TT Macron, TT Trump và Thủ tướng Merkel
Không nhờ mồ hôi, nước mắt, máu xương, tiền bạc của Liên minh Mỹ-Anh thì Tây Âu có thể bị Đức Quốc Xã thống trị, và Đông Âu, Baltics vẫn ở trong bức màn sắt Liên Sô.
Có lẽ do bị mất tham vọng đế quốc nên 64% người Đức cho rằng mối đe
doạ của Tổng thống Donald Trump đối với nền an ninh thế giới còn nguy
hiểm hơn Tổng thống Vladimir Putin. Hãng tin DW của Cộng hoà Liên bang
Đức trích dẫn từ bản thăm dò YouGov.
Ai bảo ông Trump dám chỉ trích Tể tướng Angela Merkel đi cửa hậu để
ký với ông Putin một hợp đồng xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang
Đức trị giá 9.5 tỉ Euro trong khi chống Hoa Kỳ cải thiện bang giao với
Nga? Nhiều quốc gia đã đầu tư, quan trọng nhất có Anh, Đức, Pháp, Áo.
Nền an ninh thế giới sẽ như chỉ mành treo chuông nếu ba Đế quốc Nga,
Đức, Tàu hợp lực thống trị toàn cầu. Lịch sử đã ghi nhận hành động man
rợ của họ đối với nhân loại.
Thiếu kế hoạch Marshall 13 tỉ USD (tương đương 110 tỉ vào 2016) thì
làm sao đống tro tàn Tây Âu có thể phục hồi, phát triển nhanh chóng và
thịnh vượng?
Liệu không có chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ mà Châu Âu có thể yên
với Liên Sô khi Mạc Tư Khoa bố trí hoả tiễn SS-20 tại biên giới phía
Tây để đe doạ trực tiếp Tây Âu? Dư luận Tây Âu rần rần chống Hoa Kỳ đưa
hoả tiễn Pershing II vào Tây Âu. Tổng thống Ronald Reagan và một vài nhà
lãnh đạo Tây Âu nhất quyết bố trí Pershing II đe doạ Liên Sô buộc Mạc
Tư Khoa phải rút SS-20 khỏi biên giới phía Tây. Tổng thống Reagan và
Tổng bí thư Mikhail Gorbachev ký Thoả hiệp Giới hạn Hoả tiễn Tầm trung
(INF Treaty) năm 1987 để phá huỷ 2,692 hoả tiễn, kể cả SS-20 và Pershing
II.
Chẳng lẽ, suốt 73 năm, Tể tướng Merkel và Tổng thống Pháp, Emmanuel
Macron vẫn tin vào khả năng dùng nước bọt để thuyết phục ông Putin gìn
giữ hoà bình mà chẳng cần tới chiếc dù che của Hoa Kỳ?
Các quốc gia Baltics và Đông Âu vẫn phập phòng lo sợ Nga từng giờ,
từng phút mà tin vào NATO hơn Liên Âu nên vội vã chu toàn nghĩa vụ đóng
góp 2% GDP cho chi phí điều hành NATO. Nếu có tăng lên 4%, họ cũng sẽ
thoả mãn vì sự độc lập và tồn vong của dân tộc phải được đặt lên hàng
đầu.
Hoa Kỳ chẳng bao giờ bỏ rơi NATO vì nhu cầu chiến lược an ninh thế
giới. Nhưng, Tổng thống Donald Trump không cho phép các quốc gia giàu có
Tây Âu tiếp tục lợi dụng tinh thần hào hiệp của Hoa Kỳ mà làm hại tới
dân tộc Mỹ.
Trung Cộng giàu và mạnh không nhờ trí tuệ mà do dân số gần 1.4 tỉ người và chính sách “thương mại ăn cướp”.
Sau 30 năm cải cách kinh tế, Đại Hàn từ lợi tức đầu người dưới 100
USD đã lọt vào Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế, có 36 thành viên,
năm 1996.
Danh sách lợi tức bình quân đầu người trên thế giới trong năm 2018
ghi Hoa Kỳ 59,500 USD, Đức 44,000 USD, Đại Hàn 30,000 USD, Trung Cộng
8,600 USD, Việt Nam 2,300 USD.
Chính sách bành trướng bá quyền của Trung Cộng được thực thi bằng hai mũi tấn công chính: kinh tế và quân sự.
Trên phương diện kinh tế, Bắc Kinh thực hiện hai chiến lược song
hành: (1) Đối với các nước đang phát triển và chậm tiến: Mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm mang nhãn hiệu Made in China (kể cả
sản phẩm do công ty ngoại quốc làm tại Hoa Lục). Khai thác thị trường
nhân dụng giá rẻ bằng cách đưa lực lượng lao động thặng dư điều khiển
người làm công bản xứ. Chuyển giao kỹ thuật lạc hậu, máy móc, vật liệu
thặng dư nhằm giết chết nền sản xuất bản xứ. Tận lực khai thác tài
nguyên bản xứ bất chấp hậu quả tàn phá môi trường.
Giăng chiếc bẫy nợ buộc các quốc gia giao thương với Trung Cộng phải
cấn nợ bằng lãnh thổ hoặc quyền sử dụng đất 99 năm hoặc nhượng bộ về
quyền-chủ-quyền và quyền tài phán trên biển. Xây dựng và yểm trợ cộng
đồng Hoa Kiều nắm các huyết mạch kinh tế của nước bang giao. (2) Đối với
các quốc gia phát triển: Tăng cường xâm nhập và mở rộng hoạt động mua
và hợp tác với các công ty công nghệ cao để đánh cắp kỹ thuật mà Trung
Cộng chưa có. Tổ chức mạng lưới ăn cắp tài sản trí tuệ khắp nơi. Hứa hẹn
mở cửa thị trường Hoa Lục (Bắc Kinh đã cam kết khi làm thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2006, nhưng, không thi
hành nghiêm chỉnh) để ký hợp đồng mới nhất trị giá nhiều chục tỉ mỹ kim
với Đức. Các đại công ty Volkswagen, BMW, Daimler, BASF và Siemens sẽ
liên doanh với các công ty quốc doanh Trung Cộng để sản xuất 519,000
chiếc xe hơi/năm. Volkswagen có thể đầu tư 18 tỉ USD tới năm 2022 để xây
dựng 6 xưởng sản xuất ô tô điện tại Hoa Lục. Bắc Kinh muốn kéo Liên Âu
vào phe chống các biện pháp “kinh tế công bằng” của chính quyền Trump.
Trong lãnh vực quân sự, Bắc Kinh cũng thực thi hai chiến lược song hành: (1) Đối với các nước nhược tiểu: Khoe sức mạnh vượt trội. Răn đe, doạ nạt, cưỡng đoạt bằng chiến thuật cắt lát salami và tầm ăn dâu hầu tránh sự can thiệp trực tiếp từ các cường quốc. Gây mất niềm tin từ các nhược tiểu đối với cam kết quân sự của Hoa Kỳ. Đặt lực lượng phòng vệ duyên hải và dân quân biển trực thuộc quyền chỉ huy của Hải quân nhằm vô-hiệu-hoá hoặc hạn chế khả năng phòng thủ của các quốc gia duyên hải. Tổ chức và tăng cường tiềm lực cho Đội quân Thứ năm tại các nước nhược tiểu thông qua các Đặc khu Kinh tế, vùng đất thuê dài hạn. Tạo ra tình trạng hối lộ, tham nhũng làm suy yếu tiềm lực quốc phòng, bẻ gãy ý chí bảo vệ chủ quyền nhược tiểu. (2) Đối với nhóm quốc gia tiên tiến: ăn cắp các phát minh quân sự để xây dựng lực lượng hiện đại. Sao chép chiến cụ, vũ khí hiện đại từ các cường quốc, đặc biệt của Mỹ và Nga (dĩ nhiên có thay đổi một số chi tiết) rồi bán cho các nước khác với giá rẽ hơn khiến cho sản phẩm gốc khó cạnh tranh. Tìm mọi cách phá vỡ các liên minh quân sự với Hoa Kỳ cũng như các đối tác quốc phòng trên thế giới.
Thế chiến lược hạ phong của Hoa Kỳ đã kéo dài suốt tám năm cầm quyền
của Tổng thống Barack Obama cần phải thay đổi tận gốc rể mới có thể xoay
chuyển tình hình thế giới.
Tác giả David Goldman khuyến cáo trên tờ Asia Times ngày 19-07-2018:
Thứ nhất, khuyến khích các hoạt động sáng tạo để làm
ra sản phẩm mới là tiền đề cho kinh tế phát triển song song với các
biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ và chống bán phá giá. Chi phí cho
Nghiên cứu và Phát triển (R&D) liên bang cần lấy lại 1.2% như thời
Tổng thống Ronald Reagan thay vì rớt xuống 0.73% sau đó.
Thứ hai, sáng tạo cần biến thành sản phẩm, công việc
cho người Mỹ. Các nhà Lập pháp nên ưu đãi thuế cho các công ty để họ
đưa vốn vào Hoa Kỳ. Cần kiểm soát nghiêm ngặt đối với kỹ thuật quốc
phòng nhạy cảm. Mọi cơ phận quân sự quan trọng phải do Hoa Kỳ sản xuất.
Trả lương cao trong ngành kỹ nghệ để khỏi bị chảy máu chất xám.
Người Mỹ đang đứng trước khúc quanh lịch sử: từ chối hoặc hồi sinh ưu thế kỹ nghệ của Hoa Kỳ. Dẹp chông gai để vững tiến.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
- Open Letter to Larry Kudlow: You need a different China strategy (Asia Times)
- Dancing in the dark when it comes to China’s debt plan (Asia Times)
- Myth-Busting Chinese FDI in the Philippines (Diplomat)
- The Coming American-Russian Alliance Against China (American Conservative)
- Bridging India-China Strategic Distrust in the Indo-Pacific (Diplomat)
- Storm Clouds Are Gathering over the Taiwan Strait (National Interest)
No comments:
Post a Comment