Thế Giới Đầy Những Rắc Rối Trong Năm 2015
·
Sang năm mới, thế
giới sẽ gặp những rủi bất thường. Dưới đây là danh sách của 10 tình thế đáng lo
nhất.
HÀNG NĂM CỨ VÀO THÁNG GIÊNG, nhóm EURASIA GROUP của
chúng tôi lại ngồi xuống họp bàn để phân tích, và phổ biến những xu hướng thiết
yếu nhất về tình hình điạ dư chính trị thế giới trong năm sắp tới. Tôi thành
lập nhóm Eurasia , đóng vai trò cố vấn giúp đối phó với những rủi ro về chính
trị trên toàn cầu. Bản liệt kê dưới đây dự đoán những gì sẽ xảy ra trong 12
tháng sắp tới. Những biến cố này sẽ tạo ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thị
trường và chính trị thế giới, nơi mà chúng ta sẽ chứng kiến nhiều điều ngạc
nhiên.
Trước thềm năm mới 2015, xung đột chính trị giữa các cường quốc
thế giới đang ở mức cao nhất kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Quan hệ ngoại
giao giữa Hoa Kỳ và Nga kể như hoàn toàn tan vỡ. Chủ tịch Tập Cận Bình , nhân
vật quyền bính nhất Trung quốc, đang xây dựng một nền kinh tế riêng cho nước Trung
Hoa, và sự kiện này ảnh hưởng đến các nước ở vùng Đông Á, cũng như nhiều nước
khác trên thế giới. Tình hình điạ dư chính trị bấp bênh của Thổ Nhĩ Kỳ, các
nước trong Vùng Vịnh Ả Rập, và các nước khác như Ba Tây, Ấn Độ mang nhiều
rủi ro cho những nước này. Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng dùng biện
pháp trừng phạt tài chánh như là một loại vũ khí. Hoa Kỳ dùng loại vũ khí này,
và không chừng có thể bị tác hại ngược trở lại.
Nhưng rủi ro hàng đầu của năm tới sẽ xảy ra tại lục điạ Âu châu
lạnh giá. Ở đây, không khí chính trị ngày càng chia rẽ trầm trọng, tạo điều
kiện phát sinh ra xung đột lớn.
1. TÌNH HÌNH CHÍNH
TRỊ ĐỔ VỠ Ở ÂU CHÂU:
Nền kinh tế Âu châu
không đến nỗi xấu như hồi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đồng euro năm
2012, nhưng tình hình chính trị của Âu châu hiện nay rất xấu. Trong nội tình
của những nước chính như Anh và Đức các đảng phái chính trị chủ trương chống tổ
chức Liên Hiệp Âu Châu đang lớn mạnh, và được dân chúng ủng hộ. Điều này có
nghĩa là các chính phủ hiện đang cầm quyền bị ép buộc phải đưa ra những chính
sách cải tổ cần thiết, nhiều khi khá đau thương. Rạn nứt giữa các chính phủ ở
Âu châu ngày càng lớn, một số nước tỏ ra bất mãn vì ảnh hưởng của một nước Đức
hùng mạnh, trong lúc nước Pháp không làm gì được, và nước Anh thì giữ thái độ
đứng ở xa quan sát. Cuối cùng, thái độ tức giận của nước Nga cộng thêm hành vi
hung hăng của tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo – ISIS- khiến cho nền an ninh của Âu
châu trở nên rất đáng lo ngại.
2. TÌNH HÌNH NƯỚC
NGA:
Những biện pháp trừng
phạt về tài chánh đối với nước Nga, cộng thêm giá dầu hỏa trên thế giới thế
giới sụt giảm khiến cho Tổng thống Vladimir Putin hết sức căm giận, nhưng vẫn
chưa đủ để ông ta bó tay ngồi yên. Mạc Tư Khoa sẽ tiếp tục làm áp lực với Uk
raine , do đó Hoa Kỳ và Âu châu sẽ gia tăng mức độ trừng phạt về tài chánh. Khi
nền kinh tế của Nga bị suy xụp, uy tín của ông Putin sẽ tùy thuộc vào khả năng
của ông khi đối đầu với phe Tây phương. Các công ty lớn, và nhà đầu tư Tây
phương sẽ trở thành đối tượng để Putin trả thù, chưa kể là còn có những vụ tấn
công trên mặt đất, cũng như trên mạng internet.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ
PHÁT TRIỂN CHẬM TRONG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC:
Nền kinh tế Trung quốc
sẽ phát triển chậm lại trong năm 2015, nhưng đó là một phần trong kế
hoạch của ông Tập Cận Bình. Họ Tập muốn cải biến nền kinh tế Trung Hoa sang nền
kinh tế “phát triển nhờ tiêu thụ”. Mô hình phát triển kinh tế kiểu này tất
nhiên sẽ làm giảm tỉ lệ phát triển chậm lại, nhưng sẽ có mức phát triển tốt về
lâu dài. Mức phát triển chậm của nền kinh tế Trung quốc không đem đến hậu quả
đáng kể ở Trung Hoa. Nhưng những nước như Ba Tây, Úc , Nam Dương và Thái lan sẽ
bị tác hại nặng, vì sự phát triển của họ tùy thuộc rất nhiều vào mậu dịch với
Trung Hoa, một nước đông dân, lúc nào cũng khao khát tài nguyên.
4. DÙNG BIỆN PHÁP
TÀI CHÁNH NHƯ MỘT LOẠI VŨ KHÍ:
Vào lúc này, Hoa Kỳ đã
can dự quá nhiều vào chiến tranh và chiếm đóng bằng quân sự, vậy mà chính quyền
của ông Ob ama vẫn còn muốn tạo thêm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Chính vì
thế, Hoa Thịnh Đốn xoay qua việc sử dụng sức mạnh về tài chánh như một loại vũ
khí. Họ dùng chính sách ngoại giao củ cà rốt và cây gậy để ép các nước khác
tuân theo đường lối của Mỹ. Củ cà rốt ở đây là sự tiếp cận, tham gia vào thị
trường tư bản. Cây gậy ở đây là các biện pháp trừng phạt. Dùng biện pháp chế
tài về tài chánh có nhiều lợi thế, nhưng những biện pháp này cũng có thể
gây ra thiệt hại cho các công ty Hoa Kỳ. Những công ty này bị mắc kẹt giữa hai lằn
đạn trong cuộc xung đột của Hoa Thịnh Đốn với những quốc gia bị trừng phạt.
Giao dịch giữa Hoa Kỳ và các nước Âu châu bên kia bờ Đại Tây Dương bị thiệt hại
vì những lý do tương tự.
5. TỔ CHỨC QUỐC GIA
HỒI GIÁO- ISIS- BÀNH TRƯỚNG RA KHỎI PHẠM VI IRAQ VÀ SYRIA :
Tổ chức quốc gia Hồi
Giáo ISIS bị đẩy lui ở lãnh thổ Iraq và Syria , nhưng ý thức hệ của tổ chức này
lại lan rộng khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi. Họ sẽ lập ra những đơn vị mới ở
Yemen , Jordan và Ả Rập Sê U. Tổ chức này cũng lôi kéo được sự gia nhập của
nhiều tổ chức thánh chiến Hồi giáo khác. Hai tổ chức Ansar Beit al Maqdis ở Ai
cập và Islamist ở Lybia đã bầy tỏ lòng trung thành với tổ chức ISIS . Khi ảnh
hưởng của những tổ chức hiếu chiến gia tăng, điều đó có nghĩa là các nước theo
Hồi Giáo Sunni như Ả Rập Sê U, United Arab Emirates , và Ai cập sẽ bị rơi vào tình
trạng bất ổn.
6. NHIỀU VỊ LÃNH
ĐẠO ĐƯƠNG NHIỆM BỊ SUY GIẢM UY TÍN:
Phần lớn các nhà lãnh
đạo chính trị hiện nay bị suy giảm uy tín. Đó là điểm sẽ đưa đến nhiều rủi ro
trong năm 2015.Nhiều vị lãnh tụ chỉ tái đắc cử với số phiếu nhỏ, vừa đủ thắng.
Bà Dilma Rousseff của Ba Tây, ông Juan Manuel Santos của nước Colombia và ông
Jacob Zuma của Nam Phi, Ông Goodluck Jonathan của Nigeria, và ông Recep Tayyip
Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gặp sự chống đối quyết liệt của đảng đối lập.
Như vậy, họ khó có thể thực hiện được chương trình do chính phủ đề ra. Ở Ba
Tây, bà Dilma Rousseff trước năm 2010 được 79% cử tri ủng hộ, nay chỉ còn 56%
dân chúng bỏ phiếu tín nhiệm. Tại Thổ Nhĩ Kỳ trước đây Thủ tướng Erdogan đuợc
71% cử tri ủng hộ, nay chỉ còn 51%. Ở Nhật ông Abe trước được 67% cử tri ủng
hộ, nay chỉ còn 44%.Tổng thống Barack Obama hồi trước năm 2012, được 57% cử tri
ủng hộ, nay chỉ còn 43%.
7. SỰ LỚN
MẠNH CỦA NHỮNG KHU VỰC CHIẾN LƯỢC:
Kinh doanh toàn cầu
trong năm 2015 sẽ tập trung đầu tư vào các quốc gia có tình hình chính trị ổn
định, hơn là vào yếu tố phát triển kinh tế. Cũng vì lý do đó, chính phủ sẽ nâng
đỡ những ngành kinh doanh nào đi theo đường lối, mục đích của chính phủ, và
thẳng tay trừng phạt những công ty không theo đường lối của họ. Chúng ta sẽ
chứng kiến một xu thế trong đó nhiều thị trường đang lên nhờ chính phủ tiếp
tay, giữ tầm quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời những quốc gia ngang ngược
sẽ có thêm những vũ khí cực mạnh để củng cố quyền lực. Nhưng đồng thời chúng ta
cũng sẽ thấy tại Hoa Kỳ, nền an ninh quốc gia được đặt làm ưu tiên hàng đầu, và
do đó kỹ nghệ quân sự sẽ được bành trướng rộng thêm, bao gồm cả những công ty
chuyên về kỹ thuật, truyền tin, và tài chánh.
8. TÌNH HÌNH CĂNG
THẲNG GIỮA Ả RẬP SÊ U VÀ IRAN :
Tranh chấp giữa hai phái
Shi’ite của Iran và Sunni của Ả Rập Sê U là động cơ chính gây ra xung
đột, chiến tranh ở vùng Trung Đông. Hoa Thịnh Đốn và nhiều cường quốc khác trên
thế giới né tránh không muốn can thiệp vào, trong lúc chính hai nước chủ yếu
này đang có những khó khăn về chính trị trong nội điạ. Những mối lo ngại về
cuộc thương lượng liên quan đến việc chế tạo vũ khí nguyên tử ở Iran sẽ còn
tiếp tục. Năm 2015 sẽ chứng kiến cả hai chính phủ ở Riyadh ( Saudi Arabia ) và
Teheran ( Iran ) tìm cách dùng sức mạnh riêng của mình để gây ảnh hưởng ở các
nước khác trong vùng Trung Đông.
9. TÌNH HÌNH CĂNG
THẲNG GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ĐÀI LOAN:
Sau khi Đảng Dân Chủ Cấp
Tiến ở Đài Loan đánh bại phe Quốc Dân Đảng với tỉ lệ rất lớn trong cuộc tuyển
cử tháng 11 vừa qua, quan hệ ngoại giao giữa Trung quốc và Đài Loan sẽ trở nên
căng thẳng vào năm 2015. Nếu Trung quốc thẩm định rằng chính sách đối phó với
Đài Loan của họ từ bấy lâu nay thất bại, họ sẽ thu hồi đầu tư và mậu dịch với
Đài Loan về lục điạ, để gây khó khăn cho Đài Loan. Điều đó sẽ khiến cho tâm lý
dân chúng Đài Loan thêm thù ghét Trung Hoa lục điạ. Bất cứ một lời bình luận nào
của Hoa Kỳ bênh vực cho Đài Loan sẽ lập tức gia tăng căng thẳng giữa Hoa Thịnh Đốn
và Bắc Kinh.
10. TÌNH HÌNH Ở THỔ
NHĨ KỲ:
Giá dầu hỏa hạ có lợi
cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Tổng thống Erdogan sẽ dùng chiến thắng của mình trong kỳ
bầu cử năm 2014 để dồn ép nhiều đảng phái chính trị khá đông vào một phía, và
củng cố quyền lực của đảng cầm quyền, thu tóm quyền bính vào tay cá nhân ông.
Nhưng có vẻ như là ông không thu tóm được quyền hành trong năm nay, và sẽ còn
xảy ra nhiều tranh cãi với ông Thủ tướng. Do đó, tình hình chính trị ở nước Thổ
Nhĩ Kỳ sẽ có nguy cơ rơi vào bất ổn. Trong lúc đó, tình hình biên giới của Thổ
Nhĩ Kỳ hết sức rối rắm vì cuộc chiến tranh do tổ chức quốc gia Hồi Giáo- ISIS-
gây ra. Đây là một điềm xấu cho tất cả mọi người. Càng ngày càng có nhiều dân
tị nạn chạy từ Syria và Iraq sang đây lánh nạn. Trước tình trạng phải đón tiếp thêm
dân tị nạn, khuynh hướng cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gia tăng, và gây cho nền kinh
tế thêm nhiều khó khăn.
Bài phân tích của Ian Bremmer trên báo TIME ngày
19/1/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch
No comments:
Post a Comment