Hỏi :
Ðạo Phật có gì khác biệt với các tôn giáo khác không?
-Sáu điểm đặc biệt ''khác đời'' của Phật Giáo là:
1/ một tôn giáo không quyền lực,
2/ một tôn giáo không nghi lễ
3/ một tôn giáo không tính toán, suy lường
4/ một tôn giáo không tập tục giáo điều
5/ một tôn giáo không có khái niệm về quyền tối thượng
và ân điển của một đấng Thượng-đế
6/ một tôn giáo không thần bí.
Một người hỏi Phật: “Ngài có phải là Thượng Ðế không?”.
Ðức Phật trả lời: “Không”.
“Là một bậc Thánh?”. “Không”.
Là một Thiên Thần?. “Không”.
“Vậy Ngài là người thế nào?”. Ðức Phật đáp: “Ta là người đã giác ngộ”.
Câu trả lời của đức Phật đã trở thành danh hiệu của Ngài, bởi đây là điều đức Phật đã thuyết bày.
Hỏi : Vậy Đức Phật giác ngộ cái gì?
Ðạo Phật có gì khác biệt với các tôn giáo khác không?
-Sáu điểm đặc biệt ''khác đời'' của Phật Giáo là:
1/ một tôn giáo không quyền lực,
2/ một tôn giáo không nghi lễ
3/ một tôn giáo không tính toán, suy lường
4/ một tôn giáo không tập tục giáo điều
5/ một tôn giáo không có khái niệm về quyền tối thượng
và ân điển của một đấng Thượng-đế
6/ một tôn giáo không thần bí.
Một người hỏi Phật: “Ngài có phải là Thượng Ðế không?”.
Ðức Phật trả lời: “Không”.
“Là một bậc Thánh?”. “Không”.
Là một Thiên Thần?. “Không”.
“Vậy Ngài là người thế nào?”. Ðức Phật đáp: “Ta là người đã giác ngộ”.
Câu trả lời của đức Phật đã trở thành danh hiệu của Ngài, bởi đây là điều đức Phật đã thuyết bày.
Hỏi : Vậy Đức Phật giác ngộ cái gì?
Sau bốn mươi chín ngày thiền định dưới cội bồ đề, Đức
Phật đã tự thân chứng nghiệm nguyên lý duyên khởi, thấu rõ mối
quan hệ hỗ tương của mọi sự vật hiện tượng, thấy rõ bản thể của nhân sinh vũ
trụ. Nguyên lý duyên khởi nói rằng, tất cả hiện hữu trong thế giới bao la mênh mông này,
không một hiện hữu nào có thể tồn tại một cách độc lập mà không nương tựa
vào nhau. Sự nương tựa và tùy thuộc nhau để hình thành và tồn tại..vv là nguyên
lý vận hành của vũ trụ nhân sinh.
Tiếng Vọng
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển
trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức
mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại:
"Tôi ghét người".
Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc
nức nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu
rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy thét thật to: “Tôi yêu người”.
Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi
yêu người".
Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu:
"Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì,
con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người
cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con vậy."
Giấc Thu
Mùa thu rong bước trên ngàn
Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền!
Võng đong đưa một giấc thiền
Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà.
Bóng tùng thấp thoáng xa xa
Nghe trong thinh lặng ngân nga chuông chùa
Vàng thu chiếc lá sang mùa
Theo sầu vạn cổ cũng vừa rụng rơi.
Nghiêng nghiêng nắng lụa bên đồi
Chiều qua chầm chậm bóng thời gian phai.
À ơi, cát bụi miệt mài
Ngủ đi, tâm niệm trần ai phiêu bồng !..
Như ngày thơ dại giấc nồng
Bên đời có ngọn từ phong vỗ về.
Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền!
Võng đong đưa một giấc thiền
Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà.
Bóng tùng thấp thoáng xa xa
Nghe trong thinh lặng ngân nga chuông chùa
Vàng thu chiếc lá sang mùa
Theo sầu vạn cổ cũng vừa rụng rơi.
Nghiêng nghiêng nắng lụa bên đồi
Chiều qua chầm chậm bóng thời gian phai.
À ơi, cát bụi miệt mài
Ngủ đi, tâm niệm trần ai phiêu bồng !..
Như ngày thơ dại giấc nồng
Bên đời có ngọn từ phong vỗ về.
Nhân gian nay khép hẹn thề
Sớm mai thức giấc Bồ đề nở hoa,
Trần tâm sương khói nhạt nhòa
Vén màn sinh tử, bước qua ngậm ngùi.
Mùa thu dỗ giấc trên đồi
Lay ta tỉnh mộng, một lời Tâm kinh
Thiên thu trôi xuống phận mình
Ơ hay.. muôn kiếp gập ghềnh, là mơ!
Trái si mê rụng ơ hờ
Nụ cười lan tận bến bờ.. trạm nhiên.
Thích Tánh Tuệ
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment