Ngày, tháng.....
Ngày, tháng....
Chồng tôi cười ánh mắt thật vui. Hai đứa cháu ngoại ở chung nhà luôn quấn quít bên ông. Ngày xưa chúng còn bé, ông ẳm bồng tưng tiu. Bây giờ chúng đã lớn chúng săn sóc lại cho ông. Mỗi khi ông cần đứng lên, hai đứa hai bên nâng ông đứng dậy. Khi ông cần lấy một vật gì đó là chúng vội vàng làm liền cho ông. Khi nước miếng ông nhiễu ròng ròng. Chúng lấy khăn lau cho ông rồi gọi bà ngoại. Chúng thường dùng bong bóng để chơi với ông. Thật nhẹ, thật gần cho ông chụp. Chúng muốn tập cho tay ông hoạt động. Chúng muốn ông vui.
Tôi ra xe. Mang theo hình ảnh người chồng đang nằm trên giường cô độc. Dây nhợ xung quanh và giấc ngủ chập chờn. Cây cầu bệnh đau nguy hiểm này ai cũng phải một hoặc nhiều lần bước qua. Tôi nhắm mắt lại và cầu nguyện trong lâm râm.
Đây là lần đầu tiên hai đứa cháu này vào thăm ông. Nhìn thấy dáng ông nằm và dây gắn Oxy ở mũi. Máy vô nước biển trên tay, cháu sợ ông không qua khỏi. Cháu khóc sợ mất ông.
Hai đứa cháu theo mẹ ra về mà nước mắt vẫn còn ràn rụa. Tội nghiệp cháu tôi. Hình ảnh của ông ngoại chắc sẽ theo cháu tôi vào giấc ngủ. Và cũng có thể là những kỷ niệm sau này.
Mấy đứa cháu nội nhìn ông nội hỏi những câu thật ngây thơ. Thật sự chúng chúng sinh ra và lớn lên theo những nơi con tôi công tác. Đời lính xa nhà, lại công tác nước ngoài, mỗi lần về phép một tuần sự gần gũi không là bao. Chúng chỉ biết mặt ông, bà. Còn sự thân mật quyến luyến thì rất giới hạn. Chúng nhìn ông nội nhưng thương yêu và cảm xúc thì giới hạn vì chúng còn quá nhỏ. Cảm giác mất mát chưa thành hình trong đầu óc chúng.
Tôi nói nhỏ vào tai anh. Vừa đủ nghe và cũng thử xem anh có nhận ra tôi không?
Dưới bàn tay tôi, đôi mắt ông khép nhẹ rồi lại mở to như cũ. Miệng há hốc, lại ho, lại sặc nước miếng. Tôi bấm máy và đưa cái ống vào miệng để hút đờm ra. Những chất dơ theo ống trôi vào cái bình to đặt ở một góc bàn đặt cạnh giường.
Tôi ngồi mân mê tấm thiệp.
Tấm thiệp thăm bệnh của cháu ngoại
tôi.
Cháu vào thăm ông với một chậu hoa
nhỏ và một tấm thiệp.
Chậu hoa nhỏ có hình một quả dưa hấu
bị cắt ra một miếng. Những đóa hoa vàng, hoa trắng, lá xanh nhã nhặn. Cài trên
đó là một tấm thiệp. Tôi mở ra xem và ngồi một lúc suy nghĩ về những gì cháu
viết.
Cũng là lời chúc sức khỏe và mau
lành bệnh, cháu còn gợi lên ý chí của một người lính.
- "Be strong, soldier ông
ngoại."
Như vậy dưới con mắt của cháu tôi.
Hình ảnh người lính của ông là niềm hảnh diện của cháu. Cháu tin tưởng ông
ngoại sẽ mạnh mẽ hơn, mau bình phục hơn vì... ông là một người lính.
"Người lính." Phải rồi đó
là một người lính VNCH của một thời trên chiến trường ác liệt. Bây giờ người
lính đang nằm đây, nằm để nghe những biến đổi trên cơ thể. Để nghe sự đau đớn
và mệt mỏi của bản thân.
Người lính nằm đó với oxygen gắn ở
mũi, máy chạy ù ù. Thân thể gắn dây nhợ của máy đo tim, vô nước biển, vô
thức ăn và máy hút đờm để sẵn kế bên. Người lính bây giờ không còn ăn bằng
miệng. Thức ăn, thuốc men đưa thẳng vào bao tử, ghi rõ lượng ml chất lõng
đưa vào mỗi tiếng đồng hồ. Miệng chỉ để nói, để ho và để thở những hơi yếu
đuối.
Sao mà số phận nghiệt ngã vậy không
biết. Ngày xưa tù tội không có gì ăn, đói khát triền miên. Bây giờ thì có thức
ăn cũng không ăn được. Không ăn, không uống và cũng không nói ra lời.
Tôi nghe cay xè nơi mắt, tôi cảm
thấy mình thật sự thất bại khi không thể đảm đương nhiệm vụ của mình. Một
người vợ săn sóc cho chồng đến nơi đến chốn. Tôi bó tay buông xuôi theo thực
tế. Oan nghiệt như ngày xưa người lính nằm đây đã buông súng đầu hàng. Tôi đau
đớn nhìn chồng nằm đó tội nghiệp. Miệng nói không thành lời. Tất cả như một
nhát dao chém vào trái tim tôi đau nhói.
Tôi đã thua cuộc. Mọi thứ như một
vòng tròn định mệnh mà bàn tay nhỏ bé của con người không thể bẻ thẳng lại
được.
.....
Ngày, tháng....
Hôm nay cuối tuần, hai đứa cháu
ngoại theo mẹ và bà vào thăm ông ngoại.
Tội nghiệp con gái tôi. Mấy tháng
nay vất vả, mất ăn mất ngủ vì căn bệnh của ba. Đứa con gái đầu lòng tôi sinh ra
không đúng thời điểm. Tôi có mang cháu vào thời gian nghỉ Tết lúc lên tiền đồn
thăm chồng. Đồn lính hiu hắt nằm trên một ngọn đồi cao thuộc xã Quế Sơn- Đà
Nẵng- Nhìn quanh chập chùng bốn bề rừng núi. Những vọng gát về đêm lẻ loi đáng
sợ. Phòng chỉ huy là một hầm đào dưới lòng đất. Nắp hầm là những tấm tấm tôn Mỹ
hình vòng cung chắc chắn (Tôi không nhớ thời đó gọi là gì) Bên trên là những
bao cát được xếp chất chồng lên nhau. Căn hầm ngổn ngang súng ống, đạn
dược và máy truyền tinh. Muốn xuống làng phải đi bộ vòng vo dốc đồi nguy hiểm.
15 ngày trên núi, tôi về lại nhiệm
sở và biết mình mang thai. Đó là thời điểm nóng bỏng nhất của chiến tranh. Theo
lịnh mẹ chồng tôi phải thuyên chuyển ra Đà Nẳng để gia đình được sống gần nhau.
Đêm từng đêm tôi mang bụng bầu chun hầm tránh pháo kích vào căn cứ không quân
tại Phước Tường. Con tôi sinh ra trong thời điểm mọi người tìm cách vào tản cư
vào Sài Gon lánh nạn. Con tôi chưa được 3 tháng tuổi Đà Nẵng mất. Theo lệnh mẹ
chồng, cả gia đình đùm túm nhau về quê nhà Quảng Trị. 5 tháng tuổi chồng tôi đi
tù Cộng Sản. Tôi vào hợp tác xã Nông Nghiệp. Mỗi ngày con tôi phải uống nước
cháo thế sữa. Mỗi lần mẹ đi cấy đi cắt được ăn bữa lỡ hợp tác. Chén cháo trắng
mẹ ăn, cục đường chén bằng ngón tay, mẹ đem về cho con làm quà.
Con tôi lớn lên èo uột ăn độn bo bo
để sống, lý lịch "Con Ngụy Quân, Ngụy Quyền" làm hành trang vào
đời... Người lính già trở về bó tay nhìn xã hội thay đổi. Nhìn để uất ức vì
mình đã kiệt quệ hoàn toàn về thân xác sau bao nhiêu năm sống đói khát
nhục nhằn. Tâm hồn đầy những ám ảnh tù tội và những quá khứ thương đau.
Bây giờ khi các em trai đã tung cánh
bay vào vùng trời mơ ước. Chúng đi lính xa nhà, cha mẹ già cần được săn sóc.
Con gái tôi đã đem chúng tôi về phụng dưỡng. Người lính ngày nào không che chở
được gì cho con khi còn bé, bây giờ lại là một gánh nặng cho con khi sức khỏe
đã cạn kiệt. Con tôi đã hết sức mình làm tròn chữ hiếu. Tội nghiệp con gái của
tôi
......
Tôi đẩy con trên chiếc xe lăn vì
chân cháu bị bó bột do một tai nạn. Đi qua hành lang dài và rộng để bước vào
phòng bệnh. Gài xe vào một góc phòng. Con gái tôi lò cò nhảy từng bước lại bên
giường của ba.
-Hi ba!. Hôm nay ba thấy thế nào?
Chồng tôi mở miệng nói gì đó mà tôi
nghe không rõ. Tôi lấy khăn giặt sạch để lau mặt, lau tay và massage chân cho
anh.
Hai cháu đến thăm ông ngoại. Chúng
bước lại gần và tìm bàn tay ông để nắm:
-Ông ngoại có nhớ con không? Con nhớ
ông ngoại nhiều.
Chồng tôi cười ánh mắt thật vui. Hai đứa cháu ngoại ở chung nhà luôn quấn quít bên ông. Ngày xưa chúng còn bé, ông ẳm bồng tưng tiu. Bây giờ chúng đã lớn chúng săn sóc lại cho ông. Mỗi khi ông cần đứng lên, hai đứa hai bên nâng ông đứng dậy. Khi ông cần lấy một vật gì đó là chúng vội vàng làm liền cho ông. Khi nước miếng ông nhiễu ròng ròng. Chúng lấy khăn lau cho ông rồi gọi bà ngoại. Chúng thường dùng bong bóng để chơi với ông. Thật nhẹ, thật gần cho ông chụp. Chúng muốn tập cho tay ông hoạt động. Chúng muốn ông vui.
Nhà chỉ có hai đứa cháu ngoại, vậy mà
tên chúng là gì ông cũng không nhớ được. Ông lại nhớ tên của những đứa cháu ở
tận ngoài quê mà cả chục năm hơn ông không một lần gặp mặt.
- Chị em con hát cho ông ngoại nghe
nhen.
Đứng bên giường ông ngoại, hai chị
em đứng song song cùng cất tiếng hát. Tiếng hát của cháu dịu dàng đưa ông vào
giấc ngủ. Mắt ông lim dim. Không biết ông có vui không, có hiểu không nhưng ít
nhất ông đã ngủ. Giấc ngủ dịu dàng có tiếng hát của những đứa cháu thương yêu.
Mấy mẹ con, bà cháu rón rén khép cửa
phòng ra về.
.............
Ngày tháng....
Hôm nay con gái lớn dẫn con vào thăm
ba. Xe chỉ chở được 3 đứa cháu và bà ngoại. Con đường dường như dài ra vì sự
nôn nóng của mọi người. Con tôi vừa lái xe vừa nói với tất cả ngậm ngùi:
-Tội nghiệp ba. Đi thăm mà không
mang gì cho ba ăn được hết.
Chồng tôi nằm đó, mắt mở to nhìn lên
trần nhà. Đôi mắt không biểu lộ điều gì đang nghĩ trong đầu. Nhưng khi
nghe tiếng con gái và cháu vào thăm, đôi mắt sinh động hẳn ra. Ông đảo tròng
mắt và tìm hình bóng chúng.
Con gái cúi xuống, nắm lấy tay ba:
- Hi! Ông ngoại. Biết ai tới
thăm không?
Môi ông mấp máy, nói không rõ lời.
Nhưng đôi mắt vui mừng chứng tỏ ông đã biết người nào đang ở trước mặt.
Đây là đứa con gái do chồng tôi đem
về và đưa lên đồn trú đóng những ngày binh lửa của mùa hè 72. Năm đó con
tôi còn nhỏ xíu. Đứa con gái bụ bẩm, trắng trẻo xinh như con búp bê. Hai cha
con ăn toàn đồ hộp của lính, đến nỗi khi tôi mang về nhà, cháu không hề biết ăn
thức ăn VN. Khi nào cha đi hành quân. Máy bay bốc đi thì cháu ở lại tiền đồn với
những người lính còn lại. Ba về cháu ôm lấy chân ông mừng rỡ. Chiều chiều hai
cha con đi xuống chân núi. Những cô nàng bán quán mặc sức lả lơi nói cười. Cháu
được may đồ mới, được nhiều quà bánh. Nhất là được ba cõng trên lưng mỗi khi
lên xuống dốc đi về..
Chồng tôi chụp hình con gái đứng
trên chiếc xe Jeep và gửi về cho tôi:
-"Con gái mình nè em" Hè
này em ra thăm và mang con về nha. Hai mẹ con sẽ đi dạy chung. Đố thằng nào dám
léng phéng chọc ghẹo vợ của anh.
Tôi đem con về và làm khai sinh cho
nó. Ngày sinh được lấy cho con là ngày cưới của vợ chồng tôi. Đứa con gái thật
dễ thương cho tôi được làm mẹ và quên đi nỗi nhớ nhung người lính xa nhà.
Tôi giới thiệu với đồng nghiệp:
"Đây là con gái của tôi" Họ cười lớn hiểu ý và ôm lấy cháu "Hèn
chi hai má con giống nhau ghê" Con tôi cười sung sướng nói giọng Đà Nẵng
"Reng mà không giống, hưa mẹ con ruột mà".
Bây giờ con gái là một phụ nữ trung
niên, đã gần bước qua 50. Ông nhìn con để thấy thời gian qua nhanh. Mình đã đi
gần cuối đoạn đường đời. Tôi ngắm hai cha con nói chuyện, những hình ảnh
xưa hiện về như một khúc phim. Tạ ơn Trời đất đã cho tôi một gia đình hạnh
phúc. Nhưng suy cho cùng có gì trong cuộc đời này là vĩnh cữu đâu.
Ba đứa cháu vào chào ông. Nắm lấy
tay ông mân mê. Những giọt nước mắt long lanh trong mắt cháu. Bàn tay ông xương
xẩu, xanh xao, gầy nhom được bàn tay ấm áp của cháu vuốt ve. Tôi hỏi:
-"Ông có biết đứa này tên gì
không?"
Ông không trả lời, cũng không lắc
đầu. Ông đã quên rồi, hay ông đang lục trong ký ức mình tên của những đứa cháu mà
ông rất mực yêu thương. Các cháu cười và nói tên từng đứa với ông. Nụ cười của
cháu làm gian phòng như ấm ra và có thêm sinh khí.
Con gái ngồi hỏi thăm, nói chuyện và
chọc ông cười. Chỉ có nó mới dám nói những câu chọc phá để ông mắng mỏ hay cười
phì. Nhưng nụ cười của ông bây giờ không tươi tắn như xưa. Ông không còn
hơi sức đâu để chửi hay tranh cãi. Ông chỉ cười, nụ cười yêu thương và chấp
nhận.
Mấy tiếng đồng hồ thăm viếng, ông
cũng mệt và đôi mắt dường như muốn nhắm lại nghỉ ngơi. Tôi đắp chăn cho chồng
kín hơn. Bấm cho đầu nâng lên một chút và nháy mắt nói các cháu thưa ông ngoại
rồi về.
Ra tới cửa phòng cháu tôi hỏi mẹ:
- Mom! Tại sao ông ngoại bệnh vậy mà
mẹ không khóc. Sao mẹ lại chọc ông ngoại? Con tôi trả lời, giọng như dìm trong
nước mắt:
- Mẹ không khóc tại vì mẹ sợ ông
ngoại sẽ buồn thêm. Mẹ thương ông ngoại nhiều nhưng mẹ không thể làm gì khác
hơn được, ngoài việc chọc cho ông vui.
Tôi ra xe. Mang theo hình ảnh người chồng đang nằm trên giường cô độc. Dây nhợ xung quanh và giấc ngủ chập chờn. Cây cầu bệnh đau nguy hiểm này ai cũng phải một hoặc nhiều lần bước qua. Tôi nhắm mắt lại và cầu nguyện trong lâm râm.
....
Ngày, tháng....
Hôm nay cuối tuần con trai được
nghĩ. Cả gia đình về thăm ba.
À! Đây cũng là người lính. Người
lính của quân đội Hoa Kỳ. Người lính trẻ đi thăm người lính già.
Tàu của cháu vẫn còn trong thời gian
trùng tu nên cháu được làm việc trên bờ. Thằng Út nhà tôi mê làm lính thủy. Nó
thích lênh đênh sông nước, biển khơi. Tôi đã từng mòn mõi đợi chồng, nên rất
thương con dâu hiu quạnh khi tàu chiến ra khơi. Nhưng tình yêu đã vượt
qua tất cả và cháu nội tôi đã hơn một tuổi.
- Hi Ba! Ba hôm nay có khỏe không?
Chồng tôi mở mắt ra và bắt gặp nụ
cười của cháu nội
- Ông Nội, Ông Nội. Grandpa
Ông đưa bàn tay ra. Cháu tôi nắm lấy
lắc mạnh và kéo ông đi.
- Down! Go Ông nội.
Tôi vội gở tay cháu ra và thay ông
nội dẫn cháu đi chơi cho con tôi nói chuyện với ba. Tôi không biết hai cha con
sẽ nói gì. Nhưng tôi biết ông vui lắm. Thằng Út là món quà ơn trên đã tặng cho
chúng tôi khi tôi đã không còn trẻ. Sinh cháu dễ dàng, nuôi cháu dễ dàng. Cháu
lớn lên bụ bẩm dễ thương dù kham khổ, đói nghèo. Đi đâu chồng tôi cũng mang
cháu theo. Cháu lúc nào cũng vui vẻ và làm mọi người vui lây. Cháu di truyền sự
hào phóng của cha. Mỗi tháng cháu đều đi hiến máu.
- "Con máu O. Tặng cho người ta
làm phước. Ăn hai ngày là máu con đầy lại. Má đừng lo".
Tôi cười. Lo gì đâu. Máu là của nó.
Biết nghĩ những điều tốt như vậy thì tôi mừng chứ sao lại phải lo. Nhưng khi nó
quyết định đăng vào lính thì tôi lo thật. Nhưng biết làm sao vì nó đã trưởng
thành.
Khi hai bà cháu bước vào phòng bệnh
thì chồng tôi cũng đã lim dim ngủ. Cháu chồm người tìm bàn tay ông. Bàn tay nhỏ
xíu nắm lấy bàn tay xanh xao ông nội. Ông mở mắt ra mỉm cười và gọi tên cháu.
Lần này ông đã nhớ và gọi rõ ràng. Chắc là ông vui lắm. Con trai bế cháu lại
gần cho ông nhìn và để cháu líu lo với ông. Hai mắt ông bắt đầu ríu lại. Tôi
nói:
- Chắc ba buồn ngủ rồi. Thôi chào ba
rồi về đi. Đường còn xa lắm. Cháu sẽ mệt.
Tiễn con ra xe, tôi quay lại nhìn
chồng đang lơ mơ trong giấc ngủ. Hôm nay thêm một ngày ông vui. Trong giấc ngủ
ông thấy gì? Chắc sẽ có hình ảnh thằng Út đang chân sáo chạy theo ông. Hay hình
ảnh nó ra trường áo mũ chỉnh tề, nụ cười rạng rỡ. Mà chắc là không? Ông sẽ thấy
lại mình trong bộ đồ sĩ quan VNCH bên cạnh hai thằng con trai: Một thằng
không quân, một thằng hải quân của quân đội Hoa Kỳ. Ông sẽ cười thật tươi, thật
vui, thật hạnh phúc.
......
Ngày, tháng.....
Tôi ôm cháu ngoại vào lòng. Tiếng
khóc của nó vang lên trong phòng. Nó khóc tức tưởi, nước mắt ràn rụa. Rồi con
chị nó cũng khóc. Mẹ nó bảo:
- Nín đi! Nín đi. Gì mà khóc dữ vậy.
Ông ngoại không sao mà!
Đây là lần đầu tiên hai đứa cháu này vào thăm ông. Nhìn thấy dáng ông nằm và dây gắn Oxy ở mũi. Máy vô nước biển trên tay, cháu sợ ông không qua khỏi. Cháu khóc sợ mất ông.
Ông nhắm nghiền hai mắt và thở mệt
nhọc. Ông không cười vì hôm nay ông mệt nhiều. Hôm qua ông mới bị chuyển đi cấp
cứu một lần nữa. BS bảo rất kịp thời nếu không ông cũng khó qua. Tôi đã trực
bên ông trong bệnh viện đến gần 2 giờ sáng. Giờ đây đầu tôi cũng còn bềnh bồng
vì quá mệt.
Người bệnh là vậy. Chiều qua hai mẹ
con tôi tới thăm ông còn khỏe. Y tá đang chuyền thức ăn cho ông. Ngồi mấy tiếng
đồng hồ. Hai mẹ con ra về để còn đón cháu thi đấu Valleyball ở trường. Tới nhà,
ăn cơm xong vừa bước vào phòng tắm thì y tá gọi bảo đã đưa ông đi cấp cứu.
Trên đường đi tới bệnh viện, hai mẹ
con quá lo không biết ông bây giờ thế nào. May quá cấp cứu kịp thời nên bây giờ
ông vẫn còn nằm đây.
Hai đứa cháu theo mẹ ra về mà nước mắt vẫn còn ràn rụa. Tội nghiệp cháu tôi. Hình ảnh của ông ngoại chắc sẽ theo cháu tôi vào giấc ngủ. Và cũng có thể là những kỷ niệm sau này.
Mong mọi việc bình an. Mong chồng
tôi chóng hồi phục sức khỏe.
Ngày, tháng....
Có tiếng phone reo. Thì ra hôm nay
cuối tuần thằng con gọi để được thăm ba. Tôi đưa phone trước mặt chồng, để hình
anh hiện lên màn ảnh.
Cả gia đình con trai đang ngồi trước
iphone và nói chuyện. Tôi hỏi:
- Ông nhìn ra ai không?
Thật lâu ông mới nói được tên thằng con.
Còn dâu và cháu nội thì ông chịu thua không nhớ chúng tên gì. Ông cố nói và cố
nhướng mắt để nhìn, mà dường như hình ảnh ông nhận không rõ ràng nên ông lại
hướng tầm nhìn qua chỗ khác.
Tội nghiệp con tôi nhìn ba muốn
khóc. Trong lần về phép cách đây hơn tháng, chính cháu đã quyết định, phải đem
ba đi giải phẫu gắn ống đưa trực tiếp thức ăn vào bao tử. Biết rằng làm như vậy
thì ông sẽ buồn vì nghĩ rằng mình vô dụng. Nhưng nếu càng nấn ná, thì sức khỏe
càng cạn kiệt.
Mấy đứa cháu nội nhìn ông nội hỏi những câu thật ngây thơ. Thật sự chúng chúng sinh ra và lớn lên theo những nơi con tôi công tác. Đời lính xa nhà, lại công tác nước ngoài, mỗi lần về phép một tuần sự gần gũi không là bao. Chúng chỉ biết mặt ông, bà. Còn sự thân mật quyến luyến thì rất giới hạn. Chúng nhìn ông nội nhưng thương yêu và cảm xúc thì giới hạn vì chúng còn quá nhỏ. Cảm giác mất mát chưa thành hình trong đầu óc chúng.
Cứ mội tuần vào chiều thứ sáu là tôi
lại Face Time để con được nói chuyện và thăm viếng ba qua màn ảnh. Múi giờ khác
biệt nên chỉ khoảng thời gian này cháu mới có ở nhà để trực tiếp gặp ba.
Mỗi ngày tôi vào thăm chồng một hoặc
hai lần, để được nói chuyện với anh, để nhìn anh và thấy mình bất lực.
Anh như một thân cây đã hết nhựa sống và thả trôi số mạng của mình cho định
mệnh. Mắt anh mở to nhìn vào khoảng không. Ở nơi trần nhà, trên vách có gì cho
anh nhìn. Hay anh đang nhìn vào tâm thức của mình. Nhìn vào những hình ảnh mông
lung mà không có sự hiện đện của tôi.
Tôi nói nhỏ vào tai anh. Vừa đủ nghe và cũng thử xem anh có nhận ra tôi không?
- Ông mệt lắm phải không? Hãy nhắm
mắt một chút đi cho đở mỏi.
Vẫn không có chút gì chuyển biến.
Tôi lấy tay vuốt nhẹ đôi mắt chồng và nói thầm thì.:
- Ngủ một chút đi ông!
Dưới bàn tay tôi, đôi mắt ông khép nhẹ rồi lại mở to như cũ. Miệng há hốc, lại ho, lại sặc nước miếng. Tôi bấm máy và đưa cái ống vào miệng để hút đờm ra. Những chất dơ theo ống trôi vào cái bình to đặt ở một góc bàn đặt cạnh giường.
Người lính ngày nào đã bị đồng Minh
bỏ rơi trong cuộc chiến. Khi hốt hoảng nhận lệnh buông súng. Anh đã lặn lội dẫn
toán lính cuối cùng chạy về nhà. Trong đôi mắt anh sự trốn chạy nhục nhã còn
đau đớn hơn là liều chết chiến đấu. Bao nhiêu năm sống tù đày, trở về gia đình
anh mang theo mình sự cô đơn và bị phản bội
Bây giờ anh nằm đây, thêm một lần
chiến đấu quyết liệt cho sự sống,còn. Anh chắc cũng hoang mang và lo sợ nhiều
lắm. Trận chiến sinh tử này chúng tôi không thể để anh chiến đấu một mình.
Chúng tôi: Cả gia đình Mẹ con, bà cháu, anh em cùng anh song hành. Chúng tôi
không thể gánh vác sự đau đớn của anh. Nhưng chúng tôi sẽ ở bên cạnh anh để làm
động lực giúp anh vượt qua.
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ
qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
Hãy yên lòng điều trị. Gia đình sẽ ở bên ông xã. Yêu thương, quan tâm và săn
sóc.
Gắng lên. cả gia đình yêu ông nhiều
lắm.
Nguyễn thị Thêm
Hay quá chị ơi!, Tội nghiệp người lính già xa quê hương, nhưng được có vợ con thăm viếng nhứt là Chị lo thật là chu toàn ngày cuối đời. Bài nầy chỉ nên gởi tới Việt Báo để có nhiều người đọc.
ReplyDeleteChúc Chị nhiều sức khỏe để lo cho Người Lính Già cuối đời!
Cám ơn Chị.