Tài
sản thuộc sở hữu của 1% những người giàu nhất tăng từ 44% năm 2009 lên 48% vào
năm ngoái.
Tổng tài sản của những người giàu có nhất, chỉ chiếm 1% dân số, sẽ sớm nhiều hơn tài sản của toàn bộ dân số còn lại trên toàn cầu, theo Oxfam, tổ chức từ thiện chống đói nghèo.
Nghiên cứu của Oxfam cho thấy rằng những phần tài sản của thuộc sở hữu của 1% những người giàu nhất tăng từ 44% năm 2009 lên 48% vào năm ngoái.
Tài sản trung bình của mỗi cá nhân trong nhóm này là khoảng 2,7 triệu đô la Mỹ.
Trong số 52% tài sản còn lại thế giới thì gần 46% thuộc về nhóm giàu tiếp theo
vốn chiếm 19% dân số thế giới.
Điều này có nghĩa là 80% số dân còn lại trên thế giới chỉ sở hữu có 5,5% tài sản
thế giới. Trung bình mỗi người trong nhóm này có tài sản vào khoản 3.851 đô la
Mỹ vào năm 2014.
Theo xu hướng hiện nay, Oxfam cho biết dự kiến là 1% người giàu nhất sở hữu
trên 50% tài sản của thế giới vào năm 2016. Nghiên cứu này được đưa ra vào lúc
Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos sắp khai mạc.
Diễn đàn hàng năm thu hút các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh hàng đầu từ
khắp nơi trên thế giới.
Giám đốc điều hành Oxfam Winnie Byanyima, người sẽ đồng chủ trì sự kiện Davos,
cho biết bà sẽ sử dụng danh tiếng của tổ chức từ thiện tại cuộc họp nhằm yêu cầu
hành động khẩn cấp để thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Trong một tuyên bố trước thềm diễn đàn Davos, bà Byanyima cho biết quy mô của sự
bất bình đẳng toàn cầu là "chỉ đơn giản là đáng kinh ngạc".
Oxfam đang kêu gọi các chính phủ thông qua kế hoạch bảy điểm để giải quyết thực
trạng bất bình đẳng, trong đó có chiến lược chống trốn thuế đối với các công ty
và kế hoạch hướng tới một mức lương đủ sống cho mọi người lao động.
BBC
No comments:
Post a Comment