Thì ra nước ta cũng biết giữ gìn danh tiếng lắm chứ không phải lúc
nào cũng nhâng nhâng nháo nháo như kiểu cái thứ chích đít trong rừng Ba Ếch vác
cái mặt chó nhảy bàn độc vừa ngu vừa dốt đi làm trò cười mà truyền hình Pháp đã
bêu cho cả triệu người coi khi nó xuất hiện cạnh thủ tướng Pháp tại một cuộc
họp báo cách đây không lâu.
Một bài báo trong nước
mới đây có một bài viết với cái tựa lúc thoạt ngó qua người đọc phải ngỡ ngàng
một lúc vì không hiểu tại sao lại có kiểu dùng chữ kỳ lạ như thế. Bài báo viết nguyên
văn như thế này: “Ðừng để nước Việt mang tiếng quốc gia nhiều tiến sĩ.”
Ô hay, sau những vụ người Việt mang tiếng ở Nhật, Ðài Loan, Ðại Hàn, Thái Lan
... với những vụ ăn cắp trong siêu thị đến nỗi ở nhiều nơi tại các quốc gia vừa
kể người ta đã phải treo bảng viết bằng tiếng Việt cảnh cáo những bàn tay nhám
thì nay, Việt Nam lại đang mang thêm một tiếng xấu mới khác nữa hay sao?
Hai chữ “mang tiếng” trong tựa đề của bài báo khiến người đọc ngỡ ngàng. “Mang
tiếng” là phải chịu những điều tiếng thường là xấu xa, không tử tế, làm mất
danh dự như ăn tham, tục uống trong các tiệm ăn (Thái Lan), ăn cắp trong các
tiệm buôn (Nhật, Ðài Loan, Ðại Hàn) mang về nước tiêu thụ (nhờ tay các phi công
và chiêu đãi viên Air Vietnam)... Hay vì cách hành xử của nhà nước mà chính Ðức
Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã phải nói thẳng ra tại cuộc họp với Ủy Ban Nhân
Dân Thành Phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008, theo đó, ngài rất xấu hổ khi mang
thông hành Việt Nam trong những chuyến xuất ngoại.
Nhưng mang tiếng vì quốc gia có nhiều người có bằng tiến sĩ thì hơi khó hiểu.
Một quốc gia dân chúng có nhiều bằng cấp, mà lại là những bằng cấp cao, trên cả
cấp cử nhân, thì đó phải là điều đáng cho người dân kiêu hãnh chứ tại sao lại
là chuyện làm người dân phải mang tiếng?
Theo bài viết của tờ Việt Báo ở trong nước, hiện Việt Nam có khoảng trên 24
ngàn tiến sĩ. So với nhiều nước trên thế giới, đây không phải là con số cao
lắm. Nhưng so với các nước trong vùng Ðông Nam Á thì, vẫn theo tờ Việt Báo,
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiến sĩ nhất. Trong khi đó, ở Mỹ, chỉ tính riêng
bằng MBA không thôi, mỗi năm có thêm khoảng 160 ngàn tân khoa. Vậy thì 24 ngàn
tân khoa của Việt Nam (tính tất cả, không phải là con số tân khoa MỖI năm)
không phải là con số mang lại tiếng tốt. Nhưng cũng không phải là con số khiến
cho người trong nước phải xấu hổ hay mang tiếng.
Thế thì tại sao bài báo lại viết rằng nhiều tiến sĩ là chuyện khiến Việt Nam
“mang tiếng”? Ðọc thêm mấy dòng sau đó thì thấy ngay. Ngươì viết bài báo đó đã
dùng hai chữ “mang tiếng” rất đúng. Mang tiếng là phải. Vì đa số những người có
bằng tiến sĩ gần như không được những công trình nghiên cứu sáng chế trong các
lãnh vực chuyên môn của họ. Việc nghiên cứu khoa học, theo bài báo, bị coi nhẹ
nên không có được bao nhiêu đóng góp nếu không nói rõ là không có một công
trình nghiên cứu nào ở tầm cỡ khu vực, nói chi đến tầm cỡ thế giới. Sinh viên
tốt nghiệp chỉ lo đi kiếm việc, nhưng với kiến thức tồi tệ của họ, việc đó cũng
rất khó. Không ít người phải xin đi lao động ở ngoại quốc, nói trắng ra là đi
làm cu li cả ở Phi châu, những nơi văn minh, trình độ thua kém cả Việt Nam như
Lybia, như Ghana... Những thứ công việc như thế cũng không giúp họ học hỏi thêm
được những kiến thức, kỹ năng mới.
Ðáng nói hơn nữa là hệ thống đại học của Việt Nam rất tồi. Ðại học mở ra khắp
hang cùng ngõ hẻm, trường sở nhếch nhác, ban giảng huấn thiếu khả năng. Không
một đại học Việt Nam nào lọt được vào danh sách 500 trường đại học giỏi nhất
thế giới. Chi tiết này cũng đủ nói lên phẩm chất và giá trị của các trường đại
học Việt Nam. Trong khi đó, các nước Ðông Nam Á không có nhiều tiến sĩ như Việt
Nam như Thái Lan, Indonesia cũng có đại học được ghi trong danh sách 500 đại
học theo bảng xếp hạng của QS World University Rankings năm 2014. Ðó là chưa
nói tới các đại học Hàn Quốc, Hương Cảng, Singapore...
Mà đó là mới nói tới các đại học có thật, còn các đại học như đại học trong
rừng mà Ba Ếch nói phét là tốt nghiệp cử nhân luật khoa hay những thứ trường
cấp cho bọn đười ươi để khoe nhắng lên là giáo sư tiến sĩ thì còn khiếp đảm đến
đâu nữa. Ngoài ra, còn bằng mua, bằng giả bán đầy đường, bằng tiến sĩ y khoa
cũng rao bán như ở đại học Thái Nguyên...
Hay là tại vì thế mà có bằng cao học nên mới ... “mang tiếng” như bài báo phải
lo ngại và viết như tờ Việt Báo số đề ngày 27 tháng 3 năm 2014 mà người ta vẫn
còn đọc được trong Internet?
Bùi Bảo Trúc
No comments:
Post a Comment