Thursday, February 26, 2015

Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ: Quốc Gia Bá Quyền Cuối Cùng Của Nhân Loại - Nguyễn Cao Quyền


Hoa Kỳ và nền văn minh dân chủ

Ngày16/11/1917 Hoa Kỳ bước vào Đệ Nhất Thế Chiến. Đây là lần đầu tiên lịch sử của Hiệp Chúng Quốc xoay sang một chiều hướng mới. Khi Wooddrow Wilson trở thành tổng thống thì thế giới có 7 cường quốc thực dân đang thống trị gần như toàn thể nhân loại. Đó là Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật. Chiến tranh bắt đầu giữa các cường quốc : một bên là Đức, Áo Hung và Thổ Nhĩ Kỳ, phe còn lại là Anh Pháp và Nga.

Wooddrow Wilson cho chiến tranh là một điều sai lầm và ông yêu cầu quốc hội tuyên chiến chống lại đế quốc Đức. Ông tuyên bố : “Phải làm cho thế giới này thành nơi an toàn cho nền dân chủ. Thiên Chúa đã cho Hoa Kỳ thừa hưởng di sản qúy báu này, thì Hoa Kỳ phải giúp cho thế giới sống hạnh phúc và an bình như thế”.

Năm 1917 Hoa Kỳ đổ quân vào nước Pháp để giải phóng nước này khỏi sự chiếm đóng của Đức. Cả Âu Châu đã kinh ngạc và sửng sốt vể sự hùng mạnh của quân đội Hoa Kỳ và chiến thắng chớp nhoáng quân đội này mang lại. Sự thảm bại của trung tâm quyền lực do Đức cầm đầu vào năm 1918 cho thấy đường lối và tư tưởng của họ không còn hợp thời nữa. Đối với Hoa Kỳ, trọng tâm sau chiến tranh là xây dựng một hê thống chính trị vương đạo dân chủ cho toàn thể thế giới để thay thế hế thống chính trị bá đạo của các đế quốc thực dân.
Chủ thuyết của Wilson là chủ thuyết “dân tộc tự quyết”. Tinh thần này cũng không khác gì tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc năm 1776 nghĩa là một chính quyền phải được sự chấp thuận của người dân mới được coi là chân chính. Thế giới mà các đế quốc thực dân đang cưỡng chiếm cần phải làm cho sụp đổ và tan rả. Tẫt cả chiến tranh bắt nguồn từ ý nghĩ điên rồ của Kaiser Wilhelm II của Đức, cho rằng Thiên Chúa đã ban cho y quyền thống trị bất cứ mảnh đất nào trên thế giới, phải được đập bỏ.

Wilson là một nhân vật vĩ đại, đã chiến đấu cho một lý tướng vĩ đại và cao cả nhất. Chính Wilson đã đẩy được hoàng đế Wilhelm II của Đức ra khỏi ngai vàng và làm cho đế quốc Đức sụp đổ để cứu cả Âu Châu.

Hai mươi năm sau khi Thế Chiến I chấm dứt, làn sóng tư tưởng độc tài lại lan tràn khắp Âu Châu. Đầu tiên lả tại Nga, rồi tới Ý, Đức. Thế Chiến II bùng nổ vào năm 1939. Lúc đó, nhiều người Mỹ kêu gọi Hoa Kỳ nên sống cô lập và đừng dính dáng gì đến Âu Châu nữa. Nhưng tổng thống Roosevelt bác bò lập trường này vì ông còn nhớ những gì tổng thống Wilson đã nói trước đó 20 năm : “ Nếu một quốc gia có quyền lực, quốc gia đó không thể chối bỏ xử dụng quyền lực ấy để cứu nhân độ thế ”. Và tổng thống Roosevelt đã thuyết phục Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho một ngân khoản lớn để xây dựng quốc phòng.

Thế Chiến II (1939-1945) là một cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn bạo nhất và đẫm máu nhất mà nước Mỹ đã tham dự kể từ thời nội chiến. Hoa Kỳ đã phải tiến hành hai mặt trận cùng một lúc : thứ nhất là ở Đại Tây Dương và thứ hai là ở Thái Bình Dương, gồm cả địa chiến, không chiến và hải chiến. Ngày 8/2/1941 cả Đức và Ý đã tuyên chiến với Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Tai Âu Châu Hoa Kỳ đã chiến đấu cho tự do chống độc tài. Tại Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã chiến đấu cho quyền sống của con người. Mục tiêu này cho thấy vị trí và vai trò của Hoa Kỳ hoàn toàn khác biệt và vô cùng lớn lao so với tất cả các quốc gia khác trên thế giới.

Trong Thế Chiến II, tướng Eisenhower là tư lệnh các mặt trận Âu Châu và Phi Châu. Chỉ trong một tháng, ông đã cho đổ bộ một trịệu quân, cùng với 70.000 xe tăng và xe vận tải lên các địa điểm chiến lược tại Âu Châu. Riêng cho trận Normandy, tại bờ biến Omaha và Utah, ngày 6/6/1944 Hoa Kỳ đã xử dụng 4000 chiếc tàu thủy để chở quân đến mặt trận nàỳ. Thêm vào đó có 600 chiến hạm tham dự trận đánh và 11.000 máy bay chiến đấu bay lượn trên không để yểm trợ và bảo vệ.

Tại Thái Bình Dương, tướng Mac Arthur đả bỏ hai quả bom nguyên tử xuống hai tỉnh Hiroshima và Nagasaki để buộc Nhật phải đầu hàng. Đây là những trang quân sử lẫy lừng và oanh liệt nhất mà quân đội Hoa Kỳ đã để lại cho hậu thế.

Cả hai tổng thống Wilson và Roosevelt đã không ngần ngại mang mạng sống của mình ra thực hiện con đường chính trị vương đạo mà các quốc phụ Hoa Kỳ muốn đem áp dụng trên toàn thế giới để đem lại tự do, đân chủ và vẹn toàn lãnh thổ cho 70 quốc gia non trẻ mới thu hồi độc lập.

Tổng thống Roosevelt đả bước theo dấu chân của tổng thống Wilson, và tồng thống Truman đã nối tiếp bước đường gian nan của tổng thống Roosevelt để đối đầu với làn sóng độc tài của Phong Trào Cộng sản Quốc Tế.

Những người Hoa Kỳ đã mang tinh thần Dân Chủ, tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập Năm 1776, tinh thần của Đạo Luật Nhân Quyền, tinh thần của Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc, để phát động cách mạng từ Đông sang Tây trong suốt Thế Kỷ 20 sang Thế Kỷ 21, nhằm giải phóng nhân loại và đem lại quyền sống cho họ.

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ là quốc gia bá quyền cuối cùng của nhân loại?

Hai thập niên sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt nhiều người cho rằng chủ nghĩa Tự Do (Liberalism) đang bị thách đố bởi sự hồi sinh của hiện tượng chuyên chính. Có thể nói như vậy là vì hiện nay nền dân chủ Tây phương đang phải đối đầu quyết liệt với một chế độ chuyên chính vô cùng nguy hiểm là Trung Quốc .

Nhưng luận điểm về sự hồi sinh của chuyên chính khó thuyết phục vì những tỳ vết trầm trọng trong bản chất của các chế độ đó. Hai đặc tính căn bản của mọi chế độ chuyên chính là “bất lực” và “hỗn loạn” với những biểu hiện cụ thể là tham nhũng và thiếu công bằng.
Tham nhũng là hiện tượng quen thuộc phát sinh từ sự lạm dụng quyền lực không thể kiểm soát. Nó là một vấn đề thuộc bản chất. Vì không thể kiểm soát được nên tham nhũng tự do hoành hành.

Hiện tượng thứ hai là sự thiếu công bằng (inequality) xảy ra từ thời xa xưa nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay. Hiện tượng này biểu hiện ở hành động ăn cướp và trấn lột của nhà nước đối với những tầng lớp hiền lành nhất như công nhân và nông dân. Nó chỉ chấm dứt khi xã hội trở thành dân chủ đa nguyên trong đó các đảng chính trị cầm chân lẫn nhau như trong các chế độ dân chủ Tây phương.

Những người bênh vực luận điểm “chuyên chính hồi sinh” cho rằng thế kỷ 21 sẽ có nhiều điểm tương đồng với thế kỷ 19, và sẽ nảy sinh ra những phe nhóm đại cường thù nghịch giữa dân chủ và độc tài. Một thế giới như vậy sẽ không thể thoát khỏi chiến tranh và giấc mơ dân chủ toàn cầu sẽ bị đẩy lui.

Tuy nhiên những người đó quên rằng ngày nay không còn ai nghĩ chiến tranh là phương thức được ưa chuộng để giải quyết sự thù nghịch và thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền. Ý nghĩa của thuật ngữ bá quyền cũng không cỏn nội dung như xưa nữa. Bá quyền giờ đây là một lọai bá quyền lỏng lẻo, có đi có lại, chứ không hoàn toàn bất cân xứng (asymetric) như trong mấy thế kỷ trước.

Hơn thế nữa nền kinh tế toàn cầu thực sự đã xóa nhòa mọi biên giời quốc gia. Thương mại, đầu tư và sản xuất từ lâu đã phát triển ra ngoài lãnh thổ và mang lại một sự thịnh vượng chung. Những yếu tố này đã bào mòn tư tưởng bá quyền. Để minh họa nhận định này ta có thể lấy Hoa Kỳ làm thí dụ.

Trong sinh hoạt quốc tế hiện nay, hành động của Hoa Kỳ đôi lúc cũng vẫn còn bị đánh giá là mang tính bá quyền. Nhưng ai cũng nhận thấy đó là những hành động bá quyền bao dung. Samuel Huntington nhận xét rất chính xác: “Một thế giời không có Hoa Kỳ dẫn dắt sẽ là một thế giới có nhiều bạo lực hơn, mất trật tự hơn, kém dân chủ hơn và kém phát triển hơn một thế giới trong đó Hoa Kỳ tiếp tục có ảnh hưởng hướng dẫn và điều hành sinh hoạt toàn cầu”.
Sự khác biệt giữa bá quyền bạo lực và bá quyền bao dung rất dễ nhận biết. Đó là sự khác biệt biệt về mức độ hành xữ quyền lực (exercise of power). Mức độ quyền lực mà Hoa Kỳ có được sau Thế Chiến II là mức độ chưa quốc gia nào đạt tới kể từ sau đế quốc La Mã. Vậy mà Hoa Kỳ không hề lạm dụng. Trái lại vẫn hành xử dân chủ. Chỉ cần nhìn vào cách hành xử của Stalin cách đây không xa sẽ thấy ngay sự khác biệt.

Truyền thống dân chủ lâu đời của dân Mỹ chỉ dẫn cho họ biết khai thác sức mạnh dân chủ qua việc để cho các đồng minh tự do hành động về cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Hơn nữa, trong suốt thời gian Chiến Tranh Lạnh, đại chiến lược của Hoa Kỳ là “cho nhiều hơn đòi hỏi” .

Bằng đại chiến lược này Hoa Kỳ đã vực dậy những đồng minh của họ ở Tây Âu và Đông Á từ đống tro tàn đổ nát vì chiến tranh, để cùng với các quốc gia này kết thành một khối kinh tế lớn mạnh và gắn bó nhất hoàn cầu. Trong đại chiến lược này điều đáng nói hơn cả là Hoa Kỳ dám đem sinh mạng của dân tộc mình bảo đảm cho các đồng minh bằng chiếc dù nguyên tử mà các đồng minh chưa sở hữu. Điểm này là một thực tế không thể chối cãi và đồng thời cũng là một nét son trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc.

Chiến lược “cho nhiều hơn đòi hỏi” vẫn được Hoa Kỳ áp dụng sau Chiến Tranh Lạnh. Sự thật là ngân sách quốc phòng của Mỹ ngày càng tăng thành một con số khổng lồ: 700 tỷ Mỹ Kim/năm. Với ngân sách khổng lồ này Hoa Kỳ đã làm gì ? Rất ít chi tiêu đã được đã được dùng vào việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Phần lớn được dùng vào việc thi hành các cam kết đã hứa với đồng minh.

Hoa Kỳ đã bước vào vị thế lãnh đạo thế giới tương đối dễ dàng và không đổ máu chính là nhờ chiến lược này. Dân tộc Hoa Kỳ chủ trương rằng hạnh phúc của dân tộc mình căn bản phụ thuộc vào hạnh phúc của người khác, nền thịnh vượng của nước mình không thể xảy ra nếu không có sự thịnh vượng của thế giới, một sự xâm phạm lãnh thổ của bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể trở thành sự xâm phạm lãnh thổ của mình, nền an ninh của quốc gia mình phụ thuộc phần lớn vào tình trạng an ninh của nhân loại.

Thật ra không phải vì lòng vị tha mà Hoa Kỳ đã có những tư tưởng như trên. Giống như bất cứ dân tộc nào khác, đó cũng chỉ là những tính toán vì lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, áp dụng lâu ngày trong thời gian, sự tính toán này có hình thái như một “nét hào phóng”.

Trong thời gian qua cả thế giới đã hưởng sự hào phóng này. Nhưng đối với nhân dân Hoa Kỳ thì chiến lược hào phóng đó đôi lúc đã khiến họ cảm thấy mệt mỏi.

Theo dòng chảy của thời gian không khí chính trị của thế giời ngày càng trở nên thoải mái và con người dường như không chịu nổi một tình trạng bá quyền rơi gọn vào tay một quốc gia duy nhất. Cho nên cảm nhận chung là rất có thể Hoa Kỳ sẽ là quốc gia cuối cùng nằm trên vị thế bá chủ toàn cầu.

Cảm nhận này xuất phát từ hai cơ sở thực tế không thể phủ nhận. Thứ nhất, trong thế giới ngày nay tiến trình toàn cầu hóa đã giảm thiểu rất nhiều tính sơ cứng của ý niệm chủ quyền quốc gia. Thứ hai, tri thức (knowledge) như một quyền lực (power) đã lan tỏa ra ngoài biên cương của đất nước .

Trong nền kinh tế của thế gìới cũng không còn hiện tượng tập trung. Vào năm 1945, GDP của Mỹ là 50% GDP của toàn thể các quốc gia nhưng ngày nay mức độ đó chỉ còn là 30% và đến năm 2020 thì sẽ chỉ còn 20%. Liên Âu, Trung Quốc và Nhật Bản là những nước có khả năng bắt kịp GDP của Mỹ vào cuối thập niên thứ hai này.

Tình trạng kinh tế phát triển đồng đều nói trên sẽ làm cho lòng ham muốn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ ngày càng phai nhạt và đưa đến hậu qủa là dần dần không còn quốc gia nào thèm muốn vị thế đó nữa. Viễn kiến này không phải là một ảo tưởng mà là một thực tế đang xuất hiện. 

Từ kinh nghiệm của dĩ vãng, Trung Quốc đã rút ra được bài học của Liên Xô nhưng chưa rút ra đươc bài học của Hoa kỳ. Liên Xô thất bại chủ yếu là vì đã áp dụng một thể chế độc tài. Không phải chỉ có Liên Xô mà tất cả các chế độ độc tài trong dĩ vãng như Đức, Ý, Nhật đều đã theo nhau sụp đổ, nếu không vì chiến tranh với nước ngoài thì cũng vì thối nát trong nội bộ.

Trong khi đó Hoa Kỳ đã dễ dàng bước vào vị thế bá chủ hoàn cầu không phải nhờ chiến tranh xâm lược mà vì biết lợi dụng sức mạnh dân chủ của nhân loại, biết khai thác tâm lý ưa chuộng hòa bình và chán ghét chiến tranh như một bản chất tự nhiên của con người. Trên bàn cờ quốc tế, ý đồ bá quyền không hẳn là điều xấu vì nó là động cơ cho văn minh nhân loại tiến lên, nhưng phải thực hiện bá quyền bằng cạnh tranh phát triển và thực thi dân chủ chứ không phải bằng độc tài và bạo lực.

Đối với Việt Nam, viễn kiến trình bày trong những dòng viết ở trên phải được coi như một nhận định quan trọng trong việc thẩm định lợi ích lâu dài của đất nước. Bản chất bá quyền của Hoa Kỳ và của Trung Quốc không có những yếu tố cấu thành tương tự. Bản năng sinh tồn của dân tộc, vào lúc này, chỉ ra rằng phải liên kết với kẻ mạnh dù chỉ là một sự liên kết giai đoạn.

Nguyễn Cao Quyền
Tháng 1 năm 2015

No comments:

Post a Comment