Đây
không phải là tình mẹ yêu con mà là tình yêu vượt ra ngoài mọi giới hạn -yêu những
đứa bé tội nghiệp con riêng của chồng và cả người đàn bà đã làm đời mình dang dở.
Câu chuyện cảm động đầy lòng nhân ái, xin mời các bạn cùng đọc và chia sẻ trong
những ngày đầu năm. NS
Chuyện
xảy ra vào những năm đầu thập niên 1950 trong căn apartment nhỏ bé của gia đình
Taylors ở Waltham, Massachusetts. Edith cứ nghĩ rằng cô là người phụ nữ may mắn
nhất trong khu chung cư này. Cô và Karl lấy nhau đã 23 năm và trái tim cô vẫn đập
hụt một nhịp khi anh bước vô phòng. Về phần Karl, anh vẫn biểu lộ tình yêu đối
với vợ. Vì công việc của hãng anh phải thường xuyên đi xa, song hằng đêm vẫn viết
thư về cho vợ và khi có dịp ghé nơi nào anh đều có quà cho Edith.
Tháng
hai năm 1950, Karl được điều đi Okinawa vài tháng để lập chi nhánh mới cho hãng.
Thời gian xa nhau quá dài nhưng phải đành thôi. Lần này không có quà gởi về.
Edith hiểu. Anh đang cố gắng để dành tiền cho ngôi nhà mà hai người từng mơ ước.
Những
tháng cô đơn chậm chạp trôi qua. Mỗi khi Edith nhắn Karl về thì anh lại nói phải
ở thêm “ba tuần nữa”, “một tháng” rồi “hai tháng nữa”. Và rồi một năm trôi qua,
thư từ gởi về ngày một thưa. Không có quà thì cô hiểu được. Nhưng còn thư?
Một
ngày cuối tuần sau nhiều tháng im lặng, cô nhận được một cái thư ngắn.
Edith
yêu,
Anh
ước mong phải chi có một cách nào tử tế hơn để nói với em rằng chúng mình không
còn là vợ chồng nữa…
Edith
đi tới cái sofa và ngồi xuống. Trước đó anh đã viết đơn qua Mexico để xin ly dị.
Anh đã cưới Aiko, một cô gái Nhật Bản chuyên làm việc vặt cho hãng, mới mười
chín tuổi. Còn Edith thì đã bốn mươi tám.
Ôi,
nếu tôi hư cấu chuyện này thì tôi sẽ cho người đàn bà bị phụ bạc kiện chống lại
cái đơn ly dị vội vàng kia. Cô sẽ thù ghét chồng cô và người đàn bà. Cô sẽ trả
thù kẻ đã làm cuộc đời cô tan nát. Nhưng ở đây tôi chỉ kể chuyện thật đã xảy
ra. Edith không thù ghét Karl. Có lẽ vì cô yêu anh quá lâu rồi nên không thể hết
yêu.
Cô
có thể mường tượng ra tình huống. Một người đàn ông lâu nay luôn có người bên cạnh
bỗng dưng phải cô đơn. Nhưng cho dù vậy, Karl cũng không thể hành động dễ dãi
và đáng chê trách như vậy. Anh có thể ly dị trước đã hơn là lợi dụng một cô
giúp việc còn trẻ. Ðiều duy nhất Edith không thể nào tin là Karl hết yêu cô. Có
thể một ngày nào đó anh sẽ trở về lại.
Giờ
đây Edith làm lại cuộc đời mình dựa vào ý nghĩ này. Cô viết cho Karl bảo anh
thường xuyên cho cô biết cuộc sống của anh. Và anh cho biết anh và Aiko chờ đứa
con đầu lòng chào đời. Bé Maria sinh năm 1951, và năm 1953 Helen ra đời. Edith
gởi quà mừng hai bé. Cô vẫn tiếp tục viết thư cho Karl và anh viết cho cô.
Helen đã mọc răng, tiếng Anh của Aiko ngày một khá trong khi đó Karl đang bị sụt
cân.
Và
rồi sự khủng khiếp xảy đến. Karl đang vật vã với bệnh ung thư phổi. Lá thư cuối
cùng của anh đầy giọng hốt hoảng. Không phải anh sợ cho anh mà lo cho Aiko và
hai bé gái. Anh đã dành dụm tiền cho hai bé đi học ở Mỹ nhưng tiền viện phí đã
nuốt hết những gì anh tích góp. Hai bé rồi ra sao đây.
Ðã
tới lúc Edith nghĩ đến việc tặng anh món quà cuối cùng để giúp cho tâm hồn anh
được yên tĩnh. Cô viết cho anh gợi ý nếu Aiko bằng lòng cô sẽ nhận hai đứa bé
và nuôi dạy chúng ở ngay Waltham này. Nhưng nhiều tháng sau khi Karl qua đời,
Aiko vẫn không để cho hai bé đi. Làm sao đây khi cuộc đời trước mặt ba mẹ con
chỉ là nghèo đói, tuyệt vọng. Tháng 11 năm 1956, hai bé lên đường tới với “Dì
Edith thân yêu”.
Edith
cũng biết rằng thật là khó cho cô ở tuổi năm mươi bốn phải làm mẹ hai đứa năm
tuổi và ba tuổi. Cô đã không nghĩ ra một sự thật là kể từ khi Karl qua đời, hai
đứa bé quên dần mớ tiếng ít ỏi của chúng. Nhưng may thay Maria và Helen học rất
nhanh. Nỗi sợ hãi không còn trong mắt các bé, khuôn mặt của chúng bụ bẫm dễ
thương. Và Edith, lần đầu tiên từ sáu năm nay, lại tất bật từ sở về nhà. Bữa
cơm trở lại vui vẻ như ngày nào. Chỉ buồn một nỗi là những bức thư do Aiko gởi
về. “Thưa Dì, xin Dì cho biết tôi phải làm gì bây giờ. Mary và Helen có khóc
không?” Qua thứ tiếng Anh lủng củng, Edith đọc được sự cô đơn quạnh vắng của
cô gái vì Edith từng biết nỗi cô đơn ấy. Cô nghĩ thế nào rồi cũng sẽ mang mẹ của
hai đứa bé tới đây thôi.
Thế
là Edith quyết định, nhưng kẹt nỗi Aiko vẫn còn mang quốc tịch Nhật, trong khi
đó danh sách di dân tới Mỹ còn rất dài. Chính lúc ấy Edith Taylor viết cho tôi,
hỏi tôi có giúp gì được không? Tôi trình bày hoàn cảnh ba mẹ con trong cột mục
của tôi. Các báo khác cũng lên tiếng. Kết quả là vào tháng tám năm 1957, Aiko
Taylor được phép tới Mỹ.
Khi
máy bay tới phi trường quốc tế ở New York, Edith chợt có một lúc lo sợ. Phải
làm sao nếu cô cảm thấy ghét người đàn bà đã làm Karl phải xa cô. Người cuối
cùng rời máy bay là một người đàn bà nhỏ bé gầy yếu khiến Edith nghĩ rằng đó là
một cô bé. Người đàn bà đứng bám vào lan can và Edith chợt nghĩ nếu hoàn cảnh
làm cho mình lo sợ thì với cô gái kia đó là nỗi kinh hoàng.
Edith
gọi tên Aiko và cô gái chạy xuống thang, buông mình vào vòng tay Edith. Khi hai
người ôm chặt lấy nhau, Edith chợt có một ý nghĩ kỳ lạ: “Mình cầu nguyện cho
Karl trở về. Giờ đây anh ấy đã trở về – trong hình hài hai đứa con gái nhỏ và
người phụ nữ gầy yếu anh đã yêu. Chúa ơi, xin giúp con yêu cả người đàn bà ấy.”
Tôi đã khóc . Nhưng đó là những giọt nước mắt đẹp dành cho người phụ nữ có trái tim rất đẹp
ReplyDeleteMột tấm lòng bao dung của một con cái Chúa đối với tình địch của mình. Bà làm được điều Chúa dạy "Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình" Luke 6:27. Không chỉ mình bà Edith mà thôi, còn các nhà báo cũng đồng lòng góp phần thúc đẩy cho việc bảo lãnh bà Nhật Aiko, họ đều là những người có lòng nhân ái được dạy dỗ từ lời Chúa.
ReplyDeleteNước Mỹ đánh bại nước Nhật nhưng tại sao người Nhật không thù hận người Mỹ, nhưng họ lại trở thành đồng minh thân cận của Mỹ ở Châu Á? Đâu phải vì họ sợ hải người Mỹ, mà vì cách đối xử tử tế người bại trận của người Mỹ khiến người Nhật mến phục.
Bà Châu San Diego