Viết mãi về người đâm
ra chán, muốn thay đổi viết về những cái không phải là người. Viết gì bây giờ?
Loài vật nghe? Tại sao không? các bạn tôi đều yêu thú vật. Người thì thích heo,
bò, dê. Người thì thích gà, vịt, chim chóc. Người lại thích tôm, cua, cá, mực.
Có người lại thích nghêu, sò, ốc, hến. Với một điều kiện. Luôn luôn phải có một
chai rượu bên cạnh. Nói chuyện thú vật nằm trên đĩa như vậy chắc chẳng thuận
tai các ngài trong Hội Bảo Vệ Súc Vật. Nhảm! Vậy thì nói chuyện loài vật một
cách nghiêm chỉnh vậy. Năm nay năm chó chẳng gì bằng nói chuyện chó. Thôi đi
ông ơi, chuyện chó người ta đã nói chán chê từ hồi báo xuân lận! Rồi sao? Tôi
cầm tinh con rùa nên việc gì cũng cứ nhẩn nha. Còn năm chó thì còn có quyền nói
chuyện chó!
Ngày còn ở Saigon tôi có một tên bạn đồng nghiệp khá thân. Tên này có cô vợ tính tình hết sức đơn sơ. Việc gì đáng cười là cười ngay. Việc gì không đáng khóc cũng khóc ngay. Cô có nuôi một con chó. Cưng lắm! Một bữa tôi tới nhà chơi trông thấy vợ bạn tôi ngồi quay lưng vào tường tấm tức khóc. Tôi đưa mắt dò hỏi. Bạn tôi kéo tôi ra ngoài cửa nói nhỏ: “Con chó của bà ấy mới chết tối qua. Khóc gần một ngày rồi đó. Chắc lúc tao chết bà ấy cũng chẳng khóc nhiều như vậy đâu!” Ngày hôm đó, tôi và tên bạn phải chở xác chó lên xa lộ kiếm một khoảng đất chôn cất đắp mộ đàng hoàng.
Hè
năm ngoái tôi tới Houston có ghé chơi nhà anh bạn. Nhìn quanh quất một hồi tôi
hỏi vợ tên bạn: “Bà không nuôi chó nữa hay sao?”. Câu trả lời có kèm theo một nụ
cười ngượng nghịu: “Thôi, sợ lắm rồi. Đi làm cực thấy mồ giờ đâu mà nuôi chó!”
Vợ
bạn tôi từ Saigon lặn lội sang tới tận Houston đổi tính nết đâm ra sợ nuôi chó.
Nhưng ở Saigon, những nhà quý tộc đỏ từ Bắc vào, từ rừng ra lại đâm ra mến chó.
Báo Việt Báo Kinh tế xuất bản tại Cali, trong mục Thư Saigon, có kể chuyện chó
“quý tộc” của các ngài cán.
Muốn được làm một con
chó loại kiểng phải có thân thế thuộc gốc Pékinois, Doberman, Boxer,
Berger...và cả Chi Hua Hua chỉ lớn hơn con chuột chút đỉnh. Ăn uống
thì ngoài tiêu chuẩn thịt bò tái hoặc sống hàng ngày, chó phải có xương gặm để
vừa được chắc răng, vừa giải trí...vụn. Đau ốm hay chích ngừa đã có chi
cục thú y thành phố. Thời gian rảnh thì được dẫn đi dạo mát hoặc du ngoạn xa để
giúp chủ tăng thêm phần trưởng giả.
Một
con chó kiểng tùy chủng loại giá từ 2 chỉ tới hàng chục lượng vàng nếu rặt giống.
Ngoài tiền ăn còn tiền.... học sơ sơ mỗi khóa trên 50 ngàn đồng. Nếu chủ bận,
các huấn luyện viên sẽ tới tận nhà đưa đón chó. bà lớn M. Th. nhà ở đường Điện
Biên Phủ, Quận 3, có đến mười con chó Fox thuần chủng chỉ lớn bằng con mèo. Mỗi
lần có khách, bầy chó được đưa ra làm kiểng và khoe riêng tiền mua thức ăn cho
chó mỗi tháng đã đi đứt dăm ba chỉ vàng. Đó là chưa kể tiền may mặc, tiền bác
sĩ thú y.
Những cục cưng bé bỏng
được bồng bế, nâng niu trên tay chẳng khác gì con mọn dòng giống cậu ấm cô
chiêu. Tại phòng thú y, những chú cẩu được chở đến bằng ô tô nhà, tài xế là đàn
em của xếp ông. Còn xếp bà thì vuốt ve, nựng nịu cục cưng trong khi chờ khám bệnh.
Bà nào cũng tỏ ra hãnh diện, so sánh, hỏi han và kể lể về “cẩu tịch” lẫn thành
tích đáng yêu của cục cưng của mình. Có bà ràn rụa nước mắt trong lúc chờ đợi
con chó cưng được băng bột một chân bị gãy trong một tai nạn giao thông lúc
“cậu” băng qua đường. Có bà vừa hôn hít vừa thì thầm “mẹ mẹ con con” với chú
chó nhật để vỗ yên cho nó tiêm ngừa dại. Có bà vừa ôm con chó mới “đứt bóng” ra
ngoài vừa khóc như chính xếp ông vừa mới chết.
Tên
bạn tôi đọc tới đây chắc cảm thấy được nhiều phần an ủi. Chẳng phải chỉ mình hắn
có thân phận không được bằng chú cẩu cưng của vợ. Ở một đất nước mà đa số dân
chúng còn sống khổ cực, một đất nước được xếp hạng là một trong những nước
nghèo nhất thế giới, những cán bộ cách mạng hạng gộc đã làm một cuộc cách mạng
được báo chí mệnh danh là cuộc cách mạng...chó. Những con người sau bao nhiêu
năm tranh đấu chứ mang lại được ấm no cho dân chúng đã tạm hài lòng vì đã mang
lại được sung sướng cho chó.
Thủ Đô Hà Nội xứng
đáng là ngọn cờ đầu của cả nước vì đã đạt tới đỉnh cao của nền văn minh chó.
Báo Hà Nội Mới đã đăng một phóng sự khá bi hài về “nền văn minh chó” của đám
cán bộ trưởng giả nguyên văn như sau:
Thành phố hà Nội ước
tính có hàng vạn chó cảnh, theo sự hình thành một thị trường đáng kể, tác động
đến phần tâm lý xã hội. Hàng vạn “cô, cậu” mang lại niềm vui, đường sống và sự
“quý tộc” cho hàng vạn gia đình mới giầu lên theo thời mở cửa. Có lẽ phải gọi
đây là nền văn minh chó chăng? Không ngoa đâu, bởi đã có đám ma chó tới hàng
cây vàng, thì can gì các ông bố, bà mẹ....chó không làm đám cưới cho các cô
chiêu cậu ấm chó linh đình, và sinh nhật, kỷ niệm tưng bừng cho chó...múa đôi!
Bước
chân vào nhà một người bạn tại chức “giám”, tôi nghe giọng ông chủ: “Nào,
“cưng” của bố... dỗi mãi, mắng có một câu mà đả...Ăn đi con. Cơm mẹ tự tay trộn
đấy...Nào ăn đi nhé. Bố có khách một chút rồi vào với con ngay!”
Anh
bạn bụng phệ của tôi từ nhà trong đi ra, nháy mắt một cái. Tôi hỏi:
“Cháu
ốm hả anh?”
“Không,
cháu nó làm nũng...hà hà, non tháng nay “cô bé” có dấu hiệu thiếu nữ. Cháu sắp
hành kinh rồi...hà hà...”
Quái.
Tôi có nghe nhầm không? Rõ ràng con bé lớn nhà anh năm nay mới lấy chồng, kẻ bề
dưới đi quà cưới gần thành nhà nghèo hết. Còn thằng thứ hai vừa dắt cái xe của
bố từ trong nhà lao ra, suýt húc cả vào tôi mà chẳng thèm xin lỗi. Hay là anh
nhận con nuôi mà tôi chưa hay biết?
Tiếng
bà chủ gắt khẽ ở trong:
“
Bố đã xin lỗi con rồi cơ mà! Thôi thì mẹ xin lỗi con lần nữa vậy. Thôi ăn cơm
đi con. Cơm ngon đấy con ạ. Hay mệt để mẹ mua phở xào con ăn?”
Đích
thị bạn tôi nhận con nuôi rồi. Cũng có lẽ...
“
Bố đâu nào, rót cho con cốc nước!”
Tiếng
bà chủ vang lên phía trong.
“
Có ngay. Có ngay.”
Bạn
tôi bật dậy, vớ bình nước bằng nhựa lao vào, hớn hở. Tôi cũng thấy vui lây với
tình cảm của người bạn già. Khi trở ra, tôi cười bảo:
“
Nom anh dạo này trẻ ra chục tuổi.”
“
Hớ...hớ...!”
“
Này, anh nhận con bé nào làm con nuôi mà sao dấu đàn em ghê quá vậy?”
Bạn
tôi ngớ ra. Vài giây sau anh cười tưởng vỡ nhà:
“
Hớ hớ hớ...Cậu nhầm rồi. Tớ nuôi con chó Nhật đấy mà....”
Tí nữa tôi xì bật lửa
ga vào bộ ria của mình.
Chó mà đến thế thì
thôi. Nền văn minh chó đã đạt tới mức nghệ thuật. Nghệ thuật bắt chước. Cái
“mốt” nuôi chó kiểng do đâu mà ra nhỉ? Học đòi từ Liên Xô chăng? Không có đâu.
Nó chỉ mới phát triển từ ngày “mở cửa”. Thế thì chắc nó phải lẻn vào bằng cánh
cửa hé mở ra thế giới Tây Phương. Thói đời khi bắt chước thì thường phải làm lố
hơn. Lố đến mức lố bịch. Đó cũng là đặc tính
của một loài thú đầy rẫy trong núi rừng Trường Sơn!
Nuôi chó chẳng cứ chỉ
để làm cảnh. Một cuốn sách khá độc đáo vừa được nhà xuất bản Thế Kỷ phát hành
tại hải ngoại: cuốn Nửa Đời Nhìn Lại của Tiêu Dao Bảo Cự. Cuốn sách gần như là
tự truyện của một sinh viên tranh đấu Huế đã nhiệt tình xuống đường hoạt động
trong lòng “địch”, đã được kết nạp vào đảng Cộng sản từ năm 1974 và mới đây đã
bị khai trừ khỏi đảng vì đã tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Tôi nhặt
ra được một đoạn khá thú vị như sau:
Bí thư tỉnh ủy ở trong
một biệt thự lớn yên tĩnh gần nơi làm việc...
Cánh cổng to lớn mở
toang, không có chuông bấm nhưng lại có một con chó rất dữ nằm án ngữ đang gầm
gừ. Hai anh rất khó chịu, không lẽ lại kêu to lên vì cửa kính trong nhà đóng
kín, trong khi con chó đang hầm hè tiến đến. Con chó không biết lai giống gì,
rất to lớn, màu trắng luốc, một mắt bị hư nên trông mặt rất dữ tợn và khó ưa.
Bỗng nó nhảy chồm lên người Minh Hương. Minh Hương giật lùi lại nhưng đã bị nó
đớp một miếng vào vạt áo. Hoài vội vàng nhặt một cục đá ném vào người nó. Nó
nhảy lùi lại sủa rống lên. Hai anh rất khó chịu định bỏ về thì trong nhà có
người ra mở cửa gọi chó.
Một
phụ nữ ăn mặc diêm dúa nhưng vẫn còn nét quê mùa đi ra cổng giữ con chó lại, hỏi
lý do đến gặp và mời khách vào nhà. Khi người phụ nữ mời khách ngồi uống trà đợi
bí thư tỉnh ủy, Minh Hương than phiền về con chó dữ. Bà ta nói:
-
Con chó quí lắm và hái ra tiền đó ông. Tôi nuôi để cho thuê nhảy đực. Mỗi lần
cũng kiếm được mấy phân vàng. Một ông cán bộ đã biếu nhà tôi năm ngoái. Ông nhà
tôi quí nó lắm.
Minh
Hương và Hoài nhìn nhau ngán ngẩm. Thì ra bà ta là vợ bí thư tỉnh ủy và nhà bí
thư tỉnh ủy cũng nuôi chó đực giống. Minh Hương nhăn mặt:
-
Nó dữ thế thì chị phải xích nó lại chứ. Nó cắn người ta thì phiền lắm. Ở đây lại
có khách khứa luôn.
Vợ
bí thư tỉnh ủy điềm nhiên:
-
Cũng có xích đấy nhưng phải thả nó ra để giữ nhà chứ không người ta ra vào tự
do lắm. Ông biết không, nó rất kén ăn, toàn ăn thịt bò nhưng bù lại mỗi năm cho
nó đi nhảy đực cũng kiếm được vài cây vàng, hơn nuôi heo nhiều.
Bà ta tiếp tục phân
tích, so sánh chi tiết chuyện nuôi heo và nuôi chó một cách hết sức tự nhiên,
như nói chuyện với một người thân trong gia đình. Nhìn phong cách của bà ta,
Minh Hương và Hoài chợt nhớ lại những chuyện mà người ta đàm tiếu về việc lập
gia đình của bí thư tỉnh ủy. Trong kháng chiến và sau giải phóng khá lâu, ông
vẫn sống độc thân. Mãi cho đến khi lên làm bí thư tỉnh ủy ông mới lấy vợ. Vợ ông
là một nhân viên trong cơ quan, cũng là người từ trong rừng ra. Nhân viên trong
cơ quan kể chuyện ông tán bà rất ngộ. Một buổi chiều sau giờ làm việc, ông đến
phòng bà chơi rồi hỏi nửa đùa nửa thật: “Tao bây giờ muốn lấy vợ, mày chịu lấy
tao không, tao cưới liền”. Sau đó là đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, kết
hợp với một cuộc liên hoan của công đoàn cơ quan, chỉ có trà thuốc và bánh kẹo
để thực hành tiết kiệm.
Cứ thử nghĩ tới hình
ảnh hai giống đực trong đoạn văn. Một chú chó đực được bà bí thư tỉnh ủy cưng
quí vì đã dùng cái của quý trời cho mang vàng về cho chủ. Một ông bí thư tỉnh
ủy hỏi vợ bằng thứ ngôn ngữ hiện thực rất... bí thư tỉnh ủy. Sao mà xứng đôi
vừa lứa thế!
Từ
đầu đã nhất định không viết chuyện người chỉ viết chuyện chó. Viết xong đọc lại
nghe ra không chỉ là chuyện chó. Chó thật!
Nắng
Mới, Montréal, số 33, tháng 6/1994
Song Thao
No comments:
Post a Comment