khỏe thì cứ để chàng lo cho cũng được.

Cũng vì hoạch định một chương trình từ thiện quy mô, nên hai tháng sau Xuân trở về Việt Nam, xui một điều là Thủy lại để chồng đi một mình! Lần này theo chương trình, chồng nàng sẽ ở đến ba tuần. Khi ra đi Thủy thấy mặt chồng hớn hở thì nghĩ rằng: đó là cái phúc hậu của người làm từ thiện!
Sau khi Xuân về Việt Nam được hai tuần, vào một đêm, Thủy nhận được một cú điện thoại, người gọi nàng là vị sư cô quản trị của chùa…
-
Để có yếu tố bất ngờ, Thủy tức tốc về Sài Gòn mà không báo cho chồng biết. Sau khi rời phi trường Tân Sơn Nhất, Thủy đến ngay khách sạn nàng thường hay ở để tìm Xuân. Không thấy chồng mình ở đó, Thủy bèn đến chùa ngay, cũng không gặp Xuân, đồng thời nàng mới biết là Mẫn đã dọn ra từ hai tháng trước. Đến bấy giờ nàng mới gọi điện thoại tìm Xuân, điện thoại không trả lời. Cùng đường, nàng đành trở về khách sạn nghĩ cách tìm chồng, tâm can như bị thiêu đốt.

Một ngày sau, có lẽ có người thông báo cho Xuân, chồng nàng hớt hải xách vali hành lý đến khách sạn tìm nàng. Gặp mặt chồng Thủy giận quá muốn xỉu, miệng mấp máy nói không ra lời. Sau cùng nàng cũng ráng hỏi Xuân đi đâu, Xuân ấp úng trả lời là đi phân phát quà từ thiện ở Bình Tuy. Nhìn mặt Xuân, nàng biết ngay đó là lời nói dối, bởi vì người chồng bao nhiêu năm nàng ôm ấp không có cái khuôn mặt trơ trẽn như vậy! Thủy òa lên khóc nức nở…
-
Biết là không thể dối vợ được nữa, Xuân bèn nói thật. Chàng nói là cũng không ngờ tại sao Mẫn nằm trong vòng tay của chàng mà chàng không có cách nào chống cự, để rồi chuyện nó đến và tiếp tục tiến tới. Với số tuổi sáu mươi, Xuân biết mình không còn bao nhiêu sức lực để theo kịp Mẫn, nhưng không hiểu tại sao mỗi lần gần Mẫn, cô ta không bao giờ làm cho chàng có cảm tưởng là một ông già và lúc nào cũng tỏ vẻ chân thành cảm kích Xuân đã cho cô ta những giây phút sung sướng tuyệt vời…Mặc dù là vậy, lần này trở về, Xuân có thủ sẵn một hộp Viagra để giúp chàng có đủ sự tự tin của người đàn ông khỏe mạnh. Hộp thuốc này chàng đã bí mật nhờ một người bạn làm dược sĩ mua dùm, Thủy hoàn toàn không biết…
-
Xuân rón rén mở cửa rào để Thủy bước vào nhà, ngôi nhà nho nhỏ xinh xinh nằm trong một cái hẻm không sâu lắm. Đó là cái tổ uyên ương mà Xuân vừa mới tậu cho Mẫn được một tuần. Chàng gõ nhẹ cửa, cánh cửa mở ra, vợ chồng Thủy hết sức ngạc nhiên vì người mở cửa là tên chồng vũ phu đã đánh Mẫn tại quán nước. Hắn ta tỏ vẻ là chủ nhân mời vợ chồng nàng vào nhà. Sau khi vợ chồng Thủy ngồi xuống, hắn ta chọn một cái ghế ngồi đối diện, dáng điệu trông rất xấc xược. Lúc đó Mẫn đứng phía sau của hắn, gương mặt có vẻ ngại ngùng nhưng không còn nét hiền hậu như những lần gặp trước. Trên môi cô ta, điểm nhẹ một nụ cười khó hiểu. Thủy nhìn giáp vòng rồi nhìn Mẫn hỏi:
“Mẫn, bác thương con như con ruột, sao con có thể làm nên chuyện như vậy?”
Mẫn tránh né không trả lời, tên chồng của cô ta bèn lên tiếng:
“Sẵn đây tui giới thiệu cho hai bác biết, con nhỏ này tên Mận, chứ không phải Mẫn, nó là bồ của tui đó.”
Thủy đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Nhưng lúc đó nàng mới khám phá ra rằng, đây là một âm mưu có tính toán từ đầu. Hắn ta tiếp lời:
“Nhân dịp này tui cám ơn hai bác đã cho tui gửi con Mận, bây giờ tui lấy nó lại.”
Thủy cứng họng, biết chẳng còn gì để nói, trong khi Xuân chồng nàng mặt mày thay đổi từ xanh qua tím, quả là một điều sỉ nhục. Thủy hậm hực đứng lên ra về, chồng nàng tiu nghỉu, tay chân run rẩy riu ríu theo sau…
-----
Kể từ lần sau cùng về làm từ thiện, Thủy đau khổ tột cùng vì sự phản bội của người chồng yêu quý. Tình cảm hai người hầu như không còn có thể hàn gắn lại. Còn Xuân thì mang một mặc cảm tội lỗi tày trời mà chàng tự nghĩ không thể nào tha thứ cho mình được. Đã nhiều lần chàng quỳ gối trước mặt Thủy khóc lóc van xin tha thứ. Đối với Thủy, người đàn ông mà nàng kính yêu trước kia, bây giờ trông sao hèn hạ quá! Nhục nhã quá!
-
Xuân đã xin nghỉ việc sau khi trở về. Chàng như một kẻ tàn phế từ thể xác đến linh hồn, không còn tâm tư để làm việc được nữa. Việc chùa chiền, làm từ thiện, vợ chồng nàng đều hoàn toàn chấm dứt.
Hai đứa con nàng thấy Bố quá tội nghiệp đều năn nỉ xin nàng tha thứ cho Bố. Vì thương con, hơn nữa chuyện xảy ra Thủy cũng có một phần trách nhiệm, nên lần lần Thủy cũng dịu lại. Xuân vì muốn chuộc lỗi lầm của mình nên lúc nào cũng chiều chuộng vợ một cách quá đáng, nhiều lúc làm Thủy bực mình, nhưng sau cùng nàng lại thấy tội nghiệp… Rồi thì vào một ngày đẹp trời, Thủy đã xiêu lòng và chuyện tình vợ chồng nàng bắt đầu nối lại. Số thuốc Viagra mà Xuân đã dùng vào việc “bất chánh” trước kia, phần còn lại, bây giờ lại có… chánh nghĩa.
-----
Đầu óc Xuân mơ hồ, tai nghe văng vẳng những tiếng xôn xao xa vắng. Đôi mắt chàng từ từ hé mở, nhưng phải nhắm lại ngay vì ánh sáng quá chói chang. Chàng không biết mình ở đâu, cũng không biết chuyện gì xảy ra. Định thần vài giây, chàng lại từ từ mở mắt, chưa kịp nhìn thấy gì thì đã nghe tiếng nói quen thuộc của vợ. Phải thêm chừng ba mươi giây nữa thì Xuân mới biết là mình đang nằm trong bệnh viện…Trong vòng hai tháng, đây là lần thứ nhì chàng bị xỉu và phải đưa vào cấp cứu.

Đã nửa năm nay, sức khỏe của Xuân không tốt. Chàng không nghĩ là mình có bệnh gì nguy hiểm, nhưng không hiểu tại sao cứ thấy mỏi mệt, nhức đầu, đau nhức, tay chân rã rời, con người không có sinh lực…
Vì thấy cái sân cỏ mọc quá cao, Xuân miễn cưỡng đi lấy máy ra cắt. Có lẽ vì nắng hơi gắt, cộng với trong người không được khỏe, nên khi làm nửa chừng chàng bị xỉu. Cũng may là Thủy đang ở gần đó, nên vội vàng gọi xe cứu cấp đưa chồng vào nhà thương. Thủy hoảng hốt sợ chồng mình bị stroke mặc dù lần trước đã không phải. Sau khi nằm ở phòng cấp cứu được năm giờ, Xuân được cho về vì không thấy gì nguy hiểm. Tuy nhiên vì đây là lần thứ nhì, nên bác sĩ cấp cứu khuyên chàng nên gặp bác sĩ riêng của mình để được theo dõi kỹ hơn…
-----
Xuân bước vô nhà, buông người ngồi phịch xuống sofa, tay ôm mặt khóc, chàng thấy cả thế giới chung quanh mình sụp đổ. Xuân tự hỏi: tại sao ông Trời lại có thể tàn nhẫn với chàng như thế được? Sau nhiều cuộc thử nghiệm, kết quả sau cùng bác sĩ có câu trả lời: chàng bị nhiễm trùng HIV, tình trạng trên đà bộc phát! Thêm một hậu quả tai hại do lỗi lầm của chàng gây ra hơn năm năm về trước! Dù có hối hận, tìm cách chuộc lỗi, nhưng đã muộn rồi! Thủy có thể tha thứ cho chàng, nhưng với cái bệnh nan y thời đại, cái giá mà Xuân phải trả thật là quá đắt!
-----
Thủy nhìn lên bàn thờ Phật, tâm tư thật hỗn loạn. Nàng không biết là mình nên cầu cứu với đấng Bồ Tát, hay là trách cứ Ngài. Cả gia đình nàng hoàn toàn bị sụp đổ khi khám phá ra rằng: nàng cũng bị nhiễm trùng HIV do chồng truyền sang! Còn gì tệ hại hơn nữa không? Chắc là không, theo nàng nghĩ!
Kể từ thời niên thiếu, cuộc đời của Thủy êm ả trôi qua, chỉ phải chịu cực đôi chút vì cuộc sống vật chất trên đất Mỹ, nhưng nói chung nàng luôn nhìn đời là màu hồng.

Cứ tưởng rằng với thành quả đạt được sau bao năm vất vả, về hưu, nàng sẽ sống phần đời còn lại một cách thoải mái trong tình yêu gắn bó của gia đình. Nào ngờ tất cả đều sụp đổ kể từ khi vợ chồng nàng bắt đầu… làm từ thiện!
Trách ai đây? Bồ Tát chăng?
Nhiều khi quẩn trí nàng có ý đó, nhưng rồi lại sợ xúc phạm tới đấng thiêng liêng mà bao năm gia đình nàng đặt hết niềm tin.
Trách con Mận và thằng bồ của nó chăng?
Đúng, nếu không có con Mận và thằng bồ của nó bày mưu lập kế, thì người chồng đi ngay về thẳng của nàng đâu có phạm phải một lỗi lầm tày trời như vậy!
Trách Xuân, chồng nàng chăng?
Cũng đúng nữa. Tại sao người chồng của nàng lại dám phản bội nàng đi ngoại tình với một đứa con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình? Nàng không bao giờ tin chuyện đó có thể xảy ra được! Vậy mà nó xảy ra!
Trách nàng chăng?
Chuyện xảy ra quá đau khổ, nghĩ tới cái gì, nàng trách cái đó, nghĩ tới người nào nàng trách người đó, trong đó có cả nàng:
Nàng trách mình tại sao về hưu sớm, để có quá nhiều thời gian đi chùa, từ đó mới bày đặt đi làm từ thiện!
Mà muốn làm từ thiện cũng không sao, nhưng tại sao phải về Việt Nam? Xứ Mỹ này cũng lắm người cần giúp đỡ kia mà?
Nàng trách nàng quá dại dột đã để người chồng hiền lành không kinh nghiệm tình trường đi một mình! Chỉ cần một chút mánh khóe của con Mận là đã hồn bay phách tán, quên mất đường về!

Nàng trách nàng quá khờ dại tin người. Trách mình quá tự tin: nhìn bề ngoài của một người miền nam, mà tin là đoán được những gì họ nghĩ trong đầu, như nàng đã từng tự hào khi còn theo chồng dạy học ở miền tây tỉnh lẻ. Nàng không ngờ sau ba mươi năm xa quê hương, vật đổi sao dời, xã hội Việt Nam đã bị nhiễm độc nặng, trong đó, những đứa con gái thật thà miền nam cũng cùng số phận!
Nàng trách, nàng trách tất cả, trách để trút bỏ cái tức, xả bỏ cái hận, trách cho vơi nỗi niềm, trách để đổ lỗi tại cái này, vì người kia, nhưng rốt cục, càng trách nàng càng thấy đau khổ.
-----
Tiếng chuông thanh thoát chấm dứt phần đọc kinh buổi sáng, Thủy nhẹ nhàng để cây chày xuống bàn, ngước mắt nhìn lên bức hình Phật Tổ Như Lai, hai tay chắp trước ngực, nàng lâm râm khấn vái thêm vài phút trước khi đứng dậy. Ngày hai buổi thành tâm tụng niệm, rốt cục Thủy dần dần tìm thấy sự an bình cho tâm hồn. Một điều Thủy khám phá ra rằng: không phải cứ đi chùa thường xuyên là tu. Cũng không phải cho người ta nhiều tiền là làm từ thiện, có nhiều phước. Càng không phải đọc kinh cho hay, lạy cho nhiều là trở thành một người tu hành có cấp bậc cao, để được người khác kính trọng. ..
Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài…
Nàng đã ngộ.
-----
CHÚ THÍCH:
Vì một cái duyên, tôi biết được câu chuyện. Bài báo của ký giả John Boudreau là động lực thúc đẩy tôi kể lại. Hy vọng nó sẽ đóng góp vào kho tàng vô tận“Chuyện Dài XHCN.”
Vì là chuyện dài xhcn, nên còn rất nhiều mánh khóe hấp dẫn mình chưa thấy hết. Theo tôi nghĩ: nếu còn “Khúc Ruột Ngàn Dặm,”thì mình sẽ còn được thưởng thức những câu chuyện cười ra nước mắt! Xin chúc tất cả may mắn!

2011
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú
(Hiền nội edit)

Thursday, July 30, 2015

Con Người Tiếp Xúc Với 1000 Hóa Chất Độc Hại


Thống kê y học cho thấy mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với một nghìn loại hóa chất độc hại khác nhau. Chị em phụ nữ mỗi ngày bôi lên mặt trung bình 175 loại hóa chất, bình quân mỗi ngày hấp thu tới 200mg, chất kích thích từ thịt là 150mg.

Thông thường chúng ta thường biết đến một người chết vì bệnh ung thư, tim mạch… hay do tai biến chứ không chú ý đến những sát thủ ẩn nấp đằng sau những căn bệnh đó lại chính là do các thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của chúng ta gây nên. Những hóa chất độc hại luôn hiện hữu trong những vật dụng hết sức thân thuộc hàng ngày và tấn công sức khỏe của chúng ta bất cứ lúc nào.

Thực phẩm ô nhiễm, không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm. Trong cuộc sống hiện đại, độc tố khắp nơi nên không ai có thể tránh khỏi. Trên thực tế, những độc tố này được tích lũy qua năm tháng, ngày một nhiều lên tạo thành những lớp độc tố cực kỳ nguy hiểm trong cơ thể, giống như mảng bám trong ấm trà, chúng bám chắc trong các bộ phận cơ thể, trong các tế bào lục phủ ngũ tạng.

Nhưng độc tố ngấm vào cơ quan nội tạng, phá hủy các tế bào, ngăn cản tế bào hấp thu các chất dinh dưỡng và chặn đường thoát của các tế bào chết gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, sức đề kháng kém sau đó phát bệnh và gây ung thư.

1. Fluoride trong kem đánh răng
Kem đánh răng trên thị trường ít nhiều đều có chứa florua, tác dụng của nó là ngăn chặn sâu răng. Nhưng florua bản thân nó cũng là tiềm năng "độc", ngay cả khi chỉ có một số lượng rất nhỏ cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc và độc tính có thể dần dần tích lũy. Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ đã phát hiện thấy các phản ứng flo có liên quan đến những ca tử vong ung thư xảy ra mỗi năm trên đất nước này.

Về vấn đề này, đại học Y Capital, phòng Tiến sỹ của bệnh viện Nha khoa Bắc Kinh nhắc nhở mọi người, hãy chắc chắn Bắc Kinh Nha khoa Bệnh viện phòng Tiến sĩ Peng nhắc nhở, hãy chắc chắn để điều chỉnh việc sử dụng kem đánh răng fluoride, không quá 3,4 mg mỗi ngày cho người lớn, không quá 1,9 mg đến 2,1 mg đối với trẻ từ 7-15 tuổi. Trẻ dưới 3 năm dễ nuốt kem đánh răng khi đánh răng thì được khuyến cáo là tạm thời không sử dụng kem đánh răng fluoride.

2. Chất p-phenylenediamine trong thuốc nhuộm tóc
Nhuộm tóc hiện nay đang trở thành một trào lưu trong đại bộ phận giới trẻ. Nhưng đa số đều không biết hoặc cố tình làm ngơ trước những tác hại của thuốc nhuộm tóc. Thuốc nhuộm sau khi được bôi lên tóc, sẽ từ từ thấm vào da đầu sau đó xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, trong thuốc nhuộm tóc có sử dụng một hóa chất có tên là p-phenylenediamine. Chất này giúp màu sắc, màu tóc tươi sáng nhưng nó cũng có thể gây dị ứng da và thậm chí cả ung thư. Giám đốc bệnh viện Cảnh sát vũ trang Bắc Kinh, Vụ Huyết học nhắc nhở, nếu tóc được làm nóng đồng thời với lúc nhuộm tóc thì các mối nguy hiểm sức khỏe càng lớn hơn bởi vì p-phenylenediamine sẽ xâm nhập vào các mao mạch qua da dầu dễ hơn, với việc lưu thông máu, nó có thể gây ra các bệnh về máu, bệnh bạch cầu... Ngoài ra, p-phenylenediamine cũng dễ gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tốt nhất, khi nhuộm tóc nên hạn chế tiếp xúc thuốc với phần da đầu. Nếu màu tóc bị bạc theo đám thì không nên nhuộm đen toàn bộ đầu mà chỉ nhuộm phần tóc trắng để giảm mức độ kích thích da đầu và tổn thương.

3. Cồn trong nước súc miệng
Nước súc miệng giúp làm sạch răng và miệng, mang lại hơi thở thơm tho. Nhưng một trong những thành phần thiết yếu của nước súc miệng - rượu, có thể làm cho cơ thể bị thiệt hại gây ung thư. Nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Úc công bố năm 2009 cho thấy, nồng độ cồn của nước súc miệng là 25% hoặc cao hơn, tỷ lệ đó có liên quan với các bệnh ung thư miệng, lưỡi và cổ họng.

4. Hóa chất độc hại và hương liệu trong sản phẩm chăm sóc em bé
Khi chọn mua sản phẩm dầu tắm gội cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý nhìn nhãn chai mỹ phẩm và thành phần (ingredients) in trên đó để tránh những hóa chất độc hại như Phenoxyethanol, Mineral oil… Nhiều tổ chức như FDA, Mind Body Green, David Suzuki Foundation, Green Organic World… đã công bố những thành phần trong mỹ phẩm có thể gây tác động xấu đến con người. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường đều có chứa một số thành phần này. Nguyên liệu chính tạo nên dầu tắm gội là nước để tạo dung dịch lỏng, chất dịch treo để làm chúng trông có vẻ nhớt đồng nhất, chất bảo quản chống lại vi sinh vật, chất tẩy rửa, chất tạo bọt, hương liệu.

Trong các sản phẩm tự nhiên, các thành phần này đa phần được chiết xuất từ thực vật. Tuy nhiên với các sản phẩm dầu tắm, dầu gội phổ biến thì hầu hết đều là các chất hóa học. Ngoài ra thị trường còn có dầu làm mềm da - Mineral oil với tên tiếng Việt là khoáng dầu, nghe rất tự nhiên và có lợi cho sức khỏe của bé nhưng thực tế chúng lại ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn.

Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi chọn mua sản phẩm dầu tắm gội cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý nhìn nhãn chai mỹ phẩm và thành phần (ingredients) in trên đó để tránh những hóa chất độc hại như Phenoxyethanol, Mineral oil… Trong đó, Mineral oil sản xuất từ dầu mỏ được đun lên và cất qua từng công đoạn với các sản phẩm dược như petrolatum, paraffinum liquidum, paraffin oil, cera microcristallina.

Sodium Laureth Sulfate (SLES), Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Amonium Lauryl Sulfate (ALS) là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ. Chúng gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thủy tinh thể và các vấn đề khác về mắt.

Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam. EPA xếp hóa chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hóa chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại "siêu côn trùng" kháng thuốc nguy hiểm.

Hương thơm trong các sản phẩm mỹ phẩm là những hóa chất tạo mùi nhằm che lập đi những mùi vị không lành mạnh khác. Hương liệu tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hóa nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết.

5. Hóa chất gây ung thư trong sơn móng tay
Sơn móng tay có chứa nhiều hóa chất độc, điều này đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh trong một nghiên cứu gần đây. Những hóa chất độc thường thấy trong các loại sơn móng tay đó là: benzen, toluen, aceton... Benzen dễ gây ung thư, toluen có thể gây nghiện nếu hít nhiều, aceton nếu tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dễ gây dị ứng và nhiễm trùng.

Để hạn chế những tác hại của sơn móng tay đối với cơ thể con người, ta nên đọc kĩ những thành phần hóa học trong những sản phẩm trước khi mua. Và không nên dùng sơn móng tay liên tục trong thời gian dài, kể cả móng tay giả. Khi thấy những vùng da xung quanh móng tay bị mẩn đỏ, phải đến các cơ sở y tế để xử lí sát khuẩn, tránh nhiễm trùng.

6. Chất talc trong mỹ phẩm trang điểm
Hầu hết các mỹ phẩm dạng bột như màu mắt, má hồng, phấn nền... của chị em đều có chứa talc. Đây là một chất bôi trơn rất tốt, có thuộc tính hóa học tương tự với amiăng, vốn được biết đến như một chất gây ung thư (cụ thể là ung thư buồng trứng và đường hô hấp).

Một báo cáo được công bố trên "Tạp chí Dịch tễ học" đã cho thấy rằng, những phụ nữ sử dụng bột talc thì nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ gia tăng 60% so với những chị em khác. Ngoài ung thư, hóa chất này cũng có thể dẫn đến áp lực đường thở cấp tính khi hít phải.

7. Toluene trong nước hoa
Nếu bạn bị hen suyễn, bạn hãy tránh xa sơn móng tay, gel tóc, sáp tóc, các mỹ phẩm có mùi thơm khác, đặc biệt là nước hoa bởi vì tất cả chúng đều chứa toluene. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một khi hít phải toluene nồng độ cao thì dù thời gian ngắn cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu trong kết mạc và cổ họng tắc nghẽn, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, suy nhược...

Nếu tiếp xúc lâu dài, nó có thể dẫn đến ngộ độc mãn tính xảy ra hội chứng thần kinh suy nhược, gan to, hoặc gây các bất thường kinh nguyệt cho phụ nữ, da khô, viêm da. Nếu bạn là một người đam mê nước hoa, rất khó từ bỏ việc sử dụng chúng thì bạn có thể xem xét việc sử dụng các loại tinh dầu để thay thế.

8. Dioxane (dioxan) có trong chất tẩy rửa
Năm 2011, Tổng chức Môi trường Thế giới phát hiện, trong chất tẩy rửa có chứa chất gây ung thư là dioxane. Theo cơ quan này, trong khi chất tẩy rửa loại bỏ chất bẩn thì chúng cũng lưu lại các chất có độc dẫn tới ung thư là dioxane.

Lựa chọn các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, học cách đọc nhãn ghi thành phần của chất tẩy rửa. Nếu sản phẩm có các thành phần như polyethylene, polyethylene glycol, polyetylen oxit thì đều có khả năng chứa dioxane và bạn nên tránh chúng.

9. Bispheol-A (BPA) trong đồ nhựa
CPCHE - Tổ chức Sức khỏe và Môi trường Trẻ em Canada khuyến cáo rằng chúng ta không nên quá tin tưởng vào mác "an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng" (microwave safe) đối với các sản phẩm về nhựa. Tốt hơn hết là không nên sử dụng hộp nhựa hoặc bọc thức ăn bằng nhựa trong lò vi sóng vì các hóa chất độc hại có thể ngấm từ nhựa vào thực phẩm và đồ uống.

Thực phẩm nên được bảo quản trong các hộp thủy tinh hoặc gốm thay vì hộp nhựa. Và người tiêu dùng thì nên ăn các thực phẩm tươi và đông lạnh nếu có thể để tránh nguy cơ tiếp xúc với Bispheol-A (BPA), một hóa chất được sử dụng trong lớp lót các loại hộp dùng để chứa thực phẩm và đồ uống. BPA có thể gây ra rất nhiều tác động đối với sức khỏe, từ ảnh hưởng đến sự phát triển của não đến làm gián đoạn các chức năng nội tiết. BPA trong đồ nhựa có thể gây ra rất nhiều tác động đối với sức khỏe, từ ảnh hưởng đến sự phát triển của não đến làm gián đoạn các chức năng nội tiết.

Bên cạnh đó, CPCHE cũng khuyến khích các bậc cha mẹ tránh mua những đồ chơi cho bé ngậm lúc mọc răng, đồ chơi trong bồn tắm, yếm, rèm tắm và các sản phẩm khác có chứa PVC, một loại nhựa mềm thường được gọi là nhựa vinyl. Những sản phẩm này có thể chứa các hóa chất độc hại có tên phthalates vốn bị cấm sử dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ em kể từ tháng 6/2011.

10. Styrene có trong hộp xốp
Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần.

Hãy tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các các sản phẩm này bằng cách tránh làm nóng thức ăn trong những vật liệu nhựa chứa chất polystyrene, đặc biệt là thực phẩm chiên nóng. Nếu đựng các loại thực phẩm này, ở nhiệt độ cao chất styrene trong hộp, cốc... có thể được giải phóng và gây độc.


(MOITRUONG.COM.VN/TH)

Chia Nửa Vầng Trăng - Trầm Vân


Giọt Nắng Qua Thềm - Đỗ Công Lụân

Ca Nhạc Sài Gòn Trước 75 - Nguyễn Việt

Lời người viết:
Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không?”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt; đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên “Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam” (như Huy Vân TTK báo Tiền Tuyến, tức Binh Cà Gật trong tạp chí Chiến Sĩ Cộng Hòa, Nguyễn Toàn, Tương Giang, Phạm Hồng Vân, Phi Sơn….) thuộc “thiên lý nhãn”…. trăm tai ngàn mắt thời đó.
Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương, quả thật hết sức phức tạp!

Lý do “sự thật hay mích lòng”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu!…. Nhưng vì một lẽ giản đơn “không muốn vạch áo cho người xem lưng” đó thôi!?

Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các Nhạc Sĩ & Ca Sĩ trước 1975, đang ở VN, Hải ngoại đã thành danh như thế nào. 


CA SĨ SAIGON – XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU? 

Nói đến ca sĩ từ đâu đến hay nôm na từ đâu mà thành danh. Tôi chợt nhớ đến Chế Linh đầu tiên, nhớ ngay cái ngày một thanh niên gốc Chàm khúm núm đến gặp Tùng Lâm ở hậu trường rạp Olympic, một sân khấu đại nhạc hội do quái kiệt Tùng Lâm tổ chức song song với Duy Ngọc ở bên rạp Hưng Đạo vào mỗi sáng chủ nhật.

Tôi nhớ buổi sáng chủ nhật hôm đó khi anh chàng da ngâm đen tóc quăn, ăn mặc nguyên bộ đồ jean. Đến Tùng Lâm cũng không hiểu tại sao anh ta, một người lạ mặt vào được tận bên trong hậu trường. Còn đang ngạc nhiên thì anh chàng người Chàm đã tới gặp ngay Tùng Lâm xin cho được hát vào những lúc ca sĩ còn chạy show chưa kịp đến.




Tùng Lâm quyết liệt từ chối, dù lúc đó phải đóng màn chờ ca sĩ cũng không dám cho anh chàng người Chàm này lên hát, một phần do anh ta là người dân tộc thiểu số và cũng chưa từng nghe anh ta hát bao giờ.

Nhưng kế tiếp những tuần sau, anh chàng người Chàm lì lợm vẫn đều đặn xuất hiện xin Tùng Lâm cho được hát, và rồi Tùng Lâm cũng đành chào thua sự lì lợm quá mức này, đành chấp nhận cho anh ta hát một bài để thử, với lời dặn chỉ hát một bài và không có tiền “cát sê”.

Tôi chứng kiến các buổi anh chàng người Chàm đến và cả buổi đầu tiên được Tùng Lâm cho lên hát một nhạc phẩm của Duy Khánh, với tên được giới thiệu là Chế Linh. (nghệ danh này sau mới rõ nó có hai nghĩa, nghĩa thứ thứ nhất là họ Chế để khẳng định là”con cháu” của Chế Mân, Chế Bồng Nga. Nghĩa thứ hai có nghĩa là “lính chê” bởi người thiểu số được miễn hoãn quân dịch).

Không rõ Chế Linh có được học hát hay có thiên bẫm hát theo đĩa hay băng nhạc mà nhiều nam nữ mầm non ca sĩ thường hát nhái đến thuộc lòng, đến khi bài hát chấm dứt thì hàng loạt tiếng vỗ tay nổi lên tán thưởng kèm theo những tiếng gào “bis, bis” nổi lên ầm ỉ nơi hàng ghế khán giả.

Nhưng nhìn những người ái mộ vỗ tay gào thét kia lại chính là đồng hương của Chế Linh, do chính Chế Linh bỏ tiền ra mua vé cho họ vào xem và chờ đợi cái ngày hôm đó, để chỉ làm một động tác vỗ tay hoan hô và gào lên những tiếng bis, bis.

Do không được ai lăng xê, không được ai kèm cặp, Chế Linh thường hát nhái theo giọng ca Duy Khánh và cả những bài hát tủ của Duy Khánh từng thành đạt. Và nhờ những đồng hương hàng tuần đến vỗ tay, sau này Chế Linh được Tùng Lâm nhận làm “đệ tử” trong lò đào tạo ca sĩ của mình (?).




Từ lúc đó Chế Linh mới được uốn nắn rèn giũa lại chính giọng ca của mình.

Khi nói đến những lò “đào tạo ca sĩ” thường là những nơi có môi trường “lăng xê”, như nhạc sĩ Nguyễn Đức có hai chương trình trên Đài truyền hình số 9 là Ban Thiếu nhi Sao Băng và chương trình Nguyễn Đức, cùng hai chương trình trên Đài phát thanh là Ban Việt Nhi, ban ABC. Còn quái kiệt Tùng Lâm có Đại nhạc Hội, và chương trình Tạp Lục trên truyền hình. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của TC/CTCT mà Song Ngọc đứng đầu tàu.

Đây là những lò nhạc giới thiệu nhiều ca sĩ nhất trong thời gian đó. Như lò Nguyễn Đức có một lô ca sĩ họ Phương gồm Phương Hồng Loan, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc (Cẩm Hồng) hay trước đó là Hoàng Oanh có cả nghệ sĩ hài như Thanh Hoài, Trần Tỷ.

Lò Tùng Tâm giới thiệu Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến rồi Chế Linh, Giang Tử. Lớp nhạc Bảo Thu có Thanh Mai, Thanh Tâm sau này Kim Loan; Hoàng Thi Thơ có Sơn Ca, Bùi Thiện, Họa Mi v.v…

Trở lại với Chế Linh, tuy quái kiệt Tùng Lâm có môi trường “lăng xê” nhưng về chuyên môn dạy thanh âm cho ca sĩ lại “mù tịt”; qua đó đã liên kết với nhạc sĩ Bảo Thu và Duy Khánh đào tạo hay lăng xê Chế Linh trở thành một danh ca như từng đào tạo lăng xê ra những Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến… Vì từ lò Bảo Thu (còn là ảo thuật gia Nguyễn Khuyến) cùng Duy Khánh (khi đó ở chung cư Trần Hưng Đạo) đã cho “ra lò” nhiều ca nhạc sĩ như Quốc Dũng, Thanh Mai, Thanh Tâm, Kim Loan…






Việc liên kết giữa Tùng Lâm – Bảo Thu – Duy Khánh làm cho nhiều lò đào tạo ca sĩ bấy giờ lên cơn sốt, bởi ở đây có đủ môi trường để các tài năng trẻ thi thố tài năng, Tùng Lâm có sân khấu đại nhạc hội, Bảo Thu có chương trình truyền hình; dạy thanh âm và cung cách biểu diễn. Chế Linh nhờ vào “lò” Tùng Lâm mà thành danh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên ngoài những lò “đào tạo ca sĩ” nói trên cũng có những ca sĩ thành danh từ những phòng trà khiêu vũ trường, trong phong trào văn nghệ học đường, đại hội nhạc trẻ, những đoàn văn nghệ do chính quyền thành lập. Như Vi Vân, Julie Quang, Carol Kim, Đức Huy, Ngọc Bích, Thúy Hà Tú (Khánh Hà – Anh Tú), Thanh Tuyền, hài có Khả Năng, Thanh Việt, Phi Thoàn, Xuân Phát…

Elvis Phương nổi danh từ l1972 thời gian vào lúc do Thanh Thúy đang khai thác phòng trà Queen Bee cùng với ông Tuất (sau thời kỳ Khánh Ly), nhưng Elvis Phương đã tạo cho mình một chỗ đứng lúc còn là học sinh cùng với ban nhạc trẻ học đường. Sau đó Elvis Phương đi hát cho nhiều phòng trà nhưng do không ai dìu dắt lăng xê đến nơi đến chốn nên vẫn chỉ là cái bóng của những đàn anh đàn chị.




Khi Thanh Thúy khai thác Queen Bee, có nhạc sĩ Ngọc Chánh làm trưởng ban nhạc Shotguns cùng Cao Phi Long, Hoàng Liêm, Đan Hà; và hội nhập vào làng sản xuât băng nhạc 1972. Elvis Phương mới được biết đến từ đó (1969). Tuy vậy Ngọc Chánh không cho mình đã tạo ra tên tuổi Elvis Phương, anh chỉ có công “lăng xê” còn giọng hát của Elvis Phương là do thiên phú hay từ môi trường văn nghệ học đường mà thành công.

Các lò đào tạo ca sĩ ngoài những môi trường để dễ dàng “lăng xê” gà nhà, nhưng muốn lăng xê một ca sĩ còn phải qua nhiều cửa ải khác, như tìm một nhạc phẩm thích hợp với giọng ca để ca sĩ chọn làm bài hát tủ như người ta thường ví đo ni đóng giày.

Bài hát tủ như khi nghe Phương Dung hát chỉ có bài Nổi Buồn Gác Trọ là nổi bật, nghe Túy Hồng biết đang hát nhạc của Lam Phương (cũng là chồng của Túy Hồng), nghe Thanh Thúy lúc nào cũng có bản Ngăn Cách của Y Vân, Thanh Lan với các ca khúc Bài không tên cuối cùng của Vũ Thành An hay Tình khúc… của Từ Công Phụng, Lệ Thu với Nữa hồn thương đau của Phạm Đình Chương, Thái Thanh thì chỉ có Dòng Sông Xanh nhạc Việt hóa của Phạm Duy, Khánh Ly ngoài những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, thường tìm cho mình con đường mới là hát nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Văn Cao. Phương Hồng Quế với Phố Đêm, Những chuyện tình không suy tư của Tâm Anh v.v…

Sau khi ca sĩ có những bài hát tủ, các lò còn phải nhờ báo chí viết bài ca tụng tán dương, bỏ tiền cho các tạp chí lên ảnh bìa hay nhờ báo chí cho đứng tên một mục thường xuyên nào đó như phụ trách trang nhi đồng, giải đáp tâm tình, trả lời thư tín, nhưng các ông bầu đào tạo thường trao đổi ca sĩ cho nhau giữa các show truyền hình truyền thanh, vì ít tốn kém và hiệu quả, tạo đến tai nghe mắt nhìn cho khán thính giả một cách thực tế, được chú ý hơn.




Một Phương Hồng Quế có thời gian chiếm lĩnh trọn vẹn trên truyền hình, từ show này đến show khác, được phong tặng ”Tivi Chi Bảo“, giữ trang Vườn Hồng, Họa Mi trên báo Tin Điển, Chuông Mai, Trắng Đen, Đồng Nai, Hòa Bình cùng Phương Hồng Hạnh.

Nhưng ai có biết Nguyễn Đức đã bỏ ra bao nhiêu tiền để Phương Hồng Quế, Phương Hồng Hạnh dược như thế? Chị em Thanh Thúy, Thanh Mỹ giữ mục Trả lời thư tín trên báo Tiếng Dân, sau này cô em út là Thanh Châu trên báo Trắng Đen v.v…

Tất cả chỉ là cái tên trên báo, vì đã có người làm giúp viết giúp và lãnh tiền giúp, đó là những ngón nghề lăng xê ca sĩ từ các lò “đào tạo ca sĩ”. Đa số các lò nhạc chỉ thích lăng xê “nữ ca sĩ ” hơn nam vì có nhiều lý do, nhưng lý do dễ hiểu nhất đa số… các ông thầy đều có máu dê.

Có một giai thoại, người ta đồn một nhạc sĩ gốc mật vụ đệ tử Trần Kim Tuyến thời Ngô Đình Diệm, rất thích các nữ nghệ sĩ, muốn cô nào từ ca sĩ đến kịch sĩ là nhờ bọn đàn em mời về cơ quan hứa hẹn dành cho họ nhiều ưu đãi trong nghề nghiệp với điều kiện cho ông ta được ”thưởng thức“, sau đó giữ bí mật chuyện giữa ông ta với nàng.

Chuyện bí mật đó là gì? Trước đó tức trước khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, có lần ông nhạc sĩ mật vụ còn cao hứng đòi lấy một nữ kịch sĩ làm vợ, khiến cô nàng sợ quá vọt trốn ra nước ngoài sống mấy năm mới dám về Sài Gòn hoạt động kịch nghệ trở lại (cũng nhờ ra nước ngoài mà sau này được trọng vọng thành người thân cộng).

Không phải người nữ nghệ sĩ này không khoái ông sĩ quan mật vụ, mà không khoái khi nghe ông bầu show là quái kiệt Trần Văn Trạch của “Đại nhạc hội một cây” nói đến tính bất lực của ông ta. Vậy mà sau này có những con thiêu thân “ca sĩ mầm non” đang bán phở hủ tíu, chấp nhận cho ông ta được “thưởng thức” để có môi trường trở thành nữ danh ca..

TOÀN CẢNH TÂN NHẠC MIỀN NAM

Bước vào những năm 63 – 70 của thập kỷ trước, phong trào Kich Động Nhac và Nhạc trẻ bắt đầu xâm nhập mạnh, các ca khúc lãng mạn hay lá cải gần như chìm lắng nhường cho nhạc ngoại quốc được Việt hóa, lý do bộ thông tin & tâm lý chiến bấy giờ ra lệnh các nhạc phẩm VN phải có lời mang tính ca tụng người lính hay tính chiến đấu.

Những nhạc phẩm sặc mùi chiến tranh tâm lý chiến như Lính dù lên điểm, Người ở lại Charlie, Đám cưới nhà binh, Hoa biển, Anh không chết đâu em, Câu chuyện chiếc cầu đã gãy, Kỷ vật cho em, Mùa thu chết v.v.. ra đời.

Loại kích động nhạc, nhạc VN tâm lý chiến có Trần Trịnh viết cho Mai Lệ Huyền lúc đó đang còn sống chung (sau Mai Lệ Huyền lấy một đạo diễn trên Đài truyền hình số 9 rồi mới vượt biên), hát cặp với Hùng Cường thuộc loại ăn khách.

Nhật Trường – Trần Thiện Thanh viết cho chính anh cùng với Thanh Lan. Còn Khánh Ly, Lệ Thu chỉ nỉ non hát những bài của Phạm Duy như Mùa Thu Chết, Kỷ vật cho Em, Giọt mưa trên lá… Các nhạc sĩ khác không có nhạc phẩm mới chỉ cho ca sĩ nhai đi nhai lại các bài hát cũ.




Vì vậy nhạc Pop Rock – Việt hóa ăn khách do không nằm trong lệnh của bộ thông tin & tâm lý chiến. Những ca khúc trữ tình như Hởi người tình La-ra nhạc phim Dr.Zivago, Roméo Juliette, Giàn thiên lý đã xa, Khi xưa ta bé, Lịch sử một chuyện tình… được ra đời. Trước đó xuất hiện cùng những ca sĩ ban nhạc Black Caps, Les Vampires, Rockin Stars, The 46, Fanatiques, Spotlights, và phong trào Viet Hóa như Phượng Hoàng, Mây Trắng (Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Trung Hành, Elvis Phương), CBC (Bích Liên), Crazy Dog (Những đứa con của cặp nghệ sĩ Việt Hùng – Ngọc Nuôi với Ngọc Bích đầu đàn) Ba Con Mèo (có Vi Vân, Julie và Mỹ Hòa), Tú Hà Thúy (Anh Tú, Khánh Hà, Thuy’ Anh) và những ”thủ lãnh” phong trào lúc đó là Nhac Trẻ: Trường Kỳ, Tùng Giang, Đức Huy, Kỳ Phát, Nam Lộc.




Nên phải nói rằng nền ca nhạc ở Sài Gòn từ những năm 60 đến 75 mới thực sự có nhiều điều để nói, vì trước đó thời TT Ngô Đình Diệm cấm mở khiêu vũ trường, nên sinh hoạt tân nhạc còn trong phạm vi thu hẹp chỉ có Đài phát thanh, Phòng trà và Đại Nhạc Hội. Trong thời gian này có Ban Thăng Long với Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái Hằng, nhạc hài hước có Trần Văn Trạch, song ca Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hay Thúy Nga với tiếng đàn phong cầm (sau thành vợ Hoàng Thi Thơ), Duy Trác, Bạch Yến, Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, Ánh Tuyết, Cao Thái…

Do thiếu hụt ca sĩ, các tay tổ chức Đai Nhạc Hội thường đưa vào các tiết mục múa của Lưu Bình, Lưu Hồng, Trịnh Toàn, kịch nói chưa phát hiện ra Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Vân Hùng… chỉ có những nghệ sĩ gần đứng tuổi như Phùng Há, Bảy Nam, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Hoàng Mai, Anh Lân, Kim Lan, Kim Cúc, Túy Hoa, Xuân Dung hay cua-rơ Phượng Hoàng Lê Thành Cát (một kịch sĩ nghiệp dư) chiếm lĩnh sân khấu cùng kịch sĩ đất Bắc như Lê Văn, Vũ Huân, Vũ Huyến…

Thời gian 1965 – 1975 giới thưởng thức tân nhạc bắt đầu chia khán giả cho từng loại ca sĩ:

- SVHS thì thích những giọng hát của Thanh Lan, Khánh Ly, Lệ Thu, Xuân Sơn, Anh Khoa, Jo Marcel, Sĩ Phú, Paolo Tuan, Elvis Phương bởi khi hát có chọn lọc nhạc phẩm mang tính nghệ thuật cao cấp.

- Đại đa số quần chúng lại thích nghe Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, Thanh Tuyền, Túy Hồng, Nhật Trường, Thái Châu hát những nhạc phẩm bậc trung nẳm giữa nghệ thuật và thị hiếu.

Còn lại các ca sĩ như Chế Linh, Duy Khánh, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Giang Tử, Trang Thanh Lan, Thanh Hùng, Trang Mỹ Dung, Thiên Trang hát các bài được soạn theo kiểu tiểu thuyết lá cải như Chuyện tình Lan và Điệp, Nhẫn cỏ cho em, Đồi thông hai mộ, Rước tình về với quê hương … được giới bình dân ưa thích (gọi là “nhạc sến”), cho nên giới sản xuất băng nhạc bấy giờ rất kén ca sĩ hát cho nhãn băng nhạc, nếu nhãn băng nhạc nào có những Lệ Thu, Khánh Ly, Elvis Phương, Thanh Lan v.v… thì sẽ không có những Chế Linh, Giao Linh, Trang Mỹ Dung, Giang Tử, Duy Khánh v.v…




Khán thính giả đã phân chia hạng bậc ca sĩ nhạc phẩm để thưởng thức. Ông bầu Ngọc Chánh liền cho ra nhiều nhãn hiệu băng mong chiếm trọn thị trường, vì làm băng nhạc phải nhạy bén với lớp người thưởng ngoạn do đã phân chia ra từng lớp:

- Shotguns dành cho lớp người có trình độ thưởng thức cao.

- Nhãn băng Thanh Thúy dành cho mọi tầng lớp khán thính giả.

- Nhãn băng Hồn Nước có Chế Linh, Duy Khánh, Trang Mỹ Dung, Phương Hồng Quế v.v…

- Phục vụ thành phần cao niên hoài cổ có băng nhạc Tơ Vàng của Văn Phụng Châu Hà, quy tụ những ca sĩ di cư từ đất Bắc như Duy Trác, Châu Hà, Kim Tước, Thái Thanh, Sĩ Phú qua những nhạc phẩm tiền chiến của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Dương Thiệu Tước, Nghiêm Phú Phi, Phạm Duy, Phạm Đình Chương… vừa có nhạc tiền chiến vừa có nhạc hiện đại của những nhạc sĩ tên tuổi.

- Tầng lớp SVHS có nhãn bang hiệu Shotguns, Khánh Ly, Jo Marcel để nghe nhạc phẩm Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Y Vân, Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Ánh 9.

- Giới bình dân có rất nhiều nhãn hiệu băng như Hoàng Thi Thơ, Họa Mi, Hồn Nước, Chế Linh, Âm Thanh, Trường Sơn, Nguồn Sống qua nhạc phẩm Châu Kỳ, Mạnh Phát, Anh Việt Thu, Đỗ Lễ, Trầm Tử Thiêng, Vinh Sử, Tú Nhi, Hàn Châu, Song Ngọc, Duy Khánh, Thanh Sơn, Y Vũ, Trần Trịnh, Tâm Anh, Đynh Trầm Ca…

- Nhạc trẻ có nhóm Trường Kỳ, Tùng Giang, Kỳ Phát đều có nhãn băng nhạc riêng, riêng kiosque của chị em Thúy Nga (không phải vợ Hoàng Thi Thơ) lúc đó chỉ chuyên sang nhạc đĩa nhac Ngoai Quốc nước ngoài mang nhãn Selection hay Anna / Hon Hoang.

Thế giới ca nhạc Saigon đã phân chia thứ bậc theo sự thưởng ngoạn, ca sĩ cũng được phân chia ngôi thứ rõ ràng, đó là đặc tính của tân nhạc miền Nam ngày trước… tháng 04 /1975.

CẶP TRỊNH CÔNG SƠN & KHÁNH LY




Từ ngày tôi viết báo và làm báo đến ngày Sài Gòn “đứt phim” nhiều lần tôi viết về Trịnh Công Sơn, dù đến bây giờ giữa tôi và họ Trịnh chưa một lần tiếp xúc, có lẽ vì Trịnh Công Sơn quá cao ngạo thường nghĩ mình là cái “rún” của nền âm nhạc Việt Nam từ trước và sau 1975, đồng thời họ Trịnh còn phân biệt địa phương chỉ thích giao tiếp với người gốc Huế hay gốc Bắc di cư 1954 sau này 1975, còn người làm báo miền Nam (ngày xưa có hai phe báo Nam báo Bắc, có cả 2 nghiệp đoàn ký giả Nam Bắc khác nhau), họ Trịnh tỏ ra không mặn mà để giao tế hay tiếp xúc.

Tôi nhớ vào khoảng năm 1964-65 phong trào Sinh Viên Học Sinh xuống đường đang bộc phát mạnh từng ngày. Ngày nào SVHS cũng xuống đường đòi xé Hiến chương Vũng Tàu của tướng Nguyễn Khánh, rồi một Quách Thị Trang nữ sinh trường Bồ Đề (Cầu Muối) ngã xuống do lạc đạn tại bồn binh chợ Bến Thành trong một đêm đầy biến động với lựu đạn cay và cả tiếng súng thị oai của cảnh sát bót Lê Văn Ken, và từ đó nổi lên phong trào hát du ca, toàn ca khúc phản chiến.

Cũng từ đó quán cà phê Văn được hình thành trên một bãi đất gò rộng lớn, bãi đất này từ thời Pháp từng được dùng làm khám lớn còn gọi bót Catinar bên hông pháp đình Sài Gòn. Bãi đất được chính quyền Nguyễn Khánh mà mị ve vuốt cấp cho SVHS làm trụ sở Tổng Hội Sinh Viên do Lê Hữu Bôi, Nguyễn Trọng Nho đang lãnh đạo phong trào SVHS xuống đường, để đổi lấy sự yên tĩnh cho thủ đô.

Quán cà phê Văn nằm sau trường Đại Học Văn Khoa, lúc đó do nhóm sinh viên đang theo học tại đây dựng lên và đặt thành tên gọi, được đông đảo anh chị em SVHS ủng hộ hàng đêm cả ngàn người đứng ngồi trên bãi cỏ, mở đầu nghe phong trào hát du ca của cặp Trịnh Công Sơn – Khánh Ly qua những Ca khúc Da Vàng.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly mới từ Đà Lạt vào Sài Gòn. Phong cách biểu diễn của Khánh Ly lúc đó rất bụi, chân đất, miệng phì phà điếu thuốc Salem và hát những bài do Trịnh Công Sơn sáng tác và đệm đàn. Bấy giờ người ta đã đặt cho Khánh Ly cái tên “ca sĩ cần sa”, “tiếng hát ma túy” v.v… vì giới SVHS thời đó, nhất là giới nữ chưa thấy một ai dám cầm điếu thuốc hút phì phèo nơi công cộng như thế, xem như một cuộc cách mạng trong giới trẻ.




Trước thời gian này họ Trịnh tuy đã có nhiều sáng tác nhưng chưa được ai biết đến như bài Ướt mi, Lời Buồn Thánh, Xin mặt trời ngủ yên (liên hoàn khúc) chưa hội nhập được vào giới ca sĩ phòng trà. Nên biết rằng, ca sĩ thời đó thường hát các nhạc phẩm của những nhạc sĩ đã thành danh như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Văn Phụng, Lê Dinh, Anh Bằng, Y Vân, Lan Đài… những nhạc phẩm mang tính đại chúng, còn nhạc và tên tuổi của họ Trịnh hãy còn quá xa lạ với mọi người; các ca sĩ không dám hát sợ rằng khán thính giả sẽ tẩy chay khi hát những nhạc phẩm của người không tên tuổi.

Lúc đó Khánh Ly cũng như Trịnh Công Sơn đều chưa có chỗ đứng trong sinh hoạt tân nhạc, khán thính giả chỉ biết đến những ca sĩ như Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương, Châu Hà, Duy Trác, Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết, Hoài Trung, Hoài Bắc hoặc trẻ trung như Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung v.v…

Khi được giới SVHS chào đón trên bãi đất Văn, bấy giờ Trịnh Công Sơn – Khánh Ly mới được mọi người để ý, bởi lời nhạc và cung cách biểu diễn của cả hai đang cách tân truyền thống cũ; nhưng tiếp đó cặp Vũ Thành An – Thanh Lan rồi Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên tuy đi sau nhưng lại nổi đình nổi đám cũng từ phong trào hát du ca này. Các nhạc sĩ sau soạn nhạc cũng dành cho giới trẻ cho tầng lớp người mới có kiến thức. Lời nhạc không rên siết bởi tiếng bom đạn mà rất du dương tình tứ đến lãng mạn gieo đến tâm hồn người nghe ngọn gió mới.

Sau đó quán cà phê Văn đâm ra “hắt hủi” cặp Trịnh Công Sơn – Khánh Ly, vì tính theo tần suất ái mộ, giới SVHS bắt đầu thích nghe “Những bài không tên”, “Bây giờ tháng mấy”, “Áo lụa Hà Đông” hơn “Gia tài của mẹ”, “Ca khúc da vàng” v.v…

Các nhạc sĩ trẻ Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên đã khai phá nguồn gió mới cho quán Văn, ngược với dòng nhạc và phong cách sáng tác nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn chống chiến tranh. Lúc này giới trẻ SVHS cảm thấy dòng nhạc của các nhạc sĩ trên có lời ca rất lãng mạn trữ tình luôn qua tiếng hát của Thanh Lan. Chính vì vậy Thanh Lan có nhiều lợi thế hơn Khánh Ly vì được giới SVHS ủng hộ đông đảo hơn, một phần do Thanh Lan là sinh viên Văn Khoa và cà phê Văn như sân nhà. Sau đó còn có cặp ca nhạc sĩ Lê Uyên và Phương v…v…




Trịnh Công Sơn – Khánh Ly bắt buộc phải chuyển thể theo trào lưu, không hát nhạc phản chiến, cả hai muốn lấy lại tư thế “người của mọi người” nên chuyển đề tài qua tình ca như dòng nhạc của Vũ Thành An, Từ Công Phụng hay Ngô Thụy Miên; và Diễm Xưa lại được Khánh Ly thể hiện xem như ca khúc lãng mạn của Trịnh Công Sơn nhằm đối kháng với “Những bài không tên”, “Bây giờ tháng mấy”, “Áo lụa Hà Đông”, sau Diễm Xưa tiếp tục với Lời Buồn Thánh, Mưa hồng, Biển nhớ, Tình xa, Một ngày như mọi ngày…

Nói như vậy cho thấy Trịnh Công Sơn đi trước về sau qua những bản nhạc tình.

Cuối cùng tôi gặp Trịnh Công Sơn vào trưa ngày 30/4/75 tại Đài phát thanh Sài Gòn. Trưa hôm ấy có lẽ Trịnh Công Sơn muốn đến kêu gọi giới văn nghệ sĩ (vì vẫn coi mình là cái “rún” của nền âm nhạc miền Nam?) bình tĩnh và ủng hộ chính quyền quân quản, còn tôi đến để lấy tin làm báo, vì tờ báo tôi được uỷ quyền còn ra đến số báo đề ngày 2/5/75. Và đúng như bài của Trịnh Cung viết về Trịnh Công Sơn, trưa đó họ Trịnh chẳng nói được lời nào sau micro, còn Tôn Thất Lập có nói gì với họ Trịnh không thì tôi “bó tay” do lúc này ở phòng thu người chật như nêm, ai cũng muốn chen vào muốn “có tiếng nói” làm “ông kẹ ba mươi tháng tư” kể cả tên mặt rô ở chợ Cầu Muối cũng có mặt muốn kêu gọi bạn hàng chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối hợp tác với ban quân quản.




Sau ngày 30/4 ai cũng thấy rõ chiến tuyến của họ Trịnh và Khánh Ly. Quả thật Trịnh Công Sơn phản chiến vì thân cộng, còn Khánh Ly lại thuộc thành phần chống cộng. Có người hỏi tại sao Khánh Ly lại ra đi không cùng họ Trịnh ở lại để hưởng phước lộc trong xã hội chủ nghĩa, khi cả hai từng có công trạng gián tiếp xúi giục mọi người phản chiến, thanh niên trốn quân dịch; vì cả hai như cặp bài trùng?

Khi hỏi cũng đã có câu trả lời, vì khi phong trào du ca không còn tồn tại, chỉ còn nhóm “Hát cho đồng bào tôi nghe” của Nguyễn Đức Quang, Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lập “hát chui” ở đâu đó. Còn Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã tách ra thành hai, bởi cả hai đâu phải đôi “thanh mai trúc mã”, một người bị chứng bất lực còn một người đang tràn trề sinh lực của lứa tuổi thèm yêu.




Trước đó Khánh Ly đã ấy một đại úy biệt kích to con lực lưỡng làm chồng, còn là một bảo kê cho phòng trà khiêu vũ trường của vợ trên đường Nguyễn Huệ (Queen Bee) sau chuyển qua đường Tự Do (Khánh Ly). Do vậy Khánh Ly phải xa họ Trịnh để đến đất nước của Nữ thần tự do, còn nếu ở lại với lý lịch lấy chồng sĩ quan ngụy quân sẽ bị trù dập “ngóc đầu lên không nổi”.

Tuy vậy khi qua Mỹ, Khánh Ly không còn nhớ đến người chồng biệt kích còn đang học tập cải tạo ở quê hương, liền lấy ngay một ký giả từ Sài Gòn cũng vừa di tản để cả hai tiếp tục hô hào chống cộng.

Còn Trịnh Công Sơn, khoảng thời gian mười năm sau ngày Sài Gòn “đứt phim”, họ Trịnh lại bắt đầu nổi tiếng (?), còn tại sao nổi tiếng khi Trịnh Công Sơn chỉ có những bản nhạc “nhạt như nước ốc” sáng tác cổ động cho phong trào thanh niên xung phong hay học đường theo huấn thị của ông Sáu Dân, việc này mọi người đã biết tôi không nói thêm nữa.

Sự trở lại với nền âm nhạc sau nhiều năm vắng bóng để Xuân Hồng, Trần Long Ẩn… làm mưa làm gió, nên mọi người còn nhớ Trịnh Công Sơn và báo chí lại đưa tên tuổi họ Trịnh lên chín tầng mây. Và mặc dù bị chứng bất lực nhưng cũng có vài con thiêu thân chịu sa ngã để được “dựa hơi”, mong “hơi hám” của họ Trịnh sẽ cho mình chút hư danh, như cô ca sĩ HN vừa loé lên đã tắt lịm, bởi nhạc cũ họ Trịnh thì chưa được hát còn nhạc mới lại nhạt nhẻo chỉ dành cho thiếu nhi hay hát vào mỗi lúc hô “khẩu hiệu”mà thôi.

Biết rằng nhạc không còn hồn, không còn sôi nổi cuốn hút người nghe như thời trước 1975, Trịnh Công Sơn mở quán cà phê trên đường Phạm Ngọc Thạch tức đường Duy Tân cũ, rồi bắt đầu vẽ hươu vẽ nai rồi nhờ mấy tên ký giả cà phê “lăng-xê” nét vẽ không thua gì những Phạm Cung, Trịnh Cung… có người đòi mua cả vài ngàn đô?!. Vậy là hết cuộc đời âm nhạc để rồi chết vì nghiện rượu, mà tác phẩm để lại được mọi người còn nhớ đến toàn nhạc phẩm của những ngày trước 30/4. 
Nguyễn Việt 

Wednesday, July 29, 2015

Tỉnh Dậy - Namo Buddhaya


Thế gian này có quá nhiều chuyện phiền não, vì vậy, rất nhiều người đi gặp Phật Tổ cùng hỏi về một vấn đề : 

“Con nên làm thế nào, mới không còn những điều phiền muộn ?”

Phật Tổ cho đáp án đều như nhau :

“Chỉ cần buông tay, con sẽ thôi không phiền não nữa.”

Có một người thanh niên, cho rằng mình thông minh tỏ ý không phục, bèn đi gặp Phật Tổ và hỏi :

“Trên thế gian này có hàng ngàn hàng vạn người, thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn điều phiền não. Nhưng, Người cho họ giải pháp đều hoàn toàn như nhau, vậy đó chẳng khác gì buồn cười lắm hay sao?”

Phật Tổ không nổi giận, chỉ hỏi ngược lại chàng thanh niên :

“Buổi tối con ngủ có thường hay nằm mơ không ?”“Đương nhiên là có !” Chàng trai trả lời.

“Vậy, mỗi buổi tối nằm mơ, giấc mơ đều như nhau không ?” Phật Tổ lại hỏi .

“Đương nhiên là khác nhau rồi !” Chàng trai trả lời.

“Con ngủ hàng ngàn hàng vạn lần, thì sẽ mơ hàng ngàn hàng vạn lần giấc mơ.”

Phật Tổ mỉm cười nói : 

“Nhưng cách kết thúc giấc mơ, đều như nhau cả, đó là : TỈNH DẬY !”

Namo Buddhaya 

Truyện Cực Ngắn Dí Dỏm và Thâm Thúy: Còn Báo Gì Vậy Cô?


Sưu tầm

Tuyết Ngọc - Phong Lan

Người Khách Trọ Hữu Tình Nhưng Bạc Nghĩa - Mike Võ


Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau:
“Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.
-Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao?
Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.

Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.

Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.

Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.

Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han.

Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống.
Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.

Mike Võ

Màu Vàng - PPS

Mời chiêm ngưỡng slide show màu vàng tươi sáng rực trỡ muôn đời của thiên nhiên qua một điệu nhạc sinh động phấn khởi