Cùng một loại sự việc nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác nhau. Điều này không chỉ phụ thuộc vào tính “trọng đại” của sự việc đó, mà còn quyết định bởi độ nông sâu trong tâm hồn mỗi người.
Tôi làm cùng phòng với một người bạn, nhưng anh này chưa bao giờ chủ động chào hỏi, hay bắt chuyện với tôi. Vì thế, điều tôi nhìn thấy ở anh ta là sự lạnh lùng và thiếu tôn trọng.
Nhưng em gái tôi lại có một lý giải khác: “Anh ấy có một tuổi thơ bất hạnh, sống trong hoàn cảnh khó khăn, tạo thành tính cách thiếu hòa hợp, lúc nào cũng tự cô lập bản thân mình!”
Với cùng một sự việc, mỗi bên lại có cách nhìn khác nhau. Rất hiển nhiên, tôi chỉ vòng quanh ở cái vỏ bề ngoài, còn em gái tôi tìm hiểu ở tận sâu bên trong, vậy nên, cảm nhận được chỗ khác biệt, đối đãi với vấn đề đương nhiên cũng khác nhau rồi!.
Tình huống này cũng giống với câu chuyện cổ về một ly nước và một hồ nước mà tôi đã từng đọc trước đây.
Một vị đại sư có người đệ tử lúc nào cũng than trời trách đất. Một ngày kia, vị đại sư sai người đệ tử này đi chợ mua một bao muối.
Sau khi người đệ tử trở về, đại sư nói cậu ta bốc một nắm muối bỏ vào trong một ly nước rồi uống một ngụm.
Đại sư hỏi: “Mùi vị thế nào”.
Đệ tử chau mày đáp lại: “Mặn đến không chịu được!”.
Vị đại sư dẫn đệ tử đến bên hồ nước, bảo cậu đổ ly nước muối còn thừa lại vào trong hồ, sau đó nói: “Con hãy uống thử nước trong hồ này xem.”
Người đệ tử làm theo đúng như vậy, cúi xuống hồ nước uống một ngụm, đại sư lại hỏi: “Bây giờ là mùi vị như thế nào?”. Người đệ tử mặt mày rạng rỡ khen: “Rất ngọt và thanh khiết!”
Đại sư lại hỏi: “Con có nếm được vị mặn không?”, người đệ tử quả quyết trả lời: “Không có!.”
Đại sư gật đầu, mỉm cười nói với đệ tử rằng: “Nỗi đau trong cuộc đời cũng giống như muối kia vậy, có mặn hay không quyết định bởi vật chứa đựng nó.”
Đối chiếu với câu chuyện, tôi chính là giống như chén nước, còn em gái tôi thì lại là cái hồ kia vậy, ai hơn ai kém, lập tức phán xét được ngay.
Điều này cũng có nghĩa là: Trí tuệ lớn bao nhiêu, tấm lòng chính là lớn bấy nhiêu, mà dung lượng của tấm lòng lớn bao nhiêu, thế giới của người đó chính là lớn bấy nhiêu.”
Đại văn hào Victor Hugo có câu nói nổi tiếng: “Trên thế giới rộng lớn nhất chính là biển cả, lớn hơn biển cả chính là bầu trời, lớn hơn bầu trời chính là lòng bao dung của con người.”
Tâm hồn phóng khoáng, ung dung tự tại, có thể bao dung hết thảy, chẳng phải là cái gốc cho hạnh phúc của một đời người, còn đi tìm nơi đâu nữa…
Tác giả: Viễn Phương
Hồng Khang dịch từ Epoch Times
LÒNG BAO DUNG
ReplyDeleteCâu nói MỘT NGƯỜI CÀNG CÓ LÒNG BAO DUNG,THẾ GIỚI CỦA HỌ CÀNG
RỘNG LỚN thật chính xác.Chỗ này Đạo Phật gọi là tâm Từ Bi,còn Thiên Chúa
Giáo gọi là lòng Bác Ái.Đây là chỗ hạnh phúc tuyệt đối mà ai cũng muốn đeo
đuổi tìm kiếm cả đời,thế nhưng không ai biết làm thế nào để "mở tấm lòng" của
mình cho được rộng lớn như biển như trời được cả ! Thông thường mọi người
đều làm trái ngược,tức là thay vì "mở lòng từ bi" thì lại "khép lòng" đối với mọi
người.Như thế mà tìm hạnh phúc trên đời thật không thể được,khác nào leo cây
tìm cá vậy.Vì sao chúng ta không thể "mở lòng"?Chỉ vì chúng ta vị kỷ,lúc nào
cũng muốn lợi ích cho tự ngã mà thôi.Không ai biết rằng tự ngã chính là khổ nạn
làm mất tất cả hạnh phúc vốn có trong đời của mình.
Bởi nên vấn đề của chúng ta được đặt ra ở đây,là làm thế nào để "mở tấm
lòng" rộng như trời đất bao dung tất cả,trong khi đời ta gặp nhiều bất hạnh?Vấn
đề thật khó giải quyết,vì nó chống lại tự ngã của mình.May thay,chúng ta đã có
đức Phật và chúa Jésus dạy cho cách "mở tấm lòng".
Cách ấy thế nào?Đức Phật dạy rằng : đã biết tự ngã làm ta "khép lòng" thì chỉ có cách thể hiện Vô Ngã
mới làm "mở lòng" được thôi.Thể hiện Vô Ngã,trước hết ta phải "KHÔNG TÂM",
tức là ta nên loại bỏ tất cả định kiến đối với mọi người,cũng như đối với mọi sự
mọi vật và mọi hoàn cảnh.Một khi nơi thân chúng ta "Không Tâm" thì Tâm chúng
ta chính là trời đất rộng lớn bao dung tất cả vậy.Còn chúa Jésus dạy ta "cởi mở
tấm lòng" bằng cách HÃY QUÊN TA ĐI,thậm chí quên cả mạng sống của ta để
cứu giúp mọi người.Có "quên ta đi" thì mới có thể cảm thông mà thương người
khác,trái lại thì chỉ có thương "thằng ta" mà thôi.
Nói chung,cả hai cách ấy đều là thể hiện Vô Ngã,mà Phật và chúa Jésus chỉ
cho con người tìm được hạnh phúc.Tuy nhiên,thể hiện Vô Ngã như thế không
phải là việc dễ dàng,trên đời chẳng có mấy người làm được.Chỉ có những người
trí tuệ,họ quyết tìm kiếm hạnh phúc cho mình và cho mọi người thì mới có đủ
dũng cảm thể hiện Vô Ngã mà thôi.Ngoài ra ít ai tìm được hạnh phúc trên đời.
Tuyến Lê